Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những miền cực có khí hậu lạnh giá sinh vật phát triển rất khó khăn, chỉ có các loài rêu, địa y sinh trưởng được trong mùa hạ.
Chọn: A.
a)
- Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.
- Vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo mùa hay ngủ đông để thích nghi với khí hậu.
b)
- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Như vậy, sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.
c)
- Tích cực: Con người những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.
- Tiêu cực: Con người còn thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.
1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.
4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.
a)
- Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật.
- Vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo mùa hay ngủ đông để thích nghi với khí hậu.
b)
- Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Như vậy, sự phân bố thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật.
c)
- Tích cực: Con người những giống cây trồng, vật nuôi từ nơi này đến nơi khác, mở rộng sự phân bố của chúng.
- Tiêu cực: Con người còn thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại thực, động vật. Việc khai thác rừng bừa bãi đã làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đi nơi khác. Hiện nay, số lượng loài sinh vật đang giảm dần.
1. Nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
Động vật chịu sự ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số động vật còn có thể di cư theo đàn hoặc một số loài còn có thể ngủ đông để thích nghi với khí hậu.
2. Tại sao nói sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài động vật.
Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Vì vậy nên sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài thực vật.
1. Yếu tố khí hậu ảnh hưởng lớn đến sự phân bố của thực vật chủ yếu thông qua nhiêt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng. So với thực vật thì động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật vì động vật có thể duy chuyển hoặc tự thay đổi để thích nghi với môi trường
2. Ngoài yếu tố khí hậu, sự phân bố của thực vật còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố là Đất, địa hình, sinh vật và con người
3. Ảnh hưởng tiêu cực: Thu hẹp môi trường sống của sinh vật, Gây ô nhiễm môi trường sống, săn bắn, chặt phá trái phép các loài động vật - thực vật. Tích cực: Mang các giống cây, con vật đi khắp nơi, mở rộng sự phân bố, xây dựng các khu bảo tồn
Gió Đông cực ở nửa cầu Bắc thổi theo hướng: Đông Bắc
Gió Đông cực ở nửa cầu Nam thổi theo hướng: Đông Nam
Vì là do trục tự quay của trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của nó quanh mặt trời. Thời tiết nóng, lạnh chủ yếu do lượng nhiệt trái đất thu nhận được nhiều hay ít từ mặt trời và khi phát hiện ra điều này thì người ta đã phân chia ra các mùa : mùa nóng ( mùa hạ ) mùa lạnh ( mùa đông ) còn 2 mùa khác.
vì Trái Đất chúng ta chuyển động quanh Mặt Trời thì Trái Đất vẫn giữ nguyên về hướng nghiêng của trục trên quỹ đạo làm cho có lúc nửa cầu này ngả về phía Mặt Trời ( nhận được nhiều ánh sáng) tạo ra mùa nóng còn nửa câu kia nhận được ít ánh sáng mặt trời hơn lúc ấy là mùa lạnh của nửa cầu đó.
vì nhiều động vật thích nghi tốt với môi trường có khí hâu lạnh giá
chúc bạn thi tốt :)
Vì các loài động vật đã phát triển các cơ chế sinh tồn đặc biệt để thích nghi với điều kiện khí hậu lạnh tại cực bắc và cực nam, cho phép chúng sống và phát triển trong môi trường này.
Khả năng thích nghi của động vật:
- Lớp lông dày: Hầu hết các loài động vật ở Bắc Cực và Nam Cực đều có lớp lông dày và dài, giúp giữ ấm cơ thể và bảo vệ chúng khỏi gió lạnh. Ví dụ như gấu Bắc Cực có lớp lông trắng dày giúp chúng hòa mình vào tuyết và giữ ấm cơ thể.
- Lớp mỡ dày: Nhiều loài động vật ở hai cực có lớp mỡ dày dưới da, giúp cách nhiệt và cung cấp năng lượng cho cơ thể trong thời gian khan hiếm thức ăn. Ví dụ như hải cẩu voi có lớp mỡ dày dưới da giúp chúng có thể lặn trong nước lạnh trong thời gian dài.
- Màu sắc thích nghi: Một số loài động vật có màu sắc cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh, giúp chúng ngụy trang và săn mồi hiệu quả hơn. Ví dụ như cáo Bắc Cực có bộ lông trắng giúp chúng hòa mình vào tuyết và săn mồi dễ dàng hơn.
- Hành vi thích nghi: Nhiều loài động vật ở hai cực có những hành vi thích nghi đặc biệt để sinh tồn trong môi trường lạnh giá. Ví dụ như chim cánh cụt tụ tập thành đàn để giữ ấm cơ thể và thay nhau ấp trứng.
Môi trường sống đặc biệt:
- Nguồn thức ăn: Mặc dù có vẻ khắc nghiệt, nhưng Bắc Cực và Nam Cực vẫn có nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật.
- Môi trường nước: Nước biển xung quanh Bắc Cực và Nam Cực có nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ trên cạn, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài sinh vật biển như tảo, phiêu sinh vật, và cá. Đây là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài động vật ở hai cực.
- Mùa hè ngắn ngủi: Mặc dù mùa đông ở Bắc Cực và Nam Cực rất dài và lạnh giá, nhưng mùa hè ở đây cũng có thể khá ấm áp. Trong thời gian này, tuyết tan chảy và tạo điều kiện cho sự phát triển của các loài thực vật, cung cấp thức ăn cho các loài động vật ăn cỏ.