Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
VD1:
- Theo phương pháp luận biện chứng: thi dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa.
- Theo phương pháp luận siêu hình: thì dù bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn luôn tồn tai như thế không thay đổi
VD2:
- Theo phương pháp luận biện chứng: người ta biết tại sao mưa vì người ta đã nghiên cứu và biết được.
- Theo phương pháp luận siêu hình: người ta tin rằng mưa là do thượng đế phái rồng phun nước
- Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng dần lên đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng cộng hưởng.
- Điều kiện cộng hưởng: f = f0
- Ví dụ: khi chơi xích đu, đưa võng, ...
Cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng nhanh đến một giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ f0. Điều kiện để có cộng hưởng: f = f0
Ví dụ: Chiếc cầu có thể gãy, nếu đoàn người đi đều bước qua chiếc cầu có tần số cưỡng bức f bằng với tần số riêng của chiếc cầu f0.
Mỗi nhạc cụ đều có hộp cộng hưởng, để có thể dao động cộng hưởng nhiều tần số dao động khác nhau.
* Dao động cơ là chuyển động của vật lặp đi lặp lại quanh một vị trí xác định. Vị trí xác định đó gọi là vị trí cân bằng.
VD: chuyển động của dây đàn guitar sau khi gảy
* Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp đi lặp lại như cũ sao những khoảng thời gian xác định.
VD: chuyển động của con lắc đồng hồ
* Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật là một hàm côsin (hay sin) của thời gian.
VD:
Ta thấy chuyển động của hình chiếu của chuyển động tròn đều lên trục Ox có đặc điểm lặp đi lặp lại nhiều lần quanh gốc O, mà tọa độ của nó theo quy luật hàm cosin.
Lực tác dụng lên 1 vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm cho vật biến dạng, hoặc cả hai trường hợp trên cùng xảy ra.
Ví dụ: + Lực của gió tác dụng vào buồm làm buồm chuyển động.
+ Lực bàn tay tác dụng vào sợi dây cao su làm cho sợi dây cao su biến dạng.
+ Lực bàn chân của cầu thủ tác dụng vào quả bóng làm quả bóng biến dạng và biến đổi chuyển động.
-Dao động tức là chuyển động quanh một vị trí cân bằng nào đó.
Vd:Cái cây đang chuyển động trong gió gọi là dao động vì gốc cay ta coi là vị trí cân bằng.
-Còn chuyển động là sự thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian của chất điểm hoặc trong một hệ quy chiếu.
Vd: Cái xe đạp đang chuyển động tròn đều trên đường.
Vậy dao động là chuyển động quanh vị trí cân bằng còn chuyển động thì không có vị trí cân bằng.
Tham khảo :
Dao động là sự lặp đi lặp lại nhiều lần một trạng thái của một vật nào đó. Trong cơ học, dao động là chuyển động có giới hạn trong không gian, lặp đi lặp lại nhiều lần quanh vị trí cân bằng. Dao động cơ học là một biến thiên liên tục giữa động năng và thế năng
Một ví dụ về dao động cơ học là con lắc đồng hồ. Vị trí cân bằng trong ví dụ này là khi con lắc đứng im không chạy.
Chuyển động, trong vật lý, là sự thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian của chất điểm hay một hệ chất điểm. Trong đó chất điểm là một điểm hình học không có kích thước hoặc kích thước vô cùng nhỏ bé nhưng có khối lượng. Chất điểm không thay đổi vị trí trong không gian theo thời gian thì đứng yên. Chuyển động của chất điểm chỉ có 2 dạng là chuyển động đều (tức là chuyển động với vận tốc không đổi) và chuyển động có gia tốc (tức là có sự thay đổi vận tốc khi chuyển động). Chất điểm không chịu tác dụng của lực thì sẽ đứng yên hoặc chuyển động đều, tức là gia tốc bằng 0.