K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2017

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết haha

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốtleuleu

22 tháng 1 2019

Mình trả lời câu a, b nha, câu c mình ko biết

a) Đoạn thơ trên viết về sự kiện Bác xuống tàu của Pháp tại bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Lúc đó Bác tên là Văn Ba.

b) Đoạn thơ trên sử dụng ba từ đồng nghĩa: quê hương, xứ sở, nước. Không thể dùng một trong ba từ đó được vì sắc thái ý nghĩa của ba từ khác nhau:

- nước: chỉ sắc thái tình cảm giản dị, bình thường

- quê hương: chỉ sắc thái gần gũi, thân mật

- xứ sở: là đối với một mảnh đất mình đã xa cách.

Cái này mình ko chép mạng nha bạn, đây là cô mình giảng cho tại lớp rồi tụi mình tự làm. Dù sao cũng chúc bạn học tập tốt

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viênXuân giang xuân thủy tiếp xuân thiênYên ba thâm xứ đàm quân sựDạ...
Đọc tiếp

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

nhận xét ạ

3
17 tháng 12 2016

Hay quá!!!eoeo

17 tháng 1 2017

hay bạn ạ.nếu mk cho điểm thì bạn đc tầm 8,75-)9đ

Soạn Văn online : Phạm Quỳnh Hoa-7ABÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân HươngBánh Trôi Nước          Tác giả: Hồ Xuân HươngThân em vừa trắng lại vừa tròn,Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son(2)(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm...
Đọc tiếp

Soạn Văn online : Phạm Quỳnh Hoa-7A

BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương

Bánh Trôi Nước         

Tác giả: Hồ Xuân Hương

Thân em vừa trắng lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.(1)
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son(2)

(1) Bánh trôi khi luộc trải qua chìm nổi mấy lần trong nước mới chín.
(2) Tấm lòng son: Bánh trôi khi luộc chín thì nhân đường bánh trôi ở giữa đỏ thắm như son: ví với người con gái dù có long đong ba chìm bảy nổi, vẫn giữ tấm lòng thành thực trong tình yêu.



I. VỀ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

 

1.   Tác giả             

www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Hồ Xuân Hương (? - ?), hiện chưa rõ về lai lịch. Nhiều tài liệu cho rằng, bà là con Hồ Phi Diễn (1704 - ?), người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương từng sống ở Hà Nội. Bà gặp nhiều trắc trở về chuyện tình duyên.

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

2. Thể loại

Bài Bánh trôi nước được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật). Bài gồm bốn câu, mỗi câu bảy chữ, ngắt theo nhịp 4/3 truyền thống. Vần được gieo ở cuối câu 1, câu 2 và câu 4.

II. Kiến thức cơ bản

1. Bài thơ này được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, vì bài thơ tuân thủ đúng những quy định về luật thơ của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (luật Đường):

- Bài thơ gồm bốn câu.

- Mỗi câu có 7 chữ

- Mỗi câu ngắt nhịp 4/3.

- Vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4.

2. a) Với nghĩa thứ nhất, Hồ Xuân Hương đã miêu tả lại hình dáng của chiếc bánh cũng như các công đoạn làm ra chúng. Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành những viên tròn, bánh rắn hay nát đúng là phụ thuộc và tay người nặn (cho nước nhiều hay ít). Bánhluộc bằng cách đun sôi nước. Khi chín, bánh sẽ nổi lên.

b) Với nghĩa thứ hai, hình ảnh bánh trôi nước trở thành biểu tượng, biểu trưng cho người phụ nữ xưa, với những khía cạnh như:

- Hình thức: xinh đẹp

- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.

- Thân phận: nổi trôi, bấp bênh giữa cuộc đời.

c) Trong hai nghĩa này, nghĩa thứ hai là nghĩa chính. Nghĩa trước là phương tiện để nhà thơ chuyển tải nghĩa thứ hai. Nhờ có nghĩa thứ hai mà bài thơ mới có giá trị tư tưởng.

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc.

-Bài thơ này tương đối khó đọc bởi tác giả không biểu lộ trực tiếp cảm xúc, thái độ của mình.

-Nghe rất bình dị, mềm mỏng (Thân em...) nhưng lại đầy gai góc, kiên định. Cần đọc nhẹ nhàng nhưng rành mạch, dứt khoát, chú ý những tính từ chỉ phẩm chất: trắng, tròn, rắn nát, tấm lòng son,...

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

2. Các câu hát than thân đã được học ở bài 4 (kể cả phần đọc thêm) và bài thơ Bánh trôi nước có nhiều nét tương đồng về cảm xúc. Hay nói đúng hơn Bánh trôi nước đã tiếp nối và phát huy nguồn cảm hứng nhân văn về người phụ nữ đã có trong ca dao. 

Chi tiết cho các bạn học VNEN: (ý kiến của mình)

-        Đều đề cập đến nỗi khổ đau của người phụ nữ phong kiến

-        Nói lên thân phận chìm nổi, bị phụ thuộc của ng phụ nữ phong kiến

-        -Lên án xã hội cũ

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

 

Nhận xét của riêng tôi: Đọc bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, ta thấy quả không sai khi người đời mệnh danh bà là Bà chúa thơ Nôm. Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, vẻn vẹn hai bốn chữ mà cuộc đời, bóng dáng một con người cứ hiện lên, lung linh, lung linh... Đẹp đẽ, trong sáng và mãnh liệt, phải chăng đó là hiện thân nữ sĩ Hồ Xuân Hương?

Mở đầu bài thơ là vẻ đẹp hình thức: Thân em vừa trắng lại vừa tròn, kết thúc bài thơ là vẻ đẹp phẩm giá: Em vẫn giữ tấm lòng son, trọn vẹn và hoàn hảo!

               www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

Bài thơ hiểu theo nghĩa ẩn dụ, mượn hình ảnh bánh trôi để nói về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nhưng có phải người phụ nữ nói chung hay mang tính cá biệt?

Một hình tượng nghệ thuật có sức sống khi nó mang tính khái quát, điển hình cho những hình mẫu phổ biến nhất định trong xã hội. Nhưng với bài thơ này lại đặc biệt hơn, bởi nhân vật trữ tình sống trong xã hội này mà lại đang cố vượt ra nơi khác bằng một sức sống tiềm tàng, như thể cái xã hội ấy không trói buộc nổi một tâm hồn với khát khao sống mãnh liệt để gìn giữ, vươn tới cái đẹp. Bản lĩnh ấy, trong xã hội phong kiến với những luật lệ khắt khe, liệu ai có được như thế? Phải chăng điều đó đã làm cho bài thơ  trong cổ điển đã thể hiện tính hiện đại, đưa lại giá trị cách tân cho một thời kỳ văn học?

              www.Quỳnh Hoa 7a THCS Thiệu Đô.com

 

1
17 tháng 10 2016

Hả?

18 tháng 10 2016

hả gì vậy??

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Thậm chí khi lấy sách Ngữ Văn ra soạn bài mà tôi còn lưu luyến ngắm trăng mãi. Ôi ! Thật ngạc nhiên ! Hôm nay tôi sẽ soạn bài thơ “Cảnh Khuya” của tác giả Hồ Chí Minh . Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Qua bài thơ , tôi như đã thấy được vẻ đẹp huyền ảo ,...
Đọc tiếp

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Thậm chí khi lấy sách Ngữ Văn ra soạn bài mà tôi còn lưu luyến ngắm trăng mãi. Ôi ! Thật ngạc nhiên ! Hôm nay tôi sẽ soạn bài thơ “Cảnh Khuya” của tác giả Hồ Chí Minh . Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Qua bài thơ , tôi như đã thấy được vẻ đẹp huyền ảo , tâm hồn yêu nước , yêu thiên nhiên thiết tha của Bác . Tôi đọc liền một hơi :

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trước mắt tôi bây hiện lên hình ảnh của Bác – người cha già của dân đang say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng .

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng . Hay đó chính là tiếng hát du dương , trong trẻo của một ai đó ? Trong câu đầu tiên , tiếng suối rì rầm rất “trong” ấy lại được so sánh với tiếng hát “xa” .Phép so sánh ấy thật ấn tượng : tiếng suối tưởng chừng là lạnh lẽo , mơ hồ khi được so sánh với tiếng hát của con người , nhờ vậy mà trở nên thật gần gửi , trong trẻo . Câu thơ này làm ta liên tưởng đến cảnh suối trong bài “Côn sơn ca” và “Khóc Dương Khuê” :

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)

hay

“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo”
(“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)

Sự so sánh liên tưởng vừa làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế của trái tim của Bác . Tả suối , ngòi bút của Bác Hồ thật điêu luyện : lấy cái động (suối chảy) để miêu tả cái tĩnh (cảnh khuya) để làm nổi bật lên cái thanh vắng , tĩnh lặng của chiến khu Việt Bắc. Trong cái khung cảnh ấy đã hiện lên một hình tuyệt đẹp “trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” . Trăng trông thật thơ mộng , được “lồng” vào cây cổ thụ , bóng cổ thụ lại “lồng” hoa. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần gợi lên sự giao hòa , quấn quyết giữa cảnh vật .Cảnh khuya chiến khu Việt Bắc với bốn nét vẽ (suối, trăng, cổ thụ, hoa) chấm phá, tả ít gợi nhiều làm hiện lên cái hồn cảnh vật núi rừng một đêm thu về khuya . Khi đọc hai câu thơ này , tôi lại hỏi : Người thật sự yêu thiên nhiên và biết cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên thì mới có thể họa lên một bức tranh phong cảnh hữu tình mang hồn người , tinh tế và quyến rũ như vậy ! Nhưng thiên nhiên có phải là nguồn cảm hứng duy nhất để Bác thức cùng đêm khuya ?

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Chưa ngủ vì người thi sĩ xúc động trước cảnh khuya “như vẽ” . Cảnh đẹp như thế làm sao mà ngủ được ! Bác yêu thiên nhiên , yêu cái đẹp nhưng Người không thức vì thiên nhiên mà còn thức vì “nỗi nước nhà” .Bởi đất nước đang trong những năm đầu cuộc kháng chiến khó khăn và gian lao tột bậc . Ta có thể thấy , Bác Hồ đã từng thao thức không ngủ rất nhiều lần:

“Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Cùng mang trong tâm hồn một tình yêu lớn lao đối với đất nước và nhân dân , thơ của Bác chan chứa tình yêu đất nước . Có lẽ , tình cảm đẹp đẽ ấy là điều thường trực của Bác : ‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. Thật xúc động cho một con người luôn hết mình vì đất nước non sông . Từ ‘‘chưa ngủ’’ được lập lại hai lần dường như đã mở ra hai tâm trạng trong con người của tác giả : Niềm say mê cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và nỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước khi cơ quan đầu não của quân ta đang bị giặc bao vây dữ dội . Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng chưa được bao lâu , thì Bác lại trở về với nỗi lòng lo dân , lo nước . Có thể nói câu thơ ‘’Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà ’’ , bình dị , sáng tỏ như một chân lý cho tâm hồn cao đẹp của người nghệ sĩ – một nhà chính trị .

‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Bài đã soạn xong nhưng tôi vẫn chưa gấp sách lại vội , thẫn thờ ngồi trên bàn , bởi tình yêu nước thiết tha , tình yêu thiên nhiên nồng hậu , cốt cách trong thơ của Bác khiến tôi xúc động vô cùng . Bài thơ đã chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh .

[Đề : Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Cảnh Khuya" của Hồ Chí Minh]

(Các bạn nhận xét giúp mình nha ! Mai mình nộp bài này rồi . Các bạn nhận xét sớm nhé ^^)

4
23 tháng 11 2016

Mình sẽ viết lại bài dựa trên bài của bạn:

Đêm trăng hôm nay trông sáng quá ! Ánh trăng vàng tươi đẹp nhẹ nhàng vuốt lên từng cảnh vật.Trăng soi sáng mái hiên nhà, trăng nằm phơi mình lên tàu lá chuối, trăng mỉm cười đùa vui cùng cảnh vật...Và cũng là lúc này, tôi lại sực nhớ đến bài thơ cảnh khuya của Bác Hồ. Bài thơ được Bác viết trong những năm đầu cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Khu rừng Việt Bắc . Tôi bồi hồi nhớ lại cảm giác ấm cúng, nhớ lại tình yêu đất nước sâu sắc, yêu thiên nhiên tươi đẹp của Bác. Trong đầu tôi lại bay bổng từng vần:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trước mắt tôi bây giờ, trăng như một chiếc gương hiện lên hình ảnh 1 vị cha già luôn tận tụy vì nước vì dân đang say sưa ngắm ánh trăng:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả mọi vật đều chìm trong tĩnh lặng để nhường chỗ cho ánh trăng hiền dịu.Bỗng có tiếng suối văng vẳng đâu đây khiến người tưởng như có giọng hát trong trẻo của ai đó đang vang vọng trong đêm khuya tĩnh lặng. Tiếng suối “trong” ấy như tiếng hát “xa” -Phép so sánh ấy thật ấn tượng : Con suối là 1 hình ảnh của núi rừng thiên nhiên, tĩnh lặng và êm ái được so sánh với tiếng hất du dương mềm mại được vang vọng rất xa khiến cho hình ảnh con suối trở nên thật thơ mộng và nên thơ. Tiếng suối chảy róc rách lại làm tôi nhớ đến bài"Côn sơn ca'' của Nguyễn Trãi :

“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”

(“Côn sơn ca-Nguyễn Trãi)

Cảnh Côn Sơn thật đẹp, thật nên thơ, thanh tĩnh và thoáng đãng làm nổi bật lên âm thanh vui vẻ, êm tai như có ai đó đang chơi 1 bản nhạc.

Sự so sánh liên tưởng ấy không chỉ làm nổi bật lên nét tương đồng giữa tiếng suối và tiếng hát xa , mà còn thể hiện được sự nhạy cảm , tinh tế từ tận trái tim của Bác . Ngòi bút của Bác lại trở nên điêu luyện và tài ba khi đã khéo léo vẽ lên được 1 hình ảnh tuyệt đẹp.

“trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa” .

Vẻ đẹp của trăng thật lung linh huyền ảo khi mọi thứ cứ đan xen, lồng vào nhau. Điệp từ "lồng'' khiến người ta liên tưởng đến 1 bức tranh đêm trăng thaathj mộng mơ, chỗ đậm chỗ nhạt. Bóng cổ thụ lấp loáng ánh trăng, bóng trăng lại in vào khóm hoa, in lên mặt đất thành những bông hoa được bàn tay ai đó khéo léo dệt nên.

Chỉ với 2 câu thơ mà đã gửi gắm thật nhiều tình yêu thương của Bác. Tấm lòng Bác thật cao cả, suốt đời sống chỉ để dành tình yêu thương. Bác yêu cỏ cây, hoa lá, yêu từng con người trên mảnh đất hình chư S thân thương. Nỗi lòng yêu thương ấy lại như được nhân lên, được sáng tỏ hơn khi đất nước bị rơi vào vòng chiến tranh. Suốt cả mấy đêm dài đằng đẵng, Bác ko chợp mắt được chút nào. Phần vì say sưa ngắm cảnh, cảnh trăng đẹp như vậy thì phải thưởng thức, sao có thể ngủ? Phần vì Bác lo nỗi nước nhà, lo việc quân đang bận, lo dân, lo nước còn bao nỗi gian lao:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

 

Đối với Bác,với vị lãnh tụ đáng kính của toàn dân VN, đất nước, nhân dân luôn đặt lên hàng đầu. Bởi Bác là con của mảnh đất nghèo này, bởi mảnh đất đã thấm bao xương máu của nhiều vị anh hùng hiên ngang, luôn giữ vững 1 lòng vì độc lập chủ quyền đã nuôi Bác khôn lớn. Và cũng chính những giọt máu ấy đã đem cho Bác tình yêu, trái tim rộng lượng cao cả ngày nay.Mắt Bác thức nhiều rồi, trán Bác đã có nhiều nếp nhăn vì không ngủ, cũng giống như Minh Huệ đã viết

“Đêm nay Bác không ngủ

Đêm nay Bác ngồi đó

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

(Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ)

Hồ Chí Minh-cái tên luôn ngời sáng trong lòng mỗi con người ko chỉ trong nước Nam ta mà còn trong cả thế giới. Nhắc đến vị anh hùng Hồ Chí Minh, không ai không thể nhắc đến người đã bỏ cả 1 cuộc đời, 1 tuổi thanh xuân duy nhất để tìm đường đưa đất nước đến độc lập, thoát khỏi cảnh nghèo đói. Bác tâm sự:‘‘Một ngày Tổ quốc chưa được thống nhất , đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon , ngủ không yên ’’. " Đồng bào"-2 tiếng thật gần gũi và thân thương.Bản thân là 1 vị lãnh tujmaf Bác ko hề cao sang, tự kiêu mà sống chẳng khác gì một người dân.Bác điềm đạm, luôn sẻ chia và quan taamt[í những con người lam lũ- những người sẽ đưa đất nước trử nên cường thịnh, vinh quang...

Trong nỗi lo dằng dặc về đất nước , Bác đã bắt gặp cảnh đẹp thiên nhiên rồi hòa mình vào vẻ đẹp huyền ảo của đất trời . Nhưng niềm vui, say mê của Bác với thiên nhiên cũng đâu được trọn vẹn, bởi 1 nỗi lo luôn canh cánh trong Bác : đất nước đang lâm nguy...Có thể nói, Bá ko chỉ yêu quê hương dất nước mà còn yêu trăng...

"trăng vào cửa sổ đòi thơ

việc quân đang bận xin chờ hôm sau"

(tin thắng trận-HCM)

‘‘Cảnh Khuya’’ – bài thơ tứ tuyệt như một đóa hoa mang đậm hương sắc góp phần làm đẹp nền thơ ca kháng chiến . Tôi thẫn thờ ngồi ngắm trăng, ngắm bao tình thương mà Bác trao cho quê hương, đất nước, con người VN.

14 tháng 11 2016

Hay

Hôm qua anh thấy...Ôi người ấy, đang trong tay với cô nào đấy?Giật mình nhận ra không phải em,Chẳng biết em bây giờ đang ở đâu?Bao lâu ta đã không gặp nhau?Bao lâu chưa hỏi thăm vài câu?Nào ngờ hôm nay anh thấy thế này.Chẳng biết phải nên làm gì đây?Chưa 1 lần anh hết thắc mắc, sao em lìa xa anh này?Để tiếp tục con đường yêu bên cạnh người ấy.Chưa 1 lần anh ngưng suy nghĩ, anh đã làm sai...
Đọc tiếp

Hôm qua anh thấy...
Ôi người ấy, đang trong tay với cô nào đấy?
Giật mình nhận ra không phải em,
Chẳng biết em bây giờ đang ở đâu?

Bao lâu ta đã không gặp nhau?
Bao lâu chưa hỏi thăm vài câu?
Nào ngờ hôm nay anh thấy thế này.
Chẳng biết phải nên làm gì đây?

Chưa 1 lần anh hết thắc mắc, sao em lìa xa anh này?
Để tiếp tục con đường yêu bên cạnh người ấy.
Chưa 1 lần anh ngưng suy nghĩ, anh đã làm sai điều gì?
Hay là còn điều gì anh chưa bằng người ấy?

Người ấy có tốt với em, yêu em như anh đã từng yêu?
Người ấy có biết tính em hay trách móc, thích nuông chiều?
Anh nhớ em nhiều...Anh nhớ em nhiều...
Sao để lòng vơi bớt đi bao đêm đợi mong?

Người ấy có lớn tiếng hay luôn khiến em đau buồn không?
Người ấy có biết quý em hay yêu thương em thật lòng?
Anh nhớ em nhiều...Anh nhớ em nhiều...
Sao cho lòng vơi bớt đi nỗi buồn, nỗi đau trong lòng anh.

 

Anh Là Của Em
Chẳng dám hứa quá nhiều chuyện ngày mai
Hay vu vơ về chặng đường dài
Hôm nay anh bên em…
Ta sẽ luôn như hôm nay và anh chỉ cần có thế
Nếu đến lúc 2 ta giận hờn nhau
Hay yêu thương không như những phút đầu
Em hãy cứ tin rằng và hãy nhớ mãi là…(anh anh)
Anh…sẽ không nghi ngờ để tình ta chớm tắt
Anh…sẽ không bao giờ để em rơi nước mắt
Anh sẽ không bao giờ , anh sẽ không bao giờ…để em buồn dù chỉ là vài giây
Anh…sẽ lặng im những khi em hay cáu gắt
Anh…sẽ yêu em hơn bản thân , anh hứa chắc
Anh sẽ mãi mãi là , anh sẽ mãi mãi là…lá la là , lá la là..la lá

La…la là la lá la
Marry me , just marry me
La…la la la là lá
Marry me , just marry me
La…la là la lá la
Marry me , just marry me
La…la là la lá là
(Óh oh)

Sáng thức cùng giờ…đi làm chung 1 đường
Ăn chơi cùng ngày…đêm ngủ chung 1 giường
Tương lai to bự…cùng nhắm về 1 hướng
2 ta sẽ là 1 cặp vợ chồng không tầm thường
Cưới nhau vì nhau thấy gì khó qua cho qua
Chuyện lớn nhỏ cứ để anh em không cần lo xa
Giận cứ nói thẳng anh để em la cho đã
Bao nhiêu đó là đủ…hoy đi nha !
Mỗi khi em buồn anh sẽ tự nguyện vào vai thần thánh
Mang đi nỗi lo trên trời dưới đất mà không cần cánh
Còn chán thì anh sẽ tự nguyện nhập vào vai Trấn Thành
Hại não sáng đêm chỉ để nụ cười em luôn gần anh 
Xa em chỉ mới vài giờ đã thấy rằng…I miss you
Muốn nói với em 1 câu thật lòng là….I need you
Hôm nay bất chấp tất cả
Anh muốn nói với em là
Em ơi ! i wanna marry you

Từ nay anh là của em (eh)
Ta đã thuộc về nhau (oh)
Yên vui hay buồn đau…ta kề bên suốt đời
Từ nay em là của anh (eh)
Ta mãi thuộc về nhau (oh)
Yên vui hay buồn đau…em đừng lo…

 

 

 

 

 

2
7 tháng 10 2016

e như kiểu thất tình ấytranngocnam

 

7 tháng 10 2016

e ns qá

Cái đoạn này fai có sự nối tiếp lẫn nhau mới bt à

định nào đó của chủ. Ví dụ như kia, ông đang đứng bên cửa sổ và nhìn,nhìn ra xa xa và nghĩ, ngẫm nghĩ. Lúc ấy Bim liền đến ngồi xuống bênvà cũng nhìn, cũng nghĩ. Người không hiểu chó nghĩ gì, còn chó thì cóvẻ như muốn nói: "Giờ thì ông bạn phúc hậu của ta sẽ ngồi vào bàn,nhất định sẽ ngồi. Ông ấy sẽ đi bách bộ vài bước từ góc nọ sang góc kia,rồi sẽ ngồi xuống, rồi sẽ...
Đọc tiếp

định nào đó của chủ. Ví dụ như kia, ông đang đứng bên cửa sổ và nhìn,
nhìn ra xa xa và nghĩ, ngẫm nghĩ. Lúc ấy Bim liền đến ngồi xuống bên
và cũng nhìn, cũng nghĩ. Người không hiểu chó nghĩ gì, còn chó thì có
vẻ như muốn nói: "Giờ thì ông bạn phúc hậu của ta sẽ ngồi vào bàn,
nhất định sẽ ngồi. Ông ấy sẽ đi bách bộ vài bước từ góc nọ sang góc kia,
rồi sẽ ngồi xuống, rồi sẽ cầm cái que đưa lướt trên tờ giấy trắng, và tờ
giấy này sẽ thì thào khe khẽ. Trò ấy sẽ lâu đấy, vì vậy cho nên cả ta nữa,
ta cũng sẽ ngồi xuống bên ông ấy". Sau đó dúi dúi mũi vào lòng bàn tay
ấm áp của chủ. Và chủ nói:
- Nào, bé Bim, ta làm việc thôi. - Và đúng vậy, ông ngồi xuống.
Và Bim cuộn tròn nằm dưới chân ông, hoặc nếu ông bảo "Về chỗ" thì nó
sẽ đi về ổ đặt trong góc phòng và sẽ đợi. Nó đợi một cái nhìn, một lời
nói, một cử chỉ. Tuy vậy một lát sau cũng có thể rời ổ, hì hục với một
khúc xương tròn, chả gặm được đâu, nhưng là để mài răng cho sắc thôi,
- chỉ có điều là đừng làm
Nhưng khi Ivan Ivanưts đưa tay lên ôm mặt, khuỷu chống lên bàn, thì
Bim tới bên ông và đặt cái mõm có hai tai hai màu lên đầu gối ông. Và
cứ đứng thế. Nó hiểu, nó mơn trớn. Nó hiểu ông bạn nó có điều gì
không vui. Và Ivan Ivanưts cảm ơn nó:
- Cảm ơn mày, cu con ơi, cảm ơn Bim, - và cái que lại thì thào trên mặt
tờ giấy trắng.
Ở nhà thì thế đấy.
Nhưng ở ngoài đồng cỏ thì không phải thế. Ở ngoài ấy cả hai đều quên
hết mọi sự. Ở đó có thể chạy, nhảy nhót, đuổi bướm, lăn lóc trên cỏ, - cái
gì cũng được phép. Nhưng khi Bim đã tròn tám tháng tuổi thì ngay cả ở
đó nữa, mọi cái đều diễn ra nhất nhất theo khẩu lệnh của chủ: "Cho đi!",
thế là có thể đi chơi được, - "Lùi lại", rất dễ hiểu, - "Nằm xuống", quá rõ
rồi, - "Hấp!", là nhảy qua, - "Tìm đi", là đi tìm mẩu pho mát, - "Bên
cạnh", là đi bên cạnh chủ, nhưng chỉ phía bên trái thôi, - "Lại đây!", là
chạy mau về chỗ chủ, và sẽ được một miếng đường. Và đến tuổi một
năm thì Bim đã hiểu nhiều tiếng khác nữa. Đôi bạn, một người một chó,
càng ngày càng hiểu nhau hơn, yêu nhau và sống bình đẳng.
Nhưng đã xảy ra một việc làm đảo lộn cuộc sống của Bim, và chỉ trong
vài ngày nó đã trưởng thành vọt lên. Chuyện đó xảy ra chỉ là vì Bim
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 14
bỗng phát hiện ra một khuyết tật lớn, đáng lạ lùng của chủ.
Sự thể là thế này. Như một con thoi, Bim đang ra sức sục sạo kỹ lưỡng
trên đồng cỏ, cố tìm cho được miếng pho mát chủ ném ra thì chợt, giữa
các mùi khác nhau của cỏ, của hoa, của bản thân đất và dòng sông, sực
lên một luồng không khí khác thường và rạo rực: mùi của một con chim
gì đó, không giống tí nào với mùi những con chim Bim từng biết, - các
chú chim sẻ đủ loại, các chú vành khuyên vui tính, các chú chìa vôi và
các loại linh tinh khác mà đừng có hoài công đuổi bắt làm gì vô ích
(người ta đã thử rồi). Sực lên mùi một con chim gì đó chưa từng biết, nó
làm máu trong người nôn nao. Bim đứng sững lại, đưa mắt nhìn Ivan
Ivanưts, nhưng ông ta lại quay sang phía khác, tuyệt nhiên không nhận
thấy một cái gì cả. Bim lấy làm ngạc nhiên: ông bạn thế ra không đánh
hơi thấy. Vậy đích thị ông bị tật rồi! Và thế là Bim tự quyết định một
mình: nó lặng lẽ nhoài người bước lên, tiến đến gần cái không biết là gì
ấy, chẳng nhìn gì Ivan Ivanưts nữa. Bước chân nó mỗi lúc một dứt khoát
hơn, nó dường như chọn kỹ từng điểm để đặt từng bàn chân xuống,
làm sao cho không sột soạt, không vướng vào cành gai. Cuối cùng, cái
mùi ấy mạnh quá đến nỗi không thể nào tiến lên được nữa. Và Bim
đứng chết lặng tại chỗ, đờ ra như hóa đá, cái cẳng trước vẫn giơ lên,
chưa kịp đặt xuống đất. Đó là bức tượng một con chó, dường như do
một nhà điêu khắc điêu luyện tạo nên. Đó, lần đầu tiên nó đứng khựng
lại rình mồi là đó! Sự thức tỉnh đầu tiên của lòng đam mê săn mồi, ham
mê đến mức quên cả bản thân.
Ồ mà đâu phải, chủ nó khe khẽ bước tới bên nó, vuốt vuốt lên mình Bim
đang rùng rùng xúc động:
- Tốt, tốt, cu con ạ. Tốt lắm. - Rồi nắm lấy cổ dề nó: - Tiến... Tiến lên...
Nhưng Bim chịu chết: đứt hơi rồi.
- Tiến... Tiến lên... - Ivan Ivanưts lôi nó.
Và nó cất chân bước! Rón rén, rón rén. Chỉ còn một tí nữa thôi, - cái
chưa từng biết kia hình như sát đâu đây. Nhưng bỗng một hiệu lệnh gắt
- Tiến lên!!!
Bim lao lên. Một con chim cun cút bay vọt ra ồn ào. Bim xốc tới và...
đuổi theo, cắm đầu cắm cổ, dốc toàn lực.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 15
- Lùi lại-i - Chủ nó hét lên.
Nhưng Bim chẳng nghe thấy gì cả, dường như cũng chẳng có tai để mà
nghe nữa.
- Lùi lại-i! - Một tiếng còi. Lùi lại-i! - Một tiếng còi nữa.
Bim cứ thế phóng thục mạng cho đến lúc mất hút con chim cun cút, sau
đó quay trở về, vui vẻ, tươi hơn hớn. Nhưng thế này là thế nào nhỉ? Chủ
nó mặt sa sầm, nghiêm khắc nhìn nó, chẳng vuốt ve nó. Mọi chuyện thế
là rõ: ông bạn nó không đánh hơi thấy cái gì cả! Ông bạn bất hạnh... Bim
liếm liếm tay ông với một vẻ thận trọng, qua đó nói lên một lòng
thương xót đáng cảm động trước cái khiếm khuyết quá nổi bật có tính
chất di truyền của con người thân cận nhất của nó.
Ông chủ nói:
- Mày thật chả ra thế nào cả, đồ ngốc ạ. - Rồi bằng giọng vui vẻ hơn: -
Nhưng không sao, nào, ta bắt đầu, Bim, một cách thực thụ. - Ông tháo
cái cổ dề ra, thay vào đó một cái khác (vướng víu khó chịu) và móc vào
đó một sợi dây da dài: - Tìm đi.
Bây giờ thì Bim đi tìm một cái mùi chim cun cút, chỉ cái mùi ấy thôi. Và
Ivan Ivanưts dẫn nó đến cái chỗ con chim vừa mới bay chuyền tới. Bim
thật không ngờ là ông bạn mình đã nhìn thấy đại để cái nơi con cun cút
đậu xuống sau cuộc đuổi bắt nhục nhã kia (đánh hơi thì tất nhiên ông
chẳng thấy đâu, nhưng nhìn thì ông ta đã nhìn thấy).
Và cái mùi ấy, chính nó đây rồi! Bim không để ý sợi dây da, lao thẳng
lên, kéo, kéo, ngẩng cao đầu mà kéo căng ra... Một lần nữa nó lại dừng
lại! Nó sửng sốt trước vẻ đẹp kỳ lạ của ánh nắng trên nền trời chiều, một
vẻ đẹp dễ mấy ai hiểu nổi. Ivan Ivanưts xúc động run lên, nắm lấy đầu
dây da, cuộn chặt vào tay, khẽ ra lệnh:
- Tiến... Tiến lên...
Bim kéo cương bước đi. Và một lần nữa lại đứng khựng lại.
- Tiến lên!!!
Bim lại lao bổ lên, như lầu đầu. Lần này con chim cun cút vỗ cánh
phành phạch bay vọt lên. Bim lại xông lên một cách ngớ ngẩn để đuổi
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 16
bắt con chim, nhưng... sợi dây da giật mạnh bắt nó phải nhảy lùi lại.
- Lùi lại!!!! - Chủ nó quát. - Lùi lại!!!
Bim ngã xuống, quay lơ.
Nó chẳng hiểu là thế nào. Và một lần nữa lại kéo căng dây cương về
phía có con cun cút.
- Nằm xuống.
Bim nằm xuống.
Và một lần nữa mọi sự lặp lại, lần này là với một con chim cun cút khác.
Nhưng bây giờ Bim cảm thấy cái giật của sợi dây cương sớm hơn lần
trước, và nghe thấy lệnh thì nằm bẹp xuống, run lên vì xúc động, vì
hăng say và đồng thời cũng vì buồn, và nản: tất cả những cái đó hiện ra
trong bộ dạng nó, từ mũi đến đuôi. Mà đau thật cơ! Và không phải chỉ
vì sợi dây cương ác nghiệt đáng ghét kia, mà còn vì cái gai bên trong
vòng cổ dề nữa.
- Vậy đấy, Bim ạ. Phải thế, không khác được. - Ivan Ivanưts âu yếm vuốt
lông Bim.
Chính từ ngày ấy Bim đã trở thành con chó săn thực thụ. Cũng từ ngày
hôm ấy nó đã vỡ nhẽ ra rằng chỉ mình nó, chỉ một mình nó thôi là có thể
biết được con chim ở đâu, còn ông chủ nó thì chịu, và cái mũi ông ta có
chẳng qua chỉ là để cho đẹp mắt. Bắt đầu một sự nghiệp thực thụ mà cơ
sở của nó là ba tiếng: không được, lùi lại, tốt.
Rồi sau đó - chao ôi! Sau đó là khẩu súng! Một phát nổ đoàng. Con cun
cút rụng xuống như bị dội nước sôi.
Và té ra là đuổi bắt chim cun cút là một chuyện hoàn toàn không nên,
chỉ tìm nó thôi, xùy cho nó bay lên, rồi nằm xuống. Mọi việc sau đó do
ông bạn nó đảm nhiệm.
Thế là hòa: Chủ không có tài đánh hơi, chó không có súng.
Tình bạn đầm ấm và lòng chung thủy đã biến thành niềm hạnh phúc
như vậy đó, bởi vì bên nọ hiểu bên kia và không đòi hỏi ở bên kia nhiều
hơn cái mà bên kia có thể cho được. Đó là cơ sở, là hương vị của tình
bạn.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 17
Lên hai tuổi Bim đã trở thành một con chó săn xuất sắc, cả tin và ngay
thẳng. Nó đã biết được gần một trăm từ liên quan đến săn bắn và cuộc
sống ở nhà: Ivan Ivanưts nói "Đưa đây" ư, - Xong ngay; nói "Đưa dép
đây", - nó đưa. "Mang bát đến đây", nó ma đến; "Ngồi lên ghế!" - nó
ngồi. Thế đã ăn thua gì! Chỉ nhìn mắt nó là đã hiểu rồi: chủ nhìn người
nào bằng con mắt thân thiện thì đối với Bim cũng từ cái phút ấy người
ấy là người quen; chủ nhìn bằng con mắt ác cảm ư thì Bim có lần thậm
chí đã nổi đóa lên nữa, ngay cả khi nó bắt nhận được trong giọng nói
người kia một cái ý nịnh nọt (nịnh ngọt như mía lùi). Nhưng Bim không
cắn ai bao giờ, dù có bị xéo lên đuôi. Ban đêm, nó sủa lên để báo trước
có người lạ đang tới, xin mạn phép thế thôi chứ cắn thì không, trong bất
kể trường hợp nào. Quả thật là thông minh có nòi.
Về đầu óc thông minh thì Bim đã biết cả đến như thế này: nó đã tự hiểu
ra được, bằng cái trí não của chính bản thân nó mà đi tới được chỗ biết
cào cửa để người ta mở ra cho. Có lần Ivan Ivanưts bị ốm, không đi dạo
với nó được và thả cho nó đi một mình, Bim chạy nhông một tí, giải
quyết những việc cần thiết rồi vội vã trở về. Nó đứng dựng hai chân
sau, cào cào cánh cửa, kẽ kêu ăng ẳng vài tiếng như khẩn cầu, và cánh
cửa đã mở ra. Chủ nặng nề lê bước lệt sệt ra hành lang đón nó, vuốt ve
nó rồi lại lên giường nằm. Đó là những khi ông chủ nó, một người đã
luống tuổi, bị ốm (và càng ngày ông càng hay bị ốm vặt thế, điều mà
Bim không thể không nhận thấy).
Bim nắm được rất chắc; cứ cào vào cửa, thế nào người ta cũng sẽ mở cho
vào; cái cửa sinh ra chính là để cho người ta có thể vào được: khắc yêu
cầu, khắc vào được. Đứng trên quan điểm của một con chó, đó đã là một
niềm tin vững chắc.
Có điều là Bim không biết, nó không biết và không thể biết được rằng
niềm tin ngây thơ ấy về sau này đã đem lại cho nó biết bao sự vỡ mộng
và tai ương, nó không biết và không thể biết rằng có những cánh cửa
không mở ra, dù nó có cào đến
Nhưng đó là chuyện về sau, chuyện chưa biết, và bây giờ chỉ còn một
điều để nói: Bim, một con chó có tài đánh hơi xuất sắc, dẫu sao cũng vẫn
là đáng ngờ; nó không được cấp giấy chứng chỉ chó nòi. Ivan Ivanưts đã
hai lần đưa nó đi triển lãm: người ta đã đưa nó xuống đài không cần
đánh giá. Nghĩa là nó bị loại.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
Chương 1: Hai Thày Trò Một Buồng Trang 18
Nhưng Bim vẫn cứ không phải thuộc một giống nòi vô tích sự, mà là
một con chó thực thụ, tuyệt vời: nó đã bắt đầu công việc săn chim từ lúc
tám tháng tuổi, Và săn ra săn! Những muốn tin rằng trước mắt nó mở ra
một tương lai tốt đẹp.
Con Bim Trắng Tai Đen G.trôieppônxki
CHƯƠNG 2
RỪNG XUÂN
Vào mùa săn thứ hai, tức là năm thứ ba sau khi Bim ra đời, Ivan Ivanưts
cho nó làm quen với rừng. Đó là một chuyện hết sức lý thú đối với cả
chó lẫn chủ.
Trên bãi cỏ và cánh đồng kia mọi cái đều thấy rõ ràng: khoảng rộng,
ngọn cỏ, cây lúa, lúc nào cũng trông thấy bóng chủ, cứ lao như một con
thoi sục sạo ngang dọc, tìm kiếm, phát hiện, khựng lại và đợi lệnh.
Tuyệt! Còn ở trong rừng đây thì lại hoàn toàn khác hẳn.
Đầu mùa xuân.
Khi hai thầy trò đến đây lần đầu, trời chỉới hoàng hôn, nhưng giữa các
hàng cây đã nhọ mặt người mặc dù bóng lá còn chưa hiện. Ở dưới thấp
mọi vật đều sẫm màu: các thân cây, lớp lá màu nâu thuẫn của năm
trước, các ngọn cỏ khô, và ngay cả đến những trái kim anh đỏ thắm của
mùa thu cầm cự được qua mùa đông, giờ đây nom cũng cứ như những
hạt cà phê vậy.
Cành lá khẽ xào xạc gió nhẹ, nghe lơ thơ và trần trụi: chúng như sờ soạng nhau
khi chạm nhau ở đầu cành, khi thì khẽ đụng nhau ở giữa
cành: chúng còn sống không nhỉ? Ngọn cây khe khẽ lắc lư, - dù không
lá, cây có vẻ vẫn còn sống. Muôn vật xào xạc huyền bí và ngào ngạt mùi
hương: cả những cây kia, cả lớp lá dưới chân, mềm mại và quyện hương
xuân của đất rừng, cả các bước chân của Ivan Ivanưts bước đi rón rén và
êm ru. Đôi ủng của ông cũng xào xạc, và vết chân ông ở đây cũng sực
mùi hơn ở ngoài đồng. Sau mỗi gốc cây lại có một cái gì mới lạ, bí hiểm.
Chính vì vậy mà Bim không rời xa Ivan Ivanưts quá hai chục bước: nó
chạy lên trước - tạt trái, tạt phải - rồi chạy trở lại, rồi nhìn mặt chủ, ý hỏi:
"Ta sa vào đây để làm gì thế nhỉ?".
- Không biết để làm gì à? - Ivan Ivanưts đoán hiểu. - Rồi sẽ biết, Bim ạ
rồi sẽ biết. Cứ đợi tí.

nữa này
 

6
7 tháng 10 2016

Hay !

7 tháng 10 2016

còn khá nhìu

Gịot nước mắt đẫm hàng mi ngày bố nó wa đời, rùi hàng mi đầy nước mắt ngày mà mẹ nó theo người.Những lời dèm pha chê trách người hàng xóm nói ai cười, mẹ đi trong tủi nhục mặc cho bao lời nói hai người.Ai sẽ lo cho nó khi ông bà ngọai đã già yếu?Ai chăm sóc cho nó được bằng như mẹ hiền dấu iu?Ai chở nó đi học rùi lại đón nó mỗi chiều?Ai đắp chăn cho nó mỗi khi đêm lạnh gió...
Đọc tiếp

Gịot nước mắt đẫm hàng mi ngày bố nó wa đời, rùi hàng mi đầy nước mắt ngày mà mẹ nó theo người.
Những lời dèm pha chê trách người hàng xóm nói ai cười, mẹ đi trong tủi nhục mặc cho bao lời nói hai người.
Ai sẽ lo cho nó khi ông bà ngọai đã già yếu?
Ai chăm sóc cho nó được bằng như mẹ hiền dấu iu?
Ai chở nó đi học rùi lại đón nó mỗi chiều?
Ai đắp chăn cho nó mỗi khi đêm lạnh gió đìu hiu?
Em đã khóc khó thật nhìu nhưng có ai xót xót cho em?
Nó thèm đồng tiền lẻ của mẹ cho nó để ăn kem,
Nó thèm tiếng à ơ của mẹ rku nó ngủ trong đêm,
Nhưng có lẽ sẽ là kí ức mà nó giấu sâu mãi trong tim.
Vì mẹ đã nhẫn tâm:
Bỏ em đứng khóc góc hiiên nhà, 
Theo người đàn ông lạ mẹ nhìn em không chút xót xa
Tay mẹ rút vài trăm ngàn nhét vội cho ông bà
Bước lên chiếc xe lạ rùi bóng mẹ dần dần xa.
Và ngày tháng trôi wa lời chế giễu, lời dèm pha
Nó vẫn nghe, vẫn pít, nó vẫn mặc kệ người tar
Nhưng đâu đó trong suy nghĩ nó vẫn không thể bỏ ngòai tai
Những lời đó như động lực giúp nó cứ lao vào sa đà
Cứ thế nó bỏ học bắt đầu pít cãi lời ông bà
Ăn cắp hết tiền nhà cùng tụi bạn bỏ đi xa
Bước chân lên Sài thành_nơi lộng lẫy xa hoa
Bắt đầu tập tành chơi từ việc cà phê vs thuốc lá
Tập xiếc nổ bồ đà, rùi dần dần chơi vs ma
Cái túi không còn đạn bắt đầu ăn cắp của người tar
Cướp giật, xin đễu, lập băng đâm chém vs người lạ
Rùi một ngày nó đã bị bắt khi giao hàng cấm trong wán baz
Tòa tuyên nghe mức hình phạt là tám năm ngồi trong nhà đá
Bước chân như ngã quỵ không pít tới bao giờ được ra
Tương lai như khép lại không pít bao giờ mới được thả
Nó được về vs xã hội nó sẽ được sống như người tar
Ngày nó vào trại chỉ có ông bà nó đến thăm
Nó nói vs ông bà là "Kon nhớ mẹ lắm"
Gịot nước mắt nó ngậm ngùi ông bà chỉ pít ngồi lặng thầm
Nó bước quay vào trong vs một nỗi pùn sâu thẳm
Giấc ngủ đêm nay nó mún mơ mình thấy mẹ
Thấy mẹ đến thăm nó và sẽ hát ru cho nó nghe
Nó sẽ nằm trong lòng mẹ và ngủ một giấc thật là dài
Nó sẽ ôm chặt lấy mẹ, giữ mẹ của nó lại mãi mãi
Nếu như ngày đó mẹ nó không bước theo đam mê
Nếu mẹ ở lại thật thì cuộc đời nó đâu như thế 
Nếu như còn có mẹ thì tương lai nó đâu ê chề
Và nếu nó còn có mẹ thỉ cuộc sống đã bình yên nơi vùng wê
Đôi lúc nó rất hận và dường như căm ghét mẹ lắm
Mẹ bỏ rơi cuộc sống nó con tàu bé nhỏ như bị đấm
Giữa cuộc đời này cám dỗ vs những con đường đi sai lầm
Nó vấp ngã thật là đau rùi phải đướng dậy trong âm thầm
Giờ đây sau song sắt, bộ quần áo sọc trắng đen
Giọt nước bùn lăn trên mắt thấm vào môi vị đắng men
Ngồi đếm từng vết cắt làm nước mắt càng đáng thêm 
Và đôi lúc lòng đau thắt khi hình ảnh mẹ bị lấm lem
Nó đã rất rất là bùn khi mà mẹ không đến thăm 
Nó cứ chờ mẹ mãi chờ mẹ hòai theo tháng năm
Cò lẽ mẹ đã quên thằng con hư như nó rùi
Nhưng nó sẽ lun mãi nhớ lun giữ hình ảnh mẹ mãi thui.
Giờ đây sau song sắt..........nhưng nó lun mãi nhớ lun giữ hình ảnh mẹ mãi thui.

cảm nhận đi
13
11 tháng 5 2016

Bài này cũng hay, nhưng bạn dùng từ ngữ còn sai nên nó hơi cu te xíu

11 tháng 5 2016

khocroi

28 tháng 11 2016

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Trong dân gian lưu truyền những tấm gương sáng về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ (Nhị thập tứ hiếu). Câu chuyện cảm động về nàng Thoại Khanh dắt mẹ đi ăn xin, gặp cảnh ngặt nghèo đã cắt thịt ở cánh tay mình để dâng mẹ ăn cho đỡ đói. Có lẽ người xưa đã dùng cách nói cường điệu để nêu gương hiếu thảo trong những tình huống đặc biệt. Còn trong cuộc sống hằng ngày, lòng biết ơn cha mẹ của con cái được thể hiện qua những lời nói và việc làm cụ thể.

Đó là cốc nước mát ân cần trao tận tay khi cha mẹ vừa đi làm về nắng nôi, mệt nhọc; là bát cháo nóng lúc cha mẹ ốm mệt; là sự cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của gia đình nên không đua đòi ăn diện quần nọ, áo kia… Quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, thành niềm vui, niềm tự hào của cha mẹ.

Theo năm tháng, em ngày một trưởng thành và cha mẹ em sẽ ngày càng già yếu. Khi đó, dù đã có cuộc sống riêng, dù bận bịu công việc đến mấy, em vẫn nhớ tới bổn phận của mình là chăm sóc cha mẹ chu đáo và thực sự trở thành chỗ dựa của cha mẹ lúc tuổi già.

Kính yêu cha mẹ là tình cảm tự nhiên của con người. Bổn phận, trách nhiệm và lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ là thước do phẩm chất đạo đức của mỗi người. Câu ca dao: Công cha như núi Thái Sơn… được lưu truyền từ đời này sang đời khác và mãi mãi như một lời nhắc nhở con cái phải hiếu thảo với cha mẹ.

Tham khảo nhé , chúc bn hok tốt !

28 tháng 11 2016

Lời ca dao tuy giản dị mà ý nghĩa thật lớn lao, nó ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.Vẫn là thi pháp thường thấy trong ca dao, các tác giả dân gian dùng cách nói ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, song hành với nhau: Công cha đi liền với nghĩa mẹ. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta mượn hình ảnh núi Thái Sơn và nước trong nguồn vô tận để so sánh với công lao nghĩa mẹ

Cha mẹ sinh con ra, nuôi con mau lớn thành người. Tấm lòng cha mẹ dành cho con thật vô tận, nó chỉ có thể sánh với núi sông hùng vĩ trường cửu mà thôi. Công cha lớn lao như núi, cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, học hành, khôn lớn thành người. Người cha như chỗ dựa tinh thần và vật chất cho con, cha nâng niu ôm ấp chăm chút cho con, ai có thể quên công lao trời biển ấy. Chín tháng mang nặng rồi đẻ đau, mẹ chắt chiu từng giọt sữa ngọt ngào nuôi con khôn lớn. Lúc con khoẻ mạnh cũng như khi ốm đau lòng mẹ giành cho con: như biển Thái Bình dạt dào. Không có cha mẹ làm sao có chúng ta được: con có cha mẹ, không ai ở lỗ nẻ mà lên, tục ngữ đã dạy ta bài học đó. Câu ca dao đã nâng công lao của cha mẹ lên tầm kỳ vĩ sánh với vũ trụ, đất trời. Những hình ảnh tuy giản dị đơn sơ mà thấm đượm lòng biết ơn vô hạn của con cái với mẹ cha.Công lao trời biển của cha mẹ sao kể hết bằng lời. Trong những dòng trữ tình hàm súc ấy ẩn chứa một chân lí ngàn đời, chân lí ấy phải được chuyển hoá thành hành động, hành động của lòng biết ơn.Ông cha ta dạy kẻ làm con phải: thờ mẹ kính cha phải giữ tròn phận sự của kẻ làm con. Đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu. Hiếu ở đây là hiếu thuận, hiếu nghĩa, là cư xử làm sao cho kính trọng, yêu thương. Đó cũng là cách sống, cách thức làm người, lẽ sống của con người. Với cha mẹ phải thương yêu ngoan ngoãn vâng lời, lúc nhỏ thì chăm ngoan học giỏi, lớn lên trở thành người công dân tốt, đứa con hiếu thuận trong gia đình. Phải tuân theo những cách thức ứng xử hợp đạo lý. Hai chữ một lòng thế hiện niềm thuỷ chung, son sắt không thay đổi.

Chúc bn hc tốt!