Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
nguồn: hoidap247
Để đề cao vai trò và giá trị của con người, ông cha ta có câu "Một mặt người bằng mười mặt của". Đây là câu tục ngữ giàu hình ảnh và cũng giàu ý nghĩa. Một là số đếm, chỉ đơn vị ít ỏi, mười lại là đơn vị số đếm chỉ số nhiều. Bằng cách nói đối lập ấy, câu tục ngữ đã khẳng định một chân lí: nên đề cao vai trò, giá trị và tính mạng con người lên trên mọi thứ của cải vật chất dẫu những vật hất ấy có quý báu đến như thế nào.Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người. Điều này đã được lí giải và chứng minh qua thực tế từ hàng ngàn năm nay. Bởi nếu của cải bị mất nhưng còn con người thì vào 1 ngày không xa, những thứ của cải ấy sẽ lại được tạo ra do bàn tay con người. Trái lại, nếu không có con người, của cải vật chất tuy còn đó nhưng cũng chẳng có tác dụng gì, chẳng thể tự sinh sôi nảy nở thêm vào. Vì vậy nên mọi thứ vật chất dẫu có quý giá, dẫu có xa hoa cũng chẳng thể nào bằng được con người. Câu tục ngữ cũng kkhuyên con người không nên quá ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà quên đi những giá trị tốt đẹp của con người.Ôi! Thật là một câu tục ngữ mang lại giá trị nhân văn cao đẹp để cho con cháu sau này noi theo.
TK:
Nhân dân ta đã lấy “tấc đất” so sánh với “tấc vàng”, lấy cái bình thường để so sánh với cái quý hiếm, nhằm khẳng định một chân lí: đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa, khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất.Câu tục ngũ “tấc đất, tấc vàng” hoàn toàn đúng; ngày xưa, đúng; ngày nay vẫn đúng. Đất rất quý: đất để làm nhà, ruộng đồng, nương rẫy để trồng trọt, gieo cấy cây trái, lúa, hoa màu… Từ cái ăn cái mặc đến hoa thơm quả ngọt bốn mùa đều do đất mà có. Đất để phát triển nghề nông. Đất cho ta bãi lúa nương dâu xanh biếc. Đất tồn tại với mọi người, mọi nhà. Đất là tài sản vô giá của quốc gia. Hiểu theo nghĩa rộng: đất là giang sơn Tố quốc. Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại. Đất là nguồn sống vô tận của con người, không thể thiếu. Trong lòng đất hàm chứa nguồn nước và bao khoáng sản quý báu. Tóm lại, đất quý như vàng, đất quý hơn vàng.Đất đai, ruộng vườn chỉ quý và vô giá khi có bàn tay, khối óc của con người tác động vào. Con người chăm bón, vun xới, dẫn thủy nhập điền… làm cho đất thêm màu mỡ. Đất trở thành “bờ xôi ruộng mật” thì lúc ấy mới thật sự là “tấc đất, lấc vàng”. Qua câu tục ngữ, nhân dân ta khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất
Từ xưa đến nay, ông cha ta vẫn luôn nhắc nhở con cháu sống có trước có sau ân nghĩa thủy chung. Điều đó đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã thay lời ông cha gửi gắm tới chúng ta lời căn dặn về truyền thống ấy. Trước hết ta cần hiểu thế nào là “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”? Mỗi quả ngọt khi ta được thưởng thức không tự dưng mà có, nó được chăm chút bằng bao mồ hôi công sức của kẻ trồng cây. Vì thế chúng ta cần phải nhớ đến hay nói cách khác là biết ơn đến người vun trồng nên trái ngọt. Ý nghĩa của câu tục ngữ không chỉ dừng lại ở đó mà còn mang một ý nghĩa tiềm ẩn, sâu xa: mỗi khi nhận được thành quả lao động từ người khác chúng ta cần phải có thái độ và cả những việc làm biết ơn đến những người tạo ra nhũng thành quả ấy.Thật là một bài học đáng quý! Hành động ấy thể hiện một tư tưởng cao đẹp một lối ứng xử đúng đắn. Bởi những gì chúng ta hưởng được hôm nay không phải tự dưng mà có. Sự hiện diện của chúng ta trên cõi đời này cũng nhờ có ba mẹ của chúng ta. Những hạt cơm thơm dẻo ta ăn là nhờ bao mồ hôi đã gửi lại nơi đồng xa . Áo quần ta mặc là nhờ những người thợ may nâng từng đường kim mũi chỉ. Những con đường bằng phẳng ta đi là nhờ công của những người công nhân không quản mưa nắng tạo dựng. Chúng ta được hưởng ánh sáng của đèn điện là nhờ nhà bác học Ê-đi-xơn đã làm đi làm lại hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra dây tóc bóng đèn. Và chúng ta được hưởng hòa bình tự do, thấy những cánh chim câu bay trên bầu trời xanh thẳm là nhờ công của những chiến sĩ đã gửi về đất bao xương máu, anh dũng hi sinh, chiến đấu hết mình vì tổ quốc. Mỗi người chúng ta đều phải tưởng nhớ điều đó và biết ơn và thể hiện sự thành kính đối với anh hùng dân tộc của mình, coi trọng cội nguồn và giá trị to lớn của dân tộc, từ đó đem lại cho chúng ta những căn nguyên cần thiết và quan trọng nhất .Để thể hiện lòng biết ơn không chỉ là những lời nói suông mà còn bằng những hành động thích thực. Chẳng hạn để tỏ lòng biết ơn mẹ cha mỗi học sinh chúng ta cần phải không ngừng học tập thật tốt, tu dưỡng rèn luyện đạo đức gần hơn là giúp đỡ bố mẹ những công việc hằng ngày. Thực tế chứng minh rằng, nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa: xây dựng các nhà tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng , chính sách cho con thương binh liệt sĩ. Không chỉ thế còn có những ngày lễ kỷ niệm để tỏ lòng biết ơn : ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Giỗ tổ Hùng Vương,… Ông cha ta vẫn có câu: “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Như vậy câu tục ngữ trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn bao giờ hết về đạo lý làm người. Biết ơn. Một tình cảm cao quý cần phải có trong mỗi chúng ta. Vì vậy chúng ta cần không ngừng trau dồi phẩm chất cao quý ấy.
Câu rút gọn:Biết ơn
Đưa vào nội dung, ta có thể chia những câu tục ngữ trên thành ba nhóm nhỏ. Câu 1, 2, 3 nói về phẩm chất con người. Câu 4, 5, 6 nói về học tập, tu dưỡng. Câu 7, 8, 9 nói về quan hệ ứng xử. Tuy vậy ba nhóm trên đều là kinh nghiệm và những bài học của dân gian về con người và xã hội. về hình thức, chứng đều ngắn gòn, có vần, có nhịp và thường dùng lối so sánh, ẩn dụ.
Câu 1: Là lời khẳng đinh về giá trị to lớn, quý báu của con người:
Một mặt người bằng mười mặt của.
Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.
Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.
Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.
trl:
https://loigiaihay.com/trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-cau-tuc-ngu-thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than-c35a21568.html
bạn vào link và tham khảo
học tốt
Tình cảm ấy được vun đắp và phát triển qua từ ngàn đời nay mà chủ yếu là mối quan hệ tình cảm giữa gia đình, thầy cô, bè bạn, người thân, …Khi tiếp xúc với nhau, con người đều có những thể hiện những tình cảm sắc thái riêng biệt như tình cảm yêu thương giữa cha mẹ dành cho con cái và ngược lại, sự đùm bọc yêu thương của anh em, sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô, sự gắn bó yêu thương quý mến của bạn bè, sự giúp đỡ của con người với con người, sự yêu thương hoà hợp giữa vợ chồng…Mỗi tình cảm đều có sự thể hiện riêng nhưng bản chất của nó vẫn là lòng yêu thương con người với con người, đó là thứ tình cảm tốt đẹp nhất của con người. Không những thế, tình cảm đó còn thể hiện theo nghĩa rộng hơn nữa ở tình yêu đồng bào, quê hương, đất nước. Thật vậy, tình cảm yêu thương không chỉ gói gọn giữa con người với con người mà còn từ con tim của họ đến với đất tổ quê hương. Đã có biết bao người với lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” ra đi theo tiếng gọi của quê hương. Tiếng gọi yêu thương ấy thật mạnh mẽ, hùng hồn tạo nên sức mạnh to lớn đánh thắng quân thù. Đó là tình cảm thiêng liêng sáng ngời của người con ĐNMỗi ai cũng phải có tình thương, ý thức trách nhiệm đối với mọi người, với quê hương. Nó đánh giá bản chất, đạo đức mỗi con người. Nó giúp nâng cao giá trị của con người và làm cho con người ngày càng hoàn thiện.
Trong dân gian có câu “1 con ngựa đau…..” hay “lá lành đùm lá rách” chính ông cha ta đã từ lâu dạy ta phải biết tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau, con người không thể sống mà không có tình yêu thương. Tình yêu thương tạo nên sự thân ái, đoàn kết cộng đồng. Đã từ lâu nhân dân ta biết yêu thương hỗ trợ nhau, đoàn kết thành 1 khối thống nhất trong lao động và cùng chống lại thiên tai bão lũ . Tình yêu thương đồng thời là cội nguồn của sự đoàn kết. Chính tình yêu thương đã tạo ra sự quan tâm gắn bó cùng nhau thực hiện mục đích phục vụ lợi ích cho XH ”1 cây là chẳng nên…….”Tình thương bao la còn được Bác Hồ nhắc đến qua việc giúp đỡ đồng bào sau CMT8 “…Mọi người ai cũng phải có cơm ăn, áo mặc, ai cũng phải được học hành”, việc thực hiện “hũ gạo cứu đói” , “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” đã đạt kết quả tốt điều đó chứng tỏ dân ta có tình đoàn kết yêu thương gắn bó chia sẻ lẫn nhau
“Thương người như thể thương thân” – Chúng ta hiểu tình thương là thái độ nhạy cảm và đồng cảm giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì con người tiếp cận. Tình thương là thái độ gần gũi, dịu dàng, không hại lẫn nhau mà làm tốt cho nhau trong phạm vi khả năng của mỗi bên. Biết sống với tình thương đó là biết sống hạnh phúc, biết sống có ý nghĩa. Còn nếu không có tình thương đó, hay đúng hơn, tuy vốn có tình thương đó nhưng lại để cho nó mai một, héo tàn, thì cho dù có sống cũng như chết rồi!
Trong cuộc sống ngày nay, tình yêu thương ngày càng phát triển hay mai một đều do ý thức của con người . Vì thế để có 1 XH tốt đẹp đầy lòng nhân ái ta phải quan tâm, san sẻ giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao tinh thần trách nhiệm của bản thân ,tuyên truyền vận động toàn dân giúp đỡ nhau cùng đi lên, gom góp chút tiền giúp đỡ những người còn khó khăn , tránh vì lợi ích của mình mà gây hại cho mọi người cho ĐN.Là người VN , với truyền thống nhân đạo sâu sắc, em tự cảm thấy bản thân phải có trách nhiệm với mọi người và quê hương, em sẽ cố gắng học thật tốt, phấn đấu trở thành công dân tốt có ích cho XH, xây dựng ĐN ngày càng giàu mạnh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc
Sức mạnh của lòng thương, một sức mạnh tỏa sáng một cách tự nhiên từ tấm lòng của mọi người Việt Nam trải qua nhiều đau khổ, bất hạnh, nhưng suối nguồn tình thương đó không bao giờ cạn, vẫn dồi dào thêm, sẽ làm dập tắt mọi khó khăn và bất hạnh.“Cuộc sống không phải là tất cả , còn cần biết sống 1 cuộc đời vì mọi người, vì Tổ Quốc” Câu danh ngôn của nhà văn Nga A.Bô-gô-mô-lét đã chứng tỏ tình yêu thương là thứ quý báu nhất, nó vô giá, được con người tạo ra và con người phải quý trọng nó. Tình thương đó vốn có sẵn trong chúng ta, nó càng rộng rãi bao nhiêu thì tính vị kỉ sẽ giảm bớt tương đương bấy nhiêu. Mà tính vị kỉ thói hư tật xấu làm gì, nói gì, nghĩ gì cũng vì cái ta, chính đó thực sự là cội nguồn của mọi bất hạnh và đau khổ, mọi xung đột và chiến tranh, mâu thuẫn gây ra tang tóc đổ nát. “Khi tình thương ra đi thì trái đất trở thành hầm mộ”Quả vậy
Gợi ý có thể tham khảo:
1. Mở bài
-Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào câu nói của Lê-nin "Học, học nữa, học mãi"
2. Thân bài
- Giải thích vấn đề cần nghị luận:
-"Học" là gì?
-"Học nữa", "học mãi" là như thế nào?
=> Ý nghĩa câu nói: khẳng định vai trò và ý nghĩa của việc học
- Tại sao phải "Học, học nữa, học mãi"? (Ý nghĩa của việc học tập):
-Học tập giúp ta có tri thức, hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống
-Học tập giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội, hòa nhập với cộng đồng
-Học tập là một quá trình giúp ta thích ứng với sự thay đổi, vận động không ngừng của xã hội
-Không ngừng học tập giúp ta luôn trau dồi tri thức, không bị tụt hậu
-Tri thức là không giới hạn, càng học càng thu được nhiều tri thức
- Sẽ ra sao nếu chúng ta không "Học, học nữa, học mãi"?
-Nếu không học sẽ không có hiểu biết, không có tri thức, không thể hòa nhập với xã hội.
-Không học tập sẽ không nắm bắt được xu hướng phát triển của xã hội, sẽ bị tụt hậu
-Chúng ta sẽ không thể tồn tại và phát triển trong xã hội nếu không học và không ngừng học tập.
- Làm thế nào để "Học, học nữa, học mãi"?
-Không ngừng học hỏi, tìm tòi, khám phá tri thức xung quanh, học ở trường lớp, học bạn bè, thầy cô.
-Học bất cứ trong hoàn cảnh nào: trong cuộc sống, trong công việc, trong sách vở
-Tuy nhiên phải học những cái hay, cái tốt, tránh xa những lối học sai lầm
3. Kết bài
-Quan điểm của bản thân và rút ra bài học nhận thức
Tham khảo: Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Ôi! Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta( câu đặc biệt). Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Trong cuộc sống, thể chất và trí tuệ của con người luôn là hai hai thứ đi song hành cùng nhau, trong đó thể chất chính là một trong những điều quan trọng ảnh hưởng lớn đến tâm hồn trí tuệ, giống như quan niệm “Ăn vóc học hay”. Ở đây, câu thành ngữ được chia làm hai vế, “Ăn vóc” ý chỉ sự phát triển về thể chất, ngoại hình. Người nào càng có thể hình tốt, vạm vỡ, khỏe mạnh thì càng “học hay” tức là có khả năng học tập, làm việc, tiếp thu, thực hiện tốt một điều gì đó. Câu thành ngữ đã khuyên răn con người cần biết chăm chút cho sức khỏe, ngoại hình của bản thân để học tập hay làm việc một cách hiệu quả. Vậy tại sao người xưa lại quan niệm “Ăn vóc học hay”? Thể chất là một thứ luôn đi kèm với sức khỏe, năng lượng, người có ngoại hình cao lớn, mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ có một sức lực tốt hơn một người gầy gò, nhỏ bé. Bất kỳ một công việc nào cũng đòi hỏi những người có sức khỏe, thể lực tốt, cho dù là những công việc văn phòng mà chỉ ngồi một chỗ và dùng đến trí óc, tuy nhiên thực chất, trí óc hoạt động cũng cần nhờ đến sức khỏe. Vậy nên, tầm vóc của con người cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, làm việc hay tiếp thu. Khi ta có sức khỏe tốt, một thể trạng tốt, khả năng nhận biết , học hỏi, tiếp cận cũng sẽ hiệu quả hơn, ta thu nạp kiến thức và vận dụng nó một cách có ích. Ngược lại, khi ta không có sức khỏe tốt, thể trạng yếu đuối, hay mệt mỏi, ta sẽ khó mà có thể đủ sức lực mà tiếp thu kiến thức, làm việc một cách hiệu quả . Vậy nên, điều kiện tiên quyết đầu tiên để con người ta có thể đạt được thành công đó chính là cần có sức khỏe. Câu tục ngữ không chỉ đề cao vai trò của tầm vóc thể lực mà còn đặt ra yêu cầu đối với mỗi người về việc đảm bảo được thể chất một cách khỏe mạnh. Cần có một lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ, an toàn, không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân không chỉ về trí tuệ mà còn về sức khỏe, rèn luyện thể lực, thư giãn tinh thần thoải mái để có thể phát triển một cách toàn diện. Sức khỏe quả thực rất quan trọng trong việc quyết định đến con đường ta đang đi, việc mà ta làm, do đó đừng coi thường sức khỏe và thể trạng của bản thân mình. Câu thành ngữ thật đúng đắn và có ý nghĩa trong cuộc sống, đặc biệt với thế hệ trẻ hôm nay.Nó cho thấy một trong những yếu tố để đi đến thành công và gặt hái được ước mơ của mỗi người đó chính là sức khoẻ, tầm vóc.