Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lần một: Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng, diệt trăn tinh
Lần hai: Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.
Lần ba: Bị hồn trăn tinh và đại bàng báo thù, bị bắt hạ ngục.
Lần bốn: Sau khi kết hôn với công chúa, phải đối phó với quân của mười tám nước chư hầu hội binh kéo sang đánh.
Và quả thực, qua những thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ được những phẩm chất hết sức quý báu. Chàng vẫn giữ nguyên được sự thật thà, chất phát, nhân hậu vốn có, bộc lộ được tài năng và tôi luyện thêm sự dũng cảm, lòng yêu chuộng hoà bình.
Cuộc chia tay của những con búp bê:
Câu chuyện kể về cuộc chia tay Thành và Thuỷ. Hai anh em rất thương yêu nhau và quan tâm lẫn nhau. Thế nhưng vì bố vẹ chia tay nên hai anh em đã phải chia tay. Trước khi chia tay nhau, hai anh em chia đồ chơi và chia tay với lớp học trong niềm xúc động dâng trào. Khi về đến nhà hai anh em chia tay nhay thật sự. Cuộc chia tay diễn ra quá đột ngột xót thương xót xa. Trước khi trèo lên xe đi cùng với mẹ, em thuỷ đã đặt con Em Nhỏ cạnh con Vệ Sĩ và dặn anh không bao giờ được để chúng cách xa nhau...
Cuộc chia tay của những con búp bê nói và việc hai anh em Thanh và Thủy phải chia tay khiến cho những con búp bê cũng phải chia tay nhau do bố mẹ Thành và Thủy chia tay
- Những nguyên nhân chính giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng là:
1. Lòng khao khát của các cầu thủ
2. Sự tự tin
3. Sự tiến bộ của V-League
4. Các cầu thủ Việt Nam gắn bó với nhau trong thời gian dài
5. Được dẫn dắt bởi huấn luyện viên giỏi.
- Bài viết dành phần lớn nội dung viết về nguyên nhân vì nhằm nhấn mạnh vào nội dung này để từ đó ca ngợi chiến thắng vẻ vang và thành tích mà đội tuyển bóng đá nam và nữ đem lại.
quan ta dem thuyen nhe ra song danh roi rut lui nhu quan dich vao
cho cho thuy chieu dang len thuyen dich bi mac vao coc mot so chay thoat bi quan ta mai phuc o hai ben bo
Ths. Trần Bá Long
Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu
Là một loại hình nghệ thuật đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, tuy nhiên, do Dân ca Nghệ Tĩnh có nguồn gốc rất xa xưa, lại được truyền lại chủ yếu qua dân gian nên loại hình nghệ thuật này chỉ được người dân Việt Nam, kể cả người dân hai tỉnh Nghệ An, Hà tĩnh biết đến nó vì sự đặc sắc của nó chứ không biết nhiều về bản thân loại hình nghệ thuật này. Ngay cái tên của nó là Giặm hay Dặm cũng đang còn được bàn cãi bởi các nhà nghiên cứu nghệ thuật. Nhân dịp Nghệ An, Hà Tĩnh đón nhận quyết định của UNESCO về Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về loại hình nghệ thuật đặc sắc này.
Nói đến Dân ca Nghệ Tĩnh phải nói đến ba thể hát đó là: hát Hò, hát Ví và hát Giặm. Đây là ba thể đặc sắc và điển hình nhất của người việt Nghệ Tĩnh. Bởi nó thể hiện được rõ bản sắc của một vùng quê Bắc Trung Bộ. Tính đặc sắc của nó có thể so sánh với một số thể hát Dân ca của các vùng khác như: hát Xoan, hát Ghẹo ở Phú Thọ, dân ca Quan họ ở Bắc Ninh, hát Lý, hát Hò ở Huế, hát Bài chòi ở Bình Định… Tuy nhiên Hò , Ví, Giặm Nghệ Tĩnh nếu xét về thổ sản của vùng miền thì vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng: thổ sản của Dân ca Nghệ Tĩnh thì chỉ có hát Ví và hát Giặm, còn Hò là thể hát được Nghệ hóa từ đằng trong ra và đằng ngoài vào. Cũng có ý kiến cho rằng Hò , Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã bám sâu gốc rễ của nhân dân xứ Nghệ hàng bao đời nay và cụm từ Hò, Ví, Giặm là không thể tách rời. Nếu chỉ dựa vào tên gọi để xếp nó vào hàng thổ sản thì không thể thuyết phục. Nói về hát Ví: Ngoài hát Ví Nghệ Tĩnh ra còn có hát Ví của Đồng Bằng Bắc Bộ. Hát Giặm thì có hát giặm của Hà Nam Ninh. Hò thì có Hò Huế, Hò Quảng Bình, Hò Quảng Nam, Hò Quảng Trị, Hò Nam Bộ…
Dân ca Ví, giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật trình diễn dân ca chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thuộc miền Trung Việt Nam. Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của các cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường, từ ru con, dệt vải, trồng lúa... Lời ca của dân ca Ví, giặm ca ngợi những giá trị sâu sắc và truyền thống như sự tôn trọng với các bậc cha mẹ, lòng chung thủy, tận tụy vì người khác cũng như ngợi ca đức tính thật thà và cách cư xử tử tế giữa con người với con người. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng người Việt ở 259 làng, thôn, xóm, khu dân cư của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của người dân địa phương, làm nên bản sắc riêng của văn hóa xứ Nghệ.
Ví, Giặm
Là hai thể hát dân ca có ca từ bằng thơ dân gian cô đọng, súc tích, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hát nên luôn được trao truyền, kế thừa và sáng tạo. Các chuyên gia ước tính có khoảng 15 điệu Ví, 8 điệu Giặm được gọi tên theo bối cảnh cuộc sống, lao động, nghề nghiệp như Ví phường vải, Ví đò đưa, Giặm ru, Giặm kể…
Theo thống kê năm 2013, tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện vẫn còn 259 làng có thực hành dân ca Ví, giặm, có 75 nhóm dân ca Ví, Giặm đang hoạt động với trên 1.500 thành viên. Qua tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất và môi trường không gian diễn xướng dân ca Hò-Ví-Giặm các nhà nghiên cứu tìm thấy các đặc trưng diễn xướng của Ví giặm Nghệ Tĩnh:
- Hát gắn với không gian và môi trường lao động .
- Hát mang tính du hý vào những dịp Hội hè, Tết nhất, Đình đám, thi thố tài năng.
- Tính giao duyên giữa những lứa đôi trai gái.
- Tính tự tình, nghĩa là mượn câu hát để bộc lộ nội tâm.
- Tính tự sự, dùng hình thức kể vè để thuật lại những sự việc xẩy ra.
- Tính chất tâm linh.
- Tính giáo huấn.
- Tính hành nghề (mưu sinh) đối với các phường trò chuyên nghiệp hoá.
- Tính đa dùng. Nghĩa là nó giàu tính biểu cảm.
- Tính phổ cập. Hầu như khắp mọi miền quê, trai gái trẻ già ai ai cũng có thể hát được.
Hát Ví
Hát Ví hát giao duyên nam nữ được phổ biến vùng Nghệ Tĩnh, các thể kỷ trước dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái. Vào các đêm trăng sáng thường đi ngắm trăng. Hát theo lối tường thuật ngẫu hứng một câu chuyện nào đó trong quá trình lao động và nông nhàn, trong lối sống thường nhật lâu dần được dân gian hóa.
Hát Ví thường là hát tự do, không có tiết tấu từng khuôn nhịp, người hát có thể co dãn một cách ngẫu hứng. Âm điệu cao thấp ngắn dài có khi còn tuỳ thuộc vào lời thơ (ca từ) bằng hay trắc, ít từ hay nhiều từ. Ví thuộc thể ngâm vĩnh, bằng phương pháp phổ thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, lục bát biến thể...)
Tính biểu cảm của hát Ví tuỳ vào môi trường hoàn cảnh, không gian thời gian và tâm tính của người hát. Âm vực của Ví thường không quá một quãng 8. Tình điệu Ví nghe trang trải mênh mang sâu lắng, bâng khuâng xao xuyến, tha thiết ân tình. Tuy vậy, vẫn có loại Ví ghẹo và Ví mục đồng nghe dí dỏm hài hước, nghịch ngợm hồn nhiên tươi trẻ.
Thể hát Ví: Ví có nhiều điệu như: Ví đò đưa, Ví phường vải, Ví phường cấy, Ví phường võng, Ví phường chè, Ví đồng ruộng, Ví trèo non, Ví mục đồng, Ví chuỗi, Ví ghẹo...
Hát Giặm
Đã có nhiều ý kiến giải thích về tên gọi của hát Giặm. Người thì cho rằng giặm là quãng (quãng đường), người thì nói giặm là giẵm (giẫm chân theo nhịp hát); Theo ngôn ngữ bản địa, giặm là động từ là chen vào hay chêm vào (Giặm mạ, giặm lúa…) như vậy có thể tạm thống nhất là Giặm chứ không phải là Dặm vì hát "Giặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau.
Giặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì Giặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với Ví, Giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài Giặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài Giặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).
Giặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại Giặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả Giặm trữ tình giao duyên. Âm nhạc đi theo thường là phách. Các làn điệu của hát Giặm như: Giặm xẩm, Giặm nối, Giặm vè, Giặm điên, Giặm của quyền, Giặm kể.
Hát Giặm có thể xếp vào thể loại hát Giao duyên. Bởi đây là thể hát có lề lối, tuy không được quy củ cho lắm nhưng hình thức ca hát cũng là đối đáp nam nữ, bên này đối với bên kia. Qua quá trình hát cũng đã có chuyện trao tình trao ngãi và cũng có chuyện nên duyên, nên nghĩa vợ chồng:
Nghe đồn chợ Cầu hơn đỗ
Đồn chợ Trỗ hơn Vưng
Gạo chợ Chế cầm thưng
Bạc chợ Vịnh cầm chừng
Tui với mự ta chung lưng
Tui năm quan tiền kẽm
Mự chục quan tiền Đồng
Bỏ vô gánh vô gồng
Ai chung nữa cũng không
Vô đàng trong ta chạm Gạo
Ra đàng ngoài ta chạm Gạo.
Và khi đã thương nhau thì cũng hẹn hò xe kết:
Khi mô lươn lên rừng mần tổ
Vượn chống Nôốc đi buôn
Ruồi độ gãy cành cơn
Nước đỗ thấm lá Môn
Chuột khoét thủng Hoành Sơn
Anh với em xa ngái
Bạn với mình xa ngái.
Song cũng có khi mối tình lỡ dở, những lời lẽ oán trách cũng tràn ngập trong những câu hát Giặm:
Trước thì mự nói mự thương
Cau tui dành để trên buồng
Trầu tui dành để ngoài nương
Tiền thì buộc chạc trong rương
Lợn thì ục ịch trong chuồng
Giừ thì mự nói mự nỏ thương
Trầu thì rụng cuống ngoài nương
Lợn thì bỏ cám trong truồng
Chọng thì để môốc trong buồng
Bạc tình chi rứa mự
Chi mà bạc tình rứa mự.
Trong lề lối hát Giặm cũng có lệ xưng danh, xưng quê quán:
Em vốn tuổi con rồng
Họ với đức Gia Long
Tên cùng với Chu Công
Làng em ở bên sông
Nhà em ở giữa đồng
Trong vườn có cơn Hồng
Có bể cạn nước trong
Có thiên đài thổ công
Mời anh sang ta nhởi
Xin mời chàng sang nhởi.
Giặm còn để bắt bẻ nhau, bài xích nhau hoặc đấu trí, đấu lời. Đây cũng là hiện tượng đối đáp thường xẩy ra trong hát Giặm. Ngoài loại hát Giặm có đối đáp còn có hát Giặm không có đối đáp như: Giặm ru, Giặm nối, Giặm kể… Giặm ru là Giặm được hát lúc ru con với nhịp điệu chậm rãi và có phần buông lơi, giai điệu buồn buồn, tha thiết; Giặm kể thì thường dùng những lời ca nhằm kể lại những câu chuyện trong làng ngoài xóm; Giặm xẩm là làn điệu Giặm mà những người hát Xẩm thường hay hát. Họ là những người mù, dùng lời ca tiếng hát để kiếm kế sinh nhai. Giặm Xẩm thường kể lể sự tình, than thân trách phận để kêu gọi tình thương đối với đồng loại khi gặp khó khăn trắc trở. Vào thời chiến loạn đất nước bị xâm lược, đô hộ thì Giặm xẩm còn được những người hát Xẩm dùng lời ca tiếng hát của mình kêu gọi nhân dân, kêu gọi đồng bào đứng lên chống giặc, chống ngoại xâm…
Về ca từ
Qua tìm hiểu một số thể hát Dân ca của một số vùng miền cho thấy hầu hết lời văn của nó thường dùng thể thơ Lục bát hoặc Lục bát biến thể chứ ít thấy thể thơ năm từ. Ngược lại ở hát Giặm Nghệ Tĩnh chủ yếu sử dụng thể thơ Ngũ ngôn mỗi câu 5 chữ, mỗi Trổ 5 câu. Câu thứ 5 được láy lại câu thứ 4 và nếu có biến thể thì các khung của trổ hát Giặm cũng được ổn định với quá trình từ câu mở đầu đến câu kết thúc:
Mự nỏ biết tui mô
Tui nỏ biết mự mô
Sóng ngoài Bể dồn vô
Mây rừng xanh kéo lạiMây đại ngàn kéo lại.
Cá biệt trong hát Giặm có dùng thể thơ 7 từ như trong hát Giặm cử a quyền:
Trước lên Đền tui quen cụ Thượ ng
Về chợ Hạ tui quen cụ Đình
Vô Lạc Thiện tui quen cụ Ấm Ninh…
Hay có bài Giặm lại được mở đầu bằng thơ Lục bát: Cực lòng mẹ góa con côi
Đi thì thương tiếc phải ngồi nuôi con
Trăm năm tính chuyện vuông tròn
Đành lòng ở vậy nuôi con thờ chồng.
Song thể thơ chủ đạo của hát Giặm vẫn là thể thơ 5 từ, tuy nhiên số lượng câu thơ trong mỗi khổ hay số từ trong mỗi câu có thể được mở rộng nhưng nguyên tắc vần chân và hiện tượng điệp câu vẫn được bảo lưu:
Têm một quả trầu không
Bỏ vô hộp con Rồng
Đi băng nội băng đồng
Qua năm bảy khúc sông
Nghe tin em đã có chồng
Anh quăng lắc vô bụi
Anh gạt tùa vô bụi
Số lượng câu thơ trong hát Giặm không hạn định, có thể hát hết khổ thơ này đến khổ thơ khác, kết thúc một khổ thơ luôn là câu láy lại. Đó là câu thứ 5 của khổ thơ. Câu thơ này còn có tác dụng là cầu nối sang khổ thơ khác. Bởi vậy một bài Giặm vè hay một bài Giặm nối có thể có độ dài khá lớn. Đây cũng là một trong những yếu tố khác biệt của hát Giặm Nghệ Tĩnh so với một số thể hát của vùng miền khác.
Một số tác phẩm Ví, giặm
Ví giận thương, Hát khuyên, đại thạch, tứ hoa, xẩm thương, xẩm chợ, một nắng hai sương, tình sâu nghĩa nặng, em giữ lời nguyền, khóc cha, cuộc đời nổi trôi, ai cứu chàng, Con cóc, xoay xở, lập lờ, lập loè, đi rao, đèo bòng, khen Thầy tài, to gan, uất ức, bướm say hoa, chồng chềnh, lòng vả lòng sung, Vào hội đông xuân, đứng thẳng người lên, gốc lúa quầng trăng, cha ơi ngồi dậy mà xem, hỡi công nông binh, hò vượt sông...
Hát giặm
Dặm là thể hát nói, bằng thơ ngụ ngôn (thơ / vè 5 chữ), nói cách khác thì dặm là thơ ngụ ngôn / vè nhật trình được tuyền luật hoá. Khác với ví, giặm là thể hát có tiết tấu rõ ràng, có phách mạnh phách nhẹ, có nhịp nội nhịp ngoại.Thông thường một bài dặm có nhiều khổ, mỗi khổ có 5 câu (câu 5 thường điệp lại câu 4), mỗi câu có 5 từ (không kể phụ âm đệm). Tuy vậy, cũng có những bài dặm/ vè không phân khổ rõ ràng, mà cứ hát một lèo, có khi đến hàng chục hàng trăm câu, và mỗi câu cũng không nhất nhất 5 chữ mà có thể 4 hoặc 6,7 chữ (do lời thơ biến thể).
Dặm rất giàu tính tự sự, tự tình, kể lể khuyên răn, phân trần bày giải. Cũng có loại dặm dí dỏm khôi hài, châm biếm trào lộng và có cả dặm trữ tình giao duyên.
Hát giặm là một thể loại hát nói bằng thơ ngụ ngôn (thơ - vè). Âm nhạc đi theo thường là phách. "Dặm" có nghĩa là ghép vào, xen kẽ với nhau, thường 2 hay 3 người hát đối diện nhau hát.
Các làn điệu của hát dặm như: Dặm xẩm, dặm nối, dặm vè, dặm điên, dặm của quyền, dặm kể. Có các tiết tấu phách mạnh, phách nhẹ, những nhịp trong và ngoài. Các thể loại này rất giàu tính tự sự, kể lể, khuyên răn, phân trần, giãi bày,...thuộc dạng thể thơ năm chữ,cách gieo vần,ngắt nhịp,...
Tóm tắt:
Vua sai viên quan đi tìm người tài giỏi. Vien quan đi đến đâu đều ra những câu hỏi rất oái ăm . Có một câu bé rất thông minh khi viên quan và vua hỏi đều trả lòi đuợc. Một lần, có nuớc láng gì lăm le nuớc ta , để xem có ai tài không nên đã ra một câu hỏi. Các đại thần đều vò đầu suy nghĩ , nên đành phải hỏi ý kiến của cậu bé. Vừa làm theo những gì cậu bé nói trước con mắt phán phục của viện quan nuớc láng giềng.lien đó vừa sai người xây một ngôi nhà ơ gần hoàng cung cho cậu ở, để tiện hỏi han
2.
- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan (không ai đi cày lại bỏ công đếm số đường cày trong một ngày).
- Lần thứ hai: Thay mặt dân làng hoá giải câu đố của vua (bắt trâu đực đẻ ra trâu con).
- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình (vua đã biết người tài là ai nên không cần đố cả làng nữa).
- Lần thứ tư: Không phải là chuyện giải đố để khẳng định tài năng. Việc giải đố liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc (nếu không ai giải được thì tức là đất nước không có người tài, khó có thể chống lại được thế lực hùng hậu của giặc).
Tôi vốn là một hoàng tử con nhà trời, nhưng vua cha muốn tôi có những trải nghiệm cuộc sống thực tế dưới trần gian để trưởng thành hơn, cũng là để khảo nghiêm cuộc sống của người dân nơi hạ giới nên đã cho tôi đầu thai vào kiếp người. Nhưng cuộc sống dưới trần thế này không phải cuộc sống nhung lụa, hòa quang như khi còn trên thiên đình mà tôi trở thành một con người hoàn toàn khác với cuộc sống khác, đó là cuộc sống nghèo khó, thiếu thốn tình thương phải tự mình mưu sinh. Hơn thế nữa, lần đầu tôi được tiếp xúc với những con người, tốt có, xấu có và phải vượt qua được hết những thử thách vua cha đặt ra tôi mới đạt được hạnh phúc thực sự.
Tên dưới trần thế của tôi là Thạch Sanh, tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nghề tiều phu, tuy nghèo nhưng bố mẹ luôn giành cho tôi những tình cảm thương yêu, quan tâm nhất. Nhưng bất hạnh thay, khi tôi vừa mới lên mười thì bố mẹ đều ra đi, tôi trở thành một đứa trẻ mồ côi sống cô đơn ở một vùng núi đá hẻo lánh. Gia tài bố mẹ để lại cho tôi chỉ là một căn lều lụp xụp, rách nát vốn chẳng thể che chắn hết những trận mưa, và một chiếc rìu để tôi có thể kiếm sống. Cuộc sống khó khăn, bất hạnh là vậy nhưng tôi không hề chán nản buông xuôi, ngược lại tôi luôn nỗ lực, phấn đấu lớn lên, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, cao lớn.
Cuộc sống của tôi có lẽ cứ như vậy trôi qua nếu như không có cuộc gặp gỡ với Lí Thông, một tay buôn rượu. Khi gặp tôi thấy khỏe mạnh hắn ta đã tính toán để mang tôi về làm giàu cho mẹ con hắn, còn chủ động kết nghĩa huynh đệ với tôi. Lúc ấy tôi không hề biết được âm mưu thực dụng của hắn ta mà vô cùng cảm động vì từ nhỏ tôi đã sống quá cô đơn, ngoài bố mẹ thì hắn ta là người đầu tiên quan tâm đến tôi. Vậy là không hề suy tính mà đi theo hắn về nhà, với sức khỏe của tôi công việc làm ăn của Lí Thông ngày càng phát đạt, hắn ta lúc nào cũng ăn nói ngọt ngào làm tôi lầm tưởng hắn ta thực sự coi tôi là anh em.
Đóng vai Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh để kể về cuộc đời của mình
Năm ấy, trong làng có một con xà tinh tác oai tác quái, đến kì hạn ba tháng người dân lại phải mang đến trước miếu của nó một thanh niên khỏe mạnh để cho nó tu luyện. Và lần này đến lượt Lí Thông, thế là mẹ con hắn đã toan tính mang tôi rat hay thế cho hắn, nói với tôi là trông trước miếu giúp hắn một đêm. Lúc ấy trong cảm nhận của tôi hắn là một người anh em tốt nên việc nhờ vả này đâu có ích gì. Đến tối tôi mang rìu ra canh trước cửa miếu, khi tôi đang thiu thiu ngủ thì bỗng hiện lên một con xà tinh khổng lồ, nó quấn lấy tôi và xiết chặt. Không hề nao núng, tôi vung rìu lên chiến đấu với nó, cuối cùng chặt đầu nó và mang về nhà. Khi thấy tôi về nhà mẹ con Lí Thông đã ngạc nhiên lắm vì chắc mẩm tôi đã nằm trong bụng xà tinh. Khi biết sự tình, mẹ con Lí Thông đã nói đó là vật nuôi của nhà vua, nay tôi chém Xà tinh thì thoát không khỏi tội chết, và nói tôi hãy trốn đi. Và nghiễm nghiên Lí Thông mang đầu xà tinh đi nhận thưởng.
Tôi đã sống trong thế giới nhỏ bé của mình và lầm tưởng rằng cuộc sống này tươi đẹp và không có bắt công, thế nhưng tôi đã lầm. Cuộc sống của tôi đã hoàn toàn rẽ sang ngã rẽ khác kể từ khi tôi gặp người anh em Lý Thông, một người tưởng chừng như hết lòng hết dạ vì tôi nhưng ẩn sâu trong con người đó lại là sự hiểm độc, gian trá. Cũng vì quá tin người mà tôi để hắn lừa gạt hết lần này đến lần khác. Và lần tôi phải đối đầu với con chằn tinh to lớn khiến tôi suýt mất mạng đó cũng là hậu quả của việc tin lời người anh em tốt.
Chắc các bạn sẽ tò mò về thân thế của tôi rằng tại sao một con người cả tin như tôi lại có một sức mạnh phi thường cùng với bản lĩnh gang thép để đối đầu và chiến thắng con chằn tinh khổng lồ đã cướp đi mạng sống của bao nhiêu người. Đúng vậy, tôi có sức mạnh như thế vì vốn tôi là con trời. Tôi sinh ra là hoàng tử con nhà trời, vì cha muốn tôi nếm trải khổ đau trần gian, muốn tôi trải nghiệm cuộc sống phàm tục nên đã đầu thai tôi xuống trần. Ở trần thế tôi là con trai của một đôi vợ chồng nghèo khổ và làm nghề tiều phu. Cuộc sống yên bình được sống trong vòng tay bố mẹ chẳng kéo dài được bao lâu thì họ mất. Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi và phải khổ cực kiếm sống.
Cuộc sống của tôi có lẽ sẽ chẳng có gì thay đổi nếu tôi không gặp Lý Thông, một kẻ hám lợi và giả nhân giả nghĩa. Lý thông thấy tôi hiền lành lương thiện lại được thêm cơ thể khỏe mạnh có thể làm lợi cho hắn nên hắn đã dùng lời ngon tiếng ngọt với tôi rồi lại lợi dụng sự cả tin của tôi để kết nghĩa anh em. Trúng mưu của hắn và tôi đã trở về nhà cùng hắn và giúp hắn kiếm tiền.
Nhờ những thứ mà tôi làm ra mà mẹ con Lí Thông trở nên giàu có nhanh chóng. Tuy nhiên mệnh người nào có trốn được ý trời, và có lẽ cũng là quả báo cho Lý Thông khi hắn phải đi nộp mạng cho con chằn tinh ở ngôi miếu hoang. Tưởng rằng hắn sẽ ngồi yên chờ chết ai ngờ hắn lại dùng cái đầu óc nhanh nhạy, khôn lỏi của mình để lừa tôi một vố lớn. Mẹ con hắn toan tính để tôi đi nộp mạng thay nên đã ngọt ngào từ tốn ra mặt nhờ vả với một cái lý do giả tạo rõ thấy: " Đêm nay đến lượt anh đi canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về". Lúc đấy tôi cứ tưởng rằng đó là lời nhờ vả thật lòng của một người anh em thân thiết nên tôi đã nhanh chóng nhận lời, thậm chí còn cảm động khi hắn bày cho tôi cả một mâm rượu thịt tươm tất.
Đêm ấy tôi nhận lời hắn và đi trông miếu, đúng nửa đêm khi tôi đang lim dim thì con chằn tinh sau miếu hiện ra, nhe nanh giơ vuốt định vồ lấy tôi nhưng tôi đã nhanh chóng với được cái búa và chiến đấu chống lại con ác thú hung dữ. Con thú đấy không biết từ đâu ra mà lại tinh thông phép thuật, nó thoắt ẩn thoắt hiện và liên tiếp lao vào tấn công tôi. Thế nhưng tôi không nao núng và cuối cùng con chằn tinh to lớn đã bị hạ gục dưới lưỡi búa của tôi, nó hiện nguyên hình và bị tôi chặt đầu, giành lấy bộ cung tên bằng vàng và mang về.
Về đến nhà tôi khá ngạc nhiên khi thấy bộ dạng sợ hãi khi nhìn thấy tôi của mẹ con Lý Thông, nhìn chúng hốt hoảng ra mặt và sợ hãi như nhìn thấy ma quỷ hiện hình vậy. Thấy vậy tôi đã ngồi xuống kể lại đầu đuôi câu chuyện cho mẹ con hắn nghe và sau đó chúng mới hoàn hồn ra được. Thế nhưng khi thấu rõ câu chuyện của tôi thì hắn lại giở trò lừa gạt nói với tôi rằng con ác thú mà tôi đã giết là vật nuôi của vua và bảo tôi cứ trốn đi để hắn lo liệu mọi chuyện, tin lời hắn tôi và tôi đã trở về túp lều rách nát trong núi sống cuộc đời ẩn dật.
Cuộc đời tôi ngập tràn giông ba bão táp như các bạn thấy đấy, tuy nhiên cuối cùng tôi lại có một kết thúc có hậu, tôi lấy được công chúa Quỳnh Nga và trở thành vua, sống một cuộc sống hạnh phúc sau này. Còn kẻ rắp tâm hãm hại, lừa lọc tôi đã nhận một kết thúc bi thương, trời đã không chừa cho hắn con đường sống và đã thả sét xuống đánh chết kẻ vong ân bội nghĩa này.
a) Hoàn cảnh lịch sử
- Cuối năm 979 nhà Đinh rối loạn.
- Nhà Tống suy yếu
=> Nhà Tống quyết định đem quân xâm lược nước ta để củng cố đất nước.
b) Diễn biến
- Đầu năm 981, Quân Tống tiến đánh nước ta theo hai đường:
+ Quân bộ theo đường Lạng Sơn.
+ Quân thủy: theo đường sông Bạch Đằng.
- Lê Hoàn cho quân đóng cọc để ngăn chặn thuyền địch.
- Trên sông Bạch Đằng diễn ra nhiều trận chiến giữa ta và quân Tống cuối cùng thủy quân của địch bị đánh lui.
- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt buộc quân Tống phải rút lui về nước.
=> Quân ta truy kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch.
Mục c, d
c) Kết quả:
- Cuộc kháng chiến chống Tống kết thúc thắng lợi.
- Chiến tranh chấm dứt, Lê Hoàn vẫn sai sứ sang Trung Quốc trao trả một số tù binh và đặt lại quan hệ bình thường.
d) Nguyên nhân thắng lợi:
- Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân ta.
- Tài chỉ huy, thao lược của Lê Hoàn.
* Ý nghĩa:
- Biểu thị ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm của dân ta.
- Chứng tỏ một bước phát triển của đất nước và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc.
Hơi dài, thông cảm. Đúng cho xin 2 tick nhé!Lê Chiêu Thống sợ uy danh của quân Tây Sơn, sang cầu cứu nhà Thanh. Quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu kéo quân vào Thăng Long. Ngô Văn Sở, tướng của Tây Sơn cho quân lui về núi Tam Điệp để bảo tồn lực lượng và cho quân cấp báo với Nguyễn Huệ. Thuận theo lòng tướng sĩ Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung sau đó tiến quân ra Nghệ An. Ở Nghệ An nhà vua lấy thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn, huấn dụ quân sĩ ai nấy đều đồng sức đồng lòng rồi tiến quân ra Bắc. Đến núi Tam Điệp gặp hai tướng Lân, Sở, Ngô Thời Nhiệm bàn kế hoạch sau khi đánh xong quân Thanh, mở tiệc khao quân. Hẹn với tướng sĩ tối 30 lên đường, ngày 7 Tết tới Thăng Long. Giặc trấn thủ ở đó chưa đánh đã tan vỡ. Toán quân do thám bị bắt sống hết. Nửa đêm ngày mồng 3 Kỉ Dậu bắt đầu tấn công đồn Hạ Hồi quân giặc sợ hãi xin hàng. Sau đó tiếp tục dang thành chữ nhất tiến công đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống không nổi bỏ chạy tán loạn, rơi vào kế nghi binh của Tây Sơn, bị dồn xuống đầm vực, bị vùi giày đạp chết hàng vạn người. Giữa trưa hôm ấy quân Tây Sơn kéo vào Thăng Long. Tôn Sĩ Nghị nghe tin sợ hãi không kịp mặc áo giáp chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống đem hoàng thân quốc thích rời bỏ kinh thành chạy theo quân Thanh đại bại.