Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.
Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K.
bổ sung khoáng cho con người, tạo không gian cho con người sống .
ko thể cắt đứt
co2 , không khí vì nếu ko có không khí thì ko có con người
Cây cần nhu cầu: Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng để sống và phát triển.
ánh sáng có vai trò :giúp cây cối phát triển; nhờ có ánh sáng con người mới có thức ăn, mới khỏe mạnh, mới nhìn thấy mọi vật nước uống, phát hiện ra những nguy hiểm cần tráng. Ánh sáng và thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự sinh sản của một số động vật và thực vật.
Nước có vai trò: giúp con người động vật thực vật có nước uống.
tui biết từng này thui mà hay bạn đừng cãi nhau nữa nha
_Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường được. Đất có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây. Đất cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây.
_Vai trò của ánh sáng: Với con người: Giúp con người khỏe mạnh, trao đổi thông tin, sinh hoạt... Với động vật: giúp động vật di chuyển, tìm thức ăn, nước uống và dễ dàng phát hiện các mối nguy hiểm. Với thực vật: giúp cây quang hợp và phát triển...
_Nước có khả năng cung cấp nguồn chất khoáng, vận chuyển chất dinh dưỡng cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động trong cơ thể. ... – Ngoài ra nước còn có tác dụng bôi trơn nơi tiếp xúc với các đầu nối, bao hoạt dịch và màng bao, làm cho các khớp linh động nhất là xương và sụn.
Vai trò của:
- Vi ta min: Tuy không tham gia trực tiếp vào việc xây dưng cơ thể hay cung cấp năng lượng nhưng rất cần cho hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu hoặc thừa vitamin đều gây ra bệnh.
- Chất khoáng: Một số chất khoáng tham gia vào xây dựng cơ thể, ngoài ra một lượng nhỏ chất khoáng tạo ra các men thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. Nếu thiếu chất khoáng cơ thể tăng khả năng mắc bệnh, gây cao huyết áp, tăng trưởng thấp hoặc xương yếu,…
- Chất xơ: Đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa. Vd: Chất xơ có tác dụng chống táo bón, điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột, giảm lượng cholesterol trong máu,…
Chất bột đường giúp cấu tạo nên các tế bào và mô, còn giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt, đào thải các chất độc hại do có chứa chất xơ. Chất bột đường đóng vai trò thiết yếu với sức khoẻ của trẻ, là nguồn cung cấp năng lượng chính cho vận động, điều khiển các cơ quan vận động khác
Câu 1 : Quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan: hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn, bài tiết...
Câu 2 : Chúng ta phải :
+ Luyện tập thể dục mỗi ngày
+ Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng , nhằm tăng sức đề kháng , giúp cơ thể khoẻ mạnh
+ Không thức khuya .....
Câu 3 :
Thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm:
Không ăn thức ăn sống (trừ rau quả bóc vỏ được); chỉ ăn thức ăn được đun chín, ăn thức ăn còn nóng.
Rửa, để khô tất cả bát đĩa trước khi dùng, rửa tay sau khi tiếp xúc với phân và nguồn ô nhiễm trước khi ăn.
Chú ý thực phẩm dễ bị nhiễm như rau sống, cá khô, hải sản.
Vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, nhà trẻ, nguồn nước.
Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát vệ sinh tại các cơ sở chế biến, lưu thông lương thực, thực phẩm và đề nghị biện pháp xử lý kịp thời nếu vi phạm.
Giải quyết tốt vấn đề phân, rác, nước thải, diệt ruồi.
Câu 4 : nước tồn tại ở : Thể rắn , thể lỏng , thể khí
1. Nước có khả năng cung cấp nguồn khoáng chất, vận chuyển chất dinh dưỡng, oxy cần thiết cho các tế bào, nuôi dưỡng tế bào trong mọi hoạt động của cơ thể. Nước sạch có chứa nhiều chất khoáng có lợi cho sức khỏe
2.Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
3.
Để giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước, yêu cầu đặt ra là phải có chính sách, kế hoạch cụ thể, lâu dài và yếu tố quan trọng nhất là có sự chung tay của cả xã hội. Do đó, trước hết, cần đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân về tác động của ô nhiễm nguồn nước đến môi trường cũng như sức khỏe của mỗi người.
- Cần tuyên truyền, thúc đẩy người dân nâng cao ý thức cộng đồng để chung tay giữ sạch nguồn nước bằng các cách đơn giản như không xả rác nơi công cộng, không xả chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không sử dụng chất thải tươi làm phân bón. Hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất, để bảo vệ nguồn nước sạch vì nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người
- Không sử dụng nước sạch một cách phí lãng phí. Khi đang đánh răng hay rửa chén thì không nên xả nước liên tục gây lãng phí mà cần phải hứng nước ra ly để súc miệng, hứng ra thau, chậu để giặt đồ.
Cần thiết nên kiểm tra và bảo dưỡng cải tạo lại những đường ống dẫn nước hay những bể chứa nước, nhằm chống sự thất thoát của nước. Đối với việc tưới cây, rửa xe, quét sân,… thì nên sử dụng nguồn nước mưa thì sẽ tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch
- Đối với việc xử lý chất thải của người và động vật, cần phải có những kế hoạch thu gom với hố ủ vệ sinh hợp lý, tránh trường hợp xả tràn lan ra ngoài gây ô uế và mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường
- Đối với việc xử lý chất thải sinh hoạt
Đối với rác hữu cơ ở mỗi gia đình, khu tập thể hoặc nơi công cộng cần phải có những phương tiện chứa rác có nắp đậy kín, đủ sức chứa. Bên cạnh đó cũng cần có những biện pháp xử lý hợp vệ sinh để bảo vệ nguồn nước sạch, tránh gây ô nhiễm.
- Đối với việc xử lý nước thải
Phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải do sinh hoạt rồi mới đổ ra hệ thống cống chung để bảo vệ nguồn nước sạch, tránh tình trạng xả tràn lan gây ô nhiễm. Đối với nước thải công nghiệp và y tế cần phải được kiểm soát và xử lý theo quy định môi trường nước trước khi xả ra ngoài. /.
Ờ, thiếu chữ gì rồi. 2. Nếu nguồn nước bị bẩn, chuyện gì sẽ xảy ra?( đấy, sửa lại rồi đấy)
- Nguyên nhân của bệnh béo phì: Thức ăn mỗi ngày chứa quá nhiều năng lượng, mỡ, đường. Do hoạt động quá ít, rối loạn chuyển hóa, căng thẳng và lo âu.
- Dễ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thoái hóa xương (do xương phải chống đỡ cơ thể với khối lượng lớn hơn bình thường), tăng nguy cơ bị ung thư và đột quỵ.
- Một số thức ăn chứa nhiều đạm: Đậu nành, hạnh nhân, bông cải xanh, đậu lăng, khoai tây, bơ, hạt điều, các loại thịt (lợn, gà, cá, tôm,…), trứng gà.
- Vai trò của chất đạm: Tạo ra những tế bào mới, thay thế những tế bào già bị hủy hoại trong hoạt động sống của con người.
Chất béo cung cấp năng lượng, hỗ trợ hoạt động của các cơ quan và quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Chúng là nguồn dự trữ năng lượng, là chất cần thiết để xây dựng và duy trì màng tế bào, duy trì nhiệt độ cơ thể, thúc đẩy chức năng miễn dịch, duy trì sức khỏe.