Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.
+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)
+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)
b, Câu ghép trong đoạn trên:
- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.
- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.
c, Câu ghép
+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.
+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.
Thương thay một kiếp nàng Kiều. Nguyễn Du đã xây dựng lên một nàng Kiều xinh đẹp, tài hoa nhưng phải chịu một số phận, cuộc đời bất hạnh. Cũng như bao cô gái khác, Kiều cũng mong muốn có một cuộc sống êm đềm bên Kim Trọng- người mà nàng đem lòng yêu nhưng cuộc đời không cho phép mọi điều xảy ra như nàng mong muốn. Cô phải bán mình hoặc cô đứng yên làm ngơ để em ở tù, cha mất. Cô đành phải bán mình. Bán mình chuộc cha, cứu em khỏi kiếp tù lao, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh, cuộc đời Kiều sóng gió bắt đầu từ đó. Kiều bị lừa bán cho Tú Bà rơi vào lầu xanh. Hỡi ơi! Một cô gái xinh đẹp, tài hoa như thế phải chịu biết bao sóng gió cuộc đời. Qua cuộc đời bất hạnh của Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện cuộc đời bất hạnh, số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa thấp bé và không có quyền làm chủ cuộc sống của mình
=> Tình thái từ: thay ( thương thay)
=>Trợ từ: những
=> Thán từ: Hỡi ơi
=> câ ghép chỉ ý nghĩa lựa chọn: cô phải bán mình hoặc cô đứng yên làm ngơ...
sao ai cũng có tính dựa dẫm phụ thuộc quá nhiều vào mọi người con người như vậy vẫn chưa được gọi có tự giác trong học tập
Viết 1 đoạn văn ngắn từ 10 đến 12 câu " chủ đề tự chọn " trog đó cs sử dụng ít nhất 1 trợ từ, 1 thán từ, 1 tình thái từ. Chú thích ở bên dưới các câu có chứa các từ trên
THAM KHẢO:
Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết.
tham khảo:
Lão Hạc là một người cha rất mực yêu thương con. Đồng cảm với nỗi phẫn chí của đứa con tội nghiệp, lão Hạc chấp nhận để con đi cao su. Làm như vậy, lão đã vì con mà ngậm ngùi chịu cảnh già cả, cô đơn, bệnh tật. Ở một mình, lão dành rất nhiều yêu thương cho con chó Vàng: gọi nó là “cậu” Vàng, ăn gì cũng cho nó ăn cùng, đau khổ, khóc lóc khi trót lừa nó để bán... Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư? Không, lão yêu nó phần lớn bởi đó là kỉ vật của con trai để lại. Đặc biệt, cuối cùng lão Hạc đã chủ động tìm đến cái chết - một cái chết bi thương - cái chết bằng bả chó. Lão đã chấp nhận cái chết nghiệt ngã ấy để giữ lại cho con trai mảnh vườn đặng khi con về có vườn có đất làm ăn sinh sống. Chao ôi! Tình phụ tử ở lão Hạc thật khiến lòng ta cảm động.
Chú thích:
- Tình thái từ: Lão yêu con chó Vàng đơn thuần vì lão rất yêu loài chó ư?
- Thán từ: Chao ôi
-Cái áo này chỉ 50.000đ à?( chỉ là trợ từ, à là tình thái từ)
-Vâng, chính tôi đang nghĩ đến điều đó.( vâng là thán từ, chính là trợ từ)