K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2017

a. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề được thể hiện trong câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”:

- Thuốc đắng có tác dụng chữa lành bệnh cho con người cũng như những lời nói, hành động ngay thẳng sẽ giúp con người sửa chữa tật xấu để hoàn thiện mình.

b. Thân bài: Trình bày cụ thể ý kiến, thái độ của em về câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”.

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: Thuốc đắng là thuốc khó uống, nhưng công hiệu cao, làm cho người bệnh mau khỏi (thuốc đắng: thuốc khó uống; dã: làm tan, làm mất đi; tật: bệnh tật).

+ Nghĩa bóng: Những lời nói thẳng, những hành động kiên quyết thường khó tiếp thu nhưng lại giúp người ta nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, từ đó mà trở nên tốt đẹp.

- Bàn luận:

+ Người ta thích nghe lời khen, nhưng thường khó tiếp nhận trước những lời nói, hành động ngay thẳng nhằm vào những thói hư tật xấu của mình. Dẫn chứng thực tế: không dùng “thuốc đắng”, không “dã” được “tật”.

+ Lời nói thẳng thắn, hành động kiên quyết sẽ giúp người ta nhận ra những yếu kém của mình để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp. (liên hệ thực tế...). Dẫn chứng thực tế: do dùng “thuốc đắng” nên “dã” được “tật”.

+ Muốn tiến bộ, người ta phải dám chấp nhận lời nói thẳng, hành động kiên quyết.

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu tục ngữ.

3 tháng 6 2017

Trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống, hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Và một trong những câu mà em yêu thích nhất chính là câu “ thuốc đắng giã tật”. Câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, dạy chúng ta cách có thể giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất.

Theo nghĩa đen, thuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn, tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc. Chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt cả. Thông thường, thuốc hay có vị đắng. Thậm chí, càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn. Thế nhưng, tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Thậm chí có nhiều người chỉ vì tính đắng của nó mà nhất quyết không chịu uống bất kì một loại thuốc nào cả. Đó là một trong những hành động vô cùng sai lầm. Bởi, chỉ khi nào mà chúng ta chịu uống thuốc, chấp nhận những khó khăn khi uống nó thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được. Đó chính là một lời khẳng định.

Còn theo nghĩa bóng thì thuốc là để chỉ những lời nói thật lòng nhưng đó không phải là những lời nói ngọt ngào mà là những lời có thể gây mất lòng của những người nghe lời nói của mình. Còn tật ở đây chính là những tật xấu hay là những điều cần phải sửa đổi ở chúng ta. Câu nói “ thuộc đắng giã tật” là chỉ những lời nói thẳng thắn, có những lúc gây mất lòng tới người đối diện, làm cho họ giận nhưng những lời nói ấy lại giúp cho người nghe có được những thông tin chính xác nhất để điều chỉnh những hành vi cua mình, để cho mình nhìn thấy những điểm mình chưa làm được tốt mà bản thân mình chưa thể nhìn thấy. Điều đó là rất tốt cho chính bản thân chúng ta, thế nhưng chúng ta khi nghe những lời nói thẳng thắn như vậy có thể thấy buồn hay tức giận. Câu nói đầy đủ chình là “ thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Thế cho nên những điều mà người khác nói khiến cho mình cảm thấy buồn có những lúc chính là vì muốn tốt cho bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn.

Nguồn: 99% mạng, 1% my brain :D

7 tháng 8 2017

- Trong đời sống, khi ta bị nghi ngờ hay hoài nghi điều gì, ta đều có nhu cầu chứng minh. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng điều ta nói hay viết ra là chính xác, ta phải nêu ra bằng chứng, chứng cứ. Thí dụ muốn chứng minh ta bị bệnh thì đưa ra giấy khám bệnh, muốn chứng minh ta học giỏi thì đưa học bạ hay bài kiểm tra được điểm cao...

=> Vậy văn nghị luận chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ, khẳng định một điều nào đó là sự thật, là chính xác, chân thực; bằng chứng càng nhiều thì sự thuyết phục càng lớn!

7 tháng 8 2017

1. Các khái niệm

a. Có 2 loại Văn nghị luận: Nghị luận chính trị, xã hội và Nghị luận văn chương.

- Bài "Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Phạm Văn Đồng) là bài nghị luận xã hội.

- Bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt" (Đặng Thai Mai) là bài nghị luận văn chương.

b, Các kiểu bài - thao tác về văn nghị luận

- Chứng minh.

- Giải thích.

- Bình luận.

- Nghị luận hỗn hợp.

c. Các khái niệm

* Luận đề là gì? - Là vấn để bàn luận, chủ để bàn luận.

Ví dụ - Ánh sáng cho phòng học.

- Nước sạch cho đô thị.

- Tình bạn của tuổi thơ.

- v.v...

* Luận điểm là gì?

- Là điểm quan trọng, ý chính được nêu ra và bàn luận (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).

- Là những ý kiến, quan điểm chính mà người nói, người viết nêu ra ở trong bài. (Ngữ văn 8, tr.75, tập 2).

- Phải có nhiều luận điểm mới giải đáp được luận đề nêu ra.

* Luận cứ là gì?

- Là căn cứ để lập luận, chứng minh hoặc bác bỏ (Từ điển từ Hán Việt - Phan Văn Các).

* Luận chứng là gì?

- Sách “Từ điển Hán Việt” của Phan Văn Các đã định nghĩa như sau:

+ Nghĩa 1: Là chứng cớ làm chỗ dựa cho lập luận(Luận chứng đầy đủ và chính xác).

+ Nghĩa 2: Sự chứng minh một phán đoán là đúng hay không, dựa trên phán đoán đã biết là đúng. (Bản luận chứng).

* Lập luận như thế nào?

- Lập luận là cách trình bày lí lẽ.

- Lí lẽ phải sắc bén; lập luận phải chặt chẽ, giọng văn đanh thép hùng hồn. Có lúc là lời gan ruột, tâm huyết.

2. Bản chất của văn nghị luận

Lí lẽ và dẫn chứng là bản chất của văn nghị luận.

Trong văn nghị luận cũng có yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự (chiếm một tỉ lệ hẹp)



14 tháng 8 2017

Khi bạn thật sự biết mình là con người không hoàn hảo , như vậy có nghĩa là bạn đã hoàn hảo rồi đó , cái đáng sợ nhất là luôn muốn hoàn hảo cho chính mình , và từ đó nó là nguyên nhân bất toàn cho mỗi chúng ta . Như vậy người hoàn hảo là người luôn nhìn thấy cái bất hoàn hảo của chính mình , và từ đó bản thân lo chu toàn ; nhưng luôn biết rằng việc chu toàn này cũng sẽ là việc làm bất hoàn hảo vậy . Như vậy mới thật sự là hoàn hảo .
Đây là lối tư duy quán chiếu tâm thức ; mà Phật đã chỉ bày .
Phải xa lìa cái biết , tâm biết xa lìa cũng xa lìa luôn , cái xa lìa đó cũng phải xa lìa , khi không còn cái gì để xa lìa , như thế mới thật là đã xa lìa trong tâm thức .

14 tháng 8 2017

Từ khi lọt lòng mẹ con người đã không thể đi và nói, thậm chí có người còn bị dị tật bẩm sinh. Các khả năng sống cơ bản dần hoàn thiện theo thời gian. Đến khi đi học, người thì giỏi toán, người thì giỏi văn, người thì giỏi nhạc, người thì giỏi vẽ… Mỗi người có gia đình, môi trường sống xung quanh và hưởng thụ sự giáo dục khác nhau, nhận thức của mỗi người về thế giới quan khác nhau. Từ đó hình thành nhân cách và tính cách khác nhau. Mỗi người có thể nói là sản phẩm rất đặc biệt của chính cuộc đời mình. Bạn là chính bạn và bạn sẽ không tìm được ai trên thế giới này giống bạn.

Trong suốt cuộc đời của mình, ai trong chúng ta cũng cố gắng phấn đấu để hoàn thiện mình và được hoàn hảo theo cách nghĩ của mình. Thế nhưng, con người không ai là hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, đó là lý do cho mỗi người phấn đấu hoàn thiện mình để trở nên tốt hơn. Ngay cả Đức Phật còn chưa hoàn hảo vì chưa hoàn thành trách nhiệm của mình với gia đình thì những người bình thường như chúng ta làm sao có thể hoàn hảo?

Trong mỗi người luôn tồn tại mặt tốt và mặt xấu đối lập nhau. Nếu mặt tốt lớn hơn mặt xấu thì người đó được cho là người tốt. Ngược lại, mặt xấu lớn hơn mặt tốt thì người đó là người xấu. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá bản thân mình hoặc người nào đó chỉ toàn mặt tốt hoặc chỉ toàn là mặt xấu. Có thể trong giai đoạn này người đó là xấu nhưng sau thời gian phấn đấu thay đổi và hoàn thiện mình người đó đã trở thành người tốt.

Cá nhân tôi cho rằng đó là mặt tất yếu của cuộc sống. Chúng ta phải chấp nhận điều đó để có cái nhìn khách quan hơn về những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Trong môi trường công sở ngày nay và môi trường sống xung quanh gia đình hàng ngày, việc chấp nhận những điểm tốt và xấu của nhau sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng. Đặc biệt, môi trường công việc đang đòi hỏi phải làm việc theo từng nhóm (teamwork), việc hiểu biết mặt tốt xấu của nhau sẽ giúp chúng ta xây dựng nhóm của mình thành công hơn.

4 tháng 9 2017

Theo mình nghĩ là từ " tứ " bởi vì bỏ dấu thì nó vẫn là số 4

26 tháng 9 2017

bn này có logic hay thật

30 tháng 3 2018

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.


1 tháng 4 2018

Ca dao dân ca là dòng sữa ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta từ thuở lọt lòng. Dòng sữa tinh thần ấy lan xa theo hương lúa, cánh cò, trầm bổng ngân nga theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược, âu yếm thiết tha như lời ru của mẹ... như khúc hát tâm tình quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ mỗi người. Em nhớ mãi lời ru của bà của mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khỏe mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.

Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Luật gia đình của chúng ta ngày nay quy định bậc con cái phải có nghĩa vụ kính trọng cha mẹ, săn sóc cha mẹ khi già yếu chính là kế tục truyền thống tốt đẹp muôn đời của dân tộc ta uống nước nhớ nguồn. Những kẻ đi ngược lại đạo lý ấy thì sẽ không bao giờ tốt với ai hết, và dĩ nhiên kẻ ấy không bao giờ trở thành một công dân tốt cho xã hội. Những kẻ ấy nếu sống ở trên đời sẽ là những ung nhọt bệnh hoạn của gia đình, xã hội mà chúng ta thường gọi là bất nhân bất nghĩa.

Chúng ta được cha mẹ sinh ra để làm một con người, hãy sống cho xứng đáng là con người. Trên thực tế không phải ở mọi lúc, mọi nơi những đứa con giữ tròn đạo hiếu. Có biết bao cảnh con khinh rẻ cha mẹ, thậm chí đối xử tệ bạc với những người đã sinh ra và nuôi dưỡng mình. Những cách sống của những kẻ như vậy phải bị xã hội trừng trị. Bài ca dao đã đánh thức những kẻ đã và đang sống thiếu lương tri, đồng thời cũng như luồng ánh sáng chiếu rọi vào trái tim mỗi chúng ta - những đứa con.

Ngày nay chữ hiếu không chỉ dừng ở góc độ gia đình, rộng hơn là hiếu với dân, với nước. Có được như vậy mới nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh, đẹp đẽ hơn, mà trước hết phải từ gia đình sống với nhau hiếu thuận có đạo đức.

Bài ca dao trên cũng như phần lớn các bài ca dao khác với nghệ thuận so sánh ví von, lời thơ cân xứng hài hoà, hình ảnh giản dị mà hàm xúc... đã nhằm nói lên được tình cảm gia đình sâu sắc. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục mạnh mẽ đã làm cho nó sống mãi với chúng ta bao đời nay.

8 tháng 11 2017

Cha có dáng người cao và gầy do phải làm nhiều việc cực nhọc . Cha là người mang đến cho em một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc và nhiều yêu thương như thế này. Cha gánh trên đôi vai gầy cả một gia đình lớn, gánh hết ước mơ của những đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Những điều cha làm cho chúng em chưa bao giờ là thừa, bởi với cha, tình yêu chưa bao giờ là đủ giành cho gia đình.Cả cuộc đời cha nhọc nhằn, vất vả, tần tảo sớm hôm vì miếng cơm manh áo của gia đình, của những đứa con thơ đang trông ngóng trông từng ngày.

8 tháng 11 2017

vi mimh luoi viet nen thong cam nhehahaleuleubạn tìm ở trong những bài văn mẫu 7 ấy

23 tháng 4 2017

Dàn ý
I. Mở bài
Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lý tốt đẹp cảu nhân dân ta. Bởi vậy câu tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Ăn khoai nhớ kẻ cho day mà trồng”. Cũng cùng ý trên, tục ngữ còn có câu: “Uống nước nhớ nguồn”.
Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

II. Thân bài:
1. Giải thích: Uống nước nhớ nguồn.
Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước.
Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
ý nghĩa: lời nhắc nhở, khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

2. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn?
Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do sức lao động tạo nên.
Của cải vật chất các thứ do bàn tay con người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, giữ gìn tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.
Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người “trồng cây” phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi bưng “bát cơm đầy”, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những người đã “một nắng hai sương”, “muôn phần cay đắng” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh.

... Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết. Sự vô ơn, bội bạc sẽ khiến cho con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

3. Phải làm gì để nhớ nguồn?
Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
Có ý thức giữ gìn bản săc dân tộc.
III.Kết bài:
Khẳng định lại những điều đã nêu.

23 tháng 4 2017

Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.

Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:

“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.

Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Và:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hoặc:

Không thầy đố mày làm nên.

Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:

“Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan chưa ngoan”

(Khi mẹ vắng nhà)

Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.

Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.

“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.



2 tháng 10 2017

THƠ VUI TẾT TRUNG THU

Trung Thu là tết trẻ con Cớ sao mình lại bồn chồn ngóng trông Ra sân rồi lại vô phòng Nôn nao tự hỏi: Ăn hồng hay na!! Đi vào rồi lại đi ra Vẫn chưa xác định : Ăn na hay hồng Ngoài kia trống đánh thùng thùng Trẻ con một đám phừng phừng múa may.
2 tháng 10 2017

thank you bn nha

nên tặng j nhỉ

14 tháng 2 2017

Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình, xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết khóc, con thấy đâu đây vị ngọt, ngọt ngài của nước mắt, chính quê hương đã ban cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này, đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây, trong tim này của con.

16 tháng 8 2017

- Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện:

+ Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.

+ Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.

+ Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.

+ Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.