Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Việt Nam, 15/7/2018
Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.
Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.
Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.
Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.
Chị nhớ em
Eunice
Ở góc vườn nhà em có một cây hoa ngọc lan do ông ngoại em trồng cách đây hơn bốn chục năm. Để kỉ niệm ngày ra đời của cô con gái yêu quý, ông em đã trồng cây hoa ấy. Từ đó đến nay, cây ngọc lan gắn bó thân thiết với mấy thế hệ trong gia đình em.
Cây ngọc lan thân mộc, gốc lớn, rễ chính cắm sâu vào lòng đất, còn các rễ phụ nổi ngoằn ngoèo xung quanh giữ cho cây thêm vững chắc. Ngọn cây cao, tán xòe rộng, vượt hẳn các cây cối khác trong vườn. Lá ngọc lan to cỡ bàn tay, nổi rõ những đường gân. Những chùm lá non xanh màu cốm, nhìn mát mắt vô cùng! Chim vành khuyên khéo léo kết hàng chục chiếc tổ xinh xinh trong vòm lá. Đây quả là nơi trú ngụ tuyệt vời cho chúng quanh năm. Ngày ngày, khi mặt trời lên, tiếng chim hót ríu rít làm rộn rã cả khu vườn.
Mùa hè, cây trổ hoa. Những chùm nụ xinh xinh lớn rất nhanh và khi hoa nở hé phô mấy cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa. Đặc biệt, trong không khí yên tĩnh, mát mẻ của ban đêm, hương ngọc lan càng dậy lên, thơm ngát. Giống như hoa sen, ngọc lan là loài hoa quý bởi sự thanh khiết của nó. Ngày rằm, mùng một, các bà, các chị đi lễ đền, lễ chùa thường mang đĩa hoa ngọc lan để dâng cúng lên bàn thờ Phật, thành tâm cầu mong mọi sự tốt lành.
Mỗi bông ngọc lan như một ngón tay nõn nà, mát rượi sương đêm. Bà không quên cài lên mái tóc em bông hoa xinh xắn. Em ngây ngất bởi làn hương ngọc lan quen thuộc đang thấm đẫm không khí trong lành buổi sớm mai. Cây ngọc lan được cả nhà em yêu quý bởi nó đã chứng kiến và chia sẻ mọi buồn vui của nhiều thế hệ trong gia đình. Những lần xa nhà, em nhớ nó như nhớ một người bạn thân thiết và luôn cảm thấy hương hoa ngọc lan phảng phất đâu đây.
Ở góc vườn nhà em có một cây hoa ngọc lan do ông ngoại em trồng cách đây hơn bốn chục năm. Để kỉ niệm ngày ra đời của cô con gái yêu quý, ông em đã trồng cây hoa ấy. Từ đó đến nay, cây ngọc lan gắn bó thân thiết với mấy thế hệ trong gia đình em. Cây ngọc lan thân mộc, gốc lớn, rễ chính cắm sâu vào lòng đất, còn các rễ phụ nổi ngoằn ngoèo xung quanh giữ cho cây thêm vững chắc. Ngọn cây cao, tán xòe rộng, vượt hẳn các cây cối khác trong vườn. Lá ngọc lan to cỡ bàn tay, nổi rõ những đường gân. Những chùm lá non xanh màu cốm, nhìn mát mắt vô cùng! Chim vành khuyên khéo léo kết hàng chục chiếc tổ xinh xinh trong vòm lá. Đây quả là nơi trú ngụ tuyệt vời cho chúng quanh năm. Ngày ngày, khi mặt trời lên, tiếng chim hót ríu rít làm rộn rã cả khu vườn. Mùa hè, cây trổ hoa. Những chùm nụ xinh xinh lớn rất nhanh và khi hoa nở hé phô mấy cánh trắng ngà thì nhụy hoa cũng tỏa hương thơm ngào ngạt, theo gió bay đi rất xa. Đặc biệt, trong không khí yên tĩnh, mát mẻ của ban đêm, hương ngọc lan càng dậy lên, thơm ngát. Giống như hoa sen, ngọc lan là loài hoa quý bởi sự thanh khiết của nó. Ngày rằm, mùng một, các bà, các chị đi lễ đền, lễ chùa thường mang đĩa hoa ngọc lan để dâng cúng lên bàn thờ Phật, thành tâm cầu mong mọi sự tốt lành. Mỗi bông ngọc lan như một ngón tay nõn nà, mát rượi sương đêm. Bà không quên cài lên mái tóc em bông hoa xinh xắn. Em ngây ngất bởi làn hương ngọc lan quen thuộc đang thấm đẫm không khí trong lành buổi sớm mai. Cây ngọc lan được cả nhà em yêu quý bởi nó đã chứng kiến và chia sẻ mọi buồn vui của nhiều thế hệ trong gia đình. Những lần xa nhà, em nhớ nó như nhớ một người bạn thân thiết và luôn cảm thấy hương hoa ngọc lan phảng phất đâu đây. Trả lời 1
Bài 2 :
Bài làm
Cứ sau mỗi năm học, để động viên tinh thần học tập của em, bố mẹ thường tổ chức cho cả nhà đi nghỉ mát. Năm nay, kết thức năm học, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, bố mẹ em rất vui mừng, thưởng cho em một chuyến tham quan ở vịnh Hạ Long - một vùng biển đẹp nổi tiêng của nước ta hiện đang được bình chọn là di sản văn hóa thế giới. Em đến Hạ Long với bao nhiêu là háo hức! Em đã nghe truyền thuyết về vịnh, về những con rồng trầm mình làm nên những hòn đảo muôn hình vạn trạng trong lòng vịnh.Từng hòn đảo có những hang động thiên tạo. Một sản phẩm của sự kết hợp đá và nước. Ở hang chúng ta như lạc vào một thế giới huyền ảo và diệu kì. Trên vòm hang cao, rộng hình thành vô số vết lõm tròn như dấu chân của trăm ngàn con voi khổng lồ. Dưới mặt đất, những mảng đá, núi đá thi nhau mọc lên nhọn hoắt như lưỡi mác. Chúng tập kết lại với nhau tạo thành một rừng chông thiên nhiên trên mặt đất. Đỏ rực và lung linh. Thiên nhiên vốn đã kì lạ lại được con người khoác thêm vẻ lung linh, huyền ảo nhờ ánh đèn trông lại càng kì vĩ và hấp dẫn...Vịnh Hạ Long là một trong số những cảnh đẹp nổi tiếng thế giới. Đó là niềm tự hào của người Việt Nam về một nơi thiên nhiên . Em yêu vịnh Hạ Long và mong nơi đây mãi giữ được vẻ đẹp long lanh hài hòa đá nước. Em mong sớm được quay lại vịnh Hạ Long.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2018
Lan Hương thân mến!
Thế là chúng ta xa nhau đã gần nửa năm rồi, mình nhớ bạn nhiều lắm! Ở trường mới, lớp mới, bạn có lúc nào nhớ tới thầy cô và các bạn cũ nơi mái trường xưa? Chợt nhớ ngày sinh nhật của Hương, mình vội viết vài dòng hỏi thăm và chúc mừng ngày sinh của bạn thay quà tặng sinh nhật bạn vậy.
Lan Hương ơi! Từ ngày theo ba mẹ ra Hà Nội, tình hình mọi mặt của bạn ra sao? Bạn có khoẻ như hồi ở Sài Gòn không? Bạn đã làm quen được những bạn mới, nếp sống mới chưa? Mình rất mong bạn mau chóng thích nghi để học tập được tốt hơn.
Mình nhớ bữa tiệc sinh nhật của Hương năm ngoái sao giản dị mà ấm cúng thế. Con gấu bông bé nhỏ, món quà các bạn tặng, Hương còn giữ không? Năm nay, Hương có đầy đủ ông bà, cha mẹ và các bạn mới nên tổ chức sinh nhật chắc vui lắm.
Năm nay, các bạn lớp mình chăm học hơn nhiều. Mấy bạn nam đã bớt nghịch ngợm, quậy phá. Cô chủ nhiệm nhẹ được một mối lo.
Ngoài việc học tập ngày càng chăm chỉ, các bạn lớp mình vẫn duy trì phong trào văn nghệ. Chúng mình hiện đang tập một số tiết mục để tham gia hội diễn văn nghệ sắp tới của trường. Nhóm múa luôn nhắc tới Lan Hương. Giá mà bạn còn ở đây thì vui biết mấy!
Thôi thư đã dài, mình chúc Lan Hương và gia đình mạnh khoẻ, gặp nhiều may mắn! Nhận được thư, bạn viết ngay cho mình nhé ! Mong gặp lại bạn trong dịp hè tới!
Thân ái
Lâm Mai Thi
Cứ nói đến hồ gươm là em lại nhớ đến những kỉ niệm thơ ấu đẹp đẽ ,êm đềm
Bài làm:
Hà Nội có nhiều cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử, nhưng cảnh để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là cảnh đẹp của Hồ Gươm. Hồ Gươm nằm giữa lòng thủ đô, nước Hồ Gươm xanh màu ngọc bích, ỏ giữa hồ có Tháp Rùa cổ kính.Xung quanh hồ những hàng liễu ngả bóng soi mình xuống mặt hồ. Buổi sáng, những tia nắng mặt trời chiếu xuống hồ, cả mặt hồ như được dát vàng óng ánh. cầu Thê Húc đỏ như son in hình xuống mặt hồ. Tháp Bút uy nghi vươn thẳng trời. Đền Ngọc Sơn rêu phong cổ kính nằm giữa một rừng cây xanh bao bọc, càng làm cho cảnh hồ thêm đẹp và lộng lẫy.Hồ Gươm không những đẹp bởi cảnh quan của nó, Hồ còn có giá trị về mặt lịch sử, nơi đây đã in dấu của cả một thời kì dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Nơi mà Lê Lợi đã đến Hồ trả gươm thần. Nơi có những con Rùa khổng lồ đang sống.Em rất yêu phong cảnh của Hồ Gươm, em mong hè nào cũng được ra Hà Nội thăm ông bà và thăm cảnh đẹp của thủ đô yêu dấu.
Chúc bạn học tốt!
Hướng dẫn giải:
- bãi biển Sầm Sơn, Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha, chùa Bái Đính, chùa Hương, đền Hùng, …
bài làm
Chẳng biết cây mít ở quê tôi đã được bao nhiêu năm rồi nhưng giờ nó vẫn xanh tốt chẳng khác gì cây non mới mọc.Cây mít đó là do bà tôi trồng cách mấy năm về trước khi mà tôi còn bé bỏng còn hỏi : "Cây này là cây gì vậy bà , quả ăn được không ạ?
Cây nhìn xa như một cây ô khổn lồ xanh mướt vậy .
Cây mít trong vườn cây như là một loại cây bá chủ, bởi nó là loại cây cao và to nhất trong vườn nhà bà em. Em thật ngạc nhiên khi nhìn thấy thân cây mít nhà bà ngoại lại to như vậy, một người dang tay ra mà hôm cũng không hết. Cây mít là loài cây thân gỗ chắc chắn, thế rồi đáng chú ý hơn là ở ngay vỏ bên ngoài sần sùi và lại còn có những mấu mắt nữa. Cây mít nhà ngoại lại còn ra cành lá xanh có tán rộng tỏa bóng mát cả khu vườn, khiến cho những cây lá lốt bò dưới bóng râm của cây mít cũng thật thích thú, vì hàng ngày chúng tránh được ánh mặt trời gay gắt nhờ cây mít to này.
Cứ mỗi khi vào bữa trưa em và bà thường ra gốc cây hóng mát và cũng được nghe những tiếng chim lanh lảnh hót thật vui tai biết bao nhiêu. Thế rồi cũng ngay trên thân cây mọc ra nhiều cành cây và có rất nhiều lá. Lá mít cũng có lá to bằng bàn tay xòe của em tròn trơn và có độ bóng thật đẹp. Bà còn dạy em làm những con nghé ọ bằng lá mít thật vui nữa. Chiều chiều thì các bạn hàng xóm chạc tuổi em cũng sang chơi cùng khiến cho em càng thích thú hơn.
Trên cây mít nhà bà năm nam còn ra rất nhiều quả nữa. Qua sai chi chít và lại có những cái gai thật là nhọn hoắt. Nếu ai không cẩn thận mà chạm mạnh vào là nó cũng gây cho người đó bị thương. Mùi mít chín cây thơm lừng cả vườn cây và lại còn như bay vào trong nhà. Được thưởng thức những múi mít to vàng ươm em thật thích biết bao nhiêu.
Cứ mỗi lần về quê là em lại ra vườn thăm cây mít. Cây mít như một người bạn mà em rất yêu quý. Nhìn cây mít em như nhớ lại những kỷ niệm của em với người bà thân thuộc dưới gốc cây mít trong những buổi trưa hè.
Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động
a. Bàn tay ta làm nên tất cả
có sức người sỏi đá cũng thành cơm
Hình ảnh “bàn tay” tượng trưng cho sức lao động của con người; “tất cả” là bao gồm của cải vật chất và tinh thần của xã hội; “sỏi đá” tượng trưng cho khó khăn, trở ngại trong lao động
b.
Trong căn phòng nhỏ bé của tôi có rất nhiều đồ vật gắn với những kỉ niệm đáng nhớ nhưng thứ mà tôi trân trọng nhất là chiếc đồng hồ báo thức xinh xắn luôn được đặt trên bàn học của tôi, đó là phần thưởng mà tôi đã được nhận trong học kì II của lớp 4 từ người mẹ thân yêu của tôi.
Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng, chi to bằng bàn tay của người lớn. Thân hình nó là một chú thỏ khoác chiếc áo màu xanh lá cây, trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Mặt đồng hồ hình trái tim, chính là cái bụng tròn xoe của chú thỏ. Trên mặt đồng hồ hiện lên một bức tranh đẹp tuyệt vời dưới một lớp kính trong veo, đó là căn nhà gỗ ba gian cổ kính với ống khói nghi ngút. Các bạn có biết đó là nhà của ai không? Chính là gia đình nhà kim đấy! Ở đó có bác kim giờ béo và thấp nhất. Từng bước đi của bác chậm chạp và vững chãi. Đỏm dáng trong bộ áo hồng đậm đó chính là chị kim phút. Chị đi những bước ngắn. Tuy đi chậm nhưng những bước đi ấy rất uyển chuyển và điệu đà. Có lẽ chị sợ nếu đi nhanh sẽ bị ngã và gãy gót của chiếc guốc. Còn người nghịch nhất trong nhà đó là bé kim giây. Cu cậu chẳng chịu ngồi yên một chỗ bao giờ cả, lúc nào cũng chạy tung tăng khắp nhà làm cho chị kim phút không thể đuổi kịp được, vẫn còn một thành viên không thể thiếu dược trong gia đình nữa đó là anh kim báo thức. Anh ta luôn mặc cái áo màu vàng mơ. Nhiều người tưởng anh rất “lười ”, chẳng bao giờ chạy cả. Nhưng anh có ích lắm đấy. Nếu không có anh, chắc sáng nào tôi cũng bị đi học muộn. Tuy mỗi người có một tính cách khác nhau nhưng gia đình nhà kim hết mực yêu thương nhau. Ngày nào cả gia đình em cũng sum họp một lần.
Mặt sau của đồng hồ có ba nút. Một nút là để chỉnh kim đồng hồ nếu giờ sai, một nút là để vặn báo thức, nút còn lại là để bật báo thức. Ngày nào cũng vậy, tôi thường vặn kim báo thức lên 6 giờ rồi mới bật báo thức. Để rồi mỗi buổi sáng khi bác kim giờ chạy gần đến anh kim phút thì khúc nhạc quen thuộc lại reo lên, đồng thời đôi mắt của chú thỏ cũng nhấp nháy như thúc giục tôi dạy mau đế chuẩn bị tới trường. Ngày qua ngày, chiếc đồng hồ bây giờ trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình nhà tôi.
Tôi rất yêu quý chiếc đồng hồ ấy. Nó luôn luôn và mãi mãi là người bạn chăm chỉ và cần mẫn của tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng và nâng niu từng phút giây của mình vì tôi biết thời gian đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.
c. Quê em ở Nha Trang. Nhà em cách biển không xa. Những đêm trăng đẹp, em thường được bố mẹ cho ra ngắm biển. Biển quê em đẹp tuyệt vời trong những đêm trăng sáng. Mặt biển như một tấm thảm dát vàng khổng lồ. Xa xa, ánh đèn trên những chiếc thuyền câu lúc ẩn lúc hiện như những ánh sao trong đêm. Trên bãi biển, những du khách đang thả bước một cách thanh bình. Họ như muốn tận hưởng vẻ đẹp kì diệu của đêm trăng. Một vài bạn nhỏ đang chơi đùa dưới ánh trăng với những trò như cút bắt, trốn tìm. Chơi hết buổi tối mà em cũng chưa muốn về vì luyến tiếc vẻ đẹp của nó.
Học tốt ( sai thì cho mk xin lỗi )..........
Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.
Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây Đềlễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.
Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.
Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.
Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.
Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.
Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động
Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.
Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.
Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.
Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!
P/s tham khảo
Bài tham khảo 1:
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
Bài tham khảo 2
Chắc hẳn quê hương ai cũng có những cảnh đẹp mà luôn in sâu trong tâm trí mình. Đó có thể đơn giản chỉ là cánh đồng lúa hay dòng sông quê. Còn đối với riêng tôi được sinh ra va lớn lên trên vùng đất mà được gắn liền với một đảo nổi tiếng đó chính là vịnh Hạ Long. Đó chính là một điều tự hào của riêng tôi về quê hương mình.
Nếu đến với vịnh Hạ Long bạn sẽ được chứng kiến những khung cảnh đẹp lạ lùng mà có lẽ không một nơi nào trên thế giới có được vẻ đẹp hoang sơ huyền ảo. Điểm đến đầu tiên nếu bạn đến với nơi đây chính đảo Đầu Gỗ cách bến cảng khoảng chừng 4 km. Nếu đi tàu sẽ mất khoảng 25 phút sẽ được chiêm ngưỡng các động nổi tiếng nhất của di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Đó là động Thiên Cung và hang Đầu Gỗ là hai hang động mà du khách nào khi đến đây cũng không thể bỏ qua. Động Thiên Cung là một trong những hang động khổng lồ và nổi tiếng nhất vịnh Hạ Long và có nhiều người biết đến, những gì nhìn thấy trong hang động sẽ khiến bạn kinh ngạc và sững sờ từ đầu đến cuối hang động khiến bạn không tin vào mắt mình. Mới hay Hạ Long đậm chất tuyệt vời ở sông nước và cả đất trời. Nếu chỉ đi từ bên ngoài những người mới đến thật khó có thể biết rằng nằm trong hàng trăm, hàng ngàn những núi đá lặng lẽ thăng trầm mão rủ bóng xuống biển xanh kia là không biết bao nhiêu các hạng động lớn nhỏ. Mỗi lâu đài là một kiến trúc vô cùng tinh xảo của tạo hóa .
Có những hang động đã được lưu vào lịch sử hàng trăm triệu năm. Trong hang động đâu đâu cũng thấy vô vàn các hang động cùng những hình dạng kì lạ khiến cho du khách có thể thỏa sức cho trí tưởng tượng bay bổng. Dưới vòm động vút cao trong bấu trời nhũ xanh như nước ngọc ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Mỗi vách đá dường như là một kiệt tác, bức tranh hoành tráng của một nhà điêu khắc tài ba. Dưới vòm động vút cao trong bấu trời nhũ xanh như nước ngọc ta cảm thấy như lạc vào chốn thiên nhiên bồng lai tiên. Từ trên cao nhìn xuống vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động. đảo thì giống như ai đó đang hướng về phía đất liền, đảo thì giống như một con rồng khổng lồ giữa sóng nước mênh mông. Những điều kì diệu ấy biến hóa không ngừng theo mỗi góc nhìn khác nhau khiến ta như mơ như thực.
Đến với vịnh bạn sẽ được người dân nơi đây tiếp đãi một cách nhiệt tình lắm đấy. Đó chính là những khung cảnh tuyệt đẹp của quê hương tôi mà mỗi lần đi đâu xa tôi đều nhớ nó.
Bài tham khảo 3
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt... Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.