Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu tiên về quê. Lúc đó tôi sáu tuổi. Trên đường đi, mọi thứ thật mới mẻ làm sao. Khi xe đi trên đường làng, các khóm tre xanh rờn ôm lấy mái đình, mái chùa. Khi xe đỗ, mấy đứa em họ tôi từ trong làng chạy ùa ra. Đám trẻ dẫn mọi người vào nhà. Nhà ông bà không rộng nhưng lại sáng sủa, ấm cúng. Chào ông bà và thắp hương các cụ xong, tôi theo mấy đứa trẻ ra vườn nhà ông bà.
Ánh nắng vàng rực rỡ trùm lên khu vườn. Mây trôi lững lờ. Những vầng mây đó không đủ để che bớt cái nắng chói chang của ngày hè. Gió thổi nhè nhẹ. Khu vườn không rộng nhưng trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là cây ăn quả. Mấy đứa em tôi bảo, ông yêu cây lắm, thấy cây nào lạ cũng đem về trồng.
Trong vườn, xanh nhất là cây dủ dẻ. Cây mọc thành bụi rậm, cao lút đầu trẻ con chúng tôi. Những chiếc lá cây màu xanh khoẻ khoắn, mình lá rất cứng, dày đều, cạnh lá trơn láng. Trong tán lá xanh rậm rạp ấy nở nhiều chùm hoa. Năm cánh hoa dủ dẻ màu vàng nhạt, không phải vàng chanh, vàng nghệ, mà là màu vàng của đất. Những cánh hoa rất dày, dày một cách bất thường như được nặn bởi bàn tay khéo léo của những người làm tò he. Hoa không sắc nhưng đầy hương. Dọc hàng rào là những khóm xương rồng cảnh, hoa đủ màu sắc. Góc vườn là cây mít to, sai trĩu quả. Thân cây nâu, có chỗ còn dòng nhựa trắng chảy ra. Cành mít đan xen, lá to như bàn tay người lớn. Từng quả mít nhỏ nằm chen chúc nhau. Hương mít thoang thoảng thật quyến rũ. Đến khi mít chín, quả xanh thẫm. Bên cạnh đó là bụi chuối. Mấy cây chuối mẹ, chuối con đứng quay quần ở góc vườn. Lá chuối to, xoè ra bốn phía, lá non cuộn tròn, dựng đứng lên như cuộn giấy. Lá chuối bóng láng, xanh tươi. Giàn hoa giấy vấn vít leo trên hiên nhà. Hoa màu đỏ thắm, lá xanh tươi. Cạnh hàng rào là một bụi hoa hồng đỏ thắm. Hoa hồng đỏ rực rỡ như muốn ganh đua với sắc đỏ chói chang của ánh mặt trời. Ong bay vòng quanh để lấy phấn hoa và lấy mật. Các chú bướm xanh, bướm trắng bay quanh trên các bông hoa. Mấy giò phong lan rực rỡ được treo trên hàng rào. Hoa phong lan mọc thành từng chùm mềm mại, có phong lan vàng như màu vàng của ánh nắng rực rỡ. Có cành lại trắng muốt, màu trắng của những làn mây. Giữa vườn là một cây nhãn xanh tốt. Hoa nhãn không thơm bằng hoa lan, hoa huệ nhưng tôi cảm nhận được cái mùi thơm phảng phất dịu nhẹ đó. Gần đó là cây ổi. Quả ổi tròn, to mọc thành từng chùm. Kế tiếp đó là mấy cây cau cao ngất ngưởng, thân thẳng đứng. Ông tôi còn trồng rất nhiều loại rau. Luống rau xanh được chia ra hai góc: một góc trồng để bán, một góc để ăn hằng ngày. Những cây rau đay lá xanh mướt. Những cây mùng tơi xoăn, ngọn nhô lên như những chiếc vòi voi bé xíu. Trong vườn, có vài đàn chim sẻ sà xuống ríu rít. Góc vườn phía sau là chỗ nuôi gà. Cô gà mái mơ thấy mồi kêu "tục tục" gọi đàn con lại. Mấy chú gà con rối rít chạy lại, tranh nhau mồi. Khi thấy chúng tôi, đám gà con hốt hoảng chạy về núp dưới cánh mẹ. Gà mẹ xù lông, kêu "quác quác" có ý bảo chúng tôi đi. Trên cành cây treo mấy lồng sáo. Con sáo lông đen mượt, mỏ vàng, chân chì lanh lợi trong chiếc lồng bằng nan tre. Mấy đứa nó bảo, con sáo này khôn lắm, bắt chước tiếng người tốt lắm. Cạnh vườn là ao cá. Trong ao, ông thả cá quả, cá rô, cá chép,… Thế mà tôi câu cả buổi mà chẳng thấy con nào cắn câu. Chị em tôi tha thẩn trong vườn, trò chuyện ríu rít. Nào là chuyện học hành, chuyện ở lớp, đủ thứ chuyện,…
Đã hơn năm giờ chiều, tôi sắp phải về Hà Nội. Khi về, ông bà lại đem quà quê. Nào nếp, nào lạc, gói cho mẹ tôi mỗi thứ một chút để cầm về. Mẹ tôi từ chối thế nào cũng không được. Tôi thích lũ trẻ con dễ gần, thích con đường quê vắng vẻ và đặc biệt là khu vườn nhà ông. Tôi ước mong sao trên thành phố cũng có nhiều khu vườn đẹp như khu vườn nhà ông tôi.
Chỉ còn vài ngày nữa, bánh xe thời gian sẽ chấm vạch ranh cuối cùng của năm chú trâu ( KỈ SỬU 2009) khỏe khoắn, chất phác như người dân Việt ta, để bước sang năm mới của chú cọp đầy sức mạnh oai phong và năng động – năm CANH DẦN 2010. Ở quê em những ngày này khắp nơi đều mang âm hưởng mùa xuân. Nhà nhà ai cũng muốn sắm sửa một vài thứ gì đó để chuẩn bị cho cái Tết cổ truyền của dân tộc.
Buổi chợ Tết thật xôn xao và đông vui. Người ra kẻ vào như mắc cửi. Khu chợ hình như cũng đang cuốn hút những dòng người tấp nập với những bộ quần áo đủ màu sắc. Ngay từ đầu chợ, hàng loạt các nơi bán dưa hấu kế tiếp dựng lên, những quả dưa hấu xanh tròn trịa được dán một mảnh giấy đỏ hồng hình thoi dễ thương khi vào tết, trông thật vui mắt. Tiếp đến là những quầy hoa giả cùng những bông hoa mai, lan, cẩm chướng,…đầy đủ sắc màu và sắc sảo cứ như là hoa thật. Những gian hàng này thường có nhiều người ra vào đông nghẹt. Tiếng cười, nói rộn rã khắp nơi. Ở góc chợ là một cửa tiệm bán hoa thật, các chậu hoa đắt tiền đèu được trưng bày ra hàng đầu. Các bông hoa tỏa hương thơm ngát.một số người cứ đứng ngắm,khen đẹp nhưng lại tần ngần có nên mua không. Các cành mai vàng toàn thấy nụ là nụ,chắc là nở trúng tết đây! Đi sau vào chợ là các hàng bán quần áo- đây là nơi nhộn nhịp nhất của buổi chợ. Đủ các bộ quần áo nào là áo thun, áo sơ mi, quần bò, quần ka-ki, chao ôi mới đẹp làm sao! Mọi người vào hàng rồi chọn bộ này lựa bộ kia. Các tiếng nói trả giá cứ vang lên mãi. Cuối cùng, họ cũng được chiều lòng và ra về vui vẻ. Đi vào nữa là những nơi bán câu đối đỏ, chúng thật đẹp và chắc chắn sẽ được treo lên cây mai thì không chê vào đâu được ! Cạnh bên xe bán tranh Tết là cửa hàng bánh kẹo cũng nườm nượp người ra vào. Tết đến, hầu như nhà nào cũng đi mua sắm. Họ mua mọi thứ, người mua mấy cành mai, ngừơi mua quần áo mới cho gia đình, mua vài quả dưa hấu, mua bánh kẹo và đôi dép bao trẻ thơ vì họ muốn đón một cái Tết thật an khang và đầy đủ. Về trưa, ngừơi vào chợ càng tất nập, tiếng người nói léo xéo, tiếng động cơ rồ rồ hòa lẫn vào nhau tạo nên âm thanh náo nhiệt và ồn ã. Có lẽ đó là dấu hiệu của cái Tết cổ truyền đang cân kề.
Cảnh chợ Tết cuối năm nhộn nhịp, đông vui, và dường như em đã cảm nhận đuợc cái không khí đầu xuân. Mọi vật ở quê em và cả đất nứơc đang thay đổi, đang cởi bỏ chiếc áo cũ kĩ và chuận bị khoác trên mình một tấm áo khác đẹp hơn, để đón một cái Tết cổ truyền thật vui vẻ và đón một mùa xuân ấm áp đang trở về
Cảnh chợ Tết cuối năm nhộn nhịp, đông vui, và dường như em đã cảm nhận đuợc cái không khí đầu xuân. Mọi vật ở quê em và cả đất nứơc đang thay đổi, đang cởi bỏ chiếc áo cũ kĩ và chuận bị khoác trên mình một tấm áo khác đẹp hơn, để đón một cái Tết cổ truyền thật vui vẻ và đón một mùa xuân ấm áp đang trở về
Có nhà thơ đã viết:
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lưỹ nên thành, tre ơi!
Luỹ tre làng em đẹp lắm. Đứng trên rú Chàng, đứng trên cầu Độ mà ngắm, luỹ tre làng em xanh um một màu. Trời dông bão, cây tre ôm chặt lấy nhau, chở che cho mái đình, mái chùa, bảo vệ cho hàng trăm ngôi nhà. Trời nắng hạn, nóng như nung, lũy tre toả bóng mát. Gió thổi, lũy tre phấp phới rung lên, xua đuổi cái nóng, quạt mát cho em nhỏ, cho cụ già. Thời kháng chiến, luỹ tre làng là chiến hào chống càn, là nơi từng phơi đầy xác giặc.
Tre đủ loại. Có tre to để đan lát, làm hàng thủ công, để làm nhà cửa, lều quán. Có tre gai làm cho luỹ làng kiên cố. Mùa xuân, măng tre mập mạp, nhọn hoắt như chông, mọc lên tua tủa. Luỹ tre làng em là nơi trú ngụ của đàn cò, bầy vạc, là nơi trú ngụ của hàng trăm loài chim. Sáng sớm bình minh, chim chóc cất tiếng hót rồi tung cánh bay đi tìm mồi. Trời chập choạng, luỹ tre là tổ ấm cho đàn chim trời hiền lành, đáng yêu kéo về kêu râm ran, tỉ tê trò chuyện.
Đêm đêm nằm ngủ, em nghe luỹ tre thầm thì.
Bước ra khỏi nhà, khỏi làng, trên đường đi học, em ngoái cổ lại nhìn luỹ tre làng, lòng xôn xao tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn thân yêu. Luỹ tre làng là bến quê của em.
Quê em có muôn ngàn cây lá khác nhau, mỗi cây có một vẻ đẹp riêng, một công dụng riêng. Nhưng gân gũi nhất vẫn là cây tre. Nếu như làng quê thiếu lũy tre làng thì chẳng còn là làng quê nữa.
Tre có dáng thẳng, thân tròn. Tre đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Lá tre mỏng, nhọn, trông mảnh khảnh nhưng thật dẻo dai. Họ nhà tre có mấý chục loại khác nhau, nhưng cùng một điểm tương đồng, đó là cùng có mầm nọn măng mọc thẳng. Dáng tre vươn cao, có chiều quằn ở ngọn, màu tre tươi như nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên cứng cáp, dẻo dai, tre mộc mạc, giản dị như người nông dân chân lấm tay bùn.
Cây tre đã góp phần tô điểm cho cảnh sắc quê hương em. Tre ôm ấp xóm làng, tre làm cho phong cảnh làng quê thêm duyên dáng, thanh bình. Còn gì đẹp hơn hình ảnh những mái đình, ngôi chùa cổ thấp thoáng dưới bóng tre xanh, ánh trăng vàng lơ lửng trên ngọn tre. Và cũng thật là đệp với hình ảnh con trâu nằm nhai bống râm dưới bụi tre đầu làng. Tre hòa quyện cùng với cuộc sống lao động, tre chia ngọt xẻ bùi cùng con người trong những phút thư nhàn ngồi trò chuyện cùng nhau. Tre làm cho quê hương em có một vẻ đẹp yên bình, ấm áp.
Tre không chỉ đẹp đơn thuần là màu xanh cây lá; không chỉ là cái dáng nghiêng nghiêng ôm ấp xóm thôn mà vẻ đẹp của tre còn là sự cần cù, chất phác:
Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm.
Cây tre Việt Nam – Thép Mới
Tre là bạn của nhà nông. Tre giúp người làm cột, làm kèo, đan phên nứa để dựng vách, làm sườn nhà… Tre từng một nắng hai sương với người lao động. Tre làm cán cuốc, cán cày. Tre đồng cam cộng khổ với người, cùng người gánh vác khó khăn, cùng người hạnh phúc. Tre là bạn tâm giao với mọi lứa tuổi. Tre gắn bó với tuổi già, chiếc điếu cày giúp cụ già khoan khoái hút thuốc làm vui, nhổ vụ trước; nghĩ đến mùa sau hay nghĩ đến một ngày mai bội mùa, no ấm. Tre đem lại niềm vui cho con trẻ, tre làm chiếc nôi để những em bé có giấc ngủ say nồng, tre làm que chuyền để trẻ em có niềm vui thú. Tre đan rổ, rá, nong, nia để các bà, các cô cổ cái mà sử dụng. Tre đem lại vẻ đẹp giản dị, thuần khiết cho người con gái thôn quê. Guốc tre, nón tre đi cùng với tà áo dài của người phụ nữ Việt Nám thì đẹp biết bao! Không chỉ thế, tre còn đem lại hạnh phúc lứa đôi:
Lạt này gói bánh chưng xanh
Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng.
Thép Mới
Tre không chỉ phục vụ nhà nông mà còn là vũ khí để đánh giặc. Gậy tre, chông tre, mũi tên tre đã dựng nên thành đồng Tổ quốc. Tre mang chí khí như người chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu giữ làng, giữ nước, giữ hòa bình hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Chiến tranh đi qua, tre lại mang nét đẹp duyên dáng, trữ tình. Trẹ rì rào khúc hát bốn mùa. Tre vi vút những bài ca xây dựng của cuộc sống đang hướng tới tương lai. Tre hiên ngang đứng giữa cổng chào chiến thắng.
Ngày nay, đất nước ta đã có một nền khoa học công nghệ hiện đại nhưng cây tre Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống. Tre có mặt khắp nơi, các mặt hàng được làm từ tre đã đi khắp mọi miền Tổ quốc, được xuất khẩu ra nước ngoài. Tre vịnh dự góp phần đưa nền kinh tế đất nước ngày một đi lên. Đặc biệt hơn nữa, tre nứa làm nên những trang giấy trắng tinh để chứa đựng biết bao nguồn tri thức giúp các em vững bước vào đời.
Cây tre thật đẹp, thật có ích. Tre gắn bó với người, cùng người lao động và chiến đấu, cùng người xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong tương lai, tre vẫn còn mãi mãi. Tre già, măng mọc, theo qui luật từ bao đời nay. Búp măng non mãi trên phù hiệu hay trên mũ đội viên. Đó là hình ảnh lớp trẻ đang lớn mạnh, là thế hệ tương lại của đất nước.
Em mong rằng quê hương em vẫn mãi mãi xanh một màu xanh của tre, màu xanh của tâm hồn, của nền văn hóa, của cuộc sống tươi đẹp, phồn vinh.
Qua các truyện dân gian trung đại của mỗi tác giả Việt Nam theo thời gian, đã giúp ta hiểu ra được tấm lòng cao cả của người Việt Nam ở một góc độ nào đó là tình thương người , là biển cả tình thương và lòng rộng lượng bao dung giữa người với người. Mỗi tác giả thể hiện đạo lí nhân nghĩa tình yêu người với người bằng những tác phẩm chân thật nhất về cuộc sống của nhân dân ta dưới chế độ phong kiến, tác giả đã vẽ lên được cả bầu trời u tối trong cuộc đời của mỗi nhân vật và lòng cảm thương, đau xót và phẫn nộ của tác giả dưới mỗi cuộc đời bất hạnh thể hiện rất rõ qua mỗi dòng thơ dòng chữ. Như bài ' Tức nước vỡ bờ' và ' Lão Hạc ' đây là hai tác phẩm thệ hiện rất rõ đạo lí làm người và tình nghĩa gia đình. Đối với Lão Hạc có lẽ làm tròn đạo lí của một con người là cái quan trọng nhất vì từ lúc sống đến lúc chết ông vẫn giữ được lòng tự trọng mặc dù cái nghèo khổ đàn áp ông tới lúc ông chết ông vẫn không bao giờ làm trái với tâm mình. Còn chị Dậu trong tác phẩm ' Tức nước vỡ bờ' đã cho ta thấy tình yêu thương chồng con của chị nhờ tình yêu cao cả ấy chị đã dũng cảm đứng lên tên cai lệ và người nhà lí trưởng để chống lại chế độ phong kiến khắt khe thời ấy. Qua hai tác phẩm đã cho ta thấy đạo lí , tình nghĩa của con người Việt Nam thật cao cả và quý báu, đây là đức tính mà ta cần học tập và noi theo
1. Tóm tắt
Trời chớm hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáu sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải.
2. TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.
- Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói..., sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,...).
- Cách dẫn dắt lời kể rất tự nhiên: từ thiên nhiên đến con người, từ chuyện trẻ em sang chuyện các loài chim. Mặc dù mục đích chính là miêu tả thiên nhiên, tả các loài chim nhưng bài văn hẳn sẽ mất đi rất nhiều cảm giác kì thú nếu như không được miêu tả qua con mắt, trí tưởng tượng của một cậu bé. Một thiên nhiên trong sáng, đầy màu sắc và ăm ắp những kỉ niệm, những lời văn tươi rói như chưa ráo mực: Chúng tôi chạy ùa ra, con cắt còn ngấp ngoải. Bây giờ tôi mới tận mắt nhìn thấy con cắt... khiến cho bài văn có một sức sống mạnh mẽ và vô cùng tươi tắn.
2. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.
Trong bài văn, tác giả đã kết hợp tả và kể khá nhuần nhuyễn. Chẳng hạn: đang tả sáo sậu, sáo đen hiền thì xen kể "con sáo đen tọ toẹ học nói"; đang kể con tu hú lại kể về sự xuất hiện của mùa tu hú trong vườn nhà ông Tấn; hoặc đang kể về nguồn gốc con "bìm bịp" lại tả màu sắc, sau đó trở lại kể về môi trường sống của nó... Sự kết hợp tả và kể còn được thể hiện trong mối quan hệ đấu tranh sinh tồn giữa các loài, chẳng hạn: việc tranh cướp mồi giữa diều hâu và chèo bẻo, giữa chèo bẻo và chim cắt.
Ở đoạn đầu bài văn, tác giả viết: Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm - tác giả vừa kể vừa tả, tả rồi lại kể, sau đó lại tả: Cây hoa lan nở hoa trắng xoá... Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.
3. Một vẻ đẹp khác của bài văn là cách sử dụng và chuyển hoá các chất liệu văn hoá dân gian, chủ yếu là các thành ngữ, các câu hát đồng dao hay thậm chí cả những câu chuyện cổ tích. Ví dụ:
Chị Diệp nhanh nhảu:
- Bồ các là bác chim ri. Chim ri là dì sáo sậu. Sáo sậu là cậu sáo đen. Sáo đen là em tu hú. Tu hú là chú bồ các...
Câu hát đồng dao phổ biến của trẻ em đã được thể hiện qua lời nói của nhân vật khiến cho bạn đọc có cảm giác được sống trong một bầu không khí rất đỗi quen thuộc của văn hoá dân gian.
Cũng theo cách thức tương tự, rất nhiều thành ngữ (Kẻ cắp gặp bà già, Lia lia láu láu như quạ dòm chuồng lợn) và các chi tiết trong truyện cổ tích (Sự tích chim bìm bịp, Sự tích chim chèo bẻo) được đưa vào tác phẩm làm cho mạch văn phát triển tự nhiên, lời kể sinh động mà gần gũi với đời sống con người; song đôi khi chính cách nhìn nhận và đánh giá ấy cũng mang tính định kiến, gán ghép khiên cưỡng. Ví dụ: tiếng kêu của chim bìm bịp làm cho các loài chim ác xuất hiện...
4. Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương.
mai thi thì mặc kệ