K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 11 2018

Bài học rút ra:
- Lòng yêu thương, bao dung, lo lắng cho nhau, ảm thông, đồng cảm với nhau
-Ý nghĩa, tác dụng: ý nghia nhân văn, cho ta bài học về tình tương thân tương ái
-Liên hệ thực tế đời sống bản thân
- phương thức rèn luyện đê rèn cho mình kĩ năng sống, tư tưởng, lẽ sống tích cực

22 tháng 11 2018

Cạn lời :))

16 tháng 9 2023

Tham khảo
loading...

8 tháng 1 2020

Có thể nói trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri, chiếc lá cụ Bơ-men vẽ trên tường là một kiệt tác. Chiếc lá ấy là sản phẩm nghệ thuật của một họa sĩ. Nó là một kiệt tác trước hết bởi nó sinh động và giống như thật. Giống đến mức con mắt họa sĩ của cả Giôn-xi và Xiu-đi đều không phát hiện ra. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy với tất cả tài năng, tâm huyết của cả đời mình. Tấm vải vẽ căng ra chờ đợi hai mươi năm trong phòng cụ chứng tỏ chiếc lá là tác phẩm duy nhất trong khoảng thòi gian đằng đẵng ấy. Hơn thế, cụ đã vẽ nó bởi tình yêu thương tha thiết cụ dành cho Giôn-xi, con mèo nhỏ, người họa sĩ trẻ mà cụ coi như đứa con, đứa cháu nhỏ của mình. Chiếc lá đã được vẽ bằng tâm hồn, bằng tấm lòng và cả mạng sống của một người nghệ sĩ tâm huyết với nghệ thuật và cuộc đời. Không những thế, chiếc lá cuối cùng đã cứu sống được Giôn-xi, nhờ chiếc lá, cô đã khỏi bệnh. Kiệt tác của cụ Bơ-men đã khẳng định sự phụng sự chân thành của nghệ thuật đến sự sống tuyệt vời của con người.

 

Bài tập 1. “Muốn chết là một tội.”                                          (Trích: Chiếc lá cuối cùng – O.Hen –ri)Câu 1:   Câu nói trên là của nhân vật nào? Được xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật nói câu ấy?Câu 2:  Cho câu chủ đề "Truyện ngắn ”Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen ri đã...
Đọc tiếp

Bài tập 1. “Muốn chết là một tội.”

                                          (Trích: Chiếc lá cuối cùng – O.Hen –ri)

Câu 1:   Câu nói trên là của nhân vật nào? Được xuất hiện trong hoàn cảnh nào? Nó có ý nghĩa như thế nào đối với nhân vật nói câu ấy?

Câu 2:  Cho câu chủ đề "Truyện ngắn ”Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ''.

     Viết đoạn tiếp 8-10 câu để làm thành một đoạn văn theo phương pháp lập luận diễn dịch. Trong đoạn văn có sử dụng một tình thái từ và một câu ghép ( Gạch chân, chú thích rõ tình thái từ và câu ghép).

Câu 3:  Từ cảm nhận của nhân vật trong “Chiếc lá cuối cùng” – O. Hen-ri, em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người khi gặp phải khó khăn.

0
14 tháng 9 2023

Từ bài hịch, em rút ra được bài học cho bản thân khi viết một bài văn nghị luận:

- Trình bày bố cục rõ ràng, mỗi luận điểm của thân bài tách thành một đoạn văn rõ ràng để đảm bảo diễn đạt đủ ý nhưng không quá lan man.

- Luận điểm phải rõ ràng, thể hiện được ý kiến cụ thể của người viết.

- Mỗi luận điểm phải có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lĩ lẽ, bằng chứng cụ thể.

30 tháng 10 2016

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động. Qua đó, ta thấy được, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả. Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, kể cả cái chết. Ta phải biết trân trọng những gì xung quanh ta, trân trọng những tình yêu nghệ thuật chân chính

Chúc bn hok tốt!!!!!

30 tháng 10 2016

Xiu là một người rất yêu thương bạn , lo lắng chăm sóc chu đáo cho bạn . Làm việc kéo mành mành lên cho Gion-Xi một cách chán nản . Gọi Gion-xi bằng từ ngữ thân mật " Em thân yêu , thân yêu " . Nấu món cháo gà cho Gioon xi .

=> Xiu là nhận vật giầu tình người , rất lo lắng và yêu thương bạn hết mực .

20 tháng 10 2021

Tìm hiểu nhân vật Xiu, ta càng thêm xúc động trước tình bạn cao quý, tình người hiếm có trong xã hội ấy.Họ làm bạn với nhau từ tháng năm và tới tháng mười một thì phải đương đầu với một thử thách lớn. Giôn-xi bị ốm. Đối với những người nghèo, dù là họa sĩ, thì đói rét và bệnh tật thường xuyên là khách không mời, đang gõ cửa rình rập và đe dọa họ.

 

Cô đã tin điều bất hạnh: cô sẽ chết khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống. Trước tình trạng bệnh hoạn trầm trọng, bế tắc về thể chất cũng như tinh thần của bạn, Xiu tận tình chăm sóc bạn, cả hai cùng nghèo, Xiu coi bạn như người thân của mình. Qua đó ta thấy Xiu quả là người bạn hiếm có, là người ân cần, ngọt ngào với Giôn-xi lúc cô ương bướng nhất: Xiu cũng là người đầu tiên được nghe những chuyển biến tâm hồn của Giôn-Xi lúc cô bắt đầu nhận ra sự bi quan là sai quấy. Đặc biệt là Xiu lại được nghe Giôn-xi ước mơ. Một giờ sau cô lại nói: “Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na-plơ”.

Lòng tốt và sự kiên nhẫn của Xiu đã góp phần chiến thắng những ý nghĩ bi quan của Giôn-xi. Chị đã thắng nhưng chị chưa bằng lòng với việc chợt tỉnh của Giôn-xi. , Giôn-xi cần hiểu rõ người chiến sĩ cao cả đã hi sinh, đương đầu với tử thần là Be-man: "... Chị có câu chuyện muốn nói với em, con chuột bạch của chị - cô nói - Hôm nay cụ Be-man đã chết vì sưng phổi ở bệnh viện rồi... hãy nhìn ra cửa sổ kia... tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh... đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Be-man đấy. Cụ vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng”.

22 tháng 11 2021

iiiiiiiii ko biếtttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttt

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập...
Đọc tiếp

1.1. Ở sách Ngữ văn 8, tập một, các em đã được rèn luyện viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (Bài 4) và viết bài văn bàn về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học (Bài 5). Bài 8 tập trung rèn luyện kĩ năng viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là bài văn thường tập trung làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa của một nhận định, một ý kiến về tư tưởng, tình cảm hay quan niệm về lối sống, cách ứng xử,... Đề văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí thường lấy một câu danh ngôn, tục ngữ, ca dao,... nào đó để nêu lên yêu cầu. Ví dụ:

Đề 1. Suy nghĩ về câu tục ngữ. "Chết trong còn hơn sống đục.".

Đề 2. Suy nghĩ về câu nói của danh tướng Trần Bình Trọng: "Ta thà làm ma nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc.".

1.2. Để viết bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ nội dung, ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí được nêu trong đề.

- Trình bày rõ ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về tư tưởng, đạo lí ấy và lí giải vì sao.

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài viết: Căn cứ vào đề bài để xác định cách tìm ý cho phù hợp (đặt câu hỏi hoặc suy luận)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng phù hợp để làm rõ ý kiến, tăng sức thuyết phục cho bài viết

0
16 tháng 9 2023

Tham khảo
bài viết thảo luận về hình ảnh người lính qua bài thơ Đồng chí.

Đề tài người lính là đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến chống giặc cứu nước. Có người vẽ lên cuộc sống vất vả, sự hy sinh anh dũng nơi chiến trường của các chiến sĩ, có người vẽ lên vẻ đẹp oai hùng, uy nghi cùng với tinh thần lạc quan… Nhưng tất cả đều thể hiện tình yêu gia đình, yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Vậy hình ảnh người lính được thể hiện như thế nào trong thơ văn kháng chiến, cụ thể là qua bài thơ Đồng chí, xin mời thầy cô và các bạn cùng lắng nghe và trao đổi.

Hình ảnh người lính trước hết được thể hiện ở xuất thân và lí tưởng sống cao đẹp. Người lính cụ Hồ xuất thân từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, có thể là những người lao động nghèo khổ “Quê hương anh đất mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (Đồng Chí – Chính Hữu), hoặc là những chàng thanh niên trẻ tuổi vô tư “chưa một lần yêu/ còn mê thả diều” (Đồng dao mùa xuân- Nguyễn Khoa Điềm)… Dù xuất thân ở hoàn cảnh nào thì ở họ đều có chung một lí tưởng cao đẹp sẵn sàng hy sinh tuổi xuân, dũng cảm chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc. Người nông dân mặc áo lính gan dạ dũng cảm “tỳ tay trên mũi súng” (Cá nước – Tố Hữu), các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “trăm suối ngàn khe”, vượt suốt, trèo đèo trong cảnh “ngày nắng đốt” chói chang, những “đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Không một khó khăn, trở lực ngăn được bước tiến của anh:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới”.

Bên cạnh đó, hình ảnh người lính còn được thể hiện ở hoàn cảnh sống và chiến đấu thiếu thốn, khắc nghiệt. Người lính chiến đấu ở những nơi rừng núi âm u rậm rạp “đêm nay rừng hoang sương muối” (Chính Hữu), “bụi phun tóc trắng”, “mưa xối xả”… Cuộc chiến đấu diễn ra trong mọi hoàn cảnh: trong đêm đông lạnh buốt, hay nắng lửa mưa ngàn, nơi chiến trường ác liệt. Người lính phải gắng vượt lên tất cả để hoàn thành nhiệm vụ. Không chỉ thời tiết, thiên nhiên khắc nghiệt mà cuộc sống chiến đấu ở chiến trường đầy gian khổ, thiếu thốn và cả sự khốc liệt của chiến tranh: những cơn sốt rét rừng hành hạ, ốm đau thiếu thuốc men, bom đạn rình rập đe dọa sự sống, cuộc chiến tranh khốc liệt, hiểm nguy mà những người lính phải đối mặt “áo rách, quần có vài mảnh vá, chân không giày” (Phạm Tiến Duật). Bằng những hình ảnh chân thực, sống động, những nét vẽ không màu. Thơ ca đã gieo vào lòng người đọc những xúc động lắng sâu về hoàn cảnh sống, chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn, hy sinh, thử thách, của những người lính cách mạng- những anh bộ đội cụ Hồ. Đất nước gian lao, cuộc đời người lính cách mạng cũng đầy khó khăn thử thách. Người lính đã vượt lên, chiến thắng mọi hoàn cảnh để chiến thắng được kẻ thù .

Và cuối cùng, hình ảnh người lính hiện lên là những con người yêu nước với những phẩm chất tốt đẹp: giàu lòng yêu nước, kiên cường, lạc quan yêu đời. Những người lính ra đi từ mọi miền quê của đất nước, họ gác lại những tình cảm, ước mơ riêng, những khát khao tuổi trẻ băng qua bom đạn, vượt qua mọi khó khăn, để tiến về phía trước. Quyết tâm ra đi chiến đấu để bảo vệ độc lập cho quê hương cho Tổ quốc. Tất cả đều bắt nguồn từ lòng yêu nước sâu sắc và vô cùng vĩ đại của những người lính mang tên gọi vô cùng giản dị mà thân thương: Bộ đội cụ Hồ. Những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu. Mọi khó khăn gian khổ, bom đạn của kẻ thù lùi lại phía sau bởi ở họ có một lòng yêu nước sâu sắc, một lý tưởng cao đẹp “Đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”. Với tinh thần “Tất cả vì Tổ quốc thân yêu”. Trong gian nan thử thách, tình đồng đội càng tỏa sáng, trong chiến đấu gian khổ, đồng đội là nguồn động viên là cánh tay dìu đỡ, là người chia lửa khi giáp mặt quân thù “thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Đồng thời đó cũng là động lực giúp người lính vượt qua tất cả để hoàn thành lý tưởng cao cả của mình. Dù hoàn cảnh chiến đấu còn đầy những cam go, thử thách, vẻ đẹp phẩm chất cách mạng của người lính vẫn rạng ngời tỏa sáng. Họ chính là những bài ca đi cùng năm tháng, bất tử với thời gian.