Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Văn bản Xử kiện có gì giống với các văn bản khác trong bài 3?
A. Đều là kịch bản sân khấu dân gian
B. Đều thể hiện số phận bất hạnh của người phụ nữ
C. Đều thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ
D. Đều thể hiện tiếng cười phê phán các thói hư tật xấu trong xã hội
Nhưng nếu chọn 1 trg số 4 đáp án đó là chọn cái nào ak cj?
– Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…).
– Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.
a. Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong những câu sau
Câu đã cho |
Phát hiên và sửa lỗi |
Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. |
Người viết không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Kiểu sai này có những cách chữa như sau: + Bỏ từ “qua” ở đầu câu; + Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dấu phẩy; + Bỏ các từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy. |
Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. |
Cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ các thành phần chính. Kiểu sai này có những cách chữa như sau: + Thêm chủ ngữ thích hợp, ví dụ: “Đó là lòng tin tưởng...”', + Thêm vị ngữ thích hợp, ví dụ “Lòng tin tưởng... đã dược biểu hiện trong các tác phẩm”. |
b. Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu văn sau:
(1) Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
(2) Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
(3) Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.
(4) Ngôi nhà đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống của bà.
Câu (1) sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở câu đầu với chủ ngữ, các câu sau đều đúng.
c. Xem đoạn văn mục 3c. SGK trang 66
Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại.
Cái sai của đoạn văn chủ yếu ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu. Sự sắp xếp các câu lộn xộn, thiếu lôgíc. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc, phát triển hợp lý. Có thể sửa như sau:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.
Tiếng cười bài 2, 3, 4 là tiếng cười đả kích, phê phán, châm biếm thói hư tật xấu của một bộ phận người.
Bài 2: đối tượng là nam nhi yếu đuối, không đáng sức trai
- Sử dụng thủ pháp đối lập, ngoa dụ:
+ Đối lập: sức trai >< khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng
+ Ngoa dụ: sự khom lưng uốn gối của anh chàng chỉ để “gánh hai hạt vừng”
Bài 3: chế giễu thói lười biếng của đàn ông lười nhác, không có chí lớn
- Sử dụng biện pháp nói quá, đối lập
+ Đối lập: chồng người >< chồng em : người đàn ông “chồng em” vô dụng, bất tài
+ Hình ảnh người đàn ông “ngồi bếp sờ đuôi con mèo” tiêu biểu cho người đàn ông lười nhác, chỉ biết ngồi xó, ăn bám vợ.
Bài 4: chế giễu loại phụ nữ vô duyên, xấu xí
- Sử dụng biện pháp nói quá, gợi lên những liên tưởng phong phú của tác giả dân gian
+ Lỗ mùi mười tám gánh lông
+ Đêm nằm ngáy o o
+ Đi chợ hay ăn quà
+ Trên đầu những rác cùng rơm
- Sau tiếng cười hài hước, giải trí, mua vui, tác giả dân gian muốn châm biếm nhẹ những người phụ nữ vô duyên, đỏng đảnh trong xã hội
Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.
Chữa lỗi sai:
- Câu (1) người viết không phân định rõ thành phần trạng ngữ, chủ ngữ
+ Cách thứ nhất: bỏ từ “qua” ở đầu câu
+ Cách thứ hai: bỏ từ “của” thay vào bằng dấu phẩy.
+ Cách thứ ba: bỏ từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy
- Ở câu (2) cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ thành phần chính. Sửa:
+ Thêm chủ ngữ thích hợp “đó là lòng tin tưởng…”
+ Thêm vị ngữ thích hợp, “lòng tin tưởng… đã được biểu hiện trong tác phẩm”
b, Câu (1) “Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn” sau vì không phân định thành phần phụ đầu câu với chủ ngữ
Các câu sau đều đúng
c, Cả đoạn văn không có câu nào sai nhưng cái sai ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu.
Các câu lộn, thiếu logic. Cần sắp xếp lại các câu các vế và thay đổi một số từ ngữ ngữ để ý đoạn mạch lạc, phát triển hợp lí
Thúy Kiều và Thúy Vân là con gái ông bà Vương Viên ngoại. Họ sống êm đềm, hạnh phúc cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, vẻ đẹp của nàng khiến hoa ghen, liễu hờn. Thúy Vân có vẻ đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu được hưởng hạnh phúc.
Chọn đáp án: A. Đều là kịch bản sân khấu dân gian.