Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
1. Nền công nghiệp hiện đại có cơ cấu đa dạng
– Nền công nghiệp được phát triển sớm nhất cách đây khoảng 250 năm.
– 3/4 sản phẩm công nghiệp thế giới là do đới ôn hoà cung cấp.
– Cơ cấu công nghiệp gồm da dạng, nhiều ngành. Trong đó công nghiệp chế biến là thế mạnh nổi bật của nhiều nước trong đới ôn hoà.
– Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên bang Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa.
2. Cảnh quan công nghiệp
– Phổ biến khắp nơi với các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, nối với nhau bằng hệ thống giao thông chằng chịt.
– Các cảnh quan công nghiệp phổ biến: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
– Các cảnh quan công nghiệp cũng là nơi tập trung nhiều nguồn gây ô nhiễm môi trường.
2.
+ Để giảm bớt sức ép dân số tới tài nguyên cần phải:
– Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, phát triển kinh tế.
– Nâng cao đời sống của người dân trong đới nóng sẽ có tác động tích cực tới tài nguyên và môi trường.
Câu 1:
Hoang mạc chiếm những diện tích rộng lớn ở châu Á, châu Phi, châu Mĩ và ô-xtrây-li-a. Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo hai đường chí tuyến và giữa đại lục Á - Âu.
Đặc điểm khí hậu là: Đặc điểm nổi bật của các hoang mạc là tính chất vô cùng khô hạn, vì lượng mưa trong năm rất thấp trong khi lượng bốc hơi lại rất lớn. Có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết.Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
Phần lớn bề mặt các hoang mạc bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ. Thực vật thiếu nước nên căn côi, thưa thớt. Động vật trong hoang mạc rất hiếm, phần lớn là các loài bò sát và côn trùng. Dân cư chỉ tập trung ờ các ốc đảo là nơi có mạch nước lộ ra sát mặt đất.
Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt khô và hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc phải tự hạn chế sự mất nước (ví dụ: lá biến thành gai,...), tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng (thực vật có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài, động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá).Câu 4:
- Môi trường xích đạo ẩm đã mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn nhất định đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Cụ thể đó là:
- Vể mặt thuận lợi: Mưa nhiều, nắng nhiều quanh năm nên có thể trồng nhiều loại cây, nuôi nhiều vật nuôi quanh năm; thực hiện các biên pháp xen canh, gối vụ,...
- Về mặt khó khăn: Nóng ẩm quanh năm là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh phát triển, gây hại cho cây trồng và gia súc.
Cách khắc phục :
- Thủy lợi, trồng cây che phủ đất.
- Phòng chống thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán.
- Phòng trừ sâu bênh có hại cho cây trồng, vật nuôi.
Câu 5:
So sánh:
a,Môi trường ôn đới hải dương:
-Vị trí:ven biển Tây Âu.
-Khí hậu:ôn đới: mùa hạ mát, mùa đông không lạnh lắm
-Sông ngòi: nhiều nước quanh năm, sông không đóng băng.
-Thực vật: rừng lá rộng như: sồi, dẻ.
b,Môi trường ôn đới lục địa:
-Vị trí: Đông Âu.
-Khí hậu: ôn đới lục địa:mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, tuyết rơi nhiều.
-Sông ngòi: nhiều nước vào mùa hạ và mùa xuân, có thời kì đóng băng vào mùa đông.
-Thực vật: thay đổi từ Bắc xuống Nam, rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn.
c,Môi trường địa trung hải:
-Vị trí: Nam Âu.
-Khí hậu: mùa thu và mùa đông không lạnh, có mưa thường là mưa rào, mùa hạ nóng ,khô.
-Sông ngòi: sông ngòi ngắn và dốc,mùa thu và đông nhiều nước, mùa hạ ít nước.
-Thực vật: chủ yếu là rừng thưa.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1:
a)
– Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu.
– Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn.
+ Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng.
+ Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
b/ Không rõ câu hỏi
c/ *Thực vật
– Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm.
– Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
– Một vài loài cây dự trữ nước trong thân
– Phần lớn các loài cây có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước dưới sâu.
*Động vật
– Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá.
– Chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm.
– Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống: lạc đà,linh dương,..
– Di chuyển bẳng cách nhảy trên cát ( chuột nhảy), bằng cách quăng mình lên cao ( rắn sa mạc) để giảm diện tích tiếp xúc với cát.
Câu 2:
a/
- Vị trí: Trải dài từ 2 vòng cực đến vòng cực
- Đặc điểm khí hậu:
+ Vô cùng lạnh lẽo (khắc nghiệt)
+ Nhiệt độ TB < – 10oC, có nơi – 50oC, mùa hạ ngắn (2-3 tháng) nhiệt độ không quá 10oC, biên độ nhiệt lớn
+ Lượng mưa ít, trung bình khoảng 200mm/năm.
c/
* Thực vật:
- Chủ yếu là cây cỏ bụi thưa thớt thấp lùn, mọc xen lẫn với địa y sống vào mùa hạ.
* Động vật: Tuần Lộc, chim cánh cụt, hải cẩu.
– Các loài động vật có đặc điểm: có lớp lông dày không thấm nước, 1 số loài di cư để tránh mùa đông lạnh, có loài ngủ suốt mùa đông.
– Cần bảo vệ các loại động vật quý hiếm ở đới lạnh.
Câu 3:
b/
- Các hoang mạc ở châu Phi ăn sát ra tận biển là do :
+ Phần lãnh thổ nằm trong khu vực chí tuyến chiếm diện tích lớn, đây là khu vực áp cao nên hầu như không mưa.
+ Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển ít khúc khuỷu, độ cao trên 200 m, nhiều dãy núi ăn sát ra biển, vì vậy ảnh hưởng của biển ít.
+ Ảnh hưởng của các dòng biển lạnh.
a/
*Vị trí địa lí - Phần lớn châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến, tương đối cân xứng ở hai bên xích đạo - Tiếp giáp: + Phía Bắc: Đại Trung Hải . + Phía Tây: Đại Tây Dương + Phía Đông Bắc: biển Đỏ + Phía Đông Nam: Ấn Độ Dương . Khí hậu:- Vì nằm trong vành đai nhiệt đới và không có các biển lấn sâu vào đất liền nên châu Phi có khí hậu nóng và khô vào bậc nhất thế giới.
Câu 1 - Đới lanh: Tính chất khắc nghiệt của đới lạnh thể hiện - Nhiệt độ trung bình mùa đông luôn dưới -10°c, mùa hạ ngắn và ít khi nóng đến 10°c. Mặt đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt vào mùa hạ. - Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm, phần lớn dưới dạng tuyết,...
Câu 2:-
Câu 1:
- Được thể hiện:
+ Đới lạnh: Mùa đông rất dài, hiếm thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới - 10 độ C, thậm chí xuống đến - 50 độ C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp và chủ yếu dưới dạng tuyết rơi. Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.
+ Hoang mạc: Có lượng mưa trung bình năm rất thấp nhưng lượng bốc hơi lại rất lớn,có nơi nhiều năm không mưa hoặc mưa chưa rơi xuống đất đã bốc hơi, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, lớn hơn nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
Câu 2:
- Nóng và khô vì:
+ Phần lớn lãnh thổ nằm ở giữa chí tuyến Bắc và Nam.
+ Đường bờ biển ít bị chia cắt.
chúc bạn học tốt
Khu vực đông dân nhất là Đông Á ngoài ra còn có các khu vực Nam Á, Đông Nam Á, Tây và Trung Âu, Tây Phi chủ yếu sinh sống ở Đồng Bằng ven biển. Người dân Đông Á sống thành chuỗi dân cư ở Đồng Bằng vì thuận tiện cho việc lưu thông qua lại, dễ thi hành tốc độ đô thị hóa cao . Dân cư chủ yếu tập trung ở các Thành Phố lớn với số dân hơn 12 triệu người, mật độ dân số rất cao thường là trên 100 người/kilômét vuông. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và lượng mưa nhiều, khí hậu ôn đới và Cận Nhiệt Đới Gió Mùa Đông Nam Á nên dân cư tập trung rất đông đúc ở khu vực Đông Á
CCâu còn lạidài lắm (lười viết. Bn tra trên mạng hoặc lục trong vở ghi nha!!
Câu 1. Đới ôn hoà nằm trong khu vực hoạt động của:
A. Gió mậu dịch B. Gió mùa
C. Gió tây ôn đới D. Tất cả đều sai
Câu 2.Trên thế giới có mấy châu lục và mấy đại dương?
A. 6 châu lục, 4 đại dương B. 7 châu lục, 4 đại dương;
C. 6 châu lục, 5 đại dương D. 5 châu lục, 4 đại dương.
Câu 3. Khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phù hợp với môi trường:
A. Nhiệt đới khô B. Địa trung hải
C. Nhiệt đới ẩm D. Hoang mạc
Câu 4. Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn thuộc:
A. Nam Phi B. Bắc Phi
C. Đông Phi D. Tây Phi
Câu 5. Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2 là châu lục:
A. Lớn thứ nhất thế giới B. Lớn thứ hai thế giới
C. Lớn thứ ba thế giới D. Lớn thứ tư thế giới
Câu 6. Đới lạnh ở mỗi bán cầu có phạm vi trải dài từ khoảng:
A. Vĩ độ 60º đến 90º B. Vĩ độ 30º đến 40º
C. Vĩ độ 50º đến 60º D. Vĩ độ 40º đến 50º
Câu 7. Nơi có nền công nghiệp sớm nhất thế giới là ở các nước:
A. Nhiệt đới B.Nhiệt đới gió mùa
C. Ôn đới D. Cận nhiêt đới
Câu 8. Các nước châu Phi có nguồn dầu mỏ dồi dào nhất thuộc khu vực:
A. Bắc Phi B. Nam phi
C. Tây Phi D. Đông Phi
Câu 1. Đới ôn hoà nằm trong khu vực hoạt động của:
A. Gió mậu dịch B. Gió mùa
C. Gió tây ôn đới D. Tất cả đều sai
Câu 2.Trên thế giới có mấy châu lục và mấy đại dương?
A. 6 châu lục, 4 đại dương B. 7 châu lục, 4 đại dương;
C. 6 châu lục, 5 đại dương D. 5 châu lục, 4 đại dương.
Câu 3. Khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200mm phù hợp với môi trường:
A. Nhiệt đới khô B. Địa trung hải
C. Nhiệt đới ẩm D. Hoang mạc
Câu 4. Hoang mạc Xa-ha-ra là hoang mạc lớn thuộc:
A. Nam Phi B. Bắc Phi
C. Đông Phi D. Tây Phi
Câu 5. Châu Phi có diện tích hơn 30 triệu km2 là châu lục:
A. Lớn thứ nhất thế giới B. Lớn thứ hai thế giới
C. Lớn thứ ba thế giới D. Lớn thứ tư thế giới
Câu 6. Đới lạnh ở mỗi bán cầu có phạm vi trải dài từ khoảng:
A. Vĩ độ 60º đến 90º B. Vĩ độ 30º đến 40º
C. Vĩ độ 50º đến 60º D. Vĩ độ 40º đến 50º
Câu 7. Nơi có nền công nghiệp sớm nhất thế giới là ở các nước:
A. Nhiệt đới B.Nhiệt đới gió mùa
C. Ôn đới D. Cận nhiêt đới
Câu 8. Các nước châu Phi có nguồn dầu mỏ dồi dào nhất thuộc khu vực:
A. Bắc Phi B. Nam phi
C. Tây Phi D. Đông Phi