Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Tôi là một cây thông - loài cây đáng yêu được nhà nhà kiếm tìm trong dịp Noel. Sau ngày lễ tưng bừng trang trọng ấy, tôi lại được đem vào trồng lại trong rừng để đến mùa sau tiếp tục góp vui cho con người. Như vậy nghĩa là tôi đã đi qua nhiều mùa Noel lắm và cũng chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động. Nhưng có một câu chuyện khiến tôi nhớ mãi. Câu chuyện về cô bé bán diêm trong một đêm Noel rét mướt.
Phải, đó là một đêm giao thừa, cái rét ùa về như cắt da cắt thịt. Tôi được đặt trong phòng khách sang trọng một ngôi nhà có cửa kính nhìn ra ngoài đường. Tôi đang trầm ngâm chờ thời khắc giao thừa thì ngoài đường có tiếng la ầm ĩ của bọn trẻ con. Tôi nhìn ra, thấy đám trẻ con nhà giàu hư đốn đang chuyền nhau chiếc giày rách nát của một cô bé bán diêm. Cô bé gầy gò, yếu ớt, ăn mặc rách rưới đuổi theo chúng đến ngã nhào trên tuyết. Chiếc giày còn lại của cô tuột ra, một chiếc xe trượt tuyết chạy qua, cô né người vội tránh, bánh xe nghiến vào chiếc giày rồi cuốn cả đi. Cô bé ôm mặt khóc nức nở đầy bất lực. Lòng tôi trào lên niềm thương xót khôn nguôi. Cô bé là con cái nhà ai mà tội vậy?
Tôi đem câu hỏi ấy hỏi cậu bàn ăn trong phòng. Cậu ta lắc đầu ngậm ngùi kể cho tôi nghe về cô bé. Trước đây, nhà cô ở ngay phía sau ngôi nhà tôi đang đứng. Đó cũng là một ngôi nhà bình thường như bao ngôi nhà khác, không giàu có sang trọng nhưng rất ấm áp yên vui. Thế rồi mẹ cô bé mất, bà nội - người yêu thương cô nhất cũng ra đi. Cha cô buồn tủi, chán chường suốt ngày uống rượu không thiết đến chuyện làm ăn khiến gia cảnh ngày một lụi bại. Thế rồi, ngôi nhà bị tịch thu, hai cha con phải dọn đến một ngôi nhà tồi tàn để ở. Cô bé phải đi bán diêm từ ngày ấy. Hàng ngày, cô đi rao suốt dọc phố từ sáng sớm đến tận tối mịt mới về, vậy mà vẫn còn bị cha đánh đập. Đêm nay giao thừa, có lẽ cha cô lại uống say bắt con đi bán diêm...
Cô bé vẫn bơ vơ trên đường. Người như co lại trong chiếc áo choàng rách nát. Gặp ai cô cũng đưa diêm ra mời. Nhưng trong cái đêm đặc biệt như đêm nay, ai ai cũng vội vàng đi về với gia đình, có ai để ý đến một cô bé bán diêm? Hai chân cô bé như tím bầm, đông cứng lại, cô không bước tiếp được nữa. Ánh mắt cô bé nhìn về phía chúng tôi thèm thuồng, xót xa. Rồi cô nhìn xuống những bao diêm... Cô cố gắng len chân về phía khe tường giữa hai ngôi nhà kề nhau. Tôi thấy cô lặng lẽ giở một bao diêm và quẹt que diêm đầu tiên. Ánh sáng của que diêm phản chiếu ánh mắt lấp lánh của bé. Tôi thấy trong đôi mắt ấy hiện lên một lò sưởi ấm áp, đôi chân cô bó khẽ duỗi ra như để sưởi cho ấm. Thế rồi que diêm thứ nhất vụt tắt. Đôi mắt cô bé như hụt hẫng, cô do dự thoáng chốc rồi quẹt tiếp que diêm thứ hai. Đôi mắt cô long lanh, bờ môi khẽ cử động, có lẽ cô đang thấy hình ảnh một bàn ăn đủ đầy, sang trọng. Que diêm thứ hai vụt tắt, cô quẹt tiếp que diêm thứ ba. Lần này, khi ánh sáng vừa loé lên, tôi như thấy chính hình ảnh của mình trong mắt cô bé. Trên mình tôi treo rất nhiều thứ đồ chơi và cô bé đang sung sướng chạy nhảy xung quanh tôi. Nhưng rồi ảo ảnh lại vụt tan, cô bé háo hức quẹt tiếp que diêm thứ tư. Tôi không rõ cô bé nhìn thấy gì trong que diêm ấy, chỉ biết gương mặt cô sáng bừng lên một cách kì lạ. Đôi mắt rạo rực, ấm áp và say mê. Khi que diêm thứ tư vụt tắt, tôi nghe cô hoảng hốt nói trong nước mắt giàn giụa:
Bà ơi! Bà đừng bỏ cháu! Bà cho cháu đi theo bà về với Thượng đế chí nhân! Bà đã hứa là sẽ không bao giờ bỏ cháu....!
Vừa nói cô vừa vội vàng quẹt hết que diêm này đến que diêm khác. Cũng chính lúc ấy, giờ giao thừa đã điểm. Trong ngôi nhà tôi đang đứng, mọi người ùa đến quanh tôi. Tôi phải trở lại với công việc của mình không tiếp tục dõi theo cô bé bán diêm được nữa.
Sáng hôm sau, tôi thấy có tiếng lao xao nơi khe tường tối qua cô bé bán diêm đã đứng. Tôi thấy người ta tụ tập rất đông bàn tán. Cô bé bán diêm đêm qua đã chết. Cô chết giữa rất nhiều những que diêm đã cháy.
Có lẽ nó muốn sưởi cho ấm - tiếng một ai đó cất lên bình thản.
Đã nhiều mùa Giáng sinh qua đi, cái chết của cô bé bán diêm khiến tôi bị ám ảnh khôn nguôi. Tôi không còn thấy vui mừng mỗi khi Giáng sinh về mà ngoài đường còn có những cô bé bán diêm... Và tôi ước trên đời này sẽ không còn những cô bé, cậu bé bán diêm như vậy nữa.
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
1,
Trên cuộc sống này, ai cũng cần có một gia đình. Tôi cũng vậy, tổ ấm của tôi bao giờ cũng tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.
Người ta thường ví thời gian như một dòng sông trôi mãi, mới đó mà đã hai mươi năm. Tôi bây giờ đã là một bác sĩ làm việc ở bệnh viện tỉnh được khoảng năm năm nay rồi. Tôi ngày nào cũng tất bật lo cho công việc ở bệnh viện. Có khi về đến nhà thì con tôi cũng đã ngủ từ lâu. Chồng tôi đi dạy học ở một trường trung học khá lớn ở tỉnh. Ngày ngày anh ấy đi làm, trưa về nhà lo cơm nước rồi lại đi tiếp. Ngày qua ngày, mỗi người một việc, không ai trách ai. Cô con gái bé bỏng của tôi đang học lớp một. Tuy bằng tuổi với mấy đứa bạn cùng lớp nhưng nó cao hơn và thông minh hơn hẳn chúng bạn. Cô bé sở hữu chiều cao của cha, trí thông minh của cả mẹ và cha.
Từ lúc bé, tôi đã mơ ước rằng mình sẽ được làm một người bác sĩ thật giỏi. Điều đó bây giờ đã trở thành sự thật sau một thời gian dài phấn đấu không ngừng. Cái mơ ước ấy bắt đầu xuất hiện trong tôi từ khi ông của tôi bị bệnh, không đủ chi phí để điều trị nên đã qua đời. Tôi buồn lắm. Nhưng bây giờ, tôi đã biến cái ước mơ cao xa đó thành sự thật. Tôi chuyên khoa tai mũi họng, khám cho những người lớn. Tôi không biết bệnh nhân của tôi có hài lòng về thái độ và tác phong làm việc của tôi hay không nhưng có lẽ họ sẽ bảo thầm: “Cũng rất tốt đấy chứ. Thái độ không đến nỗi tệ”. Tôi tự mình ngồi xét lại những hồ sơ bệnh nhân vào cuối mỗi ngày, và cũng ngồi xét lại những hành động, thái độ trong ngày. Tối về nhà, tôi cùng ngồi ăn cơm với gia đình, làm phần việc còn lại của mình và đi ngủ.
Bao giờ chồng tôi cũng dậy sớm hơn tôi. Sáng nào cũng vậy, sau khi lo xong bữa điểm tâm cho cả nhà, anh ấy trở về phòng, đánh thức tôi dậy, rồi cả hai chúc nhau một buổi sáng tốt lành. Cả nhà ăn sáng xong, bố của đứa con thân yêu của chúng tôi đưa nó đến trường, tiện thể đưa tôi đến bệnh viện. Đứa con gái ngồi nấp sau lưng ba, dựa vào lòng mẹ, ríu rít ca hát suốt quãng đường đến trường. Chồng tôi vừa đi vừa hỏi chuyện học hành, làm việc của hai mẹ con, nhắc lại những điều hai mẹ con cần sữa chữa, lưu ý. Đến trường của con, chồng tôi đón lấy con gái yêu từ bàn tay tôi, hôn lên má rồi trao lại để tôi dắt bé vào lớp học. Sau đó chở tôi đến bệnh viện, anh ấy không quên câu nói quen thuộc: “chiều nay anh lại đến đón nhé!”. Chồng tôi, anh ấy lúc nào cũng làm tốt công việc của mình.
Rồi còn cả cô con gái xinh xắn bé bỏng của tôi nữa. Về trí tuệ của nó thì tôi không phải lo. Cô bé giỏi đều các môn, nhất là cô bé viết chữ khá đẹp và học giỏi nhất môn Toán. Nó lúc nào cũng tự giác làm bài tập về nhà. Cô con gái của tôi lại còn rất yêu thích thiên nhiên và trồng cây từ khi nó vừa vào lớp Mầm. Tôi yêu nó hơn cũng chính vì điều đó.
Hiện tại, gia đình tôi tuy không sống với ông bà của cháu bé nhưng đều đặn chúng tôi vẫn thường về thăm cha mẹ. Nhà nội gần nên cứ cuối tuần, vào ngày chủ nhật, chúng tôi lại đưa đứa cháu duy nhất của ông bà về nhà chơi. Cháu gái của ông bà rất thích những món đồ chơi mà ông bà làm tặng cho nó như những con cào cào làm bằng lá dừa, những cái kèn lá… Vườn cây nhà ông bà luôn cuốn hút đứa trẻ thơ ngây. Nhà ngoại thì xa lắm nên thỉnh thoảng, ông bà ngoại chỉ gặp cháu có mấy tuần hè thôi. Cịn cháu khi về ngoại thì cũng vui không kém gì về nội. Về ngoại, con tôi được nô đùa dưới sóng biển cùng với anh chị em họ của nó. Gió và sóng đã xóa đi những căng thẳng về học tập của con gái tôi, cháu lại được hòa mình cùng với chúng bạn hàng xóm bằng những trò chơi dân gian mà lúc nhỏ tôi vẫn hay chơi. Đây cũng là những dịp để chúng tôi báo hiếu cho cha mẹ.
Gia đình tôi bây giờ tuy luôn bận rộn nhưng lúc nào cũng dành thời gian quây quần bên nhau, trao đổi sinh hoạt với nhau, trò chuyện chia sẻ nỗi buồn chuyện vui cho nhau nghe. Khoảng bảy giờ tối thứ bảy, gia đình của tôi lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung như nói về thời sự, chuyện học tập của con, công việc của ba và mẹ… “Có lúc cả nhà lại kể những mẫu chuyện vui cho nhau nghe, mở truyền hình xem những chương trình bổ ích, nói về sai sót của thành viên nào đó trong gia đình và còn nhiều lắm.
Giờ đây theo thời gian, con tôi lớn dần lên. Rồi một ngày tôi nhận được từ tay nó tấm bằng vở sạch chữ đẹp cấp trường, cấp huyện rồi cả cấp thành phố, rồi tấm bằng khen học sinh giỏi Toán… Mấy ngày hôm đó, cả gia đình tôi ai cũng thêm yêu thương đứa con gái bé bỏng của gia đình mình nhiều hơn nữa. Rồi đến chồng tôi lại được nhận bằng giáo viên giỏi. Tôi cũng được khen. Cả gia đình từ đó nhân đôi niềm hạnh phúc. Những buổi sinh hoạt gia đình sau hôm đó chỉ toàn đưa ra những thành tích tốt của mọi người. Phần nhỏ còn lại để dành cho một vài lời góp ý.
Cô bé con tôi được nghỉ hè. Vào một buổi trưa hè, nó đến nói với tôi như ngày xưa tôi đến nói với bà ngoại nó, khẽ hỏi tôi: “Tương lai sau này của con sẽ như thế nào hả mẹ?”. Tôi chợt nhớ lại những khi xưa, trong một buổi trưa hè, tôi cũng đến bên mẹ tôi hỏi đúng như câu đó. Và vẫn cứ câu trả lời khi xưa mà mẹ dành cho tôi, tôi nhẹ cười và bảo: “tương lai con sẽ do chính con quyết định. Nếu con muốn trở thành giống như mẹ thì cố gắng lên con sẽ làm được. Hãy dựa vào chính mình, cố gắng quyết tâm thì tương lai của con sẽ ngoan ngoãn trong tay con, nó sẽ vâng theo những lệnh mà con nói với nó. Cố gắng lên con nhé!”.
Và cứ như thế, dòng thời gian đã làm cuộc sống ta thay đổi. Tương lai của tơi đã được dệt nên từ ước mơ của hai mươi năm về trước. Quan trọng là ta phải có nghị lực để có thể quyết định chính tương lai của mình.
1 .
"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.
Tôi là Dương Thiên Linh, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 10 của trường THPT Hoàng Mai, Nghệ An. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.
Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.
Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.
Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.
Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.
Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.
Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.
Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.
Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.
Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.
Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?
Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…
Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.
Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.
Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.
Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.
Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.
Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.
Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".
Tả về công việc mà bạn , Vd : Ca sĩ , diễn viên ,...
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?
Nói đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng đót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký “Những ngày thơ ấu” là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra: tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hạnh.
Đoạn trích Trong lòng mẹ là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn - cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết rục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ - cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ. Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc:“Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều, khi tất cả tình yêu với mẹ đã được nhà văn giãi bày trên trang giấy.
Một đoạn trích ngắn, một tình yêu vô bờ bến nhà văn dành cho mẹ đã khiến cho bao trái tim trẻ thơ thổn thức. Điều quan trọng hơn, nhà văn đã đem đến cho ta những giờ phút suy ngẫm về vai trò Người Mẹ. Có lẽ vì những ngày thơ ấu in đậm trong hoài niệm đã làm nên một hồn văn nhân ái Nguyên Hồng sau này chăng?