Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Sự tích Hồ Gươm
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng- nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
''Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.
Tham khảo nhé!!!
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
Bài làm:
Tìm hiểu, suy ngẫm về chùm truyền thuyết cổ xưa xuất hiện trong thời đại các vua Hùng dựng nước như Con Rồng cháu Tiên; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh... chúng ta thấy các nhân vật và sự kiện lịch sử đã được nhào nặn, kì ảo hoá, lí tưởng hoá khiến cho chất thực mờ đi, chất mộng mơ, lãng mạn, tưởng tượng hiện rõ. Tiếp sau các truyén thuyết đẫm chất mộng, chất thơ ấy, tổ tiên chúng ta sáng tác nhiều truyền thuyết tiêu biểu mang nhiều yếu tố sự thật lịch sử hơn. Một trong những tác phẩm tiêu biểu có cốt lõi lịch sử nổi bật là truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm. Đây là loại truyền thuyết vừa giải thích nguồn gốc một địa danh vừa tôn vinh những danh nhân, những anh hùng nổi bật trong lịch sử có công với dân, với nước. Sự tích Hồ Gươm là một trong hàng trăm sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn ở thế kỷ XV. Tuy tác phẩm mang cốt lõi lịch sử nổi bật, nhưng vẫn có những chi tiết kì ảo, tưởng tượng đặc sắc, toát và nhiều ý nghĩa. Đọng lại trong suy ngẫm và cảm xúc của người kể, người nghe truyền thuyết này là hình ảnh thanh kiếm "Thuận Thiên". Nói khác đi, đây là câu chuyện "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công". 1. Vì sao đức Long Quân cho mượn gươm ? Qua truyền thuyết, chúng ta hiểu rằng: Lúc bấy giờ giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược, nhân dân ta : trời đất và lòng người - căm giận chúng đến tận xương tuỷ. Ở vùng Lam Sơn, Lê Lợi đã tạp hợp những người dân có nghĩa khí nổi dậy chống giặc. Những ngày đầu, nghĩa quân lực yếu, lương thảo ít, thanh thế chưa cao, nhiều lần bị thua trận. Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc. Như vậy, trời đã thấu hiểu việc đời, lòng dân. Việc làm của nghĩa quân Lam Sơn hợp ý trời, được tổ tiên, thần linh ủng hộ, giúp đỡ. Nhưng cách ủng hộ, giúp đỡ ấy không đơn giản, dễ dàng mà nhiều thử thách, đòi hỏi con người phải thông minh, phải giàu bản lĩnh và có quyết tâm cao. 2. Cách Long Quân cho mượn gươm, Lê Lợi nhận gươm và tổ chức chiến đấu như thế nào ? a) Từ trong lòng nước, lưỡi gươm đến tay người dân. Chàng Lê Thận đánh cá, ba lần quăng chài thả lưới, kéo lưới vẫn chỉ thấy thanh sắt lạ "chui vào lưới mình". Đưa thanh sắt cạnh mồi lửa, chàng nhận ra một lưỡi gươm. Vậy là, người dân bình thường ấy đã được sông nước tặng vũ khí, thôi thúc chàng lên đường tham gia nghĩa quân. Nhưng "lưỡi gươm" kia vẫn ngủ im. Kể cả lúc chủ tướng Lê Lợi cầm lên xem, thấy hai chữ "Thuận Thiên" khắc sâu vào lưỡi gươm, mọi người vẫn không biết đó là báu vật. "Thuận Thiên" nghĩa là "hợp lòng trời, thuận với ý trời". Có thể Lê Lợi hiểu nghĩa của hai chữ đó, nhưng chưa thấu tỏ được ý thiêng, thâm thuý của thần linh. Đây cũng là một câu đố, một thứ thách, đòi hỏi trí thông minh, sự sáng tạo của con người. Trong các truyền thuyết trước, đã xuất hiện những "bài toán", câu đố. Đến truyện này, câu đố hiện lên ở một vật thiêng bằng chữ thánh hiền khiến cho cả nhân vật trong truyện và người đọc chúng ta băn khoăn, hồi hộp. Câu đố tiếp tục xuất hiện, thần linh tiếp tục thử thách. Lần này sự thử thách không đến với dân mà hiện ra trước mắt người chủ tướng. Trên đường lui quân, Lê Lợi bỗng thấy "có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa... trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận...". Ít ngày sau "khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in". Như vậy là trải qua một quá trình thử thách, thần linh đã phát hiện được người đủ tài đủ đức, có trí sáng, lòng thành để trao gươm báu. Ta thử ví dụ, sau khi vớt được thanh sắt - lưỡi gươm, chàng ngư dân Lê Thận không gia nhập nghĩa quân, không chiến đấu dũng cảm để được Lê Lợi quý mến, gần gũi và chủ tướng Lê Lợi khi nhìn thấy cái chuôi gươm nạm ngọc không nhớ tới lưỡi gươm nhà Lê Thận... thì sự việc sẽ ra sao ? Có thể nói, từ trong lòng nước, lưỡi gươm vào tay người dân rồi từ trên rừng sâu, núi cao, chuôi gươm thôi thúc chủ tướng để hoàn thiện một thanh gươm, để hoà hợp ý trời và lòng dân, dũng khí của quân và trí sáng của tướng, hoà hợp lực lượng miền xuôi, sông nước và lực lượng người dân miền núi, rừng già. Điều này gợi nhớ lời dặn xưa của bố Rồng, mẹ Tiên "kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn...". Các chi tiết xung quanh việc cho mượn gươm, việc nhận gươm và hai chữ "Thuận Thiên" khắc trên gươm lung linh màu sắc kì ảo, toả sáng biết bao ý nghĩa sâu xa. Tất cả đã đọng lại rồi ngân lên trong câu nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê -Lợi: "Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh eươm thần này để báo đền Tổ quốc !". Sáng tạo câu chuyện trao gươm "Thuận Thiên" như thế, nhân dân ta khẳng định tính chất chính nghĩa và tôn vinh vai trò, uy tín, tài năng phẩm chất người chủ tướng, vị minh công, người anh hùng Lê Lợi trong công cuộc kháng chiến chống giặc Minh lúc bấy giờ. Trời thử lòng trao cho mệnh lớn Ta gắng chí khắc phục gian nan Sau này, trong bản hùng văn Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã thâu tóm sự việc trời trao gươm, dân gửi niềm tin và ý chí, quyết tâm đánh giặc của Lê Lợi bằng hai câu văn đặc sắc như thế. Không rõ truyền thuyết Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm có trước, hay bài hùng văn của Nguvễn Trãi có trước ? Điều chắc chắn rằng, đối với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói chung, cá nhân Lê Lợi nói riêng, nhân dân ta dã tôn vinh bằng những hình ảnh, chi tiết, sự việc, lời văn đẹp nhất. b) Sau khi nhận được gươm thần, nhận sứ mệnh thiêng liêng của Trời Đất và muôn dân, Lê Lợi cùng nghĩa quân đã bừng lên một sức sống mới. "Nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng..., thanh gươm thần tung hoành khấp các trận địa... Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi... Họ... xông xáo đi tìm giặc... Gươm thần mở đường cho họ đánh... cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước". Đoạn truyện ở cuối phần một của áng truyền thuyết không có sự việc nào nổi bật mà chỉ là mấy lời trần thuật ngắn gọn. Nhưng lời văn đi liền một mạch, tốc độ lời kể, giọng kể chuyển dộng mỗi lúc một nhanh, dồn dập, sôi nổi... nghe thật hào hùng, sảng khoái. Âm hưởng áng văn chương truyền miệng dân gian như đồng vọng với âm hưởng tác phẩm văn học viết của danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi lúc bấy giờ: Đánh một trận sạch không kình ngạc Đánh hai trận tan tác chim muông Cơn gió to trút sạch lá khô Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ... (Bình Ngô đại cáo) Đúng là "Trời trao gươm báu, việc lớn ắt thành công" ! 3. Việc lớn thành công rồi, gươm thần trả lại Long Quân như thế nào ? Việc ấy có ý nghĩa gì ? Hoàn cảnh diễn ra việc trả gươm khá đặc biệt. Đất nước thanh bình, nhân dân sống yên vui, vua và quần thần được tạm nghi ngơi, dạo mát, ngắm cảnh trên mặt hồ, cái lẵng hoa xanh mát, con mắt ngọc long lanh giữa kinh thành. Hồ có tên là Tả Vọng, có lẽ vì hồ nằm ở phía trái cung vua, nhìn về cung điện. Một cái tên bình thường không có gì đặc sắc. Điều đặc sắc là "Khi thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước". Trong khi đó lưỡi gươm thần đeo bên người đức vua "tự nhiên động đậy...". Và Rùa nói được tiếng người : "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân ! Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng... Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước...", việc trả gươm diễn ra mau chóng, toàn là những chi tiết kì ảo, vừa như có thật, lại vừa như không thật, vừa là chuyện con người lại vừa là chuyện của thần thánh. Nghe chuyện và tưởng tượng, chúng ta không khỏi bàng hoàng, suy ngẫm. Vậy việc trả gươm trên hồ Tầ Vọng, sau được đổi thành Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa gì ? Trước hết việc ấy phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình của dân tộc ta. Khi có giặc ngoại xâm, cả thần lẫn người, tổ tiên và con cháu hợp sức vung gươm đánh giặc, khi đất nước thanh bình, chúng ta "treo gươm", "cất gươm", "trả gươm" về chốn cũ. Việc ấy cũng có nghĩa là : chúng ta "trả gươm" cho thần thánh, nhờ giữ hộ để "gươm" tạm nghỉ ngơi hoá thân vào khí thiêng non nước. Bọn giặc hãy coi chừng ! Hồ Tả Vọng, bên cạnh hoàng cung, nay có tên là "Hoàn Kiếm" sẽ lưu giữ thanh gươm "Thuận Thiên" giữa lòng Tổ quốc, mãi mãi lưu giữ chiến công của nghĩa quân Lam Sơn, thường xuyên nhắc nhở nhân dân nhớ ơn người xưa và cảnh giác trước kẻ thù xâm lược. Tên hồ và "ánh sáng le lói dưới mặt hồ xanh" như trong truyền thuyết kể muôn đời toả sáng các ý nghĩa đó. Vậy đấy, truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm là câu chuyện Trời trao gươm báu, việc lớn của muôn dân ắt sẽ thành công. Bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như gươm thần, Rùa Vàng) kết hợp những sự việc khá hấp dẫn của một áng văn tự sự dân gian, tác phẩm ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo ở đầu thế kỉ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc ta. Bạn ơi ! Nếu ở Hà Nội, hay ở bất cứ nơi nào trên Tổ quốc ta, ở đâu trên thế giới, có dịp tới thăm Hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm, hãy lắng nghe, hãy kể cho nhau nghe câu chuyện thần thánh cho mượn gươm, rồi đòi trả lại gươm... bạn nhé !
Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.
Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").
Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.
ánh sáng của thanh gươm là ánh sáng của chính nghĩa . Lúc chiến đấu , gươm sáng rực biểu hiện tinh thần , khí thế , sức mạnh của nghĩa quân . Gươm thần tung hoành ngang dọc , mở đường cho nghĩa quân đánh tràn ra mãi ., cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước . Khi gươm được trả lại cho Rùa Vàng , ánh sáng vẫn còn le lói như ánh sáng của chính nghĩa , hào quang của chiến thắng còn lưu lại mãi muôn đời . " Gươm thần tỏa sáng " trở thành biểu tượng của sức mạnh nhân dân chiến thắng.
Truyền thuyết Sự tích Hổ Gươm đã thể hiện niềm tự hào vô bờ về lòng yêu nước, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam ta. Góp phần khẳng định truyền thống quý báu đó của dân lộc là "nhân vật" gươm thần trong tác phẩm.
Gươm thần nguyên là của Đức Long Quân. Ngài đã cho nghĩa quân mượn vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc. Long Quân là một trong những nhân vật thần kì do nhân dân sáng tạo ra. Bằng chi tiết Long Quân cho nghĩa quân Lê Lợi mượn gươm thần, tác giả dân gian đã chứng tỏ rằng cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn hợp chính nghĩa, lòng người, được nhân dân hết lòng ủng hộ. Khi đó, gươm thần trở thành hiện thân cho sự đồng thuận của thần và người đối với sự nghiệp đánh dẹp giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn (trên thân gươm còn nổi lên hai chữ "Thuận Thiên").
Cách thức gươm thần đến với Lê Lợi cũng rất đặc biệt. Vị chủ tướng của nghĩa quân Lam Sơn không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận sau ba lần quăng lưới vất vả mới nhận được lưỡi gươm dưới nước. Có thể nói, chi tiết này hàm ý nhắn nhủ: kháng chiến muốn thắng lợi phải biết kiên trì, nhẫn nại. Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với lưỡi gươm nhận được ở vùng biển của Thận thì "vừa như in". Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết, thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi. Mai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Đến với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, gươm thần đã phát huy sức mạnh thần kì của mình. Từ khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.
Đất nước đã thanh bình, Long Quân cho Rùa Vàng lên đòi lại gươm. Khi ấy Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lô Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
Là một "nhân vật" đặc biệt trong truyền thuyết nổi tiếng của văn học nước nhà song gươm thần thực sự mang những ý nghĩa sâu sắc, thấm thía.
1. Viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tình bạn.
BÀI LÀM :
Ngoài tình mẫu tử, tình thầy trò, thì tình bạn là một nhu cầu rất lớn của con người sống trong xã hội. Nhờ có tình bạn, cuộc đời ta bớt cô đơn. Tình bạn giúp ta với đi những nỗi buồn chán vì đó là chỗ dựa vững chắc để ta tâm sự, chia sẻ. Đã có rất nhiều câu ca dao, danh ngôn... để ca ngợi về tình bạn đẹp đẽ. Riêng ta, ta quan niệm về tình bạn như thế nào cho đúng đế xứng đáng tình cảm đẹp đẽ cao quý đó mà nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki nói:
“ Tình bạn trước hết phải chân thành phải phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm"
Thật vậy, đã là tình bạn thì việc trước tiên phải chân thành, chân thành một đức tính đáng giữ, phải coi bạn như chính bản thân mình. Khi ta đối với bạn tốt, có chân thành với bạn thì bạn mới tin mình. Chính nhờ ở sự tưởng ấy mà bạn mới thổ lộ hết những nỗi lo âu thắc mắc và nguyện vọng mình. Phải nói lúc ấy ta như một chỗ dựa vững chắc cho bạn. Chi có sự thành mới giúp cho tình bạn được lâu bền và ngày càng khăng khít.
Là người cùng trang lứa, cùng học chung một trường... trong mọi sinh hoạt nhất nhất cũng gần như giống nhau, ta đối xứ với bạn bè như thế nào đều biểu hiện qua việc làm. Điều quan trọng trước nhất là ta phải tin bạn như bạn mình, tuyệt đối không lừa dối, không vụ lợi trong tình bạn.
Trong cuộc sống, nếu ai không có bạn bè thì đó là điều không may mắn nhất là bạn tâm giao thì càng đáng buồn hơn. Bởi lẽ chi có ở những người bạn ta mới trút hết những nỗi niềm riêng tư, vì đôi lúc những nỗi niềm này ta không thế giãi bày với cha mẹ, người trong gia đình mà chỉ có bạn mới là người để cùng ta chia sẻ niềm vui, nỗi buồn ấy mà thôi. Trong những lúc này thấy tình bạn là cần thiết. Bạn bè giúp ta vượt qua mọi khó khăn, an ủi khi ta buồn, cùng ta chia sẻ niềm vui. Do vậy đã là bạn bè ta phải nên giúp đỡ một cách tận tình, bằng cả tấm lòng chân thành, không so đo, không tính toán, như vậy không có nghĩa là tách bạn bè ra khỏi tập thể mà chính bạn bè là một tập thể cùng nhau gắn bó, sinh hoạt và thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Ở đây, ta không nên quan niệm "bạn bè" là hai người mà phải là số tăng, là một xã hội thu nhỏ như lớp học, nhà trường... thì sự chân thành trong bạn bè nó mới có giá trị hơn. Nghĩa là ta phải biết kết hợp tình bạn thân thiết quan hệ gắn bó trong tập thể rộng rãi, không đối lập tình bạn với mối quan hệ tập thể rộng rãi đó.
Yêu thương chân thành, giúp đỡ bạn hết lòng không có nghĩa là ta chấp nhận những thói hư tật xấu, không sai lầm của bạn. Càng không phải là để cho vui lòng bạn mà ta bỏ qua những khuyết điểm của bạn. Ngược lại, sự trân trọng tình bạn nó đòi hỏi ta phải nên mạnh dạn có khi không khoan nhượng trong việc phê bình góp ý về những sai trái đó. Làm như thế bạn mới hiểu ra những điều chưa tốt ấy để từ đó bạn sửa chữa. Giúp đỡ bạn sửa chữa sai điều cẩn phải thực hiện vì có như vậy bạn mới tiến bộ, mới trở nên tốt và đồng thời tình bạn mới lâu dài, bền chặt. Nếu ta vì nể nang, che giấu những thiếu sót của bạn thì chằng khác nào vô tình ta làm những tật xấu xảy càng nhiều, càng lớn hơn. Vậy thì ta có phải là bạn tốt chưa, ta có chân thành với bạn không? Ngày xưa, Dương Lễ mạnh dạn đối xử tệ bạc với Lưu Bình để cho Lưu Bình tự ái. Chính nhờ đó mà Lưu Bình quyết tâm phải thi đỗ mục đích trả thù Dương Lễ. Nếu Dương Lễ không nhạy bén nghĩ ra cách giúp đỡ bạn như thế thì liệu Lưu Bình có được ngày vinh quy bái tổ về làng. Tình bạn của Dương Lễ quả thật là đẹp đẽ, là tấm gương sáng đáng để mọi người học hỏi.
Ta phải nên hiểu rằng phê bình, góp ý bạn phải xuất phát từ lòng yêu thương bạn chân thành. Nói đúng hơn, khi sửa sai bạn, ta phải đặt tình bạn lên trên hết, nghĩa là phải lựa lời, chọn lúc mà góp ý. Những lời góp ý của ta là những viên gạch để xây đắp tình bạn lâu dài bền chặt chứ không phải là một cơn bão để phá đi tất cả những gì tốt đẹp mà bây lâu ta xây dựng. Do đó ta khôn khéo, linh hoạt và tìm lời thích hợp với cá tính của bạn:
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Đặc biệt ta phải có thái độ bao dung với bạn khi nhận lỗi và vui mừng với những tiến bộ của bạn. Được như thế tình bạn sẽ ngày càng thắm thiết bền chặt hơn.
Tình bạn là nhu cầu của mỗi người trong xã hội, nhất là đối với thanh niên. Sống mà không có bạn thân là con người cô đơn, không có hạnh phúc. Và khi đã có bạn rồi ta phải vun quén cho tình bạn ây ngày càng gắn bó hơn. Tình bạn là cao đẹp, là thiêng liêng đúng như nhà văn Ni-cô-lai Ô-xtơ-rôp-xki đã nói :
"Tình bạn trước hết phải chân thành phê bình sai lầm của bạn, của đồng chí phải nghiêm chỉnh giúp đỡ đồng chí sửa chữa sai lầm". Từ quan điểm trên, khi còn đi học ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ thiêng liêng ấy trong mối quan hệ bạn bè để không ngừng xây dựng tình bạn đẹp đẽ trong nhà trường mà sau này lớn lên ra ngoài xã hội ta có được đức tính tốt ấy để góp phần thực hiện một xã hội lành mạnh có đạo đức.
HỌC TỐT NHEN!!!
2. Viết 1 đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về tính kiêu ngạo.
bài làm :
Đọc truyện “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải ta nhận thấy được những vấn đề nhân sinh thiết thực mà nhà văn đặt ra. Trong tác phẩm, nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan điểm dạy dỗ con cái , chú ý cách dạy con: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Vấn đề “lòng tự trọng” mà nhà văn đề cập đến trong câu nói của nhân vật , là 1 trong những quan niệm nhân sinh thiết thực ấy.
Là 1 người Hà Nội, bà Hiền rất quan tâm đến việc dạy dỗ, chỉ bảo con cái. Bà dạy con học lối sống của người Hà Nội , “học cách nói năng, đi đứng phải có chuẩn , ko được sống tùy tiện, buông tuồng”. Bên cạnh đó, bà còn dạy con phải biết tự trọng. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ là dạy một nhân cách sống có văn hóa. Điều đó chứng tỏ rằng bà là if có ý thức rất cao về lòng tự trọng. Điều đó thể hiện khi người con trai đầu lòng xin đi lính, bà Hiền “đau đớn mà bằng lòng” bởi bà “không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”. Trong mắt bà, người con trai “dám đi cũng là biết tự trọng”. Đến khi, sau 3 năm đằng đẵng, tin tức người con trai đầu vẫn biệt vô âm tín, người con thứ xin đi tòng quân , bà đã “không khuyến khích cũng ko ngăn cản con” , bởi “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó chết cũng là 1 cách giết chết nó!”. Qua những suy nghĩ từ tận sâu thẳm đáy lòng ấy, ta đọc được ở bà Hiền - một người coi lòng tự trọng là nguyên tắc hành xử cao nhất của con người. Bà ghét sự ăn bám, sống bám, ghét sự dựa dẫm vào người khác. Với bà, để có thể mưu sinh, mỗi người cần tự thân vận động, tự đóng góp công sức của mình vào công việc chung của đất nước. Dạy con biết tự trọng, biết xấu hổ thì chính bà là người ý thức sâu sắc nhất về điều đó. Bà đã tâm sự những lời gan ruột rằng : “Tao cũng muốn sống bình đằng vs các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì?”. Ở bà Hiền lòng tự trọng gắn liền với ý thức và trách nhiệm của 1 công dân yêu nước, 1 bản lĩnh cá nhân mạnh mẽ. Những lời bộc bạch chân thành chứng tỏ bà có khả năng vượt lên trên cái nhất thời , cái thòi thường để đạt tới cái bền vững theo niềm tin riêng của chính mình. Việc bà đặt quyền lợi đất nước lên trên quyền lợi cá nhân cũng chính là biểu hiện của lòng yêu nước, lòng tự trọng, của 1 cốt cách văn hóa người Việt lắng sâu tấm lòng yêu nước.
Vậy, thế nào là lòng tự trọng? Lòng tự trọng là ý thức coi trọng giá trị bản thân mình, Và sự thật, trong mỗi con người luôn tồn tại những giá trị sẵn có vì con người là “tinh hoa của tạo hóa”. Việc coi mình có giá trị, biết giữ gìn danh dự, phẩm cách của mình là thái độ sống đúng đắn.
Trong cuộc sống, lòng tự trọng đơn giản là sự tự nhận thức giá trị cảu bản thân mình để phát huy sức mạnh vốn có. Bạn không phải là người thật sự mạnh dạn, thế nhưng bạn đã đủ dũng khí để đại diện cho tổ mình trình bày bài thuyết trình trước lớp. trước giờ phút ấy, bao ý nghĩ đan xen: Mình có thể hay không thể làm được? Và cuối cùng, chính niềm tin vào năng lực của mình đã giúp bạn vượt qua thachs thức , thành công mĩ mạn. Tôi từng nở nụ cười như vậy bởi tràng pháo tay của cô giáo và các bạn khi chấm dứt câu nói cuối cùng: “Cảm ơn các bạn đã lắng nghe”. Lòng tự trọng còn là ý thức giữ gìn nhân phẩm, phẩm chất, danh dự của mình. Đọc “Truyện Kiều” (Nguyễn Du), ta biết đến 1 nàng Thúy Kiều đã từng đau khổ, quằn quại, trăn trở thế nào khi ở chốn thanh lâu:
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình, mình lại thương mình xót xa”
Cao đẹp thay, cái “giật mình” ấy của Thúy Kiều , đó chính là sự ý thức giữ gìn phẩm cách. Với Kiều, sự thức tỉnh nỗi đau tinh thân chính là biểu hiện của lòng tự trọng . Lòng tự trọng ko chỉ là coi trọng giá trị của mình để tỏa sáng những giá trị ấy bất cứ lúc nào, cũng ko chỉ là sự nhận thức về danh dự, nhân phẩm của mình để giữ gìn nó mà còn là sự ý thức về sự hạn chế, thiếu sót của mình để có sự chỉnh sửa đúng đắn, thích hợp. Một vị tổng thống của đất nước nọ khi nhận ra mình ko đủ khả năng để đưa đất nước đi lên đã đệ đơn xin từ chức. Lòng tự trọng của vị thổng thống ấy chính là biết nhìn thẳng vào sự thực, đối mặt vs những hạn chế của mình để có những hành động đúng đắn. Đến đây, ta càng thấm thía lời tâm sự của nhân vật cô Hiền : “Tao chỉ dạy cho chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ còn sau này muốn sống ra sao thì tùy”.
Lòng tự trọng là điều kiện cần trong cuộc sống của bạn. Một khi biết tôn trọng bản thân, bạn sẽ vững tin hơn vào những việc bạn làm. Một khi biết giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, bạn sẽ thận trọng và làm chủ mình khi đương đầu với thách thức. Nhìn ra được hạn chế , thiếu sót của mình để kịp thời sửa đổi, bạn sẽ dần dần hoàn thiện nhân cách của mình. Tin vào bản thân là động lực để người khác đặt niềm tin vào bạn.
Hiểu được giá trị của mình ta sẽ hiểu được giá trị của những người khác. Lòng tự trọng là cơ sở đầu tiên để xây dựng lòng tin vào xã hội . Marden từng nói: “Những gì chúng ta thật sự tin vào bản thân chúng ta đều đúng”. Vì vậy, lòng tự trọng là nền tảng để trên đó bạn định hình thái độ sống lạc quan, yêu đời.
Thế nhưng, khi lòng tự trọng lên đến quá cao có thể dẫn đến tính tự kiêu, tự đắc. Hẳn ta còn nhớ đến cuộc thách đấu giữa Thỏ và Rùa. Thất bại thuộc về kẻ say sưa, huyễn hoặc vào giá trị của mình, từ đó sinh ra tự cao, khinh người, ngạo mạn. Tuổi trẻ hiếu thắng và bồng bột vs nhiều thiên kiến hợm hĩnh dễ dẫn ta đến thái độ này. Trái lại, lòng tự trọng phải luôn đi kèm vs tính khiêm nhường, từ tốn, niết người biết ta. Còn khi thiếu lòng tự trọng, con người ta sẽ cho mình là hèn kém hơn người khác. Điều này cũng có tác hại ko kém gì tính tự kiêu, tự đắc. Những người thiếu tự trọng thì ko thể tỏa sáng hết tài năng vốn có để làm đẹp cho mình, làm đẹp cho đời. Khi gặp khó khăn, họ dễ bi quan , chán nản, vì thế là sinh ra “cái chết trong tâm hồn”. Ấy là sự nản lòng.
Thực tế cuộc sống, có nhiều người ý thức được về lòng tự trọng, về giá trị , nhân cách, danh dự của bản thân mình. Thế nhưng, nếu họ chỉ có ý thức mà ko đi kèm vs hành động, ko hiện thực hóa những gì mình suy nghĩ thì có phải đã biết tự trọng? Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Đó mới là bản chất đích thực của lòng tự trọng. Lòng tự trọng đâu chỉ gói gọn trong vấn đề mỗi cá nhân mà nó còn là vấn đề của cả 1 dân tộc. Một dân tộc có lòng tự trọng sẽ khẳng định được chỗ đứng của mình trên trường quốc tế, vị thế và tầm vóc của dân tộc đó cũng được nâng cao cùng với thời gian.
Rõ ràng, lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên mà mỗi con người cần phải có, nó là cpn đường ngắn nhất đưa ta đến bền bờ của sự thành công. Cội nguồn, gốc rễ của lòng lạc quan, tình yêu cuộc sống cũng xuất phát từ đó.
Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp để lại và bay thẳng về trời: người anh hùng không ở lại vì không cần nhân dân trả ơn, vì không cần danh vị ở đời. Thánh Gióng đó là người trời sai xuống để cứu dân nay phải trở lại Trời, tác giả muốn nêu cao một gương mặt anh hùng vô tư, còn muốn qua chi tiết đó, để cai tính bất tử của nhân vật.
“Sự tích Hồ Gươm” đã ca ngợi tính chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược. Câu chuyện kể về người anh hùng Lê Lợi, trước tình thế đất nước lâm nguy đã cùng nghĩa quân nổi dậy để chống lại quân thù nhưng nhiều lần bị thất bại. Vì vậy, đức Long Quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm báu để trừ giặc. Chi tiết trao gươm với nhiều yếu tố kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, bởi thanh gươm đến được tay Lê Lợi phải trải qua nhiều thử thách. Thanh gươm sau ba lần cất lưới của Lê Thận với hai chữ được khắc “Thuận Thiên” đã cho thấy cuộc khởi nghĩa thuận với ý trời. Trong một lần bị giặc truy đuổi, Lê Lợi đã rút lui vào khu rừng và tìm thấy chuôi gươm nạm ngọc. Nhờ có thanh gươm báu mà nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên đã tạo nên sức mạnh to lớn để quét sạch bóng giặc khỏi bờ cõi. Và khi đất nước đã thanh bình, Rùa vàng đã lên đòi lại thanh gươm. Hồ Tả Vọng - nơi diễn ra việc trả gươm, từ đó được đổi tên là Hồ Hoàn Kiếm. Truyện không chỉ ca ngợi chiến công của người anh hùng Lê Lợi năm xưa mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc và lòng tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Việt Nam.☺
(Trần Đình Hoàng Quân)10 điểm.