K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?

Điệu múa trên đồng cỏ

Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước... Một loài chim mới từ phương Bắc bay theo các triền núi cao Trường Sơn về đây, tụ tập quanh các hồ nước kiếm ăn, tắm mát và ca hát. Loài chim này trắng phau, mỏ đỏ, chân cao, có cặp mắt đen huyền viền vàng và mang trên đầu một lớp lông tơ mịn xanh nhạt như màu xanh xanh da trời: thiên nga.

Thiên nga ít khi bay lẻ, mà từng đôi, từng đôi một dẫn nhau bay trên các triền núi. Khi một cặp vợ chồng sắp sửa có con, chim vợ được chim chồng kiếm cho một hốc cây cao, làm ổ lót hẳn hoi. Chim chồng đặt trứng vào ổ, lấy đất bùn về vít cửa sổ lại, chỉ chừa một lỗ nhỏ để tiếp tế cho vợ hằng ngày

Con chim chồng thời gian này làm việc hối hả, tất bật. Nó đi kiếm các loài tôm cả ở ven các hồ, suối hoặc ven, sông dành phần ngon cho vợ. Đêm đến, nó đậu ngoài tổ, dùng sải cánh của mình che của tổ, canh gác cho vợ ở bên trong

Khi chim non đã có thể dùng mỏ mổ đất phá tổ là lúc chim bố vui nhất. Mọi nỗi cực nhọc dường như tan biến, nó vừa dùng mỏ cạy đất vừa cất tiếng gọi trong lúc bầy con cũng ríu rít co chân đạp tổ chui ra. Vốn là loài biết bay nên chỉ sau một tuần lễ luyện tập là thiên nga con đã có thể bay theo bố mẹ đi kiếm ăn. Những buổi sáng trên mặt hồ đầy nước, bầy thiên nga con hò hét ầm ĩ. Chúng mải chơi hơn là kiếm ăn. Cho đến tận lúc mẹ gọi về tập múa mỗi hết cãi nhau...

Lũ thiên nga con vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng tạo nên những đường nét khỏe khoắn. Đôi cánh xòe trên mặt cỏ xanh xoay tròn, giống như một bông hoa đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức.

                                                                                                                (Thiên Lương)

1
5 tháng 10 2023

- Giống nhau: Bài văn vẫn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài

- Khác nhau: về kết cấu 

+ Bài “Con thỏ trắng” kết cấu bài miêu tả đúng so với trình tự mẫu

+ Bài “Điệu múa trên đồng cỏ” có sự thay đổi về trình tự kết cấu 

Con thỏ trắng 

Điệu múa trên đồng cỏ 

Mở bài: giới thiệu chú thỏ trắng 

Mở bài: miêu tả ngoại hình của thiên nga

Thân bài: miêu tả ngoại hình, tính cách của chú thỏ

Thân bài: tính tình, hoạt động của loài thiên nga

Kết bài: tình cảm của nhân vật với chú thỏ  

Kết bài cảm nghĩ của tác giả thông qua ngoại hình của thiên nga. 

Rừng chiềuHoàng hôn bắt đầu buông xuống trên cánh rừng già. Nhá nhem, từng đàn, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Các loài động vật như gà rừng, sóc nâu, nai, hoẵng cũng từ mọi nơi trở về kiếm chỗ trú thân cho đêm nay. Tiếng suối chảy róc rách như cũng nhỏ đi bởi tiếng lay động của cả khu rừng. Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa...
Đọc tiếp

Rừng chiều

Hoàng hôn bắt đầu buông xuống trên cánh rừng già. Nhá nhem, từng đàn, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Các loài động vật như gà rừng, sóc nâu, nai, hoẵng cũng từ mọi nơi trở về kiếm chỗ trú thân cho đêm nay. Tiếng suối chảy róc rách như cũng nhỏ đi bởi tiếng lay động của cả khu rừng. Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa trắng hòa lẫn tạo nên một màu thẫm dần, thẫm dần như báo hiệu rằng thần đêm đang từ từ bước tới khoác chiếc áo đen bao phủ toàn bộ khu rừng. Lâu lâu lại vang lên tiếng kêu của chú hoẵng nào lạc mẹ hay tiếng hú của bầy sói gọi đàn đi kiếm ăn đêm. Cả khu rừng mỗi lúc như càng nặng nề hơn. Rồi tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.

( Theo Bài tập bổ trợ và nâng cao TV5, NXBĐHSP, 2006 )

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào ý trả lời đúng:

A. Dựa theo bài học, hãy chọn những câu trả lời đúng :

1. Tác giả tả cảnh gì ? Vào lúc nào ?

a. Cảnh rừng già lúc hoàng hôn

b. Cảnh rừng trong màn đêm

c. Cảnh rừng già từ lúc chiều tối bắt đầu hoàng hôn đến khi màn đêm buông xuống

2. Trong câu văn : “Trên các tán lá, một thứ ánh sáng nửa đen, nửa trắng hòa lẫn tạo nên một màu thẫm dần, thẫm dần như báo hiệu rằng thần đêm đang từ từ bước tới khoác chiếc áo đen bao phủ toàn bộ khu rừng”, biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ?

a. Chỉ sử dụng biện pháp nhân hóa

b. Chỉ sử dụng biện pháp so sánh

c. Sử dụng hai biện pháp so sánh và nhân hóa

3. Trong bài đọc, vạn vật nơi rừng già được nhân hóa bằng cách nào?

a. Dùng những từ chỉ hành động, trạng thái của người nói để nói về vạn vật trong rừng.

b. Dùng những từ chỉ đặc điểm, tính tình của người nói để nói về vạn vật trong rừng.

c. Dùng những từ chỉ các bộ phận của cơ thể người để nói về vạn vật trong rừng.

4.Viết lại những chi tiết cho thấy cảnh được miêu tả là chiều tối ? (M3)

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

5.Tác giả quan sát và miêu tả cảnh rừng chiều qua cảm nhận của những giác quan nào ?

a. Thị giác

b. Thị giác và thính giác

c. Thị giác và thính giác, khứu giác

6.Cảnh rừng chiều được miêu tả trong bài văn gợi cho em những cảm nhận gì ?

............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

7.Chọn cách giải nghĩa đúng cho từ nhá nhem trong câu : “Nhá nhem, từng đàn, từng đàn chim đang vội vã bay về tổ sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi”

a. Mờ mờ tối, tranh tối tranh sáng, khó nhìn rõ mọi vật.

b. Nham nhở nhiều chỗ với màu đen trắng mờ mờ, gợi cảm giác bẩn.

c. Tối, nhìn mọi vật đều có màu đen như bị bôi bẩn.

8.Tìm các động từ, tính từ có trong câu: “Rồi tất cả vạn vật chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.”

- Động từ:…………………………………………………………………………

- Tính từ:………………………………………………………………………….

9. Dòng nào sau đây chỉ toàn các từ láy:

a. hoàng hôn , nhá nhem, mệt mỏi, róc rách , nặng nề

b. nhá nhem, mệt mỏi, róc rách , nặng nề , say sưa

c. nhá nhem, róc rách , nặng nề , say sưa, vội vã

10. Gạch chân chủ ngữ và vị ngữ có trong câu sau:

Rồi tất cả vạn vật / chìm vào trong màn đêm, im lặng và say sưa với giấc ngủ bình yên.

11. Câu thành ngữ: “Vào sinh ra tử” thuộc chủ điểm nào em đã học?

……………………………………………………………………

0
1 tháng 12 2021

23 giờ em nộp rồi

1 tháng 12 2021

câu chuyện đó tên là gì 

trong đêm qua hai con chim đã bị mưa làm cho ướt!

tick cho mk nha!!

Cổ cao cao, cẳng cao cao Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh Cảnh quê thêm đẹp bức tranh Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi? Chim gì cắm nến miếu thờ? Chim gì múa khéo đuôi tơ cụp xòe? Chim gì nổi tiếng Hồ Tây?  Chim gì đủng đỉnh chẳng bay bao giờ? Chim gì lượn báo mùa xuân?  Chim gì nhảy nhót chuyên cần bắt...
Đọc tiếp

Cổ cao cao, cẳng cao cao
Chân đen cánh trắng ra vào đồng xanh
Cảnh quê thêm đẹp bức tranh
Sao đành chịu tiếng ma lanh nhử mồi?

Chim gì cắm nến miếu thờ?
Chim gì múa khéo đuôi tơ cụp xòe?

Chim gì nổi tiếng Hồ Tây? 
Chim gì đủng đỉnh chẳng bay bao giờ?

Chim gì lượn báo mùa xuân? 
Chim gì nhảy nhót chuyên cần bắt sâu?

Chim gì biểu tượng hòa bình thế gian

Chim gì có tính nói leo
Chim gì trông giống mặt mèo chẳng ngoa

Chim gì hay đậu cành chanh
Chim gì chót vót trên cành tre cao

Mỏ dài lông biếc, Trên cành lặng yên, Bỗng vút như tên, Lao mình bắt cá,

Có cánh mà chẳng biết bay
Sống nơi Bắc cực thành bầy đông vui
Lạ chưa chim cũng biết bơi
Bắt cá rất giỏi bé ơi chim gì?

Lượn bay biển lớn sớm trưa
Sóng gió chẳng quản nắng mưa chẳng sờn

Dù bay ngàn dặm chẳng lười
Bao năm cần mẫn giúp người đưa thư 

1
11 tháng 5 2023

Chim én
Chim sẻ
Chim công
Chim kiến trắng
Chim sơn ca
Chim bồ câu
Chim bói cá
Chim hải âu
Chim cánh cụt
Chim hải đăng
Chim cú mèo
Chim én biển
Chim bồn
Chim báo mùa xuân
Chim hoàng yến
Chim ưng
Chim bồ nông.

Ninh OSS

29 tháng 12 2023

Bạn nên viết các câu hỏi rõ dòng ra, chứ cứ chằng chịt thế này khó làm lắm bạn.

12 tháng 8 2021

THAM KHẢO!

a) Mở bài giới thiệu cây khế.

b) Đó là mở bài gián tiếp.

c) Để giới thiệu cây khế, người viết đã bắt đầu từ giấc mơ về một trái đất không có bóng cây xanh. Cách giới thiệu đó gây ấn tượng mạnh và có sức cuốn hút người đọc.

12 tháng 8 2021

a) Mở bài trên đây giới thiệu cây khế

b) Đó là mở bài gián tiếp

c) Để giới thiệu cây khế, người viết đã bắt đầu từ giấc mơ về một trái đất không có bóng cây xanh. Cách giới thiệu đó gây ấn tượng mạnh và có sức cuốn hút người đọc.

21 tháng 5 2023

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.

−-Phép tu từ từ đảo ngữ:

++xanh mát bóng cây →→ bóng cây xanh mát

++trắng cánh buồm →→ cánh buồm trắng

⇒⇒Tác dụng: Giúp biểu đạt trở nên linh hoạt, hấp dẫn và gợi hình, gợi cảm. Bằng việc sử dụng phép đảo ngữ giúp nhấn mạnh vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước. Qua đó, thể hiện sự gắn bó, tình yêu quê hương sâu sắc của tác giả, những cảm nhận tinh tế  trước vẻ đẹp của đất trời.

Trình tự miêu tả trong bài văn sau có gì khác bài văn Cây si?Cây bàngĐối với Thuỷ, cây bàng này thật thân thiết. Mùa hè, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rồi được xuống đất. Những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!Sang cuối thu, lá của nó ngả màu vàng tía, cái màu fía kì diệu ấy không thể thấy ở bất cứ một...
Đọc tiếp

Trình tự miêu tả trong bài văn sau có gì khác bài văn Cây si?

Cây bàng

Đối với Thuỷ, cây bàng này thật thân thiết. Mùa hè, hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng nhỏ rồi được xuống đất. Những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!

Sang cuối thu, lá của nó ngả màu vàng tía, cái màu fía kì diệu ấy không thể thấy ở bất cứ một cây nào khác, càng nhìn càng thấy đẹp. Đỗ anh hoạ sĩ nào pha được đúng cái màu fía ấy của lá bàng cuối thu!

Qua mùa đông, cây bằng trụi không còn một lá, cành như khô lại, in trên nền trời đục. Trong những ngày rét nhất, đám cảnh trơ trụi đó như cố co mình lại để chịu cho được cái rét buốt của mùa đông. Thuỳ và các bạn thấy thương xót trong lòng, những cảnh trụi hết lá kia trơ trơ ngoài trời chắc là rét lắm!

Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, chồi xanh li ti đã điểm kín cành to, cảnh nhỏ. Rồi từng ngày, từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày một khác, mỗi lúc một khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của nó vậy.

                                                                                                             Theo ĐẢO VŨ

1
30 tháng 9 2023

a, Bài văn có bốn đoạn.

+ Đoạn thứ nhất miêu tả đặc điểm cây bàng vào mùa hè

+ Đoạn thứ hai miêu tả đặc điểm cây bàng vào mùa thu

+ Đoạn thứ ba miêu tả đặc điểm cây bàng vào mùa đông

+ Đoạn thứ tư miêu tả đặc điểm cây bàng vào mùa xuân

b, Cây bàng được miêu tả theo trình tự thời gian