Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Tên cuộc kháng chiến | Thời gian | Người lãnh đạo chủ chốt | Trận đánh tiêu biểu |
Kháng chiến chống quân Nam Hán | 938 | Ngô Quyền | - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống Tống (thời Tiền Lê) | 981 | Lê Hoàn | - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống Tống (thời Lý) | 1075 - 1077 | Lý Thường Kiệt | - Ung Châu (Quảng Tây); Khâm Châu và Liêm Châu (Quảng Đông) - Phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh) |
Kháng chiến chống quân Mông Cổ (thời Trần) | 1258 | Trần Thái Tông; Trần Thủ Độ | - Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc); - Đông Bộ Đầu (Hà Nội) |
Kháng chiến chống quân Nguyên (thời Trần) | 1285 | Trần Thánh Tông; Trần Quốc Tuấn | - Tây kết, Hàm Tử (Hưng Yên); - Chương Dương, Thăng Long (Hà Nội). |
Kháng chiến chống quân Nguyên (thời Trần) | 1287 - 1288 | Trần Nhân Tông; Trần Quốc Tuấn | - Vân Đồn (Quảng Ninh) - Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng) |
Kháng chiến chống quân Xiêm | 1785 | Nguyễn Huệ | - Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang). |
Kháng chiến chống quân Thanh | 1789 | Quang Trung (Nguyễn Huệ) | - Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội). |
Tham Khảo
một bộ phận nhỏ quân Pháp theo gót quân Anh vào miền Nam nhưng dựa vào gần 2 vạn lính Pháp còn lại tại Đông Dương và sự tiếp tay của quân Anh, ngày 23/9/1945, quân Pháp gây hấn đánh chiếm Nam Bộ, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta bắt đầu.
Từ ngày 23/9/1945 đến năm 1946, cuộc kháng chiến diễn ra trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Mặc dù lực lượng vũ trang của ta ở đây rất nhỏ và yếu nhưng có những đoàn quân Nam tiến từ miền Bắc, miền Trung vào, những đoàn quân của Việt kiều từ Lào, từ Campuchia, từ Thái Lan về, nhất là nhân dân đứng lên tổ chức đánh địch nên đã từng bước ngăn chặn quân địch, làm phá sản chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Tuy nhiên vào thời điểm này, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đang đứng trước muôn vàn khó khăn, không thể tiến hành một cuộc chiến tranh quy mô cả nước với thực dân Pháp. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta chủ trương hoà hoãn nhân nhượng, cố gắng giải quyết cuộc xung đột Pháp-Việt bằng con đường hoà bình, chí ít cũng trì hoãn cuộc chiến tranh chậm nổ ra để ta có thời gian chuẩn bị lực lượng. Các cuộc hoà đàm Việt-Pháp diễn ra, Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước Việt-Pháp (15/9/1946) được ký kết. Chiến tranh bị đẩy lùi một bước.
Không từ bỏ ý đồ xâm lược, thực dân Pháp ngày càng lấn tới đòi nhân dân ta hạ vũ khí đầu hàng. Khả năng hoà hoãn không còn, với tinh thần “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mấy nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, đêm 19/12/1946, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng, cả nước đứng lên kháng chiến. Cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu.
Đường lối kháng chiến của Đảng ta xác định ngay từ đầu cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
Từ ngày 19/12/1946 đến chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân dân ta đã chặn đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo toàn lực lượng rút khỏi thành phố, phát triển lực lượng, phản công diệt địch trong Chiến dịch Việt Bắc. Sau khi mở rộng được địa bàn chiếm đóng trên cả nước, Thu Đông năm 1947, Pháp tập trung trên 2 vạn quân mở cuộc tiến công lớn hiệp đồng quân binh chủng từ nhiều hướng bao vây căn cứ Việt Bắc, tìm diệt quân chủ lực và đầu não kháng chiến của ta.
Ngày 7/10/1947, địch bắt đầu tiến công. Quân địch theo đường bộ số 3, số 4 và đường thuỷ sông Lô, sông Gấm hình thành thế bao vây Việt Bắc. Đồng thời, địch cho quân nhảy dù xuống thị xã Bắc Kạn, chợ Mới, chợ Đồn định diệt các cơ quan đầu não kháng chiến.
Trung ương Đảng và Bộ Tổng chỉ huy ta đã phán đoán âm mưu của địch nhưng việc nhảy dù xuống địa điểm cụ thể thì chưa lường hết nên lúc đầu có lúng túng. Sau khi nắm được kế hoạch của địch, ta đã điều chỉnh kế hoạch tác chiến.
Lực lượng ta dùng trong chiến dịch là 10 trung đoàn và 7 tiểu đoàn bộ binh cùng dân quân du kích tại chổ. Các chiến trường toàn quốc cũng đẩy mạnh tiến công phối hợp.
Trên hướng tiến công đường số 3, số 4 của địch, quân ta đánh phục kích, tập kích liên tục nhiều trận tiêu hao lực lượng địch. Bị thiệt hại nặng, địch phải quay lại.
Mục tiêu chiến dịch không đạt được, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt nên địch phải rút lui. Ngày 22/11, quân Pháp bắt đầu rút khỏi Việt Bắc. Dọc đường bị quân ta phục kích một số trận. Ngày 22/12/1947, chiến dịch kết thúc.
Chiến dịch Việt Bắc kết thúc giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Quân ta loại khỏi vòng chiến đấu 6.000 địch, đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của địch, làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của chúng, bảo vệ cơ quan lãnh đạo, chuyển kháng chiến sang giai đoạn mới.
Từ năm 1948 đến chiến dịch Biên Giới (1950), phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh vận động chiến tranh, chiến thắng Biên Giới.
Sau Chiến dịch Việt Bắc, thực dân Pháp phải chuyển hướng chiến lược chiến tranh. Từ chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” phải chuyển sang đánh lâu dài, thực hiện chính sách “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt”. Từ mở rộng vùng chiếm đóng chuyển sang củng cố vùng chiếm đóng, từ những cuộc hành quân lớn nhằm tiêu diệt quân chủ lực của ta chuyển sang nhiều cuộc hành quân nhỏ đánh vào cơ sở kinh tế, chính trị và diệt từng bộ phận lực lượng vũ trang ta. Chúng ra sức củng cố nguỵ quyền, phát triển nguỵ quân, tranh thủ viện trợ Mỹ.
Về phía ta, sau chiến thắng Việt Bắc, lực lượng vũ trang ta trưởng thành một bước quan trọng. Ngày 28/8/1949, sư đoàn chủ lực đầu tiên - đại đoàn 308 ra đời, tiếp đó đầu năm 1950 đại đoàn 304 được thành lập. Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở vùng sau lưng địch cả ở Bắc-Trung Bộ và Nam Bộ; đồng thời, ta chủ trương “Phải từng bước đẩy vận động chiến tiến tới”.
Tháng 6/1950, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định mở Chiến dịch Biên Giới nhằm: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung, gắn liền với phe xã hội chủ nghĩa, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Ngày 16/9, quân ta nổ súng đánh Đông Khê (Lạng Sơn) mở màn chiến dịch, sau đó đón đánh diệt 2 binh đoàn quân Pháp đến tăng cường cho Thất Khê sợ bị tiêu diệt, quân Pháp phải rút chạy khỏi các cứ điểm từ Thất Khê đến Lạng Sơn, quân ta truy kích diệt thêm một số quân Pháp.
Ở các địa phương, quân dân ta đẩy mạnh hoạt động tiến công phối hợp với chiến dịch Biên Giới. Ngày 14/10/1950, ta kết thúc chiến dịch. Chiến dịch Biên Giới, ta đã diệt được trên 8.000 quân địch, thu nhiều vũ khí trang bị, giải phóng vùng biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), mở rộng giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh, giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường.
Từ năm 1951 đến chiến dịch Điện Biên Phủ, giữ vững quyền chủ động chiến lược đẩy mạnh tiến công và phản công, giành thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh. Sau thất bại ở chiến trường biến giới, thực dân Pháp còn cố giành lại quyền chủ động chiến lược bằng cách tăng quân, thay tướng, xin thêm viện trợ Mỹ, De Latre de Tassigny, viên tướng được coi là tài giỏi nhất của nước Pháp lúc đó, được cử sang Việt Nam với kế hoạch: phát triển quân số, xây dựng hệ thống cứ điểm vững chắc, tập trung giữ chiến trường chính là Bắc Bộ, đồng thời tăng cường càng quét “bình định” Trung Bộ và Nam Bộ, kết hợp với đánh phá, bao vay kinh tế, chiến tranh tâm lý với vùng căn cứ kháng chiến.
Về phía ta, chủ trương chung là tiếp tục giữ khí thế chủ động tiến công liên tục tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng đồng bằng Bắc Bộ. Các đại đoàn 312, 316, 320, 351, 325 được thành lập. Nhiều chiến dịch lớn được mở như Chiến dịch Trần Hưng Đạo (tháng 12/1950-2/1951) ở Bắc Giang, Việt Trì; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám (tháng 4/1951) dọc đường 18; Chiến dịch Quang Trung (tháng 5-6/1951) ở Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình; Chiến dịch Lý Thường Kiệt (tháng 9-10/1951) ở Nghĩa Lộ; Chiến dịch Hoà Bình (tháng 12/1951-2/1952); Chiến dịch Tây Bắc (tháng 10/1951-2/1952); đồng thời, đẩy mạnh chiến tranh du kích.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1884:
- Đáp án A, C: triều đình nặng về phòng thủ (xây dựng đại đòn Chí Hòa) và lần lượt kí các Hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp.
- Đáp án B: Nhân dân từ năm 1858 đến năm 1884 luôn kiên quyết đấu tranh chống Pháp, mặc dù từ Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình đã ra lệnh giải tán các toán nghĩa binh chống Pháp.
- Đáp án D: Nhân dân từ sau năm 1862 đến năm 1884 đã kết hợp chống triều đình và chống phong kiến đầu hàng.
Đáp án cần chọn là: B
Tinh thần yêu nước, tự lực, cương quyết, không khuất phục trước áp bức, đòi bảo vệ và phát triển quốc gia bằng mọi giá.
Đoàn kết dân tộc, liên kết giữa các dân tộc trong nước để đánh bại các thế lực xâm lược.
Quyết tâm, kiên trì trong cuộc chiến dài hơi để thành công và bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Nhiệm vụ của bản thân mình trong sự nghiệp chung của đất nước hiện nay bao gồm:Hiểu biết, hiểu biết và đề cao tinh thần yêu nước, tự lực, cương quyết trong bảo vệ và phát triển đất nước.
Thực hiện tốt nhiệm vụ, trách nhiệm được giao trong công việc, học tập và cuộc sống.
Tích cực tham gia và đóng góp vào các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động có tính chất xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện nhiệm vụ của một công dân trung thành, tôn trọng luật pháp, đóng góp một phần vào việc bảo vệ an ninh, trật tự trong đất nước.
Giai đoạn | Diễn biến chính | Tên nhân vật tiêu biểu |
1858 - 1862 | - Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp. - Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch. | Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,… |
1863 - trước 1873 | - Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,…. | Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,… |
1873 - 1884 | - Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc. - Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy. | Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,… |
* Ý nghĩa :
- Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần dân tộc; kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc của cha ông.
- Cảnh báo kẻ thù về sức mạnh và tinh thấn đấu tranh quật khởi của nhân tộc ta.
- Làm thất bại kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhanh" của thực dân Pháp.
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học kinh nghệm cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta sau này.
* Phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở các tỉnh Nam Kỳ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
- Năm 1859, thực dân Pháp kéo quân vào Gia Định đánh chiếm thành Gia Định, song chúng đã vấp phải tinh thần kháng chiến mạnh mẽ của nhân dân ta. Các đọi nghĩa quân ngày đêm bám sát, tìm cách bao vây tiêu diệt địch, buộc quân Pháp phải rút xuống các tàu chiến. Kế hoạch "đánh nhanh, thắng nhan" của Pháp hoàn toàn thất bại.
- Khi thực dân Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì (1861-1862), nhan dân ta kháng chiến mạnh mẽ dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như nghĩa quân của Trương Định, Trần Thiện Chính, Lê Huy đã chiến đấu anh dũng, lập được nhiều chiến công. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ làm nức lòng nhân dân ta.
- Sau hiệp ước 1862, mặc dù triều đình Huế ra lệnh bãi binh, chủ trương điều đình chuộc đất nhưng nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến bằng nhiều hình thức, vừa chống pháp vừa chống phong kiến đầu hàng tiêu biểu như phong trào tị địa, dùng văn thơ châm biếm (Nguyễn Đình Chiểu,...) hoặc tiếp tục bám đất bám dân, lãnh đạo nhân dân kháng chiến tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Trương Định...
- Năm 1867, thực dân Pháp xâm lược 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, nhân dân 3 tỉnh miền Tây Nam Kì anh dũng đứng lên chống Pháp với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước, tiêu biểu như hoạt động của các nghĩa quân Trương Quyền (Tây Ninh), hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm (Bến Tre), nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh chiếm và làm chủ Rạch Giá, khi bị bắt và bị xử tử, ông vẫn khẳng khái nói: "Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây", hoạt động của nghĩa quân Nguyễn Hữu Luân (Mĩ Tho)...
* Đặc điểm:
- Phong trào kháng chiến của nhân dân các tỉnh Nam Kì dấy lên từ miền Đông rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn miền.
- Phong trào diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt, bền bỉ với tinh thần "người trước ngã xuống, người sau đứng lên" dưới sự lãnh đạo của những văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lúc đầu đơn thuần là phong trào đấu tranh chống Pháp, nhưng về sau còn có sự kết hợp với đấu tranh chống triều đình phong kiến đầu hàng.
- Phong trào đã thu hút sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, với hình thức đấu tranh phong phú song chủ yeus là đấu tranh vũ trang chống Pháp.
- Kết quả: Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại do bị triều đình bỏ rơi, so sánh lực lượng chênh lệch. Tuy nhiên, phong trào chỉ tạm thời lắng xuống chứ không chấm dứt. Phong trào vẫn tiếp diễn kéo dài làm cho thực dân Pháp phải lao đao, khó khăn trong việc tổ chức cai trị.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì là biểu hiện cụ thể, sinh động của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại là:
- Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã khong tìm được chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn đã bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách Duy tân đất nước có những nội dung tiến bộ nên cơ hội Duy Tân đã bị bỏ qua.
- Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thau đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.
- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.
* Bài học kinh nghiệm:
- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế - chính trị - xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.
- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.
- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.
- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.