K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

#TÌM_3_TỪ_ĐƠN_VÀ_5_TỪ_GHÉP_TRONG_BÀI_SAU

Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi những dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin là có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.

Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.

Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.

Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.

Theo TRƯỜNG GIANG- NGỌC MINH

2
29 tháng 12 2019

3 từ đơn :xã , mương ,thôn

5 từ ghép : nguồn nước, vợ con , tập quán , dòng mương, lần mò

29 tháng 12 2019

Xã,mương,thôn.nguồn nước,vợ con,tập quán,dòng mương,lần mò

8 tháng 12 2018

please

* Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu :

Những nương lúa quanh nãm khát nước / được thay dần bằng  ruộng bậc thang 

                    Chủ ngữ                                                        Vị ngữ

*Ttìm danh từ riêng , tính từ từ có trong câu:

Khách đến xã Trịnh Tường ,huyện Bát Xát ,tỉnh Lào Cai  sẽ ko khỏi ngỡ ngàng thấy dòng mương ngoắn ngoèo vắt ngang những đồi cao.

- Danh từ riêng: Trịnh Tường, Bát Xát, Lào Cai.

- Tính từ: ngỡ ngàng, ngoắn ngoèo, cao.

25 tháng 2 2017

Nhờ có mương nước mà ông Lìn dẫn về, tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn Phìn Ngan đã thay đổi. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay bằng đồng bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về, vân động bà con trồng cấy. Nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói nữa.

6 tháng 1 2017

Ông lần mò trong rừng cả tháng tìm nguồn nước, rồi cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng về thôn.

6 tháng 2 2022

a, Lúa gạo là quý nhất bởi  lúa gạo nuôi sống con người

b, Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được

c, Nếu cây lúa không được chăm bón thì nó cũng không lớn lên được.

d, con người quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm nên một phần rừng ngập mặn đã mất di.

e) Con học bài xong …thì…….mẹ cho con lên nhà ông bà

f) Trời …càng……….mưa nước sông …càng………lên cao 

6 tháng 2 2022

giúp mik nha ^^

thi kể chuyện tiếp nào vàmk kể đầu tiên         SỰ TÍCH TRẦU CAU VÀ VÔI                                                        Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban...
Đọc tiếp

thi kể chuyện tiếp nào và

mk kể đầu tiên

         

SỰ TÍCH TRẦU CAU VÀ VÔI                                                        

Ngày xưa một nhà nọ có Tân và Lang là hai anh em ruột, đặc biệt dáng người và mặt mày giống nhau như đúc, đến nỗi chính người nhà cũng nhiều phen nhầm lẫn. Cha họ là một người cao to nhất trong vùng đã từng được vua Hùng triệu về Phong-châu ban thưởng và đặt tên là Cao. Từ đó gia đình lấy tiếng "Cao" làm tên họ.

Hai anh em lớn lên thì cha mẹ nối nhau qua đời. Cả anh lẫn em quyến luyến nhau không chịu rời nửa bước. Người cha trước khi mất có gửi gắm Tân cho một đạo sĩ họ Lưu. Nhưng khi Tân đến theo học thì Lang không chịu ở nhà một mình, chàng cũng cố xin cùng được học với anh một thể. Nhà họ Lưu có một cô con gái cũng cùng lứa tuổi với họ.

Để tìm hiểu người nào là anh người nào là em, một hôm cô gái họ Lưu bày ra một mẹo nhỏ. Giữa lúc họ đang đói, nàng chỉ dọn cho họ một bát cháo với một đôi đũa. Đứng sau khe vách, nàng thấy người này nhường cháo cho người kia ăn.

Nàng lẩm bẩm: - À, ra anh chàng vui tính kia là anh!".

Từ đó giữa Tân và cô gái có nhiều cuộc gặp gỡ. Tình yêu giữa hai người mỗi ngày một khăng khít. Thấy thế, đạo sĩ họ Lưu vui lòng gả con cho Tân. Sau khi cưới, hai vợ chồng đến ở một ngôi nhà mới, có Lang ở chung.

Từ ngày lấy vợ, Tân tuy vẫn chiều chuộng em nhưng không âu yếm em như trước nữa. Trước kia Lang thường được anh chăm sóc nhưng bây giờ thì chàng có nhiều ngày cô đơn. Lang nhận thấy nhiều khi Tân muốn lánh mình. - Phải rồi, anh ấy mê vợ quên ta". Trong lòng Lang đầy chán nản buồn bực.

Một hôm Lang và Tân cùng lên nương đến tối mịt mới về. Lang về trước. Chàng vừa bỏ chân lên ngưỡng cửa thì vợ Tân từ trong buồng  chạy ra ôm chầm lấy mình. Lang kêu lên. Cái nhầm của chị dâu làm cho cả hai người cùng ngượng nghịu xấu hổ. Giữa lúc đó thì Tân bước vào nhà.

Từ đây Lang lại biết thêm một tính tình mới của anh. Tân ghen em. Cái ghen làm tăng thêm sự hững hờ của Tân đối với chàng[1]. Lang vừa giận vừa thẹn. Chàng muốn bỏ nhà ra đi cho bõ ghét. Một hôm trời mới mờ sáng, Lang quyết định khởi hành. Chàng cứ theo con đường mòn đi mãi, trong lòng đầy bực bội oán trách. Đi luôn mấy ngày dường, Lang tới bờ một con sông lớn. Thấy nước chảy xiết, chàng lấy làm ngại ngùng. Xung quanh không nghe qua một tiếng gà gáy chó sủa. Nhưng Lang quyết không chịu trở lại. Lang ngồi cúi gục trên bờ, ôm mặt khóc. Chàng khóc mãi, khóc mãi, đến nỗi những con chim đi kiếm ăn khuya vẫn còn nghe tiếng nức nở. Sáng hôm sau, Lang chỉ còn là một cái xác không hồn. Chàng đã hóa đá.

Tân thấy mất hút em thoạt đầu không để ý. Mãi sau vẫn không thấy em về, Tân bổ đi tìm các nhà quen nhưng cũng không thấy tăm dạng. Biết là em bỏ đi vì giận mình, chàng lấy làm hối hận. Hôm sau nữa, cũng không thấy về, Tân hoảng hốt để vợ lại nhà, cất bước đi tìm. Sau mấy ngày, chàng đã đến bờ một con sông rộng. Không có cách gì qua được Tân đi men dọc sông, cuối cùng thấy em đã hóa thành đá. Tân đứng bên cạnh hòn đá khóc mãi cho đến lúc chỉ còn có tiếng nước cuồn cuộn chảy dưới bờ mà thôi. Tân chết và hóa thành một cây thân mọc thẳng lên trời, bên cạnh hòn đá.

Vợ Tân chờ mãi không thấy chồng về, cũng bỏ nhà đi tìm. Nhưng cuối cùng con sông nọ cũng ngăn cản bước chân của nàng. Người đàn bà ấy ngồi lại bên cạnh cây, khóc cạn cả nước mắt. Và sau đó nàng chết hóa thành một cây dây quấn quanh lấy cây kia.

Đợi mãi không thấy ba người về, vợ chồng đạo sĩ nhờ mọi người chia nhau tìm kiếm. Trước hòn đá và hai cây lạ, họ chỉ còn biết dựng miếu thờ cả ba người trẻ tuổi ở ven sông. Nhân dân quanh vùng gọi là miếu "anh em hòa thuận, vợ chồng tiết nghĩa"[2].

Về sau, một năm nọ trời làm hạn hán rất dữ. Mọi cây cỏ đều khô héo cả. Duy hai cây mọc bên cạnh hòn đá trước miếu là vẫn xanh mượt. Mọi người cho là linh dị. Vua Hùng một hôm ngự giá qua xứ đó. Khi đi qua trước miếu, vua hơi ngạc nhiên vì cảnh lạ cây lạ: -"Miếu này thờ vị thần nào? Mấy loại cây này ta chưa từng thấy bao giờ?". Để trả lời câu hỏi của vua, Lạc tướng cho gọi mấy cụ già ở quanh vùng đến hỏi.

Hùng Vương càng nghe, không ngăn được sự cảm động. Vua vạch lá trèo lên nhìn khắp mọi chỗ. Đoạn, vua sai một người trèo cây hái quả xuống nếm thử. Vị chát không có gì lạ. Nhưng khi nhai với lá cây dây thì một vị là lạ đến ở đầu lưỡi: nó vừa ngon ngọt, vừa thơm cay.

Tự nhiên có một viên quan hầu kêu lên: - "Trời ơi! Máu!" Mọi người giãn ra kinh ngạc. Thì ra những bãi nhai quả và lá của hai thứ cây đó một khi nhổ xuống đá bỗng đỏ ối ra như máu. Vua sai lấy cả ba thứ nhai lẫn với nhau thì bỗng người thấy nóng bừng như có hơi men, môi đỏ tươi sắc mặt hồng hào tươi đẹp. Vua bảo:

- Thật là linh dị! Đúng là họ rồi! Tình yêu thương của họ thật là nồng nàn thắm đỏ.

Từ đó vua Hùng ra lệnh cho mọi nơi phải gây giống cho nhiều hai loại cây ấy. Điều đáng chú ý là luật của nhà vua bắt buộc trai gái khi kết hôn thế nào cũng phải tìm cho được ba món: trầu, cau và vôi cho mọi người nhai nhai nhổ nhổ một tý để ghi nhớ tình yêu không bao giờ phai lạt. Vì thế từ đó dân Việt mới có tục ăn trầu[3].

KHẢO DỊ

1. Trong Lĩnh-nam chích quái cũng như trong một số sách chép truyện cổ khác không thấy nói đến kết quả của tình tiết "hai anh em giống nhau như đúc". Chúng tôi thấy đó có lẽ là một thiếu sót của người chép truyện, nên ở đây dựa vào quyển Tình sử Việt-nam. Cái ghen của Tân là nguyên nhân của việc Lang bỏ nhà ra đi và cũng là hậu quả của việc hai anh em giống nhau đến nỗi làm cho nhiều người nhầm lẫn.

2. Cũng theo Lĩnh-nam chích quái thì Lang chết hóa làm cây cau, Tân hóa làm hòn đá còn vợ Tân hóa làm cây trầu. Ở đây chúng tôi theo sách Sử Nam chí dị chép Lang hóa làm hòn đá. Tân hóa làm cây cau là những hình tượng có mối quan hệ hợp lý hơn (về điểm này chúng tôi đồng ý với ý kiến Trần Thanh Mại trong Tìm hiểu và phân tích truyện cổ tích Việt-nam).

Riêng sách Mỹ Ấm tuỳ bút tuy cũng kể như Sử Nam chí dị, nhưng lại cho rằng phải đợi sau khi chôn cả ba rồi mới được trời cho hóa. Cũng sách này có kể một số tình tiết hơi khác, nhất là ở đoạn kết:

Hai anh em Tân và Lang giống nhau như tạc, càng lớn càng giống và yêu mến nhau, đi đâu không rời nửa bước; việc đó làm cho người vợ của Tân - Lưu thị - mấy lần nhầm lẫn, rất xấu hổ. Lang sợ có điều không hay bèn xin anh ra ở riêng, nhưng anh không cho. Một hôm Lang bỏ nhà ra đi lên vùng núi, định sống lẩn lút ở đây, nhưng dầm phải sương gió nên chết ở cạnh rừng, được dân địa phương chôn cất thành mộ. Không thấy em về, Tân bỏ nhà đi tìm. Khi Tân đến đây, dân làng ban đầu sợ hãi tưởng người chết hiện ra, vì thấy giống người chết như tạc. Khi nghe nói người em đã chết Tân ngất đi và chết theo. Dân địa phương bèn chôn bên cạnh mộ người em. Lưu thị cũng bỏ nhà đi tìm, đến đây nghe nói chồng và em chồng đều chết, liền ôm lấy mồ khóc mãi, rồi cũng chết và cũng được chôn bên cạnh.

Hành động của họ cảm động đến Trời. Trời cho em hóa đá (biểu thị sự trong trắng), anh hóa thành cây cau (ngay thẳng độc lập, mở dạ cho ai nấy thấy), Lưu thị hóa thành cây trầu (tiết hạnh thơm cay). Đoạn sau nói về vua Hùng cũng như trên đã kể[4].

3. Cũng theo Trúc Khê, sách dã dẫn, thì ngôi đền thờ ba người hiện nay là đền Tam-khương ở làng Nam-hoa, huyện Nam-đàn (Nghệ-an) mà các triều đại phong kiến vẫn có sắc phong tặng.

Đồng bào thiều số ở Nghệ-an cũng có Sự tích trầu, cau và vôi nội dung khác với các truyện trên:

Một người có chín con gái cùng đi cuốc cỏ dâu. Trưa lại mệt, chị em nói đùa với nhau: "Giá có ai cuốc hộ thì sẽ lấy làm chồng". Nghe thấy vậy một con quỷ hiện ra nói: - "Phải thế thì hãy nhắm mắt lại, tôi cuốc cho". Quả nhiên khi mở mắt, mấy chị em đều thấy nương dâu đã cuốc sạch làu. Quỷ đưa chín cô về lần lượt ăn thịt đến cô thứ tám. Cô út là nàng Khăm Xuân sợ quá, bỏ trốn. Một đàn gà rừng bảo: - "Muốn sống thì chui xuống lỗ khoai mài". Cô xuống, gà bẻ lá phủ cho nên quỷ không tìm ra. Khi quỷ đi khỏi, gà bảo nàng trèo lên tiếp tục đi nữa, hễ gặp người nào thì hỏi đường, người ta sẽ chỉ cho.

Một bà tiên hiện ra bảo cô cứ đi theo sợi dây song cho đến ngọn. Đến nơi, hóa ra đó là cõi âm; ở đây cũng có nhà của ruộng vườn. Một người đàn ông là Chàng Ngược lấy cô làm vợ. Hắn chuyên làm mưa ở trần gian, nhưng vì có vợ hắn quên cả chức trách, ba tháng không ra khỏi nhà, nên trần gian ruộng nương khô cạn, người kêu van khắp nơi. Sau đó, hắn phải từ biệt vợ ra đi làm mưa, dặn vợ cứ luôn luôn ở nhà, ai rủ đi đâu cũng đừng nghe.

Ở nhà, hai người vợ cũ của Chàng Ngược đến rủ: - "Có muốn coi voi đánh nhau không?" - "Không" - "Có muốn coi gương lược đánh nhau không?" - "Không" - "Có muốn coi ông bà gia không?" - "Kể từ khi về nhà chồng đến nay tôi chưa biết mặt mũi ông bà gia, cho đi với". Đến nơi, Khăm Xuân chỉ thấy hai con rồng to lớn, sợ quá, chạy về, mắt luôn luôn nhắm lại. Khi chồng về biết chuyện, đành phải trả Khăm Xuân lên trần. Lên đến nơi vẫn thấy vợ nhắm hai mắt, chồng bảo: - "Thôi đến nơi rồi. Chúng ta chia tay ở đây. Lúc nào gặp hoạn nạn gọi tôi, tôi sẽ đến". Khăm Xuân đang đi dọc bờ sông thì gặp chàng Nước. Chàng Nước lại dỗ dành lấy nàng làm vợ. Cuộc tình duyên êm đẹp, chỉ có điều bố chồng không ưa nàng dâu. Một hôm bố chồng bảo con dâu đi bắt cá sông. Khăm Xuân không bắt được. Nàng đến bờ sông gọi tên chồng cũ. Chàng Ngược lên bảo: -"Muốn bắt cá sông thì sáng dậy ra mà bắt, nhưng phải dặn mọi người rằng nếu ai có thấy cây gỗ lạ thì cũng đừng đụng đến". Sáng ra, thấy có một cây gỗ lớn nằm ngang sông mà vực sông ở chỗ đó cạn, cá rất nhiều, Khăm Xuân và mọi người đua nhau đi bắt. Người bố chồng thấy sự lạ cũng ra xem, thấy cây gỗ lạ bèn lấy gậy sắt đâm vào. Không ngờ đó là Chàng Ngược. Bị thương, Chàng Ngược, tức cây gỗ, nổi lên, nước chảy ào ào vào vực, phần lớn người đi bắt cá đều bị chết đuối. Bố chồng đổ tội cho nàng dâu giết dân, Khăm Xuân ra bến ngồi khóc rồi lấy lửa đốt cây gỗ để sưởi. Đốt một lúc bỗng thấy trong đống lửa không phải gỗ mà là Chàng Ngược đã chết cháy. Khăm Xuân thương quá, nhảy vào lửa cháy luôn. Chàng Nước về thấy thế cũng nhảy vào lửa cháy nốt (tình tiết này giống với kết thúc truyện Sự tích ông Đầu rau. số 21). Bố chồng chôn cất mỗi người một mộ. Về sau cây gỗ hóa thành cây cau. Khăm Xuân hóa thành cây trầu leo lên cây cau.

Chàng Nước hóa thành đá vôi. Bố chồng lấy cau ăn với trầu, nhổ nước vào đá thấy nước đỏ dẹp, bèn hái về ăn để giải phiền. Từ đấy có tục ăn trầu[5]. 

4. Đồng bào Ca-tu (ở phía Tây tỉnh Quảng-nam và Thừa-thiên) có một truyện nói về sự tích trầu, cau và vôi tuy khác truyện của ta nhưng hình ảnh đoạn kết lại có phần tương tự:

Một bà già gả một trong mười cô con gái cho chàng Rắn để trả ơn.  Ở với Rắn, cô gái đẻ được một đứa con. Một hôm vì các chị xúi bẩy, cô bị răng rắn cắm vào người, chết ngay. Áo quan trôi theo dòng nước, lọt vào cái dó của ông Na, được ông này cứu cho sống lại. Ông Na lấy cô làm vợ, đẻ dược một con nhưng vẫn chưa làm lễ cưới. Ngày cưới, chàng Rắn đến dự. Một cuộc chiến tranh dữ dội diễn ra giữa Rắn và ông Na. Cô gái lấy gói thuốc trong rừng gói thành từng gói chuẩn bị ném cho cả hai bên để bôi cho lành vết thương. Ném cho Rắn, không ngờ Rắn hóa thành cây cau. Ném trúng ông Na, ông Na hóa thành hòn đá. Cô thương quá đứng trên hòn đá ôm lấy cây cau, thì lại hóa thành cây trầu, gốc mọc ở đá, ngọn leo lên cây cau. Truyện còn kể thêm hai đứa con của Rắn và ông Na đến nhặt gói thuốc thứ ba thì hóa thành cối chày giã trầu. Dân làng chạy đến xem cũng hóa thành những cây chay.

Có một mụ cơ-rúa (đàn bà ngồi lê) đi xúc tép qua đó, thấy cây hay hay, bèn hái lá trầu ăn với quả cau rồi nhổ nước vào đá, đá đang trắng hóa đỏ. Mụ lấy trầu cau, vôi và chay ăn chung với nhau, tự nhiên thấy môi đỏ, người hóa đẹp ra. Nhà vua nghe tin, đòi mụ về triều, thấy mụ đẹp bèn phong làm hoàng hậu. Nghe lời mụ, vua sai lính đến đào các cây cau trầu đem về, nhưng đào đi bao nhiêu cau trầu vẫn mọc nhiều thêm, không bao giờ hết giống[6].

Người Thái cũng có truyện Tình nhân biến thành trầu cau nói đến ba người bạn học, trong đó có một cô gái giả trai cuối cùng hóa ra trầu cau và vôi. Truyện này có mô-típ hoàn toàn khác các truyện trên.

7

Có ai giống tui chỉ vuốt chứ không đọc không vậy ạ ?

                                                                                                 Con cóc là cậu ông trời                                                                                                          Đôi ngỗng                                                                                                          Chú voi tốt bụng                                                                                                          Con cá thông minh                                                                                                          Lời yêu của con                                                                                                          Chuyện chàng mồ côi                                                                                                          Sự tích hoa mai vàng                                                                                                          Công chúa Liễu Hạnh                                                                                                          Sự tích cái chổi                                                                                                         Chuyện chàng Lút                                                                                                          Sự tích ông đầu rau                                                                                                         Công chúa và hạt đậu                                                                                                          Ba người bạn                                                                                                          Chôn của                                                                                                          Chồng xấu, chồng đẹp                                                                                                          Công chúa ngủ trong rừng                                                                                                          Sự tích chị Hằng Nga                                                                                                          Bài học đâu tiên của Gấu con                                                                                                          Chị Gà Mái và anh Cá Sấu                                                                                                          Vì sao người ta đốt pháo                                                                                                          Sư tử và chuột                                                                                                          Thỏ con thông minh                                                                                                          Chào buổi sáng                                                                                                          Sự tích con muỗi                                                                                                          Tính lầm                                                                                                          Cáo và mèo                                                                                                          Chàng viết mướn thành Phirenzê                                                                                                         Hai anh em                                                                                                          Chiếc tăm thần                                                                                                          Cây Chò kiêu ngạo                                                                                                          Bác Rùa tốt bụng                                                                                                          Mickey và chú ong chăm chỉ                                                                                                          Cháu tôi                                                                                                          Cây chanh quả vàng                                                                                                          Anh em họ Ðiền                                                                                                          Cậu bé chăn cừu và cây đa cổ thụ                                                                                                          Cây bút thần Mã Lương                                                                                                          Anh trai cày và lão nhà giàu                                                                                                          Câu chuyện giữa Mickey & Kangaroo                                                                                                          Chàng lười                                                                                                          Con cò                                                                                                          Chú voi con                                                                                                          Chim tu hú                                                                                                          Chàng đốn củi và con cọp                                                                                                          Con chuột phát phì                                                                                                          Sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh                                                                                                         Chiếc mũ đỏ                                                                                                          Chàng ngốc học khôn                                                                                                          Cao và thấp                                                                                                          Chú thỏ thông minh                                                                                                          Chim con lạc mẹ                                                                                                          Công chúa tham lam                                                                                                          Bố là tất cả                                                                                                          Cầu vồng                                                                                                          Ai tốt hơn ai                                                                                                          Ai biết ăn dè?                                                                                                          Nhổ củ cải                                                                                                          Chàng rùa                                                                                                          Lo trước chắc ăn                                                                                                          Gấu, Sư tử và Cáo                                                                                                          Truyền thuyết về bộ quần áo Giáng sinh                                                                                                          Cóc kiện trời                                                                                                          Hươu và Cáo                                                                                                          Con công và con quạ                                                                                                          Ba cô gái                                                                                                          Bác gấu đen và hai chú thỏ                                                                                                          Sếu và bầy cá                                                                                                          Tích Chu                                                                                                          Cáo, thỏ và gà trống                                                                                                          Chuyện hai con ngựa                                                                                                          Con chồn bạch                                                                                                          Ai đáng khen nhiều hơn                                                                                                          Cô bé tí hon                                                                                                          Sự tích con sư tử                                                                                                          Chim sơn ca                                                                                                          Quả bầu tiên                                                                                                          Con chim họa mi                                                                                                          Ai khỏe?                                                                                                          Tham ăn                                                                                                          Cây tre trăm đốt                                                                                                          Sự tích ông đầu rau                                                                                                          Sự tích trái dưa hấu                                                                                                         Giúp đỡ người tàn tật                                                                                                          Trí khôn của ta đây !                                                                                                          Sự tích chú Cuội cung trăng                                                                                                          Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn                                                                                                          Vì sao nước biển mặn?                                                                                                          Sự tích con muỗi                                                                                                          Cây thông                                                                                                          Bà nội trợ nhỏ tuổi                                                                                                          Cô bé chăm ngoan                                                                                                          Sự tích con cào cào                                                                                                          Sự tự do                                                                                                          Hoàng tử Ếch xanh                                                                                                          Cô bé hay tò mò                                                                                                          Đứa bé thiếu thận trọng                                                                                                         Bệnh đậu mùa                                                                                                          Cô bé hai giúp đỡ mọi người                                                                                              

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn.

Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau. Thường buổi tối sau khi đi làm về, hai vợ chồng ngồi bên bếp lửa hay dưới ánh trăng kể cho nhau những chuyện xa gần mới nghe được, hay hát những câu tình duyên, có khi vui vẻ quên cả cơm nước.

Một năm trời làm mất mùa, hạt gạo kiếm rất khó khăn. Tình trạng đói kém diễn ra khắp mọi miền. Hai vợ chồng theo lệ cũ đi tìm việc ở các nhà giàu nhưng chả mấy ai thuê nữa. Người vay công lĩnh nợ thì đông mà gạo rất khan hiếm nên khó chen vào lọt. Hơn nữa, cổng mấy lão trọc phú lại thường đóng chặt vì chúng không muốn cho ai quấy nhiễu.

Túng thế hai vợ chồng phải đi mò cua bắt ốc, hoặc đào củ, hái rau về ăn. Tuy có đỡ phần nào nhưng tình cảnh vẫn không mảy may sáng sủa. Cái chết luôn luôn đe dọa họ vì trận đói còn kéo dài. Một buổi chiều, sau khi húp vội mấy bát canh rau má, chồng bảo vợ:

- Tôi phải đi một nơi khác kiếm ăn, không thể ở nhà được.

Nghe chồng nói, người đàn bà đòi đi theo để sống chết có nhau. Nhưng người chồng bảo:

- Tôi chưa biết sẽ đi đến đâu và sẽ phải làm những gì. Nàng ở nhà dễ sống hơn tôi, không nên theo làm gì cho vất vả. Chưa biết chừng tôi sẽ nằm lại dọc đường để cho loài chim đến than khóc. Nhưng cũng chưa biết chừng tôi lại mang những quan tiền tốt bó mo về đây nuôi nàng cũng nên! Chao ôi! Số mệnh! Nàng hãy chờ tôi trong ba năm, nghe! Hết ba năm không thấy tôi trở về ấy là tôi đã bỏ xác quê người. Nàng cứ việc đi lấy chồng khác.

Người vợ khóc lóc thảm thiết như đứng trước cảnh tang tóc thực sự. Nhưng không biết làm thế nào cả, nàng đành phải để chồng ra đi.

Sau khi tiễn chồng, người đàn bà kiếm được việc làm ở một nhà kia. Nhà họ không giàu gì nhưng thương cảnh ngộ nàng, có ý giúp đỡ cho qua những ngày thảm đạm. ở đây, người đàn bà kiếm mỗi ngày hai bữa, trong đó có một bữa cháo bữa khoai. Nhờ lanh lẹn và xinh xắn nên nàng lấy được cảm tình của chủ. Nhưng hình dáng người chồng thân yêu không bao giờ phai nhạt trong tâm trí nàng.

Thời gian trôi nhanh như nước chảy. Người ta đã bớt nhắc đến trận đói khốc liệt vừa qua. Nàng thì ngày ngày hồi hộp chờ đợi chồng. Nhưng cây bưởi trước sân đã ba lần trổ hoa mà chồng nàng vẫn không thấy tăm dạng.

Giữa lúc ấy người chủ đã từng bao bọc nàng trong lúc đói, vừa chết vợ. Sẵn có tình cảm với nàng, người ấy ngỏ ý muốn được nối duyên cùng nàng. Nhưng người ấy đâu có hiểu được lòng của người thiếu phụ. Câu trả lời của nàng là:

- Chồng tôi hẹn tôi trong ba năm sẽ về. Đến bây giờ tôi mới tin là chồng tôi đã chết. Vậy cho tôi để tang chồng trong ba năm cho trọn đạo.

Ba năm nữa lại trôi qua một cách chóng vánh. Không tin tức cũng chẳng có một lời đồn về người chồng. Hàng ngày, những buổi chiều tà, nàng vẫn đăm đăm nhìn bóng người đi lại trên con đường cái quan. Và rồi nàng khóc cạn cả nước mắt. Người đàn ông kia giục nàng quyết định:

- Một là chồng nàng đã chết, hai là còn sống nhưng đã lập gia đình khác ở một nơi xa xôi hẻo lánh. Đằng nào nàng cũng khó mong tái hợp. Âu là cùng tôi lập một gia đình mới. Sức của tôi và của của tôi đủ bảo đảm cho nàng sung sướng trọn đời.

Nàng sửa lại vành khăn trắng đã ngả màu, cảm ơn hậu tình của anh ta và xin rốn chờ cho một năm nữa. Một năm nữa lại trôi qua không mang lại một tin tức gì mới mẻ. Lần này nàng mới tin là chồng mình chết thật. Sau một bữa rượu cúng chồng và đãi họ hàng làng xóm, nàng đến ở cùng người chồng mới.

* * *

Đột nhiên sau đó ba tháng, người chồng cũ xách khăn gói trở về quê hương. Chàng không có vẻ gì khấm khá hơn trước. Chàng chỉ ôm một hy vọng là được gặp lại người vợ yêu. Nhưng vườn cũ nay đã thuộc về chủ mới. Chàng lẩm bẩm: - "Thế là hết. Bởi số cả!".

Việc người đàn ông đột ngột trở về làm cho mọi người ngơ ngác. Nhất là đôi vợ chồng mới cưới không còn biết ăn nói làm sao bây giờ. Người đàn bà xấu hổ không dám gặp mặt. Nhưng người chồng cũ đã tìm đến họ và an ủi họ.

- Tôi đi vắng lâu quá. Cái đó hoàn toàn là lỗi ở tôi. Nàng xử sự như thế rất đúng. Tôi chỉ cần về gặp nàng một chút. Thế là đủ. Bây giờ tôi sẽ đi khỏi nơi này mãi mãi.

Mặc dầu người vợ nài nỉ hết sức, mặc dầu người chồng mới xin trả lại vợ, nhưng chàng nhất quyết dứt áo ra đi. Chàng không nỡ phá hạnh phúc của họ. Mà chàng cũng không có gan đi đâu xa vì không thể quên được vợ cũ. Băn khoăn dằn vặt hành hạ tâm trí chàng. Đầu óc rối như mớ bòng bong. Chàng nghĩ đến cái chết và trong một lúc cuồng loạn, chàng tự treo cổ lên cây đa đầu làng.

Cái chết kinh khủng đó như một tiếng sét nổ vào đầu người đàn bà. Nàng cảm thấy chính mình là thủ phạm gây ra cái chết của người chồng cũ. Tại sao ta chờ chồng được bảy năm trời mà không ráng chờ thêm ít lâu nữa? Tại sao thấy chồng trở về, ta không dám giáp mặt? Nàng không tự chủ được nữa. Tất cả những câu hỏi như lên án một cách âm thầm nhưng kịch liệt trong đầu óc nàng.

Thế rồi buổi sáng hôm sau, trong khi người ta sắp sửa cất đám người đàn ông bạc mệnh thì người ta lại hoảng hốt kéo nhau đi vớt tử thi người đàn bà dưới cái ao bên cạnh nhà.

Người chồng mới sau khi làm ma cho vợ, trở nên như người mất trí. Hai cái chết đánh mạnh vào đầu óc mọi người, riêng đối với chàng chưa bao giờ có một sự xúc động dữ dội đến như thế. Chàng luôn miệng kêu to: - "Tại sao ta cố ý cướp vợ của người khác!". Rồi một hôm, sau khi đem hết gia sản chia cho họ hàng và cúng vào chùa, chàng uống thuốc độc tự tử.

Lúc xuống đến thế giới bên kia, cả ba người đều được đưa tới trước tòa án của Diêm vương để định công luận tội. Tất cả mọi người một khi đã đến đây đều phải khai rõ sự thật.

Theo lời khai của người chồng cũ thì chàng không thể nào xa lìa vợ cũ. Chàng sở dĩ chết ở làng là chỉ mong luôn luôn được gần gũi nàng. Người chồng mới cũng khai rằng chàng có cảm tình rất sâu xa đối với người vợ mới mặc dầu mới chính thức lấy nhau chỉ có ba tháng. Khi Diêm vương hỏi tình của chàng đối với người vợ cũ như thế nào thì chàng giơ ngón tay so sánh rằng một bên mười, một bên chưa được một. Đến lượt người đàn bà thì nàng thú thật rằng cái tình của nàng đối với chồng cũ choán một chỗ rộng rãi trong lòng mình, đồng thời đối với người chồng mới, nàng cũng không thể nào quên được tình cảm nồng nhiệt của chàng.

Diêm vương ngồi nghe rất cảm động. Những người như thế này cũng thật hiếm có. Cần phải làm cho bộ ba ấy sống gần nhau mãi mãi. Sau một hồi lâu suy nghĩ, Diêm vương cho ba người hóa thành ba ông đầu rau để cho họ khỏi lìa nhau và để cho ngọn lửa luôn luôn đốt nóng tình yêu của họ. Đồng thời, vua còn phong cho họ chức Táo quân trông nom từng bếp một, nghĩa là từng gia đình một trên trần thế.

dưới đây là những câu đố hại não ,ban có thể giải được tất cả??chúc bạn may mắn. những bạn nào trả lời nhanh mình sẽ tk và nhớ kb với mình nha. đáp án mình sẽ đăng sau.1.Những gì đã được phá vỡ trước khi bạn có thể sử dụng nó?2.Ba người đàn ông đã ở trong một chiếc thuyền. Nó bị lật, nhưng chỉ có hai người bị ướt tóc. Tại sao?3.Bobby ném một quả bóng hết sức có...
Đọc tiếp

dưới đây là những câu đố hại não ,ban có thể giải được tất cả??chúc bạn may mắn. những bạn nào trả lời nhanh mình sẽ tk và nhớ kb với mình nha. đáp án mình sẽ đăng sau.

1.Những gì đã được phá vỡ trước khi bạn có thể sử dụng nó?

2.Ba người đàn ông đã ở trong một chiếc thuyền. Nó bị lật, nhưng chỉ có hai người bị ướt tóc. Tại sao?

3.Bobby ném một quả bóng hết sức có thể. Nó bay trở lại với anh ta, mặc dù không có gì và không ai chạm vào nó. tại sao?

4.Cha của Mary có năm cô con gái - Nana, Nene, Nini, Nono. Tên con gái thứ năm tên là gì?

 

5.Nếu một tàu điện đang đi về phía nam, khói sẽ đi theo con đường nào?

 

6.Họ ra ngoài vào ban đêm mà không được gọi, và bị mất vào ban ngày mà không bị đánh cắp. Họ là ai?

 

7.Những gì đi lên nhưng không bao giờ đi xuống?

 

8.Nếu bạn ném một hòn đá trắng xuống Biển Đỏ, nó sẽ bị gì?

 

9.Những gì có bốn chân, nhưng có thể đi bộ?

10.Một con khỉ, một con sóc và một con chim đang chạy đua lên ngọn cây dừa. Ai sẽ lấy chuối trước, khỉ, sóc hay chim?

 

11.Tại sao vành đai quần bị thắt chặt?

 

12.Bạn gọi một người đàn ông không có tất cả các ngón tay trên một bàn tay là gì?

 

13.Suproliglicatiouspenuvaliancia - làm thế nào để bạn đánh vần nó?

 

14.cái nào nặng hơn, một pound lông hoặc một pound gạch?

 

15.Blue sống trong ngôi nhà màu xanh, ông Pink sống trong ngôi nhà màu hồng và ông Brown sống trong ngôi nhà màu nâu. Ai sống trong ngôi nhà trắng?

 

16.Những gì đi qua thị trấn và trên đồi nhưng không bao giờ di chuyển?

 

17.Một luật sư, một thợ sửa ống nước và một người làm mũ đang đi trên đường. Ai có chiếc mũ lớn nhất?

 

18.Những loại đá không bao giờ được tìm thấy trong đại dương?

19.Năm người đàn ông đã đi đến nhà thờ. Trời bắt đầu mưa. Bốn người đàn ông chạy ra che, nhưng bị ướt trên đường. Một người đàn ông ở lại phía sau vẫn khô ráo. Làm sao?

20.Một người cha và con trai của ông đang đi xe đạp và bị rơi. Hai xe cứu thương đã đến và đưa họ đến các bệnh viện khác nhau. Người đàn ông con trai đang ở trong phòng phẫu thuật và bác sĩ nói, tôi có thể điều hành với bạn. Bạn là con trai của tôi. Hãy làm thế nào là có thể?

21.Người đàn ông đầu tiên là bậc thầy của đá quý vô giá; Người đàn ông thứ hai là bậc thầy của tình yêu; Người đàn ông thứ ba là bậc thầy của xẻng; Người đàn ông thứ tư là bậc thầy của những cây gậy lớn; Họ là ai?

22.Cái gì có 4 chân vào buổi sáng, 2 chân vào buổi chiều và 3 chân vào ban đêm?

23.toàn người đàn ông nọ đều màu vàng,nhưng có một thứ màu hồng ,đó là cái gì.

24.Trong một ngôi nhà màu hồng một tầng, có một người màu hồng, một con mèo hồng, một con cá màu hồng, một cái máy tính màu hồng, một cái ghế màu hồng, một cái bàn màu hồng, một chiếc điện thoại màu hồng, một vòi hoa sen màu hồng, mọi thứ đều màu hồng!
Cầu thang màu gì?

25.Hai người cha và hai đứa con trai đi câu cá. Mỗi người bắt một con cá và mang về nhà. Tại sao họ mang ba nhà?

26.Tôi không có cánh, nhưng tôi có thể bay. Tôi không có mắt, nhưng tôi thường khóc! Tôi là ai?
27.Tôi không có chân. Tôi sẽ không bao giờ đi bộ, nhưng luôn luôn chạy. Tôi là ai?
28.Tôi có sông, nhưng không có nước. Tôi có rừng rậm, nhưng không có cây cối và động vật. Tôi có thành phố, nhưng không có người sống ở những thành phố đó. Tôi là ai?
29.Tôi sinh ra đã lớn, nhưng khi ngày trôi qua, khi tôi già đi, tôi trở nên nhỏ bé. Tôi là ai?
30.Nếu bạn cho tôi nước, tôi sẽ chết. Tôi là ai?

40.Người tạo ra tôi không cần tôi, khi anh ấy làm tôi. Người mua tôi không sử dụng tôi cho chính mình. Người sử dụng tôi không biết rằng anh ấy hoặc cô ấy đang sử dụng tôi. Tôi là ai?
41.Bạn có thể phá vỡ tôi dễ dàng mà không cần chạm vào tôi hoặc nhìn thấy tôi. Tôi là ai?
42.Bạn sẽ ném tôi đi khi bạn muốn sử dụng tôi. Bạn sẽ đưa tôi vào khi bạn không muốn sử dụng tôi. Tôi là ai?
43.Tôi cao khi tôi còn trẻ và tôi thấp khi tôi già. Tôi là ai?
44.Nếu tôi uống, tôi chết. Nếu tôi ăn, tôi ổn. Tôi là ai?
và cuối cùng là 1 câu đố hắc não nhất:

45.có 6 đồng tiền trong đó có 1 đồng tiền giả .Đồng tiền giả đó nhẹ hơn các đồng còn lại.chỉ với 2 lần cân bạn có thể tìm được đồng tiền giả(cố gắng lên nhé)

hết........mệt quá!!!!!!

3

Mình chỉ trả lời vài câu thôi, thông cảm!

Câu 2: Vì người cuối cùng không có tóc.

Câu 3: Vì Bobby ném bóng vào tường.

Câu 4: Con gái thứ năm tên là Mary.

Câu 5: Tàu điện không có khói.

Câu 7: Tuổi của mình.

Câu 16: Con đường

Câu 22: Con người ( Mình giải thích ra cho dễ hiểu nhé )

Sáng là lúc mới sinh ra tập bò thì đi bằng 4 chân.Chiều đi bằng 2 chân có nghĩa là mình đã lớn đi bằng đôi chân của mình.Đêm  đi bằng 3 chân có nghĩa là khi đó mình đã già phải chống gậy nên đi tất cả bằng 3 chân. Mình làm nhằng chỗ này thôi!

Câu 30: Tôi là lửa

Câu 44: Tôi là lửa.

Có vài câu mình làm sai mong bạn thông cảm nhé. k cho mình nha.

12 tháng 3 2021

2.ko có tóc 3.zô tường 4o.roobot44.lửa4mary5ko có khói6........mệt thật ko viêt nua. chac mỗi ngay giở ra òi trả lời

I – Bài tập về đọc hiểu Bâng khuâng vào thu Chớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa. Ven bờ cỏ xăm xắp nước, đám cá thia lia đang nhảy loi choi. Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai… Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn hơn trong bộ áo màu nâu đỏ...
Đọc tiếp
I – Bài tập về đọc hiểu Bâng khuâng vào thu Chớm thu, lúa trổ đòng thơm ngát cánh đồng. Nghe ngòn ngọt vị hạt thóc non căng tràn hương sữa. Ven bờ cỏ xăm xắp nước, đám cá thia lia đang nhảy loi choi. Nắng sớm. Gió nhẹ. Hương đồng ruộng quyện vào không gian trong ngần của buổi sớm mai… Chớm thu, con đường đất chạy quanh co khắp ngõ xóm như tươi tắn hơn trong bộ áo màu nâu đỏ vừa được khoác lên sau những ngày công lao động của dân làng. Thấp thoáng đầu ngõ những gánh rau xanh non rập rờn theo bước chân của các mẹ, các chị gấp gáp đến kịp phiên chợ sớm. Chớm thu, con mương đón nước từ đập thượng nguồn về tưới mát cho những vườn cây đang mùa chín rộ. Con mương uốn lượn hiền hòa in dấu bao kỉ niệm ấu thơ đẹp như trong cổ tích, ghim sâu vào dòng kí ức của lũ trẻ chúng tôi. Dường như trong dòng nước mát lành kia có chứa cả những giọt nước mắt tủi hờn của tôi ngày nào bị mẹ mắng vì có tội, giữa trưa nắng chang chang, đầu trần, chân đất chạy khắp xóm, rồi vẫy vùng hả hê trong dòng mương cùng đám bạn… Chớm thu, khóm hoa trước thềm nhà chúm chím sắc hồng tươi trong nắng tháng tám hanh vàng. Chợt nhớ nôn nao lũ bạn nghịch ngợm, nhớ nôn nao tiếng bài giảng trầm ấm của cô giáo và nhớ nôn nao lớp học với bồn hoa cũng rực rỡ sắc hồng đang vẫy chào các bạn học trò vui tới lớp… Thu đến rồi! Ôi mùa thu yêu dấu! … (Theo Nguyễn Thị Duyên) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Nội dung chính của bài văn trên là gì? a- Tả cảnh đồng quê mùa thu b- Kể về kỉ niệm những ngày thu khai trường c- Cảm xúc của tác giả trước cảnh làng quê khi mùa thu đến 2. Dòng nào nêu đúng những cảnh vật được tác giả miêu tả qua từng đoạn văn trong bài? a- Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, con mương in dấu tuổi thơ, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo b- Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, cái đập thượng nguồn, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo c- Cánh đồng thơm hương lúa, con đường làng quanh co, giọt nước mắt nhớ thương, khóm hoa trước thềm nhà, lũ bạn cùng cô giáo 3. Tác giả đã quan sát các sự vật bằng những giác quan nào để miêu tả? a- Thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác b- Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác
5
16 tháng 10 2021
Giúp mình với Làm ơn
16 tháng 10 2021
=-((((((((((((
Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: "Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?" Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.Năm nay, ông tôi đã chín mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn....
Đọc tiếp

Cứ đến dịp nghỉ hè, bố me lại cho tôi về quê. Bước vào trong nhà, một giọng nói trầm ấm quen thuộc vang lên và kèm theo một cái xoa đầu: "Ôi! Đứa cháu yêu của ông đã về, năm nay kết quả học tập của cháu thế nào, có tốt không?" Đó chính là giọng nói của ông tôi đấy và cũng là người mà tôi yêu quý nhất trong nhà.

Năm nay, ông tôi đã chín mươi hai tuổi rồi nhưng vẫn còn minh mẫn. Ông không còn khỏe mạnh như xưa nữa mà gầy hẳn đi. Khuôn mặt in sâu những nếp nhăn vất vả. Đôi mắt đã mờ đục, không còn được tinh nữa nên mỗi khi đọc báo thì phải đeo kính, nhưng đôi mắt ấy luôn luôn nhìn tôi với một vẻ trìu mến, hiền từ. Mái tóc ông bạc trắng như cước làm ông giống như một ông bụt có tấm lòng nhân hậu trong những câu chuyện tổ tích bước ra vậy. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương, rám nắng, luôn run run mỗi khi làm việc. Nước da không còn hồng hào nữa mà đen sạm đi vì nắng. Răng của ông đã rụng nhiều nhưng nhờ đeo thêm hàm răng giả nên nụ cười vẫn còn tươi. Ông ăn mặc rất giản dị, với những bộ quần áo được may bằng vải thô màu sáng và đi đôi dép cao su màu nâu của bộ đội.

Vào những buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu từ từ nhô lên sau những dãy núi, màn sương trắng mỏng của ban đêm còn chưa tan hết thì đấy là lúc ông tỉnh dậy và cũng là người dậy sớm nhất nhà. Ra sân, ông hít căng lồng ngực tận hưởng không khí trong lành dễ chịu của buổi sáng. Năm nay, tuổi của ông đã cao mà vẫn dậy sớm để tập thể dục. Nhìn động tác ông xoay người, cúi xuống thì mới thấy hồi còn trẻ ông rất dẻo dai và nhanh nhẹn làm sao. Sau khi tập thể dục xong, ông thường làm bữa sáng cho cả nhà.

Mặc dù năm nay ông đã chín mươi hai tuổi, nhưng ông vẫn rất chăm chỉ. Ông rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội và các chương trình của nhà văn hóa đề ra. Có một lần ông nói với tôi rằng: "Từ hồi còn nhỏ ông đã là một cậu bé rất yêu quý thiên nhiên". Cho nên ông rất thích trồng cây, chăm sóc cây cảnh những chú sâu tinh nghịch nào mà đến quấy phá khu vườn của ông là ông đi bắt ngay rồi lấy nước đi tưới cho cây. Cứ mỗi khi rảnh rỗi là ông lại ngồi vót tre hoặc đi cho gà ăn. Vào những buổi trưa hè nóng bức, ông thường lấy chiếc võng, chiếc quạt nan và chiếc đài ở trong nhà ra và chọn những chỗ có bóng râm của cây để mắc võng rồi nằm lên, nghe đài phát thanh, tay phe phẩy chiếc quạt nan. Vào những đêm trăng, ông thường lấy cái ghế mây trong nhà ra hiên ngồi kể chuyện cổ tích cho tôi và một vài đứa trẻ con trong làng nghe. Con cháu nhà mình mà có làm điều gì sai trái thì ông không hề quát mắng, trách móc mà nhẹ nhàng ôn tồn giảng giải, khuyên bảo. Ông rất nhiệt tình khi hàng xóm nhờ một việc gì đó nên mọi người trong làng ai cũng kính trọng và quý mến ông.

Mọi người ai ai cũng chúc thọ cho ông nhưng riêng tôi, tôi sẽ cố gắng học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn để làm ông vui lòng, sống lâu trăm tuổi. Tôi rất yêu quý và kính trọng người ông của mình.

2
12 tháng 1 2019

hay quá bạn ơi

30 tháng 12 2023

hay nha

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm...
Đọc tiếp

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

Nếu gặp bác Lê, em sẽ nói gì với bác?

2
2 tháng 1 2024

hbhbhbhghghfjhfjhvbnvnbvnmφyuy7767yukkknnnmmmmmmmmmmnnhhhhbgvfgcfxdfz           mbngcnc vc v

 

29 tháng 12 2024

hbhbhbghfjhfj