Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ. Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương. Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa. Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300-400m. Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới. Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng. Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muốn được nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao. Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp. Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh. Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị. Trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ. Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng. Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông. Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức. Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông. Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy. Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng. Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả. Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.
Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn. Dòng sông đã gắn bó với bao vui buồn tuổi thơ của em cũng như bao thăng trầm của làng quê em. Chính vì vậy mỗi khi xa quê thì dường như dòng sông ấy đã hằn sâu vào kí ức của em.
mik sống ở Quảng Ngãi nên mik tả Quãng Ngãi
Bè rớ gồm bè và rớ. Bè được làm bằng tre tươi dài nguyên cây, thường là trẻ năng già. Mỗi bè được xếp từ bốn đến năm lớp trẻ, rộng độ ba mét. Người ta dùng tre cây đã trảy sạch mắt, xếp sát nhau thành lớp, chia khoảng đều và đặt bốn đến năm đà ngang rồi buộc chặt trẻ vào đà bằng dây rừng, lạt cật hay cước sợi lớn. Cứ thế người ta xếp tiếp các lớp khác, lớp trên cùng toàn trẻ thẳng tạo nên bề mặt tương đối phẳng, là chỗ sinh hoạt gia đình, hoạt động nghề nghiệp. Nửa bè phía gốc người ta dựng một sườn khoang như khoang thuyền, và phủ kín bên ngoài bằng tấm năng tre đan kín, trát dầu rái để che mưa nắng, về sau họ thấy tấm nắng bằng tôn kẽm
Khoang bè không thể lớn được, chỉ tạm đủ cho một gia đình vợ chồng và con cái ăn ở. Sau khoang là sân nhỏ dùng cho sinh hoạt hằng ngày, nấu ăn, chăn nuôi,… Còn trước khoang là sân nghề, ngoài đầu mũi bè người ta đặt một giàn rớ. Giàn rớ gồm hai cần tre dài, to bằng cổ chân người lớn, nhưng chắc chắn, liên kết cố định hình chữ V một bên dài, một bên ngắn. Chỗ khớp hai cần được nối động với một trục nằm ngang gắn chặt vào mặt bè. Cần dài vươn ra phía nước, người ta dùng dây thật bền buộc vào đầu cần bốn gọng tre xếp chữ thập tạo nên hai cánh cung chéo nhau ở giữa, mỗi gọng là một cây tre nhỏ, dài hơn năm mét. Đầu còn lại của bốn gọng được buộc chắc vào bốn góc làm căng một tấm lưới vuông, cạnh chừng sáu mét, lỗ lưới rộng cỡ một phân gọi là rớ. Cần ngắn hơn ở phía khoan có tác dụng tạo lực đối trọng khi cất rớ. Mỗi cần còn được gia cố thêm vài cây tre cho cứng cáp và làm nhiều bực thang để trèo lên hay lùi xuống dễ dàng. Muốn đặt rớ xuống sông, người ta leo dần theo bực thang lên phía ngọn cần dài để đè rớ cho chìm hẳn xuống đáy nước. Muốn cất rớ phải thêm người trong gia đình trèo ngược lên phía đầu gọng ngắn, tạo lực đối trọng cho rớ cất nhanh lên khỏi mặt nước, nếu không cá sẽ thoát ra ngoài. Do vậy, suốt thời gian làm nghề, cả nhà vừa cất rớ vừa bắt cá, chung sức thật vui.
Hàng năm thời gian hoạt động nghề khá dài, thường bắt đầu từ cuối mùa đông khi lũ lụt đã vơi dần, qua suốt những tháng nắng đến đầu mùa mưa năm sau, thịnh nhất là vào những đêm tối trời và nước trong. Muốn nhử cá, người ta treo đèn sáng rực giữa rớ ngay trên đầu gọng để cá thấy ánh sáng mà tụ đến. Mỗi mẻ rớ, từ khi đặt xuống đáy nước đến khi cất lên chừng hơn mười phút.
Gặp lúc cá nhiều, cảnh cất rớ nô nức hẳn, họ chạy lên cần rớ dài phía sông rồi lại chạy lên cần ngắn phía khoang, đều đều như thế, và cá được bắt vào đầy giỏ, đó là phút giây hạnh phúc, no ấm của nghề sông nước. Đến cuối thu, khi mưa nguồn về mạnh, nước đục sông, người ta lần lượt chèo bè đến những vùng sông lạch bình yên để vừa hành nghề sinh nhai, vừa tránh bão lũ làm trôi bè; bởi bè là sản nghiệp của họ như ruộng vườn của nhà nông. Hằng ngày, ngoài thời gian đánh bắt, cả nhà nghỉ ngơi, sinh hoạt, vui chơi cũng trên chiếc bè. Xưa kia cuộc sống ngư dân bè rớ có phần cách biệt với đất liền vì luôn di động trên sông lạch, tìm chỗ cá nhiều để đánh bắt. Họ chỉ giao tiếp với cư dân trên bờ vào những lúc đem cá đến chợ hay bán rong đường thôn xóm, và mua những thứ cần thiết. Ở đâu cũng nhớ ông cha, trong khoang chỗ trang trọng nhất ngư dân bè rớ đặt bàn thờ tổ tiên, ngoài khoang trên cao lại đặt một trang nhỏ thờ thần sông nước, cũng là nét văn hóa tâm linh chung trong đời sống người Việt.
Ngày trước do cách sống "giang khê" nên trẻ con của ngư dân bè rớ thiếu điều kiện học hành. Trong gia đình khi con cái đến tuổi trưởng thành, cha mẹ dành dụm tiền của tạo một chiếc bè mới như chia của cho con, sau cưới hỏi là tách riêng gia đình. Và họ thường tìm bạn đời nhau, cưới hỏi với người trong bạn nghề để dễ hiểu, dễ sống. Rồi đất nước đổi thay phát triển, dần dần ngư dân bè rớ cũng nhận ra cuộc đời nếu mãi lênh đênh trên sông lạch sẽ chịu nhiều thua thiệt, con trẻ không được hòa nhập cùng chúng bạn,... Từ đó, họ rủ nhau lên những triền sông lập xóm để vừa có điều kiện chung sống với cư dân đất liền, vừa thuận tiện nghề sông nước. Những xóm ấy nay trở thành làng đông vui, trai gái tự do lập gia đình với bạn đồng trương lứa của nhiều tầng lớp xã hội trong cộng đồng cư dân nông thôn.
Đến nay, nghề bè rớ hầu như vắng bóng, người già đã qua đời, trẻ con trở thành trai tráng, nhưng hình ảnh chiếc bè, cảnh gia đình cùng nhau cất rớ, ánh lửa lập lòe trên sông, cuộc sống ngược xuôi theo dòng nước, rồi đến lúc phải lên bờ định cư lập nghiệp mới,…. Tất cả những điều đó mãi là nét văn hóa đẹp chứa đựng tình cảm quê hương vùng hạ lưu sông nước Quảng Ngãi.
hay thì k nha
Quê hương” – hai tiếng nghe sao thân thương như khắc sâu vào tâm khảm mỗi chúng ta. Với mỗi người, quê hương có thể là cánh đồng lúa trĩu bông, là con diều no gió bay cao trên bầu trời xanh thẫm… Còn quê hương của em là ngôi làng nhỏ với dòng sông hiền hòa uốn khúc quanh làng, đã gắn bó với em nhiều kỉ niệm đẹp thời thơ ấu. Nhà em ở cạnh dòng sông, nên từ lúc còn bé, em đã gắn bó với dòng sông tuổi thơ. Em thường ngồi ở bờ sông ôn bài và ngắm sông.
Sáng sớm, em đi học ngang qua chiếc cầu bắc trên sông. Lúc ấy, dòng sông vẫn còn phủ một màn sương mỏng, im lìm trong giấc ngủ say. Khi em đi học về, sông gờn gợn, lăn tăn như chào em. Vào lúc trưa hè nắng gắt, cả xóm im lặng, chìm vào giấc ngủ trưa, để xua đi cái nóng oi ả của mùa hè, lũ trẻ con xóm em trốn cha mẹ, rủ nhau nhảy ùm xuống sông, lặn ngụp trong làn nước mát, trong veo. Lúc này, em thấy dòng sông như người mẹ hiền ôm ấp vuốt ve, chơi đùa cùng em. Khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời khuất sau ngọn núi, dòng sông mang một màu đỏ sẫm, rất đẹp. Những đàn cá tung tăng vội vã bơi thật nhanh làm xao động cả mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp, nhất là vào các đêm trăng sáng. Trăng sáng ngời, tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng, soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc, lấp lánh. Gió thổi lồng lộng, mát mẻ vô cùng. Em ngồi đó, say mê nhìn sông, nhìn dòng sông yêu dấu của em.
Thế nhưng, vào những mùa lũ lụt, dòng sông trở thành nơi chứa nước khổng lồ. Tất cả các dòng nước, rồi rác thải đều đổ xuống dòng sông. Nước sông đỏ ngầu, giận dữ. Khi lũ tan, dòng sông mới trở lại vẻ hiền hoà, trong xanh vốn có.
Dòng sông quê em đẹp như một bức tranh. Sông là một người bạn thân của em và mọi người trong làng. Dòng sông mang đến nguồn nước dồi dào, bồi đắp phù sa cho cây trái xanh tốt, cung cấp những nguồn thuỷ sản và điều hoà bầu không khí trong lành, mát mẻ cho quê em. Những kỷ niệm về dòng sông sẽ mãi là phần quan trọng trong kí ức tuổi thơ của em.
Tả một bác sĩ đang chăm sóc người bệnh
Một hôm, em bị sốt, em được mẹ đưa vào bệnh viện để khám bệnh, em có dịp biết cô Nga, một bác sĩ giỏi của bệnh viện thành phố.
Cô mặc chiếc áo bờ lu màu trắng, quần trắng, mũ trắng... Trước ngực, cô đeo hàng tên màu xanh đậm, ghi dòng chữ Bác sĩ Nguyễn Phương Nga. Ở cô toát lên vẻ đẹp giản dị, như nhành hoa trắng thanh cao. Người cô mảnh mai, dáng đi nhanh nhẹn, khuôn mặt hình trái xoan trông thật hiền hoà. Đặc biệt là đôi mắt của cô đen láy, trông rất đẹp, nhìn kỹ giống đôi mắt cô giáo em. Em mải mê nhìn cô. Cô nhẹ nhàng đến bên từng bệnh nhân, hỏi thăm việc ăn, ngủ. Cô sờ tay lên trán người bệnh. Đôi bàn tay nhỏ nhắn ấy làm việc nhanh thoăn thoắt. Cô lấy dụng cụ khám bệnh đo tim mạch, do huyết áp cho bệnh nhân. Bàn tay cô nhẹ nhàng xắn tay áo bệnh nhân lên và đặt ống nghe rồi quấn cuộn vải dày vào tay họ. Hai ngón tay bóp đều vào ống cao su, kim đồng hồ nhích dần, nhích dần. Cô ghi kết quả vào số khám bệnh. Sau đó, cô lấy ống nghe đeo trên cố ra đề kiểm tra tim, mạch của từng người. Sau khi khám bệnh xong, cô phát thuốc và tiêm cho người bệnh. Vừa tiêm thuốc, cô vừa động viên người bệnh để họ có thể vơi đi những đau đớn do bệnh tật gây nên. Cô Nga đúng là một “Lương y như từ mẫu”.
Em nhớ mãi hình ảnh cô Nga. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt đế sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.
Mỗi chúng ta ai cũng đều lớn lên từ những lời ru ầu ơ ngọt ngào của bà của mẹ. Trong những lời ru ấy, ta bắt gặp hình ảnh của cánh cò trắng bay lả bay la, “bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”, của cô Tấm hiền dịu và của dòng sông êm đềm uốn khúc bao quanh xóm làng. Hình ảnh dòng sông vì thế mà trở nên vô cùng thân thuộc, gần gũi, nó đi ra từ lời ru và gắn bó với ta cho đến lúc trưởng thành.
Quê hương tôi cũng có một dòng sông “ nước gương trong soi bóng những hàng tre” như trong bài “ Nhớ dòng sông quê hương” của Tế Hanh. Nhìn từ xa, dòng sông như một dải lụa đào tuyệt đẹp, duyên dáng, yêu kiều chảy ngang qua xóm làng. Hai bên bờ, những rặng tre, rặng liễu in bóng mình xuống mặt sông, nước sông trở thành mặt gương để cho tre, liễu soi mình. Trên ngọn tre, những chú cò đang đứng rỉa lông, rỉa cánh, vài chú chim bói cá vừa đạp nước bay lên đã thu ngay được chiến lợi phẩm là một con cá béo. Dòng sông như một người mẹ hiền từ, tốt bụng khi ban tặng cho làng tôi biết bao món quà vô giá. Những đồng ruộng nhờ có phù sa của dòng sông mà càng thêm tươi tốt. Nước sông là nguồn tưới tiêu chủ yếu cho cây cối và hoa màu hai bên bờ. Không chỉ thế, sâu dưới lòng sông là nguồn cá tôm vô tận, hàng chiều, tôi vẫn nghe thấy tiếng đuổi cá của bác thuyền chài làm náo động cả một góc sông. Có trò nghịch ngợm nào của tuổi thơ mà không diễn ra bên cạnh dòng sông. Làm sao quên được những lần cùng bạn bè ra sông mò cua, bắt cá. Hay sau một ngày làm việc chăm chỉ lại dắt trâu ra sông nghỉ ngơi, gặm cỏ, uống nước, rồi cả người và trâu cùng ngụp lặn trong dòng nước mát, nước sông cuốn bay mọi mệt mỏi của ngày dài. Vào mỗi thời điểm trong ngày, dòng sông lại khoác lên mình một chiếc áo khác nhau. Buổi sáng, khi mặt trời lên, chiếu những tia nắng tinh khôi đầu tiên xuống mặt nước, dòng sông trông như nàng thiếu nữ e ấp trong nắng sớm, sương giăng trên mặt sông tạo nên khung cảnh mơ hồ, huyền ảo. Buổi trưa, khi nắng chói chang và gay gắt hơn, cả dòng sông như ánh lên một màu vàng rực rỡ. Còn khi màn đêm đen buông xuống, dòng sông khoác lên mình chiếc áo nhung đen huyền bí được tô điểm bởi ánh sáng lấp lánh của các vì sao. Trăng trên trời in bóng xuống lòng sông, mỗi lần những gợn sóng nhấp nhô là trăng như vỡ ra làm ngàn mảnh.
Dòng sông quê sống mãi trong tâm trí tôi như một bóng hình của quê hương yêu dấu. Sông đã ôm ấp tuổi thơ của tôi, nuôi lớn những ước mơ nhỏ bé ngọt ngào.
Ngôi trường em đang học là một ngôi trường Tiểu học khang trang và rộng rãi. Cổng trường cao, phía bên trên là tên trường nổi bật: “Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân”. Sân trường được lát gạch đỏ, trên sân là những cây bàng, cây phượng cao lớn như chiếc ô khổng lồ tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi. Trường có một khu vườn nhỏ, trong đó trồng rất nhiều các loại cây, loài hoa khác nhau: hoa hồng, hoa sữa, cây bằng lăng… Khu vườn ấy đã tô điểm thêm vẻ đẹp cho ngôi trường.
Gần vườn là một đài phun nước rất đẹp, bên trong hồ có nuôi những chú cá vàng nhỏ xinh để chúng em có thể ngắm và cho chúng ăn mỗi giờ nghỉ giải lao. Các lớp học rộng rãi và vô cùng thoáng mát, được trang trí bởi thầy cô giáo và học sinh chúng em. Trên bục giảng là chiếc bảng đen để cô giáo ghi lên đó những bài học. Phía trên bảng là hai tấm bảng nhỏ có ghi dòng chữ: “Dạy tốt – Học tốt”. Em rất yêu ngôi trường của em. Em tự hứa sẽ học thật giỏi để có thể đóng góp phần nào cho mái trường thân yêu.
Trường học là mái nhà thứ hai của em. Ngôi trường rất rộng, có hai tòa nhà ba tầng được xây theo hình chữ L. Tường trường được sơn màu vàng chanh ấm áp. Trường có hai sân chơi, cũng là sân để chúng em tập thể thao và tập trung, luôn tràn ngập bóng mát bởi những cây bàng, cây phượng to lớn.
Giữa sân trường là cột cờ với lá cờ Tổ quốc tung bay trong gió. Trước các lớp học có những bồn hoa nhỏ, trong đó chúng em trồng rất nhiều hoa: có hoa mười giờ, hoa hồng, hoa xuyến chi… tô điểm thêm cho không gian. Mỗi lớp đều được trang bị đầy đủ các thiết bị và dụng cụ phục vụ cho việc học tập của chúng em.
Trường em còn có phòng Truyền thống để trưng bày thành tích của nhà trường và hình ảnh các hoạt động tập thể ngoại khóa cùng tên những thầy cô là giáo viên ưu tú. Ngôi trường còn có một thư viện để chúng em đọc sách mở mang kiến thức với rất nhiều loại sách khác nhau. Em rất yêu ngôi trường của em bởi đây là nơi dạy cho em những bài học quý giá để nên người.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả mà gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp.
Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ. Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái.
Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một "cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện cho lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là đứa nào đứa nấy díp cả mắt lại.
Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người nội trợ chính. Đứng cạnh ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh xong là ông xách giỏ đi chợ.
Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức, đố mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi.
Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mỹ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột. Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ cây nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, bắt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng tôi một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ông tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý và kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều để làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông ngoại. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.
Ông tôi chưa già lắm đâu, chỉ khoảng bảy mươi thôi. Dáng ông tầm thước như bao cụ già khác. Khuôn mặt sắt lại với nhiều nếp nhăn của những ngày tháng khó khăn, vất vả mà gian khổ nhất là những năm tháng trong chiến trường miền Đông Nam Bộ xưa kia. Khuôn mặt vuông chữ điền, nước da sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim; vậy mà ông tôi trông vẫn đẹp lão lắm. Đặc biệt là với tôi, ông quả thật đẹp.
Hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ. Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái.
Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một "cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện cho lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là đứa nào đứa nấy díp cả mắt lại.
Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy.
Lại một bất ngờ nữa khiến các bạn khó tin, chính ông tôi chứ không phải ai khác trong gia đình này là người nội trợ chính. Đứng cạnh ông, bà tôi trở nên vụng về, lúng túng, như bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đoảng quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh xong là ông xách giỏ đi chợ.
Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức, đố mà chê nổi.
Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Đã thế ông còn năng trao đổi với bạn bè, không gặp gỡ, không họp hành thì ông lại gọi điện thoại. Có lẽ, điện thoại của ông tôi chỉ để làm hai việc, hỏi thăm con cháu và bàn bạc về thời sự nóng hổi.
Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mỹ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột. Trong nhà tôi, ông thường coi vườn cây xanh trên tầng thượng là tài sản của mình. Trên đó có bao nhiêu là cây, là hoa. Thứ cây nào ngoài tên ra cũng đều có lí lịch riêng của nó. Nào là kỉ niệm ngày ở chiến trường về, ngày thăm Điện Biên Phủ, ngày sinh đứa cháu đầu,… Công ông tưới bón, chăm chút, bắt sâu, tạo nên vườn cây này.
Sinh nhật vừa rồi của tôi, ông tặng tôi một chiếc kèn nhỏ xinh. Tôi tự mày mò và bây giờ đã thổi được bài “Nhạc rừng” mà ông yêu thích. Ông tôi tự hào lắm, cứ khoe khắp khu nhà về tài của cháu mình. Nhưng tôi hiểu không phải vậy, chẳng qua ông yêu tôi quá thôi!
Tôi yêu quý và kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.“Cháu sẽ phải cố gắng nhiều để làm vui lòng ông, ông ơi!”. Tôi vẫn nhủ thầm như vậy.
Sáng sớm tinh mơ, em cùng mẹ đi thăm đồng, đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như tấm thảm nhung óng ánh, chúng đã níu chân em dừng lại. Em đã nhận ra vẻ đẹp của đồng lúa đang sắp sửa vào mùa.
Cánh đồng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh mặt trời. Hàng ngàn bông lúa vàng tươi, chắc nịch, cong oằn, ngả đầu vào nhau như muốn nói một điều: Ngày mùa đến rồi đấy! Từ trong biển lá đã ngả sang màu úa ngát dậy một mùi hương ngây ngất. Mùi hương của cỏ hoa, đồng nội, mùi hương lúa mới. Trên đầu ngọn lúa, sương treo lóng lánh như kim cương. Một vài giọt sương tung tăng nhảy nhót trên kẽ lá rồi tan dần theo hơi ấm mặt trời.
Làn gió nhẹ thoảng qua, những bông lúa nhẹ nhàng mấp máy. Sóng lúa nhấp nhô như gợn sóng vỗ bờ. Mặt trời lên cao dần, ánh nắng óng ả lọt xuống lòng đất. Từng đàn bướm là là chao lượn trên ngọn lúa. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Xa xa, thấp thoáng bóng người đi tháo nước, be bờ. Hơi thở của đất trời, hơi nước thơm thơm, man mác thật đặc trưng của đồng quê.
Cánh đồng lúa ửng lên một màu vàng xuộm, nắng ngả màu vàng hoe. Từng dòng người đổ ra đồng gặt hái, nón trắng nhấp nhô trên các thửa ruộng ven bờ. Tiếng nói chuyện rầm rì, tiếng gọi nhau í ới. Ai cũng rạng rỡ nụ cười trước cảnh vụ mùa no ấm. Đâu đó, tiếng hót lảnh lót của con chim chiền chiện. Chúng lượn vòng trên cánh đồng rồi bay lên trên vòm trời xanh trong và cao vút.
Em yêu cánh đồng này lắm. Nơi ấy có bao bàn tay lao động của con người, họ không ngần ngại nắng mưa, vất vả. Họ luôn cấy trồng, luôn gieo hạt giống cho mùa sau
bài làm :
Hè vừa rồi, em được bố mẹ cho về quê chơi. Ở quê, em được cùng đám trẻ trong làng dẫn đi ngắm rất nhiều cảnh đẹp. Trong số tất cả, em thích nhất là cánh đồng rộng lớn trong buổi sớm mai.
Lúc trời chưa sáng rõ, cánh đồng ẩn hiện sau làn sương mờ đục. Cả cánh đồng tĩnh lặng như đang ngủ say, đắm mình tận hưởng không khí mát lành sau trận mưa rào tối qua. Một vài bông lúa khẽ đu đưa theo làn gió nhẹ. Cánh đồng hiện lên với tất cả nét đẹp giản dị của nó trong ánh Mặt Trời. Hàng ngàn bông lúa vàng tươi, chắc nịch, cong oằn, ngả đầu vào nhau như muốn nói một điều: Ngày mùa đến rồi đấy! Từ trong biển lá đã ngả sang màu úa ngát dậy một mùi hương ngây ngất. Mùi hương của cỏ hoa, đồng nội, mùi hương lúa mới. Trên đầu ngọn lúa, sương treo lóng lánh như kim cương. Một vài giọt sương tung tăng nhảy nhót trên kẽ lá rồi tan dần theo hơi ấm Mặt Trời. Bỗng từ xa, một đàn cò trắng chao liệng trên bầu trời rồi sà xuống cánh đồng. Dường như các chú biết bông lúa đang trĩu hạt nên chỉ đậu trên bờ. Đàn cò trắng tinh như những chòm mây trên bầu trời kia, đứng rỉa lông, rỉa cánh rồi lắc lư cái đầu, cái mỏ để chiêng ngưỡng cánh đồng. Em thấy thấp thoáng trên cánh đồng những bóng áo nâu nón trắng của các bác nông dân ra thăm lúa. Họ cúi xuống, dùng tay cẩn thận nâng bông lúa lên, nụ cười ánh lên nơi đáy mắt, em thầm nghĩ: “Vụ mùa năm nay bội thu rồi”. Từ hai bên bờ ruộng, một vài chú chim ăn đêm bay vút lên bầu trời cao và mất hút trong không gian tràn ngập ánh nắng ấy. Bên cạnh cánh đồng là con đường làng quen thuộc, trên đường người dân tấp nập đi lại, các bạn học sinh trong bộ đồng phục gọn gàng vừa đi vừa cười đùa vui vẻ. Cảnh vật quê em bây giờ thật hết sức trù phú và thanh bình.
Em yêu cánh đồng này lắm. Nơi ấy có bao bàn tay lao động của con người, họ không ngần ngại nắng mưa, vất vả. Họ luôn cấy trồng, luôn gieo hạt giống cho mùa sau.
{ mình bt ko hay nhưng cũng cố làm cho dài r sai sót hay j thông cảm (: }
*Ryeo*
Chiều buông nhanh, từng ánh nắng tắt dần trên ngọn cây, bụi cỏ. Hoàng hôn đến trong màn tối âm âm rồi chuyển dần sang không gian sáng ngập ánh vàng trong trẻo. Trăng đã lên rồi. Cánh đồng, khu vườn, mái nhà... tất cả đều được phủ ánh sáng mát dịu của ông trăng.
Dưới ánh trăng, mọi vật đều như to lên, cao lớn hơn. Lũy tre làng in từng chiếc lá tre lên mặt cỏ. Bóng bụi tre in trên mặt đất trông rõ từng cây tre vươn cao, lá tre lay động, bóng lá cũng nhảy nhót theo. Cánh đồng lúa xanh thẫm. Một cơn gió qua, sóng lúa gợn nhẹ, nhấp nhô dưới ánh vàng.
Như cùng hòa hợp với ánh trăng, tiếng côn trùng rả rích cất lên. Tiếng những chú dế nghe từ đâu xa lắm vọng đến. Điệu nhạc vĩ cầm của dế đệm đàn cho bài ca của chú ve sầu. Con đường làng trải rộng dưới ánh sáng vàng. Trên khoảng sân rộng, trẻ con tụ tập chơi đùa, múa hát.
Phụ nữ chẻ lạt, sàng gạo dưới ánh trăng. Họ vừa làm, vừa trò chuyện về mùa màng, về giá cả trong buổi chợ. Tiếng trò chuyện của người lớn lẫn với giọng cười, câu hát của trẻ con và tiếng côn trùng thành một bản nhạc hợp âm cao vang vang khắp xóm làng.
Trăng lên cao hơn ngọn tre, rót ánh sáng vàng óng lên mọi vật. Ánh trăng không còn soi nghiêng mà như chảy ra, tan thành một thứ ánh sáng trong vắt, rưới lên mọi vật. Lũ chó sủa vu vơ và nhảy cẫng lên cùng bọn trẻ. Chó cũng mừng trăng. Trên đường, người làng đi làm ở nhà máy tan ca về muộn, vừa đi vừa nói chuyện râm ran.
Trời về khuya, trẻ con đã đi ngủ. Mọi người thu dọn thúng, lạt, sửa soạn đi ngủ. Ông trăng lúc này đã ở lưng chừng trời. Trăng sáng vằng vặc làm mờ hẳn các vì sao, chỉ có chòm sao Bắc Đẩu là sáng rực. Trên vòm trời trong veo, bát ngát ánh vàng, ông trăng điềm tĩnh ngắm nghía trần gian. Gió nồm hây hây thổi, ru mọi người vào giấc ngủ êm dịu, say nồng.
Em đi xa, vào thành phố mới thấy yêu vẻ đẹp của đêm trăng nơi làng quê, yêu nếp sinh hoạt mộc mạc của người dân quê hương. Thành phố sáng rực ánh đèn màu làm em nhớ quê, nhớ những đêm trăng vui vẻ múa hát hồn nhiên. Em sẽ cố gắng học tốt để đến kì nghỉ hè được theo mẹ về quê.
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Diêm . Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
thiếu kết bài
viết trên mạng