Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo :
Phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên :
-Với công việc :say mê và có tinh thần trách nhiệm cao với nghề nghiệp
-sôi nổi yêu đời ,vô tư cởi mở,chân thành với mợi người
-Sống ngăn nắp ,khoa học
-khao khát đọc sách ,học tập
-khiêm tốn ,lịch sử quan tâm đến người khác
Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị "Sa Pa". Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá! Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn. Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà, căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng. - Bác chỉ ở một mình thôi ạ? - Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi. - Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu. - Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn? - Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ! - Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp: - Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói: - Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua. - Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời: - Có phải là những con người ở đây không? - Dạ đúng ạ. - Cháu có biết bác kĩ sư su hào không? - Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi: - À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa. - Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể. - Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm. - Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa: - Cháu chào bác ạ! - Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác.
Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.
I. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện kể.
II. Thân bài: Diễn biến câu chuyện được kể qua vai ông họa sĩ.
* Con đường lên Lào Cai đầy chất thơ khi được ngồi trên xe khách để trải nghiệm.
* Được nghe giới thiệu về anh thanh niên. Cùng cô kĩ sư lên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét thăm người thanh niên mang những nét đẹp dễ mến. Ông họa sĩ cảm nhận được:
a. Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên: Cậu thanh niên sống giữa "Lặng Lẽ Sa Pa" khuất lấp giữa mây mù bạt ngàn, lặng lẽ - đâu phải để du lịch, thưởng thức, nghĩ ngơi, mà làm việc và suy nghĩ, quan hệ... ở một nơi "đỉnh cao","quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây, mây núi, cộng việc là đo mưa, đo gió, tính mây,..." để dự báo trước thời tiết,... phục vụ sản xuất và chiến đấu.
b. Phẩm chất của anh thanh niên
- Công việc yêu cầu tỉ mỉ, chính xác, có trách nhiệm trong bất kỳ tình huống thời gian, thời tiết như thế nào.
- Gian khổ và thử thách lớn nhất đó là phải vượt qua đó là sự: cô đơn, vắng vẻ quanh năm trên một đỉnh núi cao không một bóng người.
- Giúp anh vượt qua hoàn cảnh ấy là: bản lĩnh, ý thức và lòng yêu công việc - cái công việc thầm lặng mà lợi ích cho đất nước. Anh đã hưởng hạnh phúc khi góp phần dự báo thời tiết, bắn cháy máy bay Mỹ ở Hàm Rồng.
- Anh có suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc: "gắn liền công việc với bao anh em đồng chí ... gian khổ thế đấy... cất đi, cháu buồn đến chết mất"
- Anh biết tạo cuộc sống tinh thần hạnh phúc, vui tươi nhờ đọc sách báo:"như có một người bạn để trò chuyện tổ chức sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà, tự học. - Cởi mở, chân thành, quý trọng tình người, khao khát chan hòa với mọi người: ân cần, chu đáo, vui mừng, cảm động, khi có khách xa tới thăm bất ngờ:
+ Tặng làn trứng cho mình, tặng cô kĩ sư bó hoa tươi.
+ Biếu bác lái xe củ tam thất để chữa bệnh cho bác gái.
- Anh giản dị, khiêm nhường, cầu tiến:
+ Từ chối vẽ chân dung mình.
+ Đề nghị vẽ chân dung anh kĩ sư vẽ bản đồ sét, bác công nhân trồng su hào.
III. Kết bài: Suy ngẫm của ông họa sĩ về lẽ sống đẹp của anh thanh niên, về thế hệ trẻ Việt Nam trong hiện thực bảo vệ và xây dựng đất nước
Tham khảo:
Du khách đến với Sa Pa – mảnh đất trong sương không chỉ ấn tượng bởi những cảnh đẹp, những dinh thự cao tầng mà còn ấn tượng bởi sự hiếu khách, hồ hởi của người dân nơi đây. Là một lữ khách nhỏ tuổi từ thủ đô Hà Nội, cùng gia đình lên thăm Sa Pa, tôi mới thực sự cảm nhận sự đón tiếp nồng hậu, chân tình, cởi mở của người thị trấn giản dị "Sa Pa". Đặc biệt, tình cảm ấy được khởi nguồn từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện với nhân vật thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.
Chiếc xe của chúng tôi dừng lại dưới chân núi nghỉ lại thị trấn Sa Pa. Dọc theo con đường đất đỏ lên núi, được biết cách đây là đỉnh Yên Sơn – ngọn núi khá cao tại Sa Pa này. Chao ôi! Khung cảnh nơi đây thật đẹp. Từng dải núi uốn lượn trập trùng bao trùm là cả màu xanh bạt ngàn của núi rừng. Những dải mây vắt ngang núi như những dải lụa đào uốn lượn, bồng bềnh và huyền ảo. Hình như vẻ đẹp mộng mơ này tôi đã gặp ở đâu rồi thì phải, sao quen quá! Tôi không tài nào nhớ nổi, hai bên là những cây thông chỉ cao quá đầu, thấp thoáng vài căn nhà nhỏ kiểu nhà sàn. Những bông hoa tử kinh màu tím khẽ đung đưa theo chiều gió như đang e ngại ngập ngừng núp trong làn sương mù ảo, thật nên thơ và gợi cho người ta cảm giác thoải mái, khoan khoái, không náo nhiệt, ồn ào tấp nập như nơi đô thị. Theo con đường mòn nên núi, trong đầu tôi xuất hiện bao ý nghĩ vẩn vơ, thú vị, bỗng có một giọng nói vang lên từ bên trái tôi, tôi giật mình quay lại. Xuất hiện trước mắt tôi là bác trạc bốn mươi tuổi, vóc dáng khỏe mạnh, khuôn mặt chữ điền, trên tay còn cầm một chiếc máy bộ đàm. Bác niềm nở đến cạnh tôi vui vẻ, thân thiện đến dễ mến, trong tôi cảm thấy khác lạ. Có lẽ, tôi gặp người cởi mở, dễ dãi và vui tính như bác là lần đầu tiên, lại cảm giác y như lần đầu nhìn thấy Sa Pa và lần này rõ hơn. Chẳng lẽ đây đúng là Sa Pa lặng lẽ với anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Tôi cảm thấy e ngại mất dần và như đã thân thiện với bác, tôi quen dần và thấy đã thân thiện với bác lâu lắm rồi. Tôi gạn hỏi và đúng rồi, bác chính là anh thanh niên. Bác rất vui vẻ khi trả lời: - Đúng đấy, bác chính là hình ảnh anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa mà Nguyễn Thành Long đã viết đấy. Thật không ngờ tôi lại được gặp bác – người thanh niên luôn âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho đất nước, cho dân tộc. Bác dẫn tôi đến nơi ở của bác. Trước mặt tôi là một căn nhà nhỏ ba gian, bên ngoài quét sơn xanh, có một chiếc bàn nhỏ và mấy chiếc ghế xinh xắn. Căn nhà nằm gọn trên một khu đất thoải trên đỉnh đồi bao trùm cả một màu xanh của lá rụng, xen dưới những tia nắng lấp lánh yếu ớt, mây mù trắng xóa chỉ cách ba mét là mọi vật nhòa đi trong sương. Tôi vội bước nhanh đến trước căn nhà ngắm kỹ và muốn ôm nó vào lòng, đẹp quá, đẹp đến bình dị và thơ mộng. Đằng sau căn nhà là một vườn hoa đầy hương sắc. Bác mỉm cười rồi nhẹ nhàng ra ngắt mấy bông hoa thược dược, hoa dơn bác trao cho tôi, tôi vội đến lấy, trong lòng biết bao vui sướng. Bác mời tôi vào nhà, căn nhà đẹp quá, sạch sẽ, đơn sơ, gọn gàng. - Bác chỉ ở một mình thôi ạ? - Ừ! Gia đình bác ở dưới thị xã còn bác ở trên đây một mình công tác. Bác vừa nói vừa pha trà, ấm trà nóng thoang thoảng lại vừa ấm áp lại mát mẻ, bác rót vào một cái tách nhỏ rồi đem đến cho tôi. - Cháu xin ạ! Bác cứ mặc cháu. - Thế cháu lên đây chơi hay là ở hẳn? - Dạ cháu đi du lịch cùng gia đình thôi ạ! - Lên Sa Pa cũng thú vị lắm cháu ạ. Nhưng cũng có cái buồn tẻ, lạnh lẽo, có khi nó làm cho con người ta cô đơn. Tôi lặng đi một lúc, trầm ngâm suy nghĩ: Chắc hẳn bác là một người rất yêu nghề và gắn bó với mảnh đất này. Như để đáp lại cái suy nghĩ thầm kín của tôi, bác nói tiếp: - Quả thực, đôi lúc bác cảm thấy rất buồn, nhất là lần đầu tiên công tác ở đỉnh Yên Sơn. Bác nhíu đôi mày lại như đang suy tư về một điều gì đó. Không khí thật yên tĩnh, thỉnh thoảng có làn gió nhẹ thoảng qua đem theo mùi hoa lẫn mùi cây cỏ, mùi đất của Sa Pa. Một chú chim cất tiếng hót, nó đậu lên cửa sổ, bác khẽ đến bên nó rồi vội nói: - Nhưng không hẳn Sa Pa buồn và lặng lẽ thế đâu cháu ạ. Bác rất vui vì tìm được thú vị, sự say mê trong công việc, hiểu được trách nhiệm của mình với quê hương, mọi vật ở đây đều là bạn của bác. Chúng gắn bó với bác suốt mấy chục năm qua. - Tài thật bác nhỉ, Sa Pa đem lại cho cháu sự ngạc nhiên không chỉ vẻ đẹp của nó mà còn bởi… Tôi vừa nói vừa đi lên giá sách, chưa kịp nói hết, bác đã tiếp lời: - Có phải là những con người ở đây không? - Dạ đúng ạ. - Cháu có biết bác kĩ sư su hào không? - Cháu biết! Cháu biết qua lời giới thiệu của bác với ông họa sĩ già. Tôi cười tinh nghịch, bác ngờ ngợ rồi: - À thì ra là thế. Bác nhớ ra rồi nhưng để bác nói cho cháu nghe nhiều hơn nhé. Bác ấy đến nhận công tác ở đây sớm hơn bác rất nhiều, bác chăm chỉ lắm. Bác thật là người khiêm tốn, y như nhân vật anh thanh niên ấy. Rồi bỗng tôi nảy ra ý nghĩa. - Bác ơi! Thế cảm giác của bác khi được nhà văn Nguyễn Thành Long đưa vào nhân vật chính của tác phẩm thế nào ạ? Bác vui vẻ đáp: - Lúc ấy quả thật bác không ngờ mình lại được vinh hạnh ấy. Vì bác làm ở đây có gì đâu so với người khác… Bác dừng lại đôi chút, giọng vụt lại buồn buồn. - Chắc bây giờ bác kĩ sư su hào, những đồng đội… họ không còn nữa. Có người đã hi sinh trong kháng chiến rồi. Tôi thông cảm với nỗi niễm của bác nên không dám gợi lên kỉ niệm buồn. Tôi chợt nhớ đến một chiến công của bác được nhà văn Nguyễn Thành Long từng kể. - Bác à! Bác đã phát hiện ra đám mây khô và góp phần vào thành công trong mặt trần năm xưa phải không ạ? Khuôn mặt bác rạng rỡ hẳn lên, trông bác như trẻ lại cách đây mười năm. - Đúng vậy, bác đã phát hiện ra đám mây khô ráo cho bộ đội ta bắn trúng máy bay Mĩ. Bác vui tính thật, trò chuyện với bác ít phút thôi mà thôi cảm thấy bác như người bạn lâu lắm rồi. Một tiếng trôi qua, tôi phải chia tay bác ra về. Bác tiễn tôi ra ngoài cửa: - Cháu chào bác ạ! - Ừ!! Thôi về đi kẻo bố mẹ mong, sau này có dịp lại lên đây chơi với Bác nhé. Tôi chia tay bác lòng đầy lưu luyến. Chính bác là người đã cho chúng tôi hiểu về công việc và sự hi sinh thầm lặng là như thế nào? Tôi thầm cảm ơn bác.
Cuộc gặp gỡ ấy sẽ mãi trong lòng tôi. Cuộc gặp gỡ ấy khiến tôi vui mừng và xúc động vô cùng. Bác thật giống với nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã khắc họa. Bác là tấm gương sáng cho tôi và các bạn noi theo, để tôi hiểu rằng tuổi trẻ cần phải biết cống hiến, hi sinh.
Tác giả Nguyễn Thành Long đặt tên cho truyện là ” Lặng lẽ Sa Pa” vì Sa Pa là nơi có khí hậu mát mẻ trong lành, nơi có không gian tĩnh mịch thơ mộng, nơi nghỉ mát lý tưởng của miền Bắc. Thế nhưng trong cái vỏ yên tĩnh lặng lẽ ấy là cả một cuộc sống sôi động của những con người đầy trách nhiệm, tâm huyết với công việc với đất nước. Họ là những người không có tên – tên tuổi của họ gắn liền với công việc đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh múi Yên sơn với cách sống, cách nghĩ cao đẹp đáng khâm phục, đáng yêu. Đó là ông kỹ sư vườn rau Sa Pa ngày này qua ngày khác ngồi cặm cụi miệt mài ngoài vườn rau, chăm chỉ rình xem cách con ong lấy phấn để thụ phấn cho hoa, xu hòa lai tạo giống và cho ra giống xu hào to hơn, ngọt hơn phục vụ cho nhân dân toàn miền Bắc, đó là anh cán bộ chuyên nghiên cứu sét ở trung tâm đã 11 năm không một ngày nào xa cơ quan, lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng chờ sét, để lập bản đồ tìm ra nguồn tài nguyên trong lòng đất, những con người ấy họ đã làm việc thầm lặng, cống hiến sức lực của mình để xây dựng đất nước. Nhan đề ” Lặng lẽ Sa Pa” đã thể hiện rõ chủ đề của truyện, ca ngợi vẻ đẹp và ý nghĩa công việc thầm lặng của các nhà khoa học nơi Sa Pa.
"Lạng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long
Sa Pa là một địa danh nổi tiếng thuôc tỉnh Cao Bằng , nơi đây có những khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ và đăc biệt hơn là cái không khí bình yên tĩnh lặng riêng biệt nơi núi rừng được tác giả cảm nhận thật sâu sắc cho người đọc thấy được một Sa Pa lặng lẽ, êm ả và thơ mộng.Nguyễn Thành Long còn gửi gắm chân lí độc đáo hơn đó là những con người lao động nơi đây. Họ cố gắng làm việc cống hiến thành quả của mình cho mọi người, cho đất nước trong lặng thầm.Họ là những con người rất đỗi khiêm tốn là những con người vô danh với một mong muốn được làm việc như anh thanh niên, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh thanh niên lập bản đồ sét ,...Công việc với họ luôn đi đôi với nhau, và thành quả ấy làm họ càng nhiệt huyết cố gắng hơn trong công việc chỉ với khao khát duy nhất là cống hiến trong lặng thầm.Nhan đề đã thể hiện sâu sắc hơn vẻ dệp con người nơi núi rừng Sa Pa được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng của họ, hay nhịp sống êm ả bình yên của Sa Pa.
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời,yêu nghề ,ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình.Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái,bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”.Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”.Công việc hàng ngày của anh là“đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất”rồi ghi chép,gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm.Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”.Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.Anh quan niệm:“khi ta làm việc ta với công việc là đôi,sao gọi là một mình được?”Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy,chứ cất nó đi,cháu buồn đến chết mất”.Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện.Nghĩa là có sách ấy mà ”.Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc,biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định.Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách,thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Dù được miêu tả ít hay nhiều nhân vật nào của “Lặng lẽ Sa pa” cũng hiện lên với nét cao quí đáng khâm phục. Trong đó anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu đã để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng khó phai mờ.
Trước tiên anh thanh niên này đẹp ở tấm lòng yêu đời, yêu nghề , ở tinh thần trách nhiệm cao với công việc lắm gian khổ của mình. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là “người cô độc nhất thế gian”. Đã mấy năm nay anh “sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Công việc hàng ngày của anh là “đo gió,đo mưa ,đo chấn động mặt đất” rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhiều đêm anh phải “đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ”. Vậy mà anh rất yêu công việc của mình.
Anh quan niệm: “khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?” Anh hiểu rõ : “Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Sống một mình nhưng anh không đơn độc bởi “lúc nào tôi cũng có người để trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà ”.
Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà.
Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi “ thèm người ”, lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Ngay từ những phút gặp gỡ ban đầu , lòng mến khách , nhiệt tình của anh đã gây được thiện cảm tự nhiên đối với người hoạ sỹ già và cô kỹ sư trẻ. Niềm vui được đón khách dào dạt trong anh, toát lên qua nét mặt, cử chỉ: anh biếu bác lái xe củ tam thất, mừng quýnh đón quyển sách bác mua hộ, hồ hởi đón mọi người lên thăm “nhà”, hồn nhiên kể về công việc, đồng nghiệp và cuộc sống của mình nơi Sa pa lặng lẽ. Khó người đọc nào có thể quên, việc làm đầu tiên của anh khi có khách lên thăm nơi ở của mình là: hái một bó hoa rực rỡ sắc màu tặng người con gái lần đầu quen biết. Bó hoa cho cô gái ,nước chè cho ông hoạ sỹ già, làn trứng ăn đường cho hai bác cháu… Tất cả không chỉ chứng tỏ đó là người con trai tâm lý mà còn là kỷ niệm của một tấm lòng sốt sắng , tận tình đáng quí .
Công việc vất vả ,có những đóng góp quan trọng cho đất nước nhưng người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy lại rất khiêm tốn. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường, nhỏ bé so với bao ngừơi khác. Bởi thế anh ngượng ngùng khi ông hoạ sỹ già phác thảo chân dung mình vào cuốn sổ tay . Con người khiêm tốn ấy hào hứng giới thiệu cho ông hoạ sỹ những người khác đáng vẽ hơn mình: “Không, không , bác đừng mất công vẽ cháu, để cháu giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. ”Đó là ông kỹ sư ở vườn rau vượt qua bao vất vả để tạo ra củ su hào ngon hơn, to hơn. Đó là “người cán bộ nghiên cứu sét, 11 năm không xa cơ quan lấy một ngày”… Dù còn trẻ tuổi, anh thấm thía cái nghĩa, cái tình của mảnh đất Sa pa, thấm thía sự hy sinh lặng thầm của những con người đang ngày đêm làm việc và lo nghĩ cho đất nước .
Bằng một cốt truyện khá nhẹ nhàng , những chi tiết chân thực tinh tế ,ngôn ngữ đối thoại sinh động, Nguyễn Thành Long đã kể lại một cuộc gặp gỡ tình cờ mà thú vị nơi Sa pa lặng lẽ. Chưa đầy 30 phút tiếp xúc với anh thanh niên, khiến người hoạ sỹ già thêm suy ngẫm về vẻ đẹp cuộc đời mà mình không bao giờ thể hiện hết được và còn làm cô kỹ sư trẻ lòng bao cảm mến bâng khuâng …
Với truyện ngắn này , phải chăng nhà văn muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn đấu, hy sinh lớn lao và thầm lặng? Những con người cần mẫn, nhiệt thành như anh thanh niên ấy, khiến cuộc sống này thật đáng trân trọng, thật đáng tin yêu .
Tham khảo
Thuý Vân: Trong văn học trung đại, thiên nhiên thường được lấy làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người. Nét đẹp của Thúy Vân trong Truyện Kiều cũng vậy, vẻ đẹp của nàng được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã vẽ nên bức chân dung Thuý Vân bằng nghệ thuật so sánh ẩn dụ và ngôn ngữ thơ chọn lọc, chau chuốt: khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, vừa toát ra nét hiền dịu, tươi sáng; lông mày sắc nét như con ngài; miệng cười tươi thắm như hoa; giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc; mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Một vẻ đẹp hài hòa, cân đối ở người thiếu nữ nhưng cũng gợi nét cao sang, quý phái. Bằng thủ pháp liệt kê chân dung Thúy Vân được miêu tả toàn vẹn từ ngoại hình, dáng vẻ, giọng nói, phong thái ứng xử nghiêm trang, đứng đắn. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Với tính cách ung dung, điềm đạm như dự báo cho một cuộc đời bình yên không sóng gió của nàng Thúy Vân.
Thuý Kiều:
Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc từ xưa đến nay. Không những thành công về nội dung, Truyện Kiều còn đạt được những giá trị nghệ thuật chưa từng có, góp phần nâng cao sức mạnh biểu đạt ngôn ngữ dân tộc và đưa thể thơ lục bát lên đỉnh cao chói lọi.
Nguyễn Du đã dồn hết tâm lực để gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân. Nhưng nhà thơ lại khiến cho người đọc ngạc nhiên hơn khi miêu tả bức chân dung miêu tả vẻ đẹp Thúy Kiều. Bằng cách nhấn thêm mấy chữ: “Kiều càng sắc sảo, mặn mà”, Nguyễn Du làm người đọc thích thú, háo hức đi tìm vẻ đẹp ấy. Nghệ thuật tả khách hình chủ khéo léo gợi ra bức chân dung người chị với vẻ đẹp hơn hẳn người em gấp bội lần:
“Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Thủ pháp ước lệ được vận dụng tài tình. Nguyễn Du không tả mà chỉ gợi ra trước mắt người đọc một pho tuyệt sắc. Dường như tất cả những gì tinh túy nhất của đất trời đã hội tụ vào hình dung ấy. Nhân vật không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp cả trong phẩm chất và tài năng. Vẻ đẹp ấy thu hút mạnh mẽ ánh nhìn, càng ngắm càng thấy say mê.
Phụ từ “càng” nhấn mạnh và làm tăng tiến mức độ của vẻ đẹp và tài năng ấy. Cái tài của Nguyễn Du thể hiện ở sự linh hoạt trong ngôn ngữ khi miêu tả nhân vật. Ông không lặp lại cách tả chi tiết như đã tả thúy Vân. Ở Kiều có tất cả vẻ đẹp mà Thúy Vân có. Nhưng nàng sắc sảo, mặn mà hơn. Thúy Kiều không những xinh đẹp mà còn có nhiều tài năng.
Thiên tài họ Nguyễn tập trung gợi tả đôi mắt và hàng chân mày của Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn”. Đôi mắt Kiều trong veo như mặt nước hồ thu êm ả. Đôi mắt ấy lại được điểm tô bằng hàng chân mày thanh tú và đầy dặn như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người con gái đang độ tuổi phơi phới thanh xuân.
Một lần nữa người đọc nhận ra sự sáng tạo của nhà thơ. Nếu ở Thúy Vân, nhà thơ dùng những hình ảnh nhẹ nhàng, đằm thắm (mây, hoa, nguyệt, tuyết…) thì ở Thúy Kiều, Nguyễn Du lựa chọn hình ảnh cao lớn, rộng dài, sâu thẳm hơn (thu thủy, xuân sơn, hoa, liễu,..). Thủ pháp tăng tiến về mức độ khiến cho vẻ đẹp của Thúy Kiều càng thêm sinh động. Qua đó, tác giả muốn khẳng định, đó là vẻ đẹp toàn mĩ, không gì sánh bằng. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Du một lần nữa nâng vẻ đẹp của Thúy Kiều lên hạng tuyệt đỉnh, chưa từng nhìn thấy ở trên đời:
“Một hai nghiêng nước, nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”.
Thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” khẳng định vẻ đẹp của Thúy Kiều có thể làm chao đảo mọi tâm hồn. Nếu tài năng của nàng có thể có hai người thì sắc đẹp của nàng là duy nhất, chưa từng có ở trên đời này. Có thể nguyễn Du đã phóng đại sắc đẹp ấy lên nhiều lần. Song qua đó giúp ta thấu hiểu được tình cảm lớn lao mà tác giả đã cho nhân vật của mình.
Thúy Kiều được xây dựng như một con người toàn mĩ: kì tài và tuyệt sắc. Thế nhưng, thật đáng tiếc thay, vẻ đẹp ấy lại không thể hòa hợp với vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời. Nó khiến cho thiên nhiên phải “hờn ghen”, lòng người muôn phần đố kị: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”.
Qua bức chân dung của Thúy Kiều, người đọc không khỏi bồi hồi dự cảm về một số phận đầy trái ngang, trắc trở của nàng về sau. Một cuộc đời đầy nghiệt ngã đang đón đợi nàng phía trước. Tấm lòng thương người của thiên tài Nguyễn Du là ở đây.
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long kể về nhân vật chính với tình cảm yêu mến và khâm phục. Đó là anh thanh niên một mình làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của anh tiêu biểu cho cách sống, cách suy nghĩ của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn dân tộc ta vừa xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Qua hình ảnh người thanh niên một mình làm việc ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn, tác giả ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc.
Nội dung truyện có thể tóm tắt như sau: Một họa sĩ già trước khi nghỉ hưu đã đi thực tế vùng cao. Tình cờ, ông ngồi cùng hàng ghế với cô kĩ sư trẻ người Hà Nội lên nhận công tác tại Lai Châu. Qua hai ngày, họ đã làm quen với nhau. Khi đến Sa Pa, bác tài cho xe nghỉ để lấy nước, nhân tiện giới thiệu với họa sĩ và cô gái nhân vật đặc biệt trên đoạn đường này để họa sĩ vẽ chân dung.
Đó là anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Ba người gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi, giữa khung cảnh núi non hùng vĩ và tĩnh lặng của Sa Pa. Chỉ tiếp xúc trong ba mươi phút nhưng bước đầu họ đã hiểu nhau và hai người khách đã nhận biết được từ anh thanh niên bao điều bổ ích. Tính cách của nhân vật này được tác giả miêu tả qua cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh và hai người khách lạ: họa sĩ già và cô kĩ sư nông nghiệp.
Anh thanh niên trông coi trạm khí tượng được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe. Bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế gian vì anh sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Bạn bè của anh toàn là những vật vô tri : máy đo gió, đo nắng, đo mây, đo nhiệt độ… Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn yêu đời, vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Anh biết làm chủ, biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng, anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện và giúp đỡ họ cho vơi bớt nỗi cô đơn.
Thái độ nồng nhiệt, hiếu khách của anh đã gây được thiện cảm đối với mọi người ngay từ lúc đầu. Anh biếu bác lái xe gói củ tam thất để mang về cho người vợ mới ốm dậy. Anh mừng rỡ đón quyển sách bác mua hộ. Niềm vui được gặp gỡ dào dạt trong lòng anh, bộc lộ qua nét mặt và từng cử chỉ.
Bác lái xe giới thiệu với anh những người khách mới: “Đây, tôi giới thiệu với anh một họa sĩ lão thành nhé. Và cô đây là kĩ sư nông nghiệp”. Anh vui vẻ mời hai người lên nhà chơi. Anh trồng một vườn hoa trước nhà để làm đẹp cho cuộc sống của mình và bằng chính những bông hoa xinh tươi, anh bày tỏ lòng hiếu khách. Khi khách đến, anh ra vườn cắt một bó hoa, rất tự nhiên trao cho cô gái mới quen. Trò chuyện với khách, anh đã nói lên những suy nghĩ chân thành của mình.
Người thanh niên ấy không những đáng yêu ở cách sống mà còn đáng yêu vì những điều anh suy nghĩ và cảm nhận. Ban đầu, lúc mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh đã nghĩ ra kế lăn khúc cây chặn đường xe đi để được gặp người, được nói chuyện trong giây lát.
Nhưng đến bây giờ, khi bày tỏ quan niệm thế nào là người cô độc, anh lập luận thật sắc sảo: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Anh tâm sự với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà!”.
Anh giải thích về nỗi nhớ người của mình bằng những lời nói mộc mạc, chân thành: “Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?… Bác lái xe đi về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không phải giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô thị thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác chẳng “thèm” người là gì?”.
Thực ra, anh thanh niên không phải là loại người đặc biệt, không biết nhớ người, nhớ nhà, mà là anh cố nén nỗi nhớ da diết ấy để hoàn thành nhiệm vụ, đóng góp một phần sức lực nhỏ bé với quê hương, đất nước và để xứng đáng với người cha đang đối đầu với giặc Mĩ xâm lược trong chiến trường miền Nam.
Tuy công việc của anh khó khăn, vất vả và rất quan trọng nhưng anh vẫn cảm thấy nó nhỏ bé, bình thường so với công việc của người khác. Chúng ta hãy lắng nghe anh kể về công việc âm thầm của mình: “Công việc nói chung dễ, chỉ cần chính xác… Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung…”
Anh kể về lần nhờ phát hiện ra một đám mây khô mà anh đã góp phần cùng không quân ta hạ được máy bay phản lực của Mĩ. Anh sung sướng nói với ông họa sĩ rằng: “Từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc”.
Người thanh niên hiếu khách và sôi nổi ấy cũng rất khiêm tốn. Anh ngượng ngùng khi thấy ông họa sĩ già phác thảo chân dung của mình vào cuốn sổ tay. Anh giới thiệu cho ông những người đáng để vẽ hơn mình: Ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa vượt qua bao khó khăn vất vả để tạo ra những củ su hào to hơn, ngon hơn cho nhân dân toàn miền Bắc. Anh cán bộ khí tượng dưới trung tâm suốt mười một năm chuyên tâm nghiên cứu và thiết lập một bản đồ sét: “Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chí choáng choàng chạy ra. Như thế mười một năm… Có cái bản đồ ấy thì lắm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm”.
Sở dĩ anh có cách suy nghĩ và hành động như thế là vì anh yêu mến, tự hào về mảnh đất quê hương: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.
Yêu con người, yêu cuộc sống, quê hương, đam mê công việc… tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điểm tựa để anh thanh niên trông coi trạm khí tượng hăng say làm việc và học tập.
Nhân vật anh thanh niên trên trạm khí tượng Yên Sơn chỉ là một trong muôn vạn người trẻ tuổi đang cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà văn Nguyễn Thành Long dường như đã dồn tình cảm vào ngòi bút để xây dựng nên một hình tượng văn học vừa cụ thể, vừa khái quát, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc
Bài làm
Khi nói đến cái lặng im và lặng lẽ của Sa Pa thì người ta sẽ nghĩ ngay đến việc nghỉ ngơi. Nhưng Nguyễn Thành Long lại cho ta biết về những con người đang âm thầm, lặng lẽ cống hiến hết sức mình cho đất nước, để rồi ông viết nên Lặng lẽ Sa Pa. Anh thanh niên trong truyện ngắn này là người tiêu biểu, đại diện cho lớp người lao động thầm lặng ấy.
Anh không xuất hiện từ đầu tác phẩm, không trực tiếp nhận xét về bản thân mình. Nguyễn Thành Long đã cho anh thanh niên – nhân vật chính của tác phẩm – tự bộc lộ vẻ đẹp của mình. Qua lời giới thiệu của bác lái xe: anh sống cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao hai ngàn sáu trăm mét, làm công tác khí tượng kiêm vật ụ địa cầu, sống giữa rừng xanh, mây trắng, bốn bề chỉ toàn là cỏ cây. Dường như người đọc không thể hình dung một cách cụ thể con người của anh. Nhưng khi anh xuất hiện, ông họa sĩ sau khi nghe lời giới thiệu thì bỗng như đứng sững sờ, xúc động khi thấy “người con trai bé nhỏ, nét mặt rạng ngời”. Anh thanh niên quả là một người đầy bản lĩnh, có như thế thì mới dám sống và làm việc ở một nơi thiếu bóng người như thế.
Cuộc trò chuyện ngắn ngủi giữa anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư nông nghiệp đã đưa người đọc đến gần hơn tâm hồn và tính cách của anh thanh niên. Hàng ngày, anh thanh niên làm việc với đủ loại máy đo mưa, máy nhập quang kí đo ánh sáng mặt trời, cái máy đo gió và cái máy đo chấn động của vỏ trái đất. Công việc của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng và báo về “nhà” bằng máy bộ đàm. Công việc ấy cần phải chính xác và đúng giờ.
Anh còn bảo: “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Công việc tuy vất vả nhưng anh thanh niên đã vượt qua tất cả và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Cuộc sống của anh hòa vào cuộc sống của mọi người. Anh rất vui và tự hào khi mình đã góp phần phát hiện một đám mây khô giúp không quân ta bắn hạ máy bay của Mĩ. Những công việc tưởng chừng như đơn giản và thầm lặng ấy của anh đã góp phần rất lớn trong việc đự báo thời tiết để sản xuất. Nhờ hăng say trong công việc, anh không thấy cô đơn khi làm việc một mình ở vùng cao hẻo lánh và cảm thấy vui khi hoàn thành tốt công việc của mình.
Anh còn là một người hiếu khách: rót nước mời ông họa sĩ và cô kĩ sư, cắt hoa tặng cô gái và tặng một làn trứng cho bác lái xe, ông họa sĩ và cô gái trẻ. Những món quà ấy tuy không đáng là bao nhưng thấm đượm tình nghĩa, giàu lòng hiếu khách. Anh thanh niên không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, quan tâm đến người khác, anh còn có một lối sống ngăn nắp, mẫu mực. Bác họa sĩ lấy làm ngạc nhiên khi bước vào nhà của anh. Trước khi đến đây, bác đã tưởng tượng ra một căn nhà chưa kịp quét, một tấm chăn chưa kịp gấp nhưng hiện ra trước mắt bác lại là một căn nhà ba gian sạch sẽ, tất cả mọi thứ được để ngăn nắp. Anh hái hoa tặng khách. Hoa anh trồng đang khoe sắc. Nào hoa đơn, thược dược, và các loại rau. Điều đó đã làm những vị khách mới này bất ngờ. Ngoài những công việc này anh còn nghiên cứu sách báo. Anh có thể dùng số tiền mua sách vở cho việc sắm sửa các vật dụng khác phục vụ cho cuộc sống của mình. Nhưng anh mừng quýnh lên với những cuốn sách anh nhờ bác lái xe mua hộ. Và anh không hề cảm thấy cô đơn vì đã có sách làm bầu bạn. Anh nói với cô kĩ sư trẻ: “Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà”. Bởi vậy, anh không cảm thấy cô đơn khi sống một mình ở vùng cao hẻo lánh.
Anh khiêm tốn khi thấy ông họa sĩ vẽ mình, anh thấy mình chưa xứng đáng để được vẽ nên anh đã giới thiệu cho ông họa sĩ một số người khác thích hợp hơn mình. Đó là ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, luôn tìm cách thụ phấn cho su hào để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Không chỉ giới thiệu ông kĩ sư, anh còn cho ta biết về anh cán bộ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu riêng bản đồ sét cho nước ta. Anh luôn nghĩ cho mọi người. Chính vì thế nên ông họa sĩ phải thốt lên: “Chao ôi, bắt gặp được một người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác”.
Dù được nhìn qua suy nghĩ của ông họa sĩ, cô kĩ sư nhưng chúng ta cũng hình dung được những nét đẹp đáng quí ở anh thánh niên. Anh có một cuộc sống thật đáng sống và một tâm hồn phong phú. Anh luôn tạo ra cái đẹp ở quanh mình, dù đó là vùng cao xa xôi. Anh thanh niên là một hình tượng điển hình cho chúng ta học tập. Qua câu chuyện, Nguyễn Thành Long muốn nhắn nhủ chúng ta hãy biết sống vì mọi người và sống hữu ích cho cuộc đời. Hãy làm những thanh niên tình nguyện, những cán bộ tình nguyện công tác ở vùng cao, đem tài năng của mình để phục vụ đất nước. Đây là vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng trong cuộc sống.