Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham Khảo:
Lịch sử loài người đã ghi nhận không ít những đại dịch trên toàn cầu cướp đi mạng sống của hàng triệu người như Sars, Ebola,... và gần đây nhất cuối năm 2019 đầu năm 2020 đã xuất hiện đại dịch Covid-19 do chủng mới vi rút Corona gây ra. Đây là loại vi rút gây ra bệnh viêm phổi cấp ở người, loại bệnh này tuy có những biểu hiện cụ thể như sốt, ho khan, khó thở, tuy nhiên người nhiễm bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác ngay khi chưa có bất cứ biểu hiện gì, đây là điều đáng lo ngại nhất trong việc kiểm soát dịch bệnh. Chính vì vậy để bảo vệ bản thân và bảo vệ mọi người không bị nhiễm Covid-19 chúng ta nên chủ động đeo khẩu trang y tế có khả năng kháng khuẩn, ngăn các hạt bụi nhỏ, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc xà phòng và rửa ít nhất 30 giây. Bên cạnh đó nên hạn chế đến những nơi đông người, hạn chế tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về, chỉ theo dõi và chia sẻ những thông tin chính thống, xác thực. Cần phải lên án những cá nhân thiếu ý thức, khai báo gian dối, loan tin bịa đặt gây hoang mang dư luận, họ là những kẻ ích kỷ, không nghĩ đến sức khỏe của cộng đồng. Đất nước ta phải đoàn kết, đồng lòng, cùng chung sức ngăn chặn và đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, quyết tâm chiến thắng đại dịch.
Mở bài
Giới thiệu lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.
Thân bài:
Giới thiệu những đặc điểm của lễ hội theo kết cấu thời gian kết hợp với kết cấu logic.
– Trình bày thời gian tổ chức lễ hội, địa điểm, nguồn gốc lễ hội:
+ Thời gian cụ thể (thời gian ấy gắn với ý nghĩa lịch sử như thế nào).
+ Địa điểm tổ chức lễ hội.
+ Nguồn gốc,lí do tổ chức lễ hội (tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại).
– Giới thiệu các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
+ Chuẩn bị các tiết mục biểu diễn.
+ Chuẩn bị trang trí, tiến trình lễ hội (nếu là lễ hội truyền thống thì chuẩn bị cho việc rước kiệu, trang trí kiệu, chọn người,…).
+ Chuẩn bị về địa điểm…
– Giới thiệu diễn biến của lễ hội theo trình tự thời gian. Thường lễ hội có hai phần: phần lễ và phần hội.
+ Nếu là lễ hội tôn vinh nét đẹp phong tục truyền thống thì bao gồm: rước kiệu lễ Phật, dâng hương lễ vật, các hình thức diễn xướng dân gian, các đoàn khách thập phương.
+ Nếu là lễ hội thể hiện khí thế của thời đại: tuyên bố lí do; các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tượng vè lễ hội, các hoạt động biểu diễn (như đồng diễn, diễu hành, ca nhạc, các trò vui chơi,…)
– Đánh giá về ý nghĩa lễ hội.
Kết bài:
Khẳng định lại ý nghĩa lễ hội.
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.
Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập đều bị tạm ngưng. Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2. Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2020, đã có hơn 850.000 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 42.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 178.000 ca đã phục hồi.
Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.