Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm:
Sau khi đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có cảm nhận rằng: Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ. "Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".
Nếu đồng ý với câu trả lời của mình thì tặng giúp mk một dấu k V nhé!!!~~~Cảm ơn nhiều!!!^-^
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Giữa trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ?
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
Đúng là cậu bé TRẦN ĐĂNG KHOA có cảm nhận về người nông dân VN,đặc biệt là người mẹ một nắng hai sương đang đi cấy vào buổi trưa để làm ra< hạt gạo làng ta đó bạn >
Thành quả lao động là hạt gạo,tác giả chỉ ra cái quả là hạt gạo đựoc gieo trồng bằng cái nhân ,cái nhân đó chính là những ngày nắng nóng oi bức của tháng tháng sáu,vựot qua những ngày bão gió tháng bảy,những ngày mưa phùn gió bắc tháng ba.
Người lao động là< mẹ em >,vẫn lặn lội cấy trồng mặc cho thời tiết như nào để < ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả > ,đã ra sản phẩm< dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần >,tác giả chỉ hình ảnh con cua con cá đều bị chết ngạt bởi cái nắng nóng như thiêu như đốt mà mẹ tác giả vẫn gieo trồng cấy lúa để lấy hạt gạo .Mấy câu sau này tác giả đã pha trộn tình thương của mình vào người mẹ VN,có phần cảm ơn mẹ đã nuôi dạy tác giả bằng một nắng hai sưogn,mồ hôi của mẹ rụng xuống như mưa ruộng cày mới làm ra đựoc sản phẩm nông nghiệp vậy !
Đoạn thơ thứ hai trong bài thơ Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bẩy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy
Hạt gạo có được là bao công lao, bao vất vả của người nông dân. Thấm đượm những khó khăn vất vả của những ngày bão tháng bẩy, ngày mưa của tháng ba, những ngày nắng như thiêu như đốt của tháng sáu. Đó là bao vất vả khó nhọc, mồ hôi rơi xuống cánh đồng, cho dù Trần Đăng Khoa chỉ nhắc đến thời tiết trong đoạn này nhưng chúng ta có thể cảm nhận được nỗi cực nhọc của người nông dân một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để làm ra hạt gạo. Những từ ngữ " mồ hôi sa", "chết cá cờ", "cua ngoi lên bờ", như hiện rõ lên mồn một trước mắt chúng ta cái nắng nóng khủng khiếp của ngày hè, cái nóng như thiêu rụi, cua cá chịu đựng không thể nổi, "cá" đến "chết" và "cua" phải ngoi lên bờ, vậy mà "mẹ em" có nề hà gì, "mẹ" vẫn chịu đựng cái nóng đó để xuống cấy. Những vất vả đó được tác giả nói đến như một lời nhắc nhở đến người đọc, những người hưởng thành quả " hạt gạo", trân trọng giá trị lao động. Biết được những vất vả, những khó nhọc đó, mỗi khi cầm bát cơm, hạt gạo như dẻo thơm muôn phần.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa khi viết bài này còn là một cậu bé, ta đọc đoạn thơ này và cả bài thơ, cái mà làm ta có thể nhớ mãi, là sự nhẹ nhàng, nhịp điệu vui tươi, cái nhìn của trẻ thơ mà sâu sắc, mặc dù là vất vả và khổ cực đó, nhưng chính cái nhịp điệu đó đã không làm cho bài thơ có cái bi quan hay buồn bã, mà như một khúc nhạc vui, khúc hát lạc quan của người ra đi gieo giống và gặt vụ mùa bội thu, một niềm tin vào ngày mai vào tương lai.
Câu 1: Thể thơ bốn chữ
Câu 2: Hình ảnh đối lập là "Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy"
Câu 3: Nhấn mạnh về độ nóng của nước
Câu 4: Khẳng định "hạt gạo làng ta" có giá trị rất lớn, phải mất rất nhiều mồ hôi nước mắt của người nông dân để có được hạt gạo
Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.
Tớ chia cáia thành 2 phần nhé!
p1: từ đầu->nọt bùi đắng cay
p2: còn lại
phép tu từ sử dụng ở p1
Biện pháp nghệ thuật đc sử dụng trog khổ thơ là " Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
-Điệp từ "có"
-2 từ ngọt bùi đắng cay (từ trái nghĩa, đối lập)
- Về tác dụng :
Khi làm bài thơ này, Trần Đăng Khoa đang học cấp 1 nhưng bằng sự hiểu biết đời sống nông thôn và nhờ tài năng đặc biệt, bài thơ được viết ra một cách sâu sắc, rung động, giàu ý nghĩa nhưng lại rất trẻ con. Biện pháp tu từ sử dụng ở p2Trong đoạn thơ này có sử dụng phép so sánh và điệp từ "có" kết hợp với số từ "bảy", "ba", "sáu"
Tác dụng: nhà thơ đã thể hiện được sự tàn phá ghê gớm của thiên nhiên và ý chí vượt khó của mẹ, của bà con nông dân trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Câu 1, Sau khi đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có cảm nhận rằng: Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ. "Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".
Câu 2, MK KHÔNG BT ( SORRY )
Tham khảo nhé:
Hạt gạo của làng quê ta đã trải qua biết bao nhiêu khó khăn thử thách to lớn của thiên nhiên: nào là bão tháng bảy (thường là bão to), nào là mưa tháng ba (thường là mưa lớn). Hạt gạo còn được làm ra từ những giọt mồ hôI của người mẹ hiền trên cánh đồng nắng lửa: “Giọt mồ hôi sa/ Những trưa tháng sáu/ Nước như ai nấu/ Chết cả cá cờ/ Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy…”. Hình ảnh đối lập của hai dòng tơ cuối (“Cua ngoi lên bờ/ Mẹ em xuống cấy”) gợi cho ta nghĩ đến sự vất vả, gian truân của người mẹ khó có gì so sánh nổi. Càng cảm nhận sâu sắc được nỗi vất vả của người mẹ để làm ra hạt gạo, ta càng thêm thương yêu mẹ biết bao nhiêu.