K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

Muốn nhắn nhủ rằng truyện cổ tích nước ta có1 tính chất văn minh và có truyền thống từ lâu đời để ca ngợi con cháu và để nhắc nhở chúng ta câu chuyện cổ tích nước ta tuyệt vời nhưng có ý nghĩa vô cùng sâu xa chỉ có người thông minh và hiểu được nó sau câu chuyện cổ tích đó chính là sự cân bằng của từng câu chuyện từng mức án này đến mức án chia từ thời xưa quan chức nọ đều nhắn nhủ rằng cổ tích nước Nam đều có một truyền thống uống nước nhớ nguồn tôn sư trọng đạo

6 tháng 6 2016
 
Lòng yêu nước trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ. Bản thân là anh bộ đội Trường Sơn, tác giả cảm thông và hiểu rõ tâm tình người lính, nhất là người chiến sĩ vận tải dọc Trường Sơn chở vũ khí, quân trang từ hậu phương lớn ra tiền tuyến lớn. Cùng với thế hệ thanh niên hăng hái "Xẻ dọc trường sơn đi cứu nước / Mà lòng phơi phới dậy tương lai" Phạm Tiến Duật mang niềm vui hăm hở của tuổi trẻ ra chiến trường. Nhà thơ đã tạo cho mình một giọng điệu thơ rất lính : khỏe khoắn, tự nhiên, tràn đầy sức sống, tinh nghịch tươi vui mà giàu suy tưởng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu nhất của giọng thơ ấy, của hồn thơ ấy.

Kết cấu của bài thơ là hành trình của con đường ra trận. Hành trình đó có những lúc dãi dầu nắng mưa, có những ngày vượt suối băng đèo và có tiếng reo cười trong tình thân chan hòa đồng đội, trong một mái ấm gia đình giữa đất trời bao la. Kết cấu đó trước hết thể hiện qua số lượng chữ trong câu :

Mở đầu chặng đường hành quân là những khó khăn. Vì vậy khổ 1, câu thơ đầu dài ra 10 chữ và kết thúc bằng thanh trắc - hoàn toàn trái quy luật phối thanh bình thường của thơ vần nhịp. Nó là điệu nói : 

Không có kính không phải vì xe không có kính

Ba câu tiếp theo, khó khăn dần rút lại, tạo nên sự ung dung phong thái đỉnh đạc với số lượng chữ rút dần xuống và đằm lại về thanh điệu : 8- 6- 6, bằng- bằng - trắc.

Hai câu thơ cuối khổ, thanh bằng chiếm tỉ lệ nhiều hơn, khoảng 2/3. Chính sự thắng thế của thanh bằng đã tạo nên sự thanh thản, ung dung cho khổ thơ mặc dù kết thúc của nó lại là thanh trắc. Chính thanh trắc này lại mở đường cho xe đi tới : Nhìn thẳng.

Năm khổ thơ tiếp theo, số lượng câu chữ trở lại bình thường, hoán đổi đều đặn ở hai kiểu kết hợp : 7- 8- 8- 7- và 7- 7- 8- 7 . Đường ra trận đẹp lắm, nên xe không kính cứ chạy bon bon, người lái xe đã nhìn thấy, nhìn thấy và thấy. Thấy gió xoa mắt đắng, thấy con đường chạy thẳng vào tim. Quan trọng nhất, thấy được nụ cười rạng rỡ của nhau. Ấy cũng chính là thấy được lòng dũng cảm tiềm ẩn đằng sau những câu đùa vui và hành động tếu táo : 

Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi

Khổ thơ có một sự thay đổi đặc biệt so với toàn bài ở số lượng chữ trong câu thơ : 8- 8- 8- 8. Bốn câu thơ 32 chữ chia đều nhau thanh điệu bằng trắc ở bốn chữ cuối và trở lại kiểu phối âm bình thường bằng- trắc- trắc- bằng. Câu kết của bài thơ mở rộng bằng thanh bằng :

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Đây là câu thơ mấu chốt của cả khổ thơ và cả bài thơ. Hóa ra tất cả khó khăn thử thách ở phía trên kia chẳng là gì cả, dù cho bom rơi, pháo thả, dù xe không kính, dù đường ra mặt trận có khi đồng nghĩa với cái chết thì người lính lái xe ra trận cũng luôn cảm thấy bình yên, an toàn bởi vì có một trái tim. Đó là trái tim biết thức vì Miền Nam, biết khát khao chân lí, hòa bình. Hành trang ra trận cần biết bao một trái tim như thế. 

Bài thơ đã khắc họa đậm nét hình ảnh người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam : Đời chúng ta đâu có giặc là ta cứ đi. Bài thơ không chứa đựng một ẩn ý sâu xa nào khiến người đọc phải suy luận, nêu giả thiết hoặc là thế này hoặc là thế kia. Tạo dựng hình ảnh thơ bằng ngôn ngữ thô mộc của đời sống thường nhật, không sử dụng các loại mĩ từ, mĩ cảm, ẩn dụ, hình ảnh thơ thể hiện đạt tới độ chân thực cao mà vẫn rất thơ, đó là tài nghệ của Phạm Tiến Duật trong lao động sáng tạo. Bài thơ có đầy đủ yếu tố cách tân và hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc của thơ ca dân tộc, nối tiếp truyền thống của thơ ca cách mạng viết về anh bộ đội trong hai cuộc trường chinh cứu nước vĩ đại của dân tộc ở thế kỉ XX
6 tháng 6 2016

Xin lỗi, mình k đọc kĩ đề là có 2 tác phẩm, bài này chuẩn hơn nè leuleu

Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi năm. Thế nhưng, những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của dân tộc, ký ức về những con người anh hùng trong một thời đại anh hùng thì vẫn tươi mới, nguyên vẹn mỗi khi ta đối diện từng trang sách trong những tác phẩm văn học của thời kỳ này. 

Bằng cảm hứng lãng mạn, kết hợp với khuynh hướng sử thi, văn học Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước đã xây dựng trong văn thơ tượng đài những chiến sĩ anh hùng. Họ là những “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Chiến công của họ đẹp và phi thường như huyền thoại. 

Có hai tác phẩm được coi là tiêu biểu cho cảm hứng ngợi ca người chiến sĩ anh hùng của văn học thời kỳ này, đó là “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật và “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Mỗi tác phẩm là một bức tranh đẹp về hình tượng người chiến sĩ điển hình cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh quang vinh. 

“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được nhà thơ Phạm Tiến Duật sáng tác năm 1969, rút từ tập thơ “Vầng trăng, quầng lửa” là một bài thơ độc đáo trong chùm thơ được giải nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ năm 1969-1970. Bài thơ khắc họa vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt. Vẻ đẹp độc đáo được thể hiện ngay trong tên gọi của bài thơ. Đó là sự thống nhất giữa hai sự vật tưởng như tương phản gợi ấn tượng về chất thơ lãng mạn và sự trần trụi khốc liệt. 

Khai thác đề tài chiến tranh, tác giả không chỉ tô đậm tính chất ác liệt, tàn khốc nhằm làm nổi bật sự phi thường của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam mà Phạm Tiến Duật đã có cách nhìn, cách cảm khá mới lạ và thú vị. Từ trong sự tàn khốc ấy, chất thơ vẫn cứ tuôn trào ! 
Câu thơ mở đầu như một lời tự sự xen lẫn miêu tả: 

Không có kính không phải vì xe không có kính 
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Nó có tác dụng vừa lý giải sự bất thường của hình ảnh chiếc xe độc đáo “không có kính” vừa tô đậm sự ác liệt của chiến trường “bom giật, bom rung...” Đây là hình ảnh vừa lạ vừa chân thực. Lạ là vì trong thơ, người ta thường chọn những sự vật hoàn thiện, hoàn mỹ để miêu tả nhằm tạo thiện cảm với người cảm nhận nó. Với những chiếc xe cũng vậy! Phải sang trọng, bóng loáng chứ sao lại trần trụi, méo mó, biến dạng thế này ! 

Không có kính rồi xe không có đèn, 
Không có mui xe, thùng xe có xước

Nhưng đấy là sự thật. Không phải một chiếc như thế mà tác giả nhìn thấy cả một tiểu đội xe như thế! Bởi vì thời điểm mà bài thơ ra đời có thể nói là ác liệt nhất trong thập niên 60 của thế kỷ XX. 

Đường Trường Sơn - nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam - những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ lái xe. Làm chủ những phương tiện ấy, người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: 

Ung dung buồng lái ta ngồi 
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Vẻ đẹp kiêu hùng được toát ra từ tư thế ngồi “ung dung” đến cái nhìn “nhìn thẳng”. Các từ láy “ung dung” cùng với nhịp thơ nhanh, đều, dứt khoát 2/2/2 diễn tả vẻ đẹp khoan thai, thản nhiên, tự tin của người chiến sĩ. Điệp từ “nhìn” gợi lên sự nối tiếp liên tục của những hình ảnh chiến trường như một đoạn phim đang quay chậm: 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 
Như sa như ùa vào buồng lái

Các thủ pháp nhân hóa, so sánh, ẩn dụ đã góp phần làm cho hình ảnh thơ thêm sinh động. Tưởng rằng làm chủ những chiếc xe không kính, người chiến sĩ chỉ thấy những khó khăn chồng chất khó khăn. Nhưng không! Nó đã làm tăng những cảm giác mới mẻ mà chỉ có người chiến sĩ khi ngồi trên những chiếc xe như thế mới cảm nhận được một cách rõ ràng, mãnh liệt... Hình ảnh “gió vào xoa mắt đắng”, “con đường chạy thẳng vào tim” tạo ấn tượng độc đáo. Chiếc xe như đang trôi bồng bềnh trong thiên nhiên hoang dã của núi rừng Trường Sơn hùng vĩ. Chất thơ cùng với vẻ đẹp lãng mạn toát lên từ đó. Nhưng có thể nói đẹp nhất là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: 

Không có kính, ừ thì có bụi, 
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

Vẻ đẹp được toát lên từ lời thơ giản dị, giàu “chất lính”, hình ảnh thơ mộc mạc. Điệp ngữ “ừ thì”, “chưa cần” vang lên như một lời thách thức, chủ động chấp nhận gian khổ. Một giọng thơ tự tin, ngang tàng. Một tiếng cười “ha ha” hồn nhiên. Tất cả đã toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe. 

Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường. 

Những chiếc xe từ trong bom rơi 
Đã về đây họp thành tiểu đội 
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới 
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 

Có thể nói rằng, khai thác chất liệu nghệ thuật của đời sống chiến tranh, Phạm Tiến Duật đã rất thành công trong việc khắc họa người chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng những hình ảnh, chi tiết vừa chân thực, gân guốc, mộc mạc vừa lãng mạn nên thơ. 

“Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước: 
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

“Trái tim” ở đây chính là trái tim chứa chan tình yêu Tổ quốc đã giúp người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường. Vẻ đẹp hào hùng của họ tỏa sáng cả bài thơ; đủ làm sống lại trong lòng chúng ta một thời oanh liệt của anh bộ đội cụ Hồ. Chất anh hùng ca dào dạt tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

Cùng với chủ đề ngợi ca vẻ đẹp người chiến sĩ, nhưng khác với nhà thơ Phạm Tiến Duật trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà văn Lê Minh Khuê trong “Những ngôi sao xa xôi” đã đi tìm và khai thác vẻ đẹp ấy qua hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong. 

Truyện viết về cuộc sống và chiến đấu vô cùng gian khổ của những nữ thanh niên xung phong - những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng tác giả đã rất thành công trong việc khắc họa vẻ đẹp người nữ chiến sĩ qua miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo và tinh tế. 

Nổi bật trong truyện là ba gương mặt đẹp của tổ trinh sát mặt đường. Họ có những nét tính cách chung của người nữ thanh niên xung phong Trường Sơn thời chống Mỹ nhưng ở mỗi nhân vật lại lấp lánh vẻ đẹp riêng. Hoàn cảnh sống và chiến đấu nơi tuyến lửa đã gắn bó họ thành một khối đoàn kết, yêu thương, gan dạ và dũng cảm.

Họ đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. “Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang âm ỉ xa dần, thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh còn nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ...”. Họ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, dù chỉ có ba người (lại là ba phụ nữ); họ phân công nhau phá bằng hết những quả bom chưa nổ mà không cần đến sự trợ giúp của đơn vị “như mọi lần chúng tôi sẽ giải quyết hết”. 

Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống họ là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống. 

Nếu như nhân vật Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ước (Nho ước mơ trở thành công nhân nhà máy điện và trở thành cầu thủ bóng chuyền của nhà máy) thì nhân vật chị Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” nhưng trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy). 

Còn Phương Định, nhân vật chính của truyện là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. Là con gái Thủ đô, cô thường sống với kỷ niệm quê hương. Nơi ấy có một thời học sinh trong trắng, hồn nhiên, vô tư. Nơi ấy có mẹ, có căn gác nhỏ của cô... Những kỷ niệm yêu dấu ấy là liều thuốc tinh thần quý giá động viên cô, tiếp thêm sức mạnh để cô sống đẹp và chiến đấu anh dũng nơi tuyến lửa. 

Ở chiến trường, Phương Định luôn dành cho đồng đội tình yêu thương thắm thiết. Cô yêu quý đồng đội trong “tổ trinh sát mặt đường” của cô và cảm phục các anh bộ đội “những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”. Trong mắt cô, đó là những “người đẹp nhất, thông minh nhất”. Phương Định rất nhạy cảm. Cô biết mình có “cái nhìn sao mà xa xăm” như lời các anh lái xe nhận xét nhưng cô lại không biểu lộ tình cảm và thích kín đáo giữa đám đông. Cô thích nhạc và mê ca hát. Thậm chí tự đặt lời theo một điệu nhạc nào đó và hát để thấy mình rất buồn cười v.v... Thế nhưng với Phương Định, sự nhạy cảm về tâm hồn có lẽ được biểu hiện tinh tế nhất ở chỗ, chỉ một cơn mưa đá bất ngờ vụt qua trên cao điểm, cũng đủ đánh thức trong cô những ký ức về quê hương, gia đình, khơi dậy trong cô khát khao sum họp đến cháy bỏng. 

Một cô gái Hà Nội chính gốc, lãng mạn và mơ mộng như thế, nhưng trong chiến đấu lại dũng cảm, gan dạ đến tuyệt vời. Một mình phá bom trên đồi “quang cảnh vắng lặng đến dễ sợ” nhưng tinh thần cô không hề nao núng. Đáng lẽ cô phải “đi khom” nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn thấy, nên cô “cứ đàng hoàng mà bước tới”. 

Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào, nhưng cô vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt qua cái chết. 

“Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được ! 

Với tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong. 

Vẻ đẹp của những “cô gái mở đường” Trường Sơn cùng với vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe trong các tác phẩm văn học chống Mỹ nói chung và trong các tác phẩm của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê nói riêng đã giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về ý chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

25 tháng 10 2016

Giá trị nhân đạo trong chuyện cổ tích Việt Nam đó là : 1. Các nhân vật trong truyện cổ tích đều là nhân vật mồ côi, dị dạng,nghèo khó nhưng tốt tính,hay giúp đở người khác và thường bị người có quyền uy,ác độc bốc lột, hành hạ. Và những nhân vật mồ côi,... này sẽ được sự giúp đở của 1 đấng siêu nhiên ( điển hình là Bụt) giúp đở. Và sau này, những nhân vật này thường trở nên giàu có,hạnh phúc...Đó là giá trị nhân đạo, nó thể hiện ước mơ của nhân dân ta về 1 cuộc sống mà người nghèo, người bất hạnh luôn được cưu mang giúp đở, luôn được thương yêu. Và những kẻ gian ác sẽ bị trừng trị đích đáng.(Tấm -Cám,Sọ Dừa) 2 Nhân đạo còn thể hiện ở chổ, tất cả các câu chuyện cổ tích đều kết thúc 1 cách có hậu.Kết thúc có hậu ở đây cũng là một sự nhân đạo, vì nó thể hiện lối sống của người Việt,luôn yêu thương con người, luôn mong muốn hạnh phúc sẽ đến với tất cả mọi người sống tốt,"ở hiền thì sẽ gặp lành"

25 tháng 10 2016

1/ Mở bài: Dù vào đề trực tiếp hay gián tiếp, phải dẫn được nguyên văn nhận định của đề

2/ Thân bài

a/ Giải thích nội dung của đề

- Người dân thường là những người dân lao động bị áp bức trong xã hội. Họ xuất hiện trong truyện cổ tích với tư cách là em út, kẻ mồ côi, con riêng. Đó là những người thấp cổ bé họng trong xã hội.

- Nói truyện cổ tích quan tâm đến những người dân thường bị áp bức là muốn nói đến truyện cổ tích hướng sự phản ánh vào những con người thấp cổ bé họng đó.

- Truyện cổ tích đề cao người dân thưòng trong xã hội áp bức cũng có nghĩa là truyện cổ tích ca ngợi những phẩm chất cao quí của người bình dân.

Và như thế truyện cổ tích không chỉ nêu ra số phận bi thảm của những con người thấp cổ bé họng, mà nó còn ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người lao động

b/ Phân tích và chứng minh

*/ Truyện cổ tích quan tâm đến những người bình dân bị áp bức trong xã hội

_ Phân tích :

+Văn học phản ánh cuộc sống. Hiện thực đói khổ áp bức bất công không thể không dội vào văn học.

+ Người sáng tác bao giờ cũng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình trong tác phẩm. Truyện cổ tích do những người bình dân sáng tạo. Cho nên nó phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống, số phận của họ.

_ Chứng minh :

+ Tấm con riêng bị mẹ kế đầy đoạ khổ ải ( Tấm Cám)

+ Thạch Sanh mồ côi không nơi nương tựa bị hất ra lề đường mà vẫn còn bị lừa gạt (Thạch Sanh)

+ Người em út bị anh chiếm hết tài sản (Cây khế)

*/ Truyện cổ tích đề cao những người dân thường trong xã hội bị áp bức .

_ Phân tích

+ Trong thực tế, người bình dân ở vào vị trí thấp cổ bé họng trong xã hội.

+ Họ có thể nghèo về của cải tiền bạc nhưng họ không nghèo về tình cảm con người. Sống trong cộng đồng làng xã, lại phải thường xuyên đối mặt với những gian nan vất vả của sống, hơn ai hết, họ hiểu giá trị của lao động, của nhân phẩm con người.

+ Chính họ đã tạo nên và duy trì những nguyên tắc đạo lý tốt lành. Vì vậy khi sáng tác truyện cổ tích, người bình dân cũng muốm qua đó đề cao giá trị nhân phẩm của người lao động, răn dạy nhau đói vẫn sạch, rách vẫn thơm

_ Chứng minh :

+ Trong tận cùng của sự đầy đoạ khổ ải Tấm vẫn hiện ra với tất cả sự cần cù nết na

+ Thạch Sanh dũng cảm nhân hậu

+ Cho dù tạo hoá không cho họ một hình hài đẹp đẽ, họ vẫn là người có nhân phẩm tài năng, thông minh (Sọ Dừa ).

Quan tâm đến số phận bi thảm của người bình dân, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của người bình dân chính là giá trị nhân văn của truyện cổ tích.

3/ Kết luận: Nêu được ý nghĩa của truyện cổ tích đối với xã hội hiện nay...

Tham khảo

 

Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nông bình thường. Mẹ tôi chẳng may qua đời sớm, tôi sống cùng với cha. Chẳng bao lâu cha tôi lấy một người phụ nữ khác về làm vợ và sinh được một người em gái tên là Cám. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời để lại tôi sống cùng dì và em. Tuy nhiên, họ không coi tôi là người trong gia đình mà đối xử với tôi vô cùng quá đáng. Hằng ngày tôi phải làm việc lam lũ từ sáng đến tối mịt mà không có ngày nghỉ.

Tôi nhớ có lần dì treo thưởng cho tôi và Cám xem ai bắt được nhiều cá tôm hơn sẽ thưởng cho một chiếc yếm đào. Tôi hì hục làm việc từ sáng đến tối, Cám chỉ ham chơi nhưng cuối cùng đã lừa tôi, trút hết cá tôm vào giỏ của nó để mang về lấy thưởng chỉ để sót lại một chú cá bống. Tôi buồn bã nhưng quyết định mang cá bống về thả vào giếng để nuôi, ngày ngày cho nó ăn, chăm sóc nó và coi nó như một người bạn thân thiết. Một hôm, tôi đi làm về gọi mãi không thấy cá bống lên ăn cơm, tôi đau buồn. Bụt hiện lên và cho tôi biết rằng họ đã giết hại cá của tôi, Bụt bảo tôi đi tìm xương cá và đem chôn dưới chân giường, tôi vâng lời nghe theo.

Một thời gian sau, nhà vua mở hội, mẹ con Cám không cho tôi đi chơi, bắt tôi ở nhà nhặt gạo và thóc bị trộn lẫn lại riêng ra. Tôi bất lực thì Bụt hiện lên và giúp tôi nhặt chúng. Bụt bảo tôi đào xương cá bống lên, tôi sững sờ khi xương cá biến thành bộ trang phục đẹp đẽ. Tôi cám ơn Bụt và đi đến lễ hội. Trên đường đi không may tôi làm rơi chiếc giày, nhưng thật bất ngờ, vua nhặt được và ra lệnh ai đi vừa chiếc giày đó sẽ lấy về làm vợ. Vì đó là chiếc giày của tôi nên không ai đi vừa dù có cả mẹ con Cám. Sau khi thử vừa chiếc giày, vua lấy tôi về làm vợ, tôi trở thành hoàng hậu và có cuộc sống hạnh phúc bên cạnh nhà vua.

Một lần tôi về giỗ cha, Cám có bảo tôi trèo cây hái cau, tôi liền trèo vì từ nhỏ tôi đã quen với những việc này, nhưng điều tôi không ngờ chính là mẹ con họ đã chặt gốc cây lúc tôi đang hái cau khiến tôi ngã xuống ao và chết rồi đưa Cám vào cung thay tôi làm hoàng hậu. Cuộc đời tôi không chấm hết ở đó, nhà được Bụt giúp đỡ, tôi biến thành chim vàng anh ở cạnh vua, Cám lại giết hại chim. Tôi hóa thân thành cây xoan, ả ta chặt cây hòng tiêu diệt. Tôi hóa thân thành khung cửi, cô ta đốt khung cửi và ném tro ra xa hoàng cung. Ở nơi xa áy tôi hóa thành cây thị và được một bà lão hái quả về nhà. Hằng ngày tôi giúp bà dọn dẹp nhà cửa, sau đó trở thành con của bà. Một hôm, nhà vua đi qua đó nhận ra miếng trầu tôi têm nên đã đón tôi trở lại hoàng cung. Mẹ con Cám nhìn thấy tôi xinh đẹp hơn xưa vừa sợ hãi vừa tò mò. Tôi đã trừng trị hai mẹ con ả một cách thích đáng sau những tội ác họ đã làm và sống hạnh phúc với nhà vua đến bây giờ.

26 tháng 1 2022

Tham khảo

Tôi tên là Tấm - là hoàng hậu của một nước. Hiện tại, tôi có một cuộc sống vô cùng viên mãn bên nhà vua và các con của mình. Thế nhưng, ít ai biết được để có ngày hôm nay, tôi đã phải trải qua biết bao chông gai, đau đớn. Tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện về cuộc đời của mình.

Khi tôi còn rất nhỏ, mẹ tôi mất sớm. Cha tôi đi bước nữa và sinh ra Cám, em gái cùng cha khác mẹ với tôi. Dì ghẻ có vẻ không ưa gì tôi, nhưng vì dì còn kiêng dè cha nên cuộc sống của tôi trôi qua vẫn khá êm đềm. Chẳng bao lâu sau, cha tôi qua đời. Từ khi cha tôi mất, dì ghẻ ghét tôi ra mặt. Tất cả việc nặng nhọc trong nhà từ chăn trâu, cắt cỏ đến xay lúa, giã gạo …. dì đều bắt tôi làm hết. Còn Cám, em gái tôi thì được nuông chiều, chẳng bao giờ động tay vào bất cứ việc gì. Tôi đã làm việc ngày đêm, có khi kiệt sức nhưng không dám oán than hay tị nạnh nửa lời.

Một ngày nọ, dì gọi tôi và Cám đến rồi đưa cho mỗi đứa một cái giỏ. Dì bảo hai đứa ra đồng bắt tôm tép, đứa nào bắt được đầy giỏ thì sẽ được thưởng một cái yếm đào. Nghe dì nói vậy, tôi vô cùng vui mừng. Đã lâu lắm rồi, từ khi cha không còn, tôi chẳng có nổi một bộ quần áo mới. Quần áo tôi mặc trên người đều là quần áo cũ dì cho. Phần vì cái yếm đào mới, phần vì đã quen việc, chẳng mấy chốc tôi đã bắt được lưng cái giỏ. Nhìn sang Cám vẫn mải rong chơi, đuổi hoa bắt bướm tôi nhắc em mau mau bắt cá kẻo trời tối. Nghe vậy, Cám mặc kệ lời tôi nói, vẫn tiếp tục chơi đùa. Một lúc sau, khi đã bắt được đầy giỏ tép cùng tôm, tôi lên bờ ngồi nghỉ chuẩn bị ra về. Bỗng, Cám nói với tôi: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tin lời Cám, tôi lội xuống nước gội đầu thật kĩ.

Khi tôi trở lên bờ, Cám đã không còn ở đấy nữa. Giỏ tép của tôi trống không nằm lăn lóc bên bờ ruộng. Thì ra Cám đã lừa lúc tôi gội đầu trút hết tôm tép trong giỏ của tôi và về nhà trước. Vừa giận, vừa tủi, tôi ôm mặt khóc. Bỗng, bên tai tôi vang lên giọng nói trầm ấm: “Tại sao con khóc?”. Tôi ngẩng mặt lên. Bụt hiện ra trước mắt tôi, khuôn mặt người phúc hậu cùng với nụ cười hiền từ. Tôi kể lại đầu đuôi câu chuyện cho Bụt nghe. Bụt liền bảo tôi xem trong giỏ còn sót lại gì không. Tôi nhìn vào giỏ và thấy còn một con cá bống nhỏ. Bụt dặn tôi đem con cá bống về thả xuống giếng nuôi, mỗi bữa bớt cho nó một bát cơm. Mỗi lần cho bống ăn thì gọi:

 

“Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”

Về nhà, tôi làm theo lời Bụt căn dặn, thả bống xuống giếng. Mỗi bữa ăn, tôi đều để giành cơm, giấu đem cho bống. Nghe tôi gọi, bống ngoi lên mặt nước ăn hết những hạt cơm tôi rắc xuống. Bống lớn lên trông thấy.

Thế nhưng tôi đã không lường trước được rằng, việc tôi lén lút mang cơm ra giếng sau mỗi bữa ăn đã làm dì ghẻ sinh nghi. Tối hôm đó, dì ghẻ bảo tôi rằng: “Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu”. Tôi vâng lời mà không mảy may nghi ngờ gì. Sáng hôm sau, khi tôi dắt trâu đi, Cám ở nhà bắt chước tôi gọi bống lên, dì ghẻ trực sẵn, bắt bống giết thịt.

Đến chiều, tôi dắt trâu về. Như thường lệ, tôi mang cơm ra cho bống nhưng gọi mãi, gọi mãi không thấy bống đâu, chỉ có một cục máu nổi lên mặt nước. Biết có sự chẳng lành, tôi òa khóc nức nở. Bụt lại hiện lên hỏi: “làm sao con khóc?”. Tôi kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: “Con bống của con, người ta đã ăn thịt mất rồi. Thôi con hãy nín đi! Rồi về nhặt xương nó, kiếm bốn cái lọ bỏ vào, đem chôn xuống dưới bốn chân giường con nằm”. Nghe lời Bụt, tôi trở về tìm xương bống nhưng tìm khắp các xó vườn mà không thấy. Một con gà thấy thế bảo tôi rằng: “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho”. Tôi vui mừng lấy một nắm thóc ném cho gà. Gà chạy vào bếp bới một lúc thì tìm được xương ngay. Tôi vui mừng nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới chân giường như lời Bụt dặn.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Trên các nẻo đường, quần áo mớ ba mớ bảy dập dìu tuôn về kinh như nước chảy. Hai mẹ con Cám cũng sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Không khí lễ hội tưng bừng, náo nhiệt làm tôi vô cùng háo hức. Tôi cũng muốn được đi dự hội. Dì ghẻ thấy tôi ngỏ ý muốn đi thì lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bảo tôi phải nhặt gạo ra gạo, thóc ra thóc xong xuôi mới được đi hội. Tôi không dám trái lời dì nên vâng lời nhưng ngồi nhặt một lúc lâu mà chỉ mới được một nhúm nhỏ. Quá buồn bã và tủi thân, tôi bật khóc. Giữa lúc ấy Bụt hiện lên, hỏi: “Con làm sao lại khóc?”. Tôi chỉ cho Bụt xem cái thúng lẫn thóc với gạo thưa: “Dì con bắt phải nhặt thóc cho ra thóc, gạo ra gạo, rồi mới được đi xem hội. Lúc nhặt xong thì hội đã tan rồi, còn gì nữa mà xem.” Bụt bảo: “Con đừng khóc nữa. Con mang cái thúng đặt ra giữa sân, để ta sai một đàn chim sẻ xuống nhặt giúp”. Nghe Bụt nói, tôi vô cùng lưỡng lự. Tôi lo sợ chim sẻ sẽ ăn mất thóc gạo, khi dì ghẻ về tôi vẫn cứ bị đòn. Bụt cười hiền từ căn dặn:

“Con cứ bảo chúng thế này:

Rặt rặt xuống nhặt cho tao

Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết

thì chúng sẽ không ăn của con đâu.”

Thế rồi, trên không có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, tôi lại chợt nhớ ra, mình rách rưới quá, sẽ không được cho vào xem hội. Bụt mỉm cười bảo: “Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.”. Vâng lời, tôi đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất tôi thấy một bộ quần áo mới, một cái yếm lụa đào và một cái khăn nhiễu. Đến khi đào lọ thứ hai tôi lại lấy được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì có một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất bỗng chốc nó hí vang lên và biến thành ngựa thật. Lọ thứ tư thì có một bộ yên cương xinh xắn. Tôi mừng quá vội vàng tắm rửa rồi thắng bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, do bất cẩn, tôi đã đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, tôi lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.

Giữa lúc ấy thì đoàn xa giá của vua vừa tiến đến chỗ lội. Nhà vua đã kể lại với tôi rằng, khi hai con voi ngự dẫn đầu đoàn đến đây tự nhiên cắm ngà xuống đất kêu rống lên không chịu đi. Nhà vua sai quân lính xuống nước xem thử và nhặt được chiếc giày thêu của tôi đánh rơi lúc nãy. Nhà vua nói chàng đã ngắm nghía chiếc giày rất lâu và thầm nhủ người đi giày này hẳn phải là trang tuyệt sắc. Lập tức vua hạ lệnh cho rao mời tất cả đám đàn bà con gái đi xe hội đến ướm thử, hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đám hội lại càng náo nhiệt vì các bà, các cô chen nhau đến chỗ thử giày. Cô nào cô ấy lần lượt kéo vào ngôi lầu giữa bãi cỏ rộng để ướm thử một tý cầu may. Nhưng chả có một chân nào đi vừa cả. Nhìn từ xa, tôi nhận ra chiếc giày mình đánh rơi. Tôi liền lại gần muốn ướm thử. Khi tôi đến, tôi gặp mẹ con Cám đang hậm hực đi ra. Cám mách dì ghẻ: “Mẹ ơi, ai như chị Tấm cũng đi thử giày đấy!”. Dì ghẻ của Tấm bĩu môi:

“Con nỡm!

Chuông khánh còn chả ăn ai,

Nữa là mảnh chỉnh vứt ngoài bờ tre.”

Tôi không nói với dì và Cám rằng đó là chiếc giày của mình mà chỉ lặng lẽ vào ướm giày. Tôi đi vừa như in. Tôi mở khăn lấy chiếc thứ hai đi vào. Hai chiếc giày giống nhau như đúc. Bọn lính hầu hò reo vui mừng. Lập tức vua sai đoàn thị nữ rước tôi vào cung. Tôi vô cùng vui mừng trước niềm hạnh phúc bất ngờ, bước lên kiệu trước con mắt ngạc nhiên và hằn học của mẹ con Cám.

Tuy sống trong hoàng cung giàu sang, phú quý nhưng tôi chưa bao giờ quên ngày giỗ cha. Tôi bèn xin phép vua trở về nhà để soạn cỗ cúng giúp dì. Tôi ngây thơ tin tưởng rằng, bây giờ mình đã là hoàng hậu, dì và Cám sẽ yêu thương mình hơn trước mà không nghĩ rằng, hạnh phúc của tôi đã làm mẹ con Cám ghen tức. Chúng âm thầm tính kế hại tôi mà tôi không hề hay biết. Dì ghẻ nói với tôi rằng: “Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.” Tôi không kiêng dè thân phận lại muốn tự mình xé cau cúng cha nên đồng ý. Khi tôi lên đến sát buồng thì ở dưới dì ghẻ cầm dao đốn gốc. Thấy cây rung chuyển, tôi cuống quýt hỏi: “Dì làm gì dưới gốc thế?” Dì ghẻ bảo: “Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con”. Tôi không mảy may nghi ngờ gì. Nhưng tôi chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, tôi ngã xuống và không biết gì nữa. Nghe nói, sau khi tôi chết, mụ dì ghẻ đã lấy áo quần của tôi mặc cho Cám rồi đưa vào cung nói dối với vua rằng tôi không may rơi xuống ao chết đuối, nay đưa em vào để thế chị. Nhà vua không đồng ý nhưng tục xưa là thế nên dù trong bụng không vui nhưng vẫn không nói gì cả.

Về phần tôi, sau khi tôi ngã xuống ao chết, linh hồn tôi đã gặp lại Bụt. Bụt thương tình giúp tôi hóa thành vàng anh trở về. Tôi bay một mạch về kinh, thấy Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, tôi dừng lại trên một cành cây, bảo nó: “Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.”

Nói đoạn, tôi bay thẳng vào trong cung đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Nhà vua đi đâu, tôi sẽ bay đến đó. Có lẽ, nhà vua đang rất nhớ tôi nên khi thấy chim quyến luyến theo mình, vua bảo: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo”. Nhà vua nói xong, tôi bay lại đậu vào tay vua, rồi rúc vào tay áo. Tôi không biết nhà vua có thực sự biết chim vàng anh là tôi hóa thân hay không nhưng quả thật chàng yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Vua sai làm một cái lồng bằng vàng cho tôi ở. Cám thấy nhà vua ngày ngày mê mải bên tôi, không mảy may nghĩ đến mình nên vô cùng ghen tức. Nó về nhà mách mẹ, dì ghẻ mách nó giết chim rồi tìm cớ nói dối vua. Hôm sau, nhân lúc vua đi vắng, Cám bắt tôi làm thịt ăn, rồi vứt lông ở ngoài vườn. Nhà vua trở về không thấy tôi liền vô cùng tức giận. Cám nói với vua rằng nó có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép vua đã giết thịt ăn mất rồi. Vua nghi ngờ nhưng không nói gì cả.

 

Sau khi Cám giết vàng anh, tôi lại được Bụt giúp đỡ hóa ra hai cây xoan đào từ đống lông chim. Khi vua đi chơi vườn ngự, cành lá của xoan sà xuống che kín thành bóng tròn như hai cái lọng. Vua thấy cây đẹp rợp bóng, sai lính hầu mắc võng vào hai cây rồi nằm chơi hóng mát. Kể từ đó, không ngày nào là vua không ra nằm hóng mát ở hai cây xoan đào. Nhưng rồi Cám biết chuyện lại về mách mẹ. Dì ghẻ bảo nó cứ sai thợ chặt cây làm khung cửi rồi kiếm điều nói dối vua. Về đến cung, nhân hôm gió bão, Cám sai thợ chặt hai cây xoan đào lấy gỗ đóng khung cửi. Khi thấy cây bị chặt, vua hỏi thì Cám đáp: “Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ”. Nhưng tôi đâu có để yên cho Cám, hồn tôi một lần nữa theo hai cây xoan đào nhập vào khung cửi. Khi Cám ngồi dệt, tôi đều nguyền rủa nó:

“Cót ca cót két,

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra.”

Nghe vậy, Cám vô cùng sợ hãi vội về mách mẹ. Không biết dì ghẻ đã nói gì với Cám. Hôm sau, nó đem khung cửi đốt thành tro đi đổ ở một nơi rất xa hoàng cung. Có lẽ mẹ con Cám nghĩ làm như vậy tôi sẽ không thể ở bên cạnh nhà vua, đe dọa hạnh phúc của chúng nữa. Nhưng chúng không hề hay biết, tôi luôn được Bụt giúp đỡ, hóa giải mọi âm mưu độc ác của hai mẹ con Cám. Lần này, Bụt hóa phép đống tro bên đường mọc lên một cây thị cao lớn, cành lá sum suê. Đến mùa có quả, cây thị chỉ đậu được có một quả, nhưng mùi thơm tỏa ngát khắp nơi. Đó chính là hóa thân của tôi. Thị thơm ai cũng muốn hái nhưng không làm cách nào có được bởi lẽ tôi đang đợi người có duyên. Đó là bà cụ hàng nước vẫn ngày ngày ngang qua cây thị. Một hôm, bà cụ ngẩng mặt nhìn tôi nhẹ nhàng nói: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Khi bà lão vừa dứt lời thì quả thị rụng ngay xuống đúng vào bị. Bà lão nâng niu tôi như vật vô giá, đem về nhà cất trong buồng, thỉnh thoảng lại vào ngắm nghía và ngửi mùi thơm.

Tôi sợ làm bà cụ giật mình, cũng sợ chuyện li kì về tôi sẽ bị đồn thổi đến tai mẹ con Cám nên náu mình trong quả thị không bao giờ xuất hiện trước mặt bà cụ. Ngày nào bà cũng đi chợ vắng. Cứ khi bà vừa đi, tôi lại bước ra từ trong quả thị giúp bà quét dọn nhà cửa sạch sẽ, rồi vo gạo thổi cơm, hái rau ở vườn nấu canh. Xong xuôi đâu đấy tôi lại thu hình bé nhỏ như cũ rồi chui vào vỏ quả thị.

Chắc lâu ngày bà cụ không biết ai giúp đỡ mình bèn giả vờ đi chợ, đến nửa đường đã lén trở về, rình ở bụi cây sau nhà. Như mọi ngày, tôi lại từ quả thị chui ra rồi cũng làm các việc. Bỗng nhiên, bà cụ ở đâu chạy ra, ôm choàng lấy tôi rồi xé tan vỏ thị. Từ đó, tôi ở với bà hàng nước. Vì mẹ mất từ tấm bé, sớm thiếu tình yêu của mẹ nên tôi coi bà như mẹ mà chăm sóc, yêu thương. Hàng ngày tôi giúp bà các việc thổi cơm, nấu nước, gói bánh, têm trầu để cho bà ngồi bán hàng. Cuộc sống êm đềm trôi qua.

Thế nhưng, số phận thương tình đã sắp đặt cho tôi cuộc gặp gỡ tình cờ với nhà vua. Hôm ấy, nhà vua đi chơi xa khỏi hoàng cung. Khi nhìn thấy quán nước của mẹ con tôi đã ghé vào. Bà lão mang trầu nước dâng lên vua. Nhà vua thấy trầu têm cánh phượng đã hỏi bà lão: “Trầu này ai têm mà khéo vậy”. bà lão thành thực trả lời : “Trầu này con gái già têm”. Khi nghe bà lão nói vậy, chàng vô cùng hi vọng người đó là tôi nên đã cho gọi tôi ra xem mặt. Cuối cùng, khi tôi xuất hiện, vua đã ngay lập tức nhận ra tôi dù tôi có phần trẻ đẹp hơn xưa. Nhà vua vui mừng khôn xiết, sai quân hầu đưa kiệu rước tôi về cung.

Khi trở về đến hoàng cung, tôi đã kể cho nhà vua nghe đầu đuôi câu chuyện và vạch tội mẹ con Cám. Tức giận trước tội ác họ gây ra, nhà vua hạ lệnh xử tử hai người. Thế nhưng tôi đã xin với vua tha chết cho mẹ con họ. Không phải tôi thương xót họ. Tôi chỉ tin vào nhân quả, họ làm nhiều việc ác thì sớm muộn ắt sẽ bị quả báo. Dù sao, Cám cũng là chị em cùng cha khác mẹ của tôi và dì ghẻ cũng có ơn nuôi tôi khôn lớn. Tôi xin vua đuổi họ đi và không bao giờ được phép trở về hoàng cung nữa.

Sau này, tôi nghe nói, không biết Cám được ai bày cách dội nước sôi để trẻ đẹp. Cám hí hửng làm theo và chết một cách đau đớn. Dì ghẻ tôi khi nghe tin con gái chết cũng tuyệt vọng chết theo. Bây giờ, mẹ con họ đã chết còn tôi được hưởng hạnh phúc bên nhà vua. Từ câu chuyện của mình, tôi muốn nói với các bạn rằng: “Người hiền lành, phúc đức sẽ được chở che, giúp đỡ. Còn kẻ ác tất bị trừng trị thích đáng”.