Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(đồng nghĩa tương đối , đồng nghĩa khác sắc thái )
Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc , thái độ ) hoặc cách thức hành động.
Khi dùng những từ này,ta phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .
V.D: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,…( chỉ trạng thái chuyển động, vận động của sóng nước )
+ Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn dập và mạnh mẽ.
+ Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau trên bề mặt.
+ Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so với xung quanh.
Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược, thiên hạ căm giận chúng đến xương tủy. Bấy giờ ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua. Thấy vậy, đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.
Hồi ấy, ở Thanh Hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ. Khi kéo lưới lên, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm, chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay vào bắt cá, Thận chỉ thấy có một thanh sắt; chàng vứt luôn xuống nước, rồi lại thả lưới ở một chỗ khác.
Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay; Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba, lại vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận đưa lại mồi lửa nhìn xem. Bỗng chàng reo lên:
– Ha ha! Một lưỡi gươm!
Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa Lam Sơn. Chàng hăng hái gan dạ không nề nguy hiểm. Một hôm chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong túp lều tối om, thanh sắt hôm đó tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi cầm lấy xem và thấy có hai chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi gươm. Song tất cả mọi người vẫn không biết đó là báu vật.
Một hôm, bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy một ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lợi rút lấy chuôi giắt vào lưng.
Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn trong đó có Lê Thận. Lê Lợi mới đem chuyện bắt được chuôi gươm kể lại cho mọi người nghe. Khi đem tra gươm vào chuôi thì vừa như in.
Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với Lê Lợi:
– Ðây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc!
Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng tiến. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc trên đất nước.
Một năm sau khi đuổi giặc Minh, một hôm Lê Lợi – bấy giờ đã làm vua – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long Quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền rồng tiến ra giữa hồ, tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Ðứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm thần đeo bên người tự nhiên động đậy. Con rùa vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.
Vua rút gươm quẳng về phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn còn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh.
Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng dâng hương thơm ngát.
Sau tiếng chuông của ngôi chùa độ một giờ, thì thật là sáng trăng hẳn: trời bấy giờ trong thăm thẳm và cao; mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc, du như sáo diều; ánh trăng trong chảy khắp cả trên ngành cây, kẽ lá, tràn ngập trên con đường trắng xóa.
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ.
b) Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, đó là:
– Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.
– Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất.
– Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. / Ánh đèn từ muôn vàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt.
– Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại (Khi nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả, học sinh khá, giỏi có thể giải thích thêm vì sao em thấy sự quan sát đó rất tinh tế.
c) Hai câu cuối bài: “Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!” là câu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
ơ bạn chép mạng à, ở đay mình hỏi câu hỏi khác trên mạng nhé, mong các bạn dùng trí thông logic tự giải
Bài 1:
a) Nam sinh ra trong một gia đình gia giáo
b) Bố mẹ giục mãi, Nam mới chịu dậy tập thể dục
c) Ông ấy nuôi chó dữ/dồ/dại để giữ nhà
Bài 2:
-DT: Xuân, cánh đồng, trời, mây, mưa ngâu, bóng nười, con đường, ruộng
-ĐT đi, thăm, be bờ, rón rén bước
-T: xám xịt, rả rích, lầy lội
Bài 3:
a)Tuy đó chỉ là một con búp bê được làm từ vải cũ nhưng An rất thích vì đó chính là món quà bố đã làm tặng em với tất cả tình yêu thương.
b) Nếu con búp bê bằng vả cũ không phải do tự tay bố làm thì An đã không cảm động như vậy khi nhận nó.
Bài 4:
-Trái nghĩa: dũng cảm - nhát gan/ nhút nhát
cần cù - lười biếng/ chây lười
-Đồng nghĩa: dũng cảm - gan dạ
cần cù - siêng năng/ chịu khó
Điền từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống trong từng câu sau :
a. Chỉ ba tháng sau, nhờ siêng năng, cần cù cậu vượt lên đầu lớp.
b. Ông tôi đã già nhưng không ngày nào ông quên ra vườn.
c. Tấm rất chăm chỉ còn Cám thì lười biếng.
d. Mình cầm lái hay cậu cầm lái ?
e. mây tan và mưa tạnh dần.
â, trời đã sáng bạch.rồi mà tôi vẫn chưa chịu dậy.
b, căn phòng ngập tràn ánh điện sáng choang
c, ông vung lưỡi gươm sáng quoắc xông thẳng vào quân địch.
đ, ngọn lửa bốc lên .sáng rực cả một góc trời.
a) sáng hẳn
b) sáng chói
c) sáng lòa
d) sáng rực