K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 12 2021

Không chép mạng thì tự làm đi em, lên đây hỏi xong bảo người ta không chép mạng rồi người ta cho chép mạng thì khác gì nhau đâu

2 tháng 12 2021

Đúng rồi cj

24 tháng 11 2018

Chọn đáp án: D

23 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

23 tháng 9 2018

https://kenhtracnghiem.com/thuyet-minh-ve-mot-loai-vat-nuoi-bai-tap-lam-van-1-lop-9

19 tháng 9 2019

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM

Những người đi xa quê hương thường nhớ về hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình ,..những hình ảnh quen thuộc của quê hương. Trong số ấy không thể thiếu lũy tre đầu làng. Đúng vậy, cây tre đã từ lâu trở thành một loài cây thân thuộc với người dân Việt Nam.

Không ai biết cây tre có từ bao giờ, chỉ biết rằng lũy tre đã đứng vững trãi như vậy từ hàng ngàn năm trước từ thuở vua Hùng dựng nước đến các cuộc khánh chiến chống xâm lăng. Tre đã cùng con người bảo vệ từng tấc đất của dân tộc. Tre vốn là loài cây thuộc họ thảo mộc, có rễ chùm, thân thẳng vững trãi. Những cây tre nhỏ thì cao khoảng từ hai đến ba mét còn những cây tre trưởng thành có thể cao hơn năm mét. Thân tre hình ống trụ dài, bên trong rỗng. Trên thân tre thường được chia thành các đốt dài bằng gang tay người trưởng thành. Ở mỗi đốt ấy đều có một mấu nối gọi là mắt tre, nơi mà các cành tre mọc ra. Cành tre nhỏ mảnh khảnh không to như càng cây bàng hay bằng lăng nhưng dại dẻo dai. Những cành cây mọc ra theo nhiều hướng khác nhau, cành này đan vào cành kia tạo thành một tấm áo giáp bảo vệ cho những búp măng nhỏ bé đang ẩn náu sâu trong lũy tre. Măng tre hình búp, khoác lên mình một màu xanh pha nâu của đất. Nhữn lớp áo của măng tre là từng bẹ lá úp vào nhau, đợi đến khi trưởng thành thì những bẹ lá ấy cứ tách dần ra cho măng tre mạnh mẽ vươn lên như một cây giáo đâm thẳng lên bầu trời. Lá tre nhỏ, thon và dẹp thuôn nhọc vè phía đầu và sắc. Những chiếc lá mới đầu có màu xanh nhưng khi già thì nó chuyển sang màu vàng. Tre cũng là loài thực vật có hoa nhưng chỉ nở một lần vào cuối đời vào thời gian nở là từ năm mươi đến sáu mươi năm. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Có thể thấy, tre là loài cây dễ sống, chúng thích nghi với mọi hoàn cành mọi loại đất dù là đất bạc màu hay đất chua, vì vậy mà đi đến bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam ta cũng thấy cái dáng cao cao nghiêng nghiêng của lũy tre.

Nói đến tre Việt Nam thì làm sao kể cho siết, từ Bắc vào Nam không biết có bao nhiêu là loài tre: tre Việt bắc, trúc Lam sơn, ...Từ lâu tre đã trở thành người bạn của người nông dân đặc biệt là măng tre được coi như một món ăn đặc sản của người nông dân. Dưới bàn tay khéo léo của người phụ nữ, măng tre được chế biến thành nhiều món ăn như tre luộc, măng khô nấu canh, măng tươi...Lá tre khô còn là một vật liệu đốt dễ kiếm cho các bà các mẹ. Cành tre có gai nhọn thường được người nông dân xưa làm hàng rào quanh nhà. Đặc biệt nhất là thân tre, chúng trở thành những đòn gánh theo bước chân người nông dân ra đồng, thành cối xay giúp người nông dân xay lúa. Thân tre còn được vót mỏng thành những lạt mỏng dùng để gói bánh hay buộc mái nhà của người dân xưa hay được đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân biến hóa thành những chiếc rổ giá hay hình thì cho cò, con vạc ...những món đồ lưu niệm cho khách du lịch. Trong những ngày lễ Cổ truyền, thân tre còn được dùng làm cây nêu cầu may trong nhà. Những lũy tre còn đi sâu vào tâm trí của những đứa trẻ em vùng quê khi vào những buổi trưa hè nóng bức mà được ngồi dưới gốc tre mà hát những bài ca đồng quê, thả những con thuyền tre. Chính những kí ước đó là hành trang cho bất cứ người con xa quên sau này đều nhớ về quê hương. Không những vậy, hình cảnh dáng tre vững trãi đã đi vào những cuộc khánh chiến từ thời vua Hùng, Thánh Gióng lấy lũy tre làm vũ khí đanh tan quân thù, đến hai cuộc kháng chiến chống pháp và mĩ những dụng cụ làm từ tre: cày, cuốc... cũng được Bác nhắc đến trong bài kêu gọi toàn dân kháng chiến...Chính vì những điều đó mà cây tre từ lúc nào đã trở thành biểu tượng cho làng quê Việt Nam.

BÀI VĂN MẪU SỐ 2 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM

Không biết tự bao giờ cây tre đã trở thành người bạn thân thiết của người dân Việt Nam. Tre là hình ảnh quen thuộc của không gian làng quê Việt Nam, là bạn của nhà nông, là biểu tượng cao quý cho một dân tộc quật cường. Bởi vậy mà từ lâu tre đã khắc sâu vào tiềm thức mỗi người, để mỗi khi nhắc về Việt Nam thân thương là người ta lại nhớ ngay đến cây tre " thân gầy guộc lá mong manh ".

Không ai biết rõ cây tre có tự bao giờ, có lẽ là từ rất lâu, rất lâu. Người ta chỉ thấy rằng cây tre đã gắn bó với dân tộc mình từ những ngày đầu dựng nước và giữ nước, từ khi người anh hùng Thánh Gióng nhổ bụi tre ngà đánh tan giặc Ân ra khỏi bờ cõi, từ khi Ngô Quyền cắm cọc tre trên sông Bạch Đằng đã tiêu diệt quân Nam Hán và không biết bao nhiêu chiến công nhờ cây tre nhỏ bé tạo dựng nên. 

Cây tre được phân bố khắp nơi từ miền Bắc vào miền Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, đâu đâu ta cũng thấy những lũy tre xanh rờn, rì rào trong gió ngàn, tỏa bóng râm mát ôm trùm đường làng ngõ xóm thân quen. Họ hàng nhà tre cũng rất là phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại như tre Đồng Nai, tre Việt Bắc, trúc Lam Sơn, nứa, vầy rồi dang, hóp, lạt...

Khác với những loài cây khác, tre có những đặc điểm rất độc đáo, khác biệt. Ngay từ khi còn là một mầm măng tre đã nhọn hoắt như cái chông, cứ hiên ngang mà đâm thẳng lên đón gió, đón nắng của trời. Tre là loài cây dễ trồng, không kén chọn các điều kiện tự nhiên. Dù cho đất đai cằn cỗi, thời tiết khắc nghiệt thì tre vẫn luôn xanh tốt lạ thường. Thời gian trôi đi, mầm măng nhỏ, yếu ớt ngày nào đã trở thành cây tre xanh, cứng cáp và dẻo dai. Rễ tre là loại rễ chùm, bám rất sâu và chắc vài đất giúp cây luôn đứng vững trước mọi bão tố. Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng và khoác lên mình bộ áo màu xanh thẫm. Trên thân tre chia thành các đốt, khi tre càng lớn thì các đốt càng dài. Từ thân tre đâm ra tua tủa biết bao nhiêu là cành lá. Lá tre nhỏ, thon dài, xanh một màu xanh mơn mởn với những đường gân ở mặt sau lá. Mỗi khi có làn gió thoảng qua, vài chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trên không trung rồi đáp xuống mặt nước như những chiếc thuyền nan tí hon.

Tre không mọc đơn lẻ mà mọc thành bụi, thành lũy. Từng khóm tre xanh rì quanh xóm làng đã ôm ấp từng ngôi nhà, tỏa bóng mát khắp nơi nơi. Cây tre còn là hình ảnh không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Chắc hẳn sâu trong tâm trí mỗi người đều ghi dấu hình ảnh từng đàn trâu thong thả nhai rơm dưới gốc tre làng xanh mát. Dưới bóng mát của tre còn là nơi vui chơi lí tưởng của bọn trẻ con. Chúng nô đùa, kể chuyện với những tiếng cười giòn tan, trong sáng và ngây thơ. Rồi tre cũng làm nên những trò chơi thú vị của tuổi thơ như đan vòng tay bằng búp tre, chiếc hóp cho các bạn nam... Các cụ già thì ngồi dưới gốc tre phe phẩy chiếc quạt nan lại bàn đôi ba câu chuyện thế sự, về việc nhà, việc làng. Chiếc điếu cày phì phèo điếu thuốc cũng được làm từ tre, chiếc chõng- nơi ngồi nhàn đàm của các cụ ta cũng từ tre mà ra.

Trong lao động, tre là cánh tay hỗ trợ đắc lực cho người nông dân. Từ thân tre nhỏ gọn mà cứng cáp, người ta chế tạo được biết bao công cụ hữu ích như cán cuốc, cán cào... Rồi từ bàn tay khéo léo của những người nghệ nhân mà từ cây tre thô mộc được gọt giũa thành những đôi đũa đẹp đẽ, những đồ mĩ nghệ có giá trị thẩm mĩ được xuất khẩu sang nước ngoài mang lại những nguồn lợi kinh tế lớn. 

Trong chiến đấu tre còn là người đồng chí, đồng đội quả cảm của dân tộc ta. Từ thời trung đại, tre đã cùng dân ta góp nên bao chiến thắng vang dội rồi đến thời kì kháng chiến chống Pháp chống Mĩ tre lại góp công mình diệt giặc. Những vũ khí thô sơ như chông tre, gậy tre, cán cuốc, cán cày... mà cũng đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy năm châu. Tre giống như người lính tiên phong giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre sẵn sàng hi sinh để bảo vệ dân tộc ta.

Cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người Việt nam từ sự ngay thẳng, kiên chung đến sự dũng cảm, sẵn sàng xả thân vì dân vì nước. Cuộc sống ngày càng đổi thay và hiện đại nhưng mong rằng cây tre sẽ cùng song hành với người Việt Nam trên mọi chặng đường.

BÀI VĂN MẪU SỐ 3 THUYẾT MINH VỀ CÂY TRE VIỆT NAM

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

  • “Tre xanh
  • Xanh tự bao giờ
  • Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
  • (“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi.

Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng. Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

  • “Rễ siêng không ngại đất nghèo
  • Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
  • (“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính. Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh thế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mĩ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo. Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác. Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thương, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên, không thể thiếu được, những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất, Vì thế, tre chính là biểu tượng cho người Viết Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất. Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

#Buồn

20 tháng 11 2021

Mình thấy với mấy bài văn thuyết minh, bạn có thể tìm dàn ý và đọc thêm các tư liệu trên mạng để viết. Chứ ai rảnh mà viết nguyên một bài văn cho bạn

15 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

15 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

kkk nha

Quê hương là nơi ta gắn bó máu thịt nhất, gần gũi nhất. Quê hương là chốn duy nhất mà mỗi người con tha hương không đo đếm bằng khoảng cách địa lý, không bao giờ cảm thấy xa xôi, dù có đi đến góc biển chân trời. Quê hương ở trong tiềm thức, trong da diết nỗi nhớ mỗi người. Một nỗi nhớ tự nhiên, thường trực và vô điều kiện. Hình như ai cũng vậy. Người trên đời, có ai trên...
Đọc tiếp

Quê hương là nơi ta gắn bó máu thịt nhất, gần gũi nhất. Quê hương là chốn duy nhất mà mỗi người con tha hương không đo đếm bằng khoảng cách địa lý, không bao giờ cảm thấy xa xôi, dù có đi đến góc biển chân trời. Quê hương ở trong tiềm thức, trong da diết nỗi nhớ mỗi người. Một nỗi nhớ tự nhiên, thường trực và vô điều kiện. Hình như ai cũng vậy. Người trên đời, có ai trên trời rơi xuống đâu, cùng giống nhau ở chỗ từ làng sinh ra. Quê hương cũng chính là nhà, là gia đình, là những người thân thích... Con người có căn có cốt, quê hương có tính có hồn. Cái cốt cái hồn ấy xâm chiếm trong ta, làm nên nỗi nhớ...

Câu 1 (0.5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2 (0.5đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

0
26 tháng 11 2021

Tham khảo nha bạn:

      Chôm Chôm là một loại cây được trồng nhiều ở miền Nam nước ta nó còn được gọi với tên khoa học là Nephelium lappacium L. Nhắc đến Chôm Chôm thì nó có rất nhiều loại được trồng trên khắp thế giới không chỉ là món ăn yêu thích của đại đa số gia đình người Việt mà còn nhiều ở những gia đình nước ngoài.

    Bởi vì em rất thích ăn Chôm Chôm nên em cũng có trồng một cây ở quê em nó được em đặt tên là anh chàng lãng tử, tại vì lúc mới mua nó có một bộ rễ trông rất đẹp như tóc của những anh chàng trên bộ phim Hàn Quốc nào đó em từng xem qua vậy. Lúc lớn lên nhìn vào thân cây của nó trông nó cũng nhỏ nhắn xinh xắn không như những loại cây ăn quả khác mà em từng thấy. Từ lúc trồng nó tới bây giờ thì nó chỉ cao hơn em cỡ được 1 mét thôi cũng không cao lắm mắc dù em chăm nó rất tốt giống như chăm người em của em vậy. Vỏ cây cũng không xù xì như những loại cây khác mà nó có màu xám tro và có rất nhìu những địa y mọc xung quanh ở thân cây có các cành cây đâm ra như tay chân của nó vậy lá có màu sẫm, gân lá đậm, phân thành nhiều nhánh với 5 lá. Quả của nó rất hài hước lúc mới mọc ra những trái đầu tiên trên cây thì có những trái màu xanh nhỏ nhỏ xinh xinh rồi có những sợi lông bé tí tẹo ghim trên những trái đó. Rồi lúc lớn lên thì nó chuyển sang mùa đỏ những sợi lông lúc ấy cũng lớn dần lên. Chôm chôm là loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao (chứa nhiều vitamin C, giàu đạm, chất béo và các nguyên tố vi lượng như đồng, mangan, kali, canxi, sắt...) và trái chôm chôm còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

     Chôm chôm là loài cây có quả hoặc để ăn tươi, hoặc đóng hộp dưới nhiều hình thức, để dự trữ hoặc xuất khẩu. Hạt chôm chôm có thành phần dầu cao nên cũng được dùng để sản xuất dầu ăn hay xà phòng. Cây và rễ chôm chôm cũng có thể dùng cho việc sản xuất dược phẩm và màu. Ở Việt Nam, người làm vườn chôm chôm có mức thu nhập tương đối cao so với các ngành trồng trọt khác.

    Hạt chôm chôm chứa 35 - 40% chất dầu béo đặc, có cấu trúc của hạt ca cao, có mùi dễ chịu, gồm phần lớn là arachidin, cùng với olein và stearin. Vỏ cây và quả xanh có chứa tanin.

      Vỏ chôm chôm chứa nhiều tanin, chữa ỉa chảy, kiết lỵ, sốt. Hạt chôm chôm, còn gọi là thiều tử, vị ngọt, tính ấm, chứa nhiều chất béo không no, có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn, dùng chữa viêm niêm mạc miệng, kiết lỵ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, các vết loét lâu ngày, điều chỉnh lipid máu, giảm béo và làm đẹp da. Chôm chôm là loại trái rất thích hợp cho những người bị vữa xơ động mạch, cao huyết áp, tăng đường huyết... Tuy nhiên, vì chứa nhiều chất béo nên nếu ăn quá nhiều hạt chôm chôm có thể xuất hiện cảm giác say say và gây buồn nôn, đầy bụng. Ngoài ra, có thể dùng áo hạt để ăn vì nó rất bổ và có chức năng giải nhiệt

     Vì vậy em rất yêu thích cây chôm chôm mà đặc biệt nó là được chính tay em trồng và chăm sóc. Lúc này em cũng ở trên thành phố rồi nên rất nhớ cây chôm chôm. Mỗi lần về quê là em lại gợi nhớ lên những kí ức tuy cũ nhưng rất đẹp về cây chôm chôm năm nào