Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án A
Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự hai cực Ianta sụp đổ, các nước Tây Âu đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình. Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ, thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng của Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng. Các nước Tây Âu đề chú ý mở rộng quan hệ không chỉ với các nước tư bản phát triển khác mà còn với các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh, các nước thuộc Đông Âu và SNG
Đáp án C
Trật tự 2 cực Ianta là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng trên thế giới thành 2 cực, 2 phe, giữa Liên Xô và Mĩ. Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ đầu những năm 60 của XX đã làm thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Mĩ => góp phần làm xói mòn và sụp đổ trật tự 2 cực Ianta
Đáp án B
Trật tự hai cực Ianta sụp đổ với sự tan rã của một cực Liên Xô, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi. Cùng với đó, ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi. Với sự vươn lên của các cường quốc như: Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu,…
Đáp án A
Từ năm 1991, tình hình thế giới đã diễn ra những thay đổi to lớn và phức tạp, phát triển theo nhiều xu thế chính, trong đó: trật tự thế giới hai cực đã sụp đổ nhưng trật tự thế giới mới lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc
Đáp án B
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất nặng nề của chủ nghĩa xã hội nói riêng và phong trào cách mạng thế giới nói chung. Đồng thời, đây cũng là tổn thất đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.
Đáp án C
Trong bối cảnh Liên Xô và các nước Đông Âu đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, sự chống phá của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước đã làm cho tình hình càng trở nên rối loạn => Đây là nguyên nhân khách quan đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu
Đáp án B
- Chủ nghĩa xã hội lâm vào thời kì thoái trào: Liên Xô và Đông Âu là hệ thống xã hội chủ nghĩa lớn ở châu Âu, sau chiến tranh thế giới thứ hai là hệ thống tồn tại song song với hệ thống Tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã đánh dấu sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội.
- Trật tự thế giới hai cực Ianta, đứng đầu hai cực là Liên Xô và Mĩ, khi Liên Xô sụp đổ cũng đồng nghĩa với trật tự hai cực Ianta sụp đổ
Đáp án C
Sau khi Liên Xô tan rã. Mĩ âm mưu thiết lập trật tự thế giới “đơn cực” nhằm thực hiện âm mưu bá chủ thế giới. Tuy nhiên, do sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc và sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các nước => Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng của mình
Tác động về mặt chính trị:
- Chuyển đổi hệ thống:
+ Chấm dứt sự đối đầu giữa hai phe Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa.
+ Nhiều nước Xã hội chủ nghĩa chuyển sang kinh tế thị trường.
- Sự trỗi dậy của Mỹ:
+ Trở thành siêu cường duy nhất.
+ Tăng cường ảnh hưởng trên toàn cầu.
- Hình thành trật tự đa cực:
+ Xuất hiện các trung tâm quyền lực mới như EU, Nhật Bản, Trung Quốc.
+ Tăng cường hợp tác và liên kết quốc tế.
Tác động về mặt kinh tế:
- Toàn cầu hóa:
+ Mở rộng giao thương, đầu tư, hợp tác kinh tế.
+ Hình thành nền kinh tế thế giới ngày càng liên kết.
- Khủng hoảng kinh tế: Nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế mới như bất bình đẳng, suy thoái kinh tế.
- Cạnh tranh kinh tế gay gắt:
+ Giữa các nước phát triển và đang phát triển.
+ Giữa các tập đoàn đa quốc gia.
Tác động về mặt xã hội:
- Nâng cao nhận thức về hòa bình:
+ Giảm nguy cơ chiến tranh quy mô lớn.
+ Tăng cường hợp tác quốc tế về an ninh.
- Nảy sinh nhiều vấn đề xã hội mới: Khủng bố, di cư bất hợp pháp, xung đột sắc tộc, tôn giáo.
- Bùng nổ thông tin:
+ Internet và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ.
+ Tác động đến mọi mặt đời sống xã hội.
Tác động về mặt văn hóa:
- Giao lưu văn hóa rộng rãi:
+ Trao đổi, tiếp thu các giá trị văn hóa đa dạng.
+ Góp phần đa dạng hóa văn hóa thế giới.
- Bảo tồn bản sắc văn hóa:
+ Nâng cao ý thức bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Tránh nguy cơ đồng hóa văn hóa.
Chúc bạn học tốt