K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2016

vì con người có ảnh hưởng rất lớn đến chúng:

+tích cực:

-mang những giống cây trồng,vật nuôi từ nơi này đến nơi khác,mở rộng sự phân bố của chúng.

-người âu đã đem cừu từ châu âu sang nuôi ở lục địa Ô-xtrây-li-a vào thế kỉ XVIII

-đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở đông nam á

+tiêu cực:

-thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loại động,thực vật.

-Khai thác rừng bừa bãi nên đã làm thu hẹp môi trường sống của nhiều loại động thực vật

14 tháng 5 2016

cảm ơn nhìu nhaleuleu

13 tháng 5 2019

Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.

13 tháng 5 2019

Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt, đó là có thể mở rộng nơi sinh sống hoặc làm thu hẹp nơi sinh sống như :

- Mở rộng sự phân bố của thực, động vật: Ví dụ người châu Âu mang cừu từ châu Âu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.

- Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.

~Study well~

#Seok_Jin#

21 tháng 4 2018

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.


 

13 tháng 9 2022

Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.

- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.

7 tháng 5 2022

b

Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có...
Đọc tiếp
Chọn đáp án đúng nhất cho những câu hỏi sau: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta". (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. Câu chuyện trên có những nhân vật chính nào? A. Ốc sên con và ốc sên mẹ B. Ốc sên con và giun đất C. Ốc sên mẹ và chị sâu róm D. Chị sâu róm và giun đất Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Tự sự kết hợp miêu tả Câu 3. Từ nào trong câu: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.” là không từ ghép? A. Bầu trời B. Lòng đất C. Bảo vệ D. Che chở Câu 4. Từ nào trong câu: “Vì vậy mà chúng ta có cái bình!” là động từ A. Chúng ta B. Có C. Cái D. Bình Câu 5. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ tư Câu 6. Biện pháp tu từ cơ bản được sử dụng trong văn bản trên là gì? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Điệp ngữ Câu 7. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên? A. Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự vật. B. Nhấn mạnh vào sự vật được nói đến. C. Làm cho sự vật được đầy đủ, trọn vẹn hơn. D. Làm cho sự vật sinh động, trở nên gần gũi với con người hơn. Câu 8. Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản? A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật B. Chỉ lời nói được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Trích dẫn lời của tờ báo D. Đánh dấu lời nói gián tiếp của nhân vật Câu 9. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì Óc sên không được chui vào lòng đất. B. Vì Ốc sên con sắp phải xa mẹ. C. Vì không được bầu trời bảo vệ như chị sâu, không được lòng đất che chở như em giun đất mà phải luôn tự mình đeo chiếc bình vừa nặng vừa cứng trên lưng. D. Vì Ốc sên không được hóa thành bướm bay lên bầu trời. Câu 10. Cụm từ nào dưới đây là cụm danh từ? A. Cái bình vừa nặng vừa cứng B. Chui xuống đất C. Dựa vào chính bản thân chúng ta D. Có cái bình II. Tự luận Câu 1. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? Câu 2. Xác định một cụm danh từ trong văn bản trên và phân tích cấu tạo Câu 3. Bức thông điệp mà câu chuyện muốn gửi đến mỗi chúng ta là gì?
1
10 tháng 12 2021

Viết tách ra hộ cái

20 tháng 5 2018

cái này là bài địa lý lớp 6 thui bạn

20 tháng 5 2018

Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Vĩ độ: không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao

-Ở tầng đối lưu của lớp vỏ khí, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cứ lên 100m giảm 0,6 độ C

- Vị trí gần hay xa biển: những nơi nằm gần biển không khí mát mẻ ấm áp hơn. 

học tốt nha

4 tháng 3 2021

Nè, học văn là để ăn nói cho tử tế đàng hoàng nghe chưa. Ko biết ăn nói thì đừng có mà vào đây, để người khác còn học.

19 tháng 4 2018

-Bởi vì cây cối điều hòa lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng...... nhr hởn tốt đến khì hậu.

- Vì rừng có nhiều cây thải ra môi trường khí ô xi và hút co2 phục vụ việc hô hấp của đại đa số sinh vật trên Trái Đất.

- Trồng cây gây rừng để điều hòa khí hậu, điều hòa 2 khí ô xi và co2 trong không khí; giảm ô nhiễm môi trường; tránh thiên tai lũ lụt, sạt lở đất......

12 tháng 4 2020

câu 1: Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

câu 2:

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

câu 3:

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

  • Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).
  • Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và 30 - 35°N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống)
  • Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).
  • Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° - 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến  (30° - 0) về xích đạo

12 tháng 4 2020

Câu 1:

Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.

Câu 2:

- Khí áp là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Có khí áp vì không khí có trọng lượng. Trọng lượng của không khí tuy nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60 000 km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.

Câu 3:

- Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau:

  • Hai đai áp cao ở quanh hai cực (phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).
  • Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30 - 35°B và 30 - 35°N (do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống)
  • Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 60°B và 60°N (do không khí từ áp cao cực và áp cao chí tuyến dồn tới).
  • Đai áp thấp xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo thành áp thấp xích đạo).

- Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về áp thấp xích đạo. loại gió này phân bố ở khoảng 30° - 60° ở hai bán cầu Bắc và Nam.

- Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp. Loại gió này phân bố ở hai chí tuyến  (30° - 0) về xích đạo.

Đây là toàn bộ bài làm nhé bạn k cho mình nhé !