Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở chợ em có một bà cụ bán hoa quả. Cụ năm năm đã khoảng ngoài 80 tuổi. Mái tóc cụ bạc trắng dài đến tận hông. Trên khuôn mặt bà cụ đã có nhiều vết chân chim do thời gian để lại. Để đi lại được thì cụ phải chống gậy. Và mỗi khi muốn nhìn kĩ một vật hay ai đó thì mắt cụ phải nheo lại.
Ngán quá phải ko 100% tự làm ko chép mạng
Ông Tám năm nay đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.
Bà em năm nay đã ngoài 70, mái tóc bạc phơ như bà tiên ông bụt trong những câu chuyện cổ tích bà hay kể cho em nghe. Khuôn mặt bà hiền từ, phúc hậu. Vầng trán bà cao, hiện lên trên đó là những nếp nhăn dài. Em nghĩ, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà chính là những vất vả, khó mà bà đã trải qua suốt bao năm tháng. Tuy bà đã già, mắt đã kém nhưng đôi mắt ấy mỗi lần nhìn em vẫn ánh lên sự trìu mến, ấm áp lạ thường. Đôi bàn tay của bà đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương. Bà là người chăm sóc em từ bé, vì vậy em hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để bài tự hào về em.
Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.
Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.
Bà năm nay đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ, gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu mây trắng. Lưng bà đã bắt đầu còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, có chỗ đã xuất hiện những chấm đồi mồi. Vì bà đã phải bươn chải, tần tảo buôn bán để nuôi mẹ, các cậu và các dì. Mắt bà không còn tinh tường như xưa nữa, con ngươi đã hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà thì vẫn như thưở nào: hiền hậu, yêu thương. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi khô và thâm lại theo năm tháng của cuộc đời., Trên khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe môi. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn ấy lại hằn sâu hơn. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu những ngày lặn lội vất vả vì những miếng cơm manh áo cho con cái.
Ông Tám đã ngoài 60, dáng người ốm yếu, dong dỏng cao. Ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám, có vết sờn trên vai. Dù tuổi đã cao nhưng ông lấy làm hãnh diện vì hàm răng của mình. Hàm răng đều tăm táp chưa rụng cái nào. Bởi vậy, ông Tám xước mía, nhai xương khoẻ khoắn như người đang tuổi đôi mươi. Duy có đôi mắt ông hơi yếu. Ông thường mang kính khi đọc báo hoặc xem ti vi. Những lúc ấy, đôi mắt ông chăm chú một cách tỉ mỉ.
Bà năm nay đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ, gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu mây trắng. Lưng bà đã bắt đầu còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, có chỗ đã xuất hiện những chấm đồi mồi. Vì bà đã phải bươn chải, tần tảo buôn bán để nuôi mẹ, các cậu và các dì. Mắt bà không còn tinh tường như xưa nữa, con ngươi đã hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà thì vẫn như thưở nào: hiền hậu, yêu thương. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi khô và thâm lại theo năm tháng của cuộc đời., Trên khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe môi. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn ấy lại hằn sâu hơn. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu những ngày lặn lội vất vả vì những miếng cơm manh áo cho con cái.
Tham khảo:Bà nội của em năm nay đã hơn bảy mươi tuổi. Ai cũng khen bà là một cụ bà đẹp lão. Bà cao khoảng 158cm, nhưng nay lưng đã hơi còng rồi nên em cũng không biết được chính xác chiều cao của bà. Nước da bà trắng hồng khỏe mạnh. Khuôn mặt tròn phúc hậu với đôi mắt hiền hậu, luôn nhìn em thật trìu mến. Mái tóc bà dài đến thắt lưng, lấm tấm những sợi bạc. Lúc nào bà cũng búi gọn lại bởi một chiếc trâm gỗ. Vì mắt đã kém, nên lúc đọc sách hay đan khăn, bà sẽ đeo một chiếc kính lão. Bàn tay và khuôn mặt của bà có rất nhiều những nếp nhăn do thời gian để lại. Khi bà cười, các nếp nhăn trên khuôn mặt sẽ xô lại với nhau, nhưng chẳng hề đáng sợ tí nào. Em thích nhất, là được nằm vào lòng bà, cầm đôi bàn tay nhăn nheo của bà rồi nghe bà kể chuyện từ ngày xưa ngày xửa.
Bà năm nay đã ngoài sáu mươi, dáng người nhỏ, gầy với mái tóc pha sương nay đã bạc màu mây trắng. Lưng bà đã bắt đầu còng xuống, nước da bị nắng cháy sạm, có chỗ đã xuất hiện những chấm đồi mồi. Vì bà đã phải bươn chải, tần tảo buôn bán để nuôi mẹ, các cậu và các dì. Mắt bà không còn tinh tường như xưa nữa, con ngươi đã hơi đùng đục nhưng cái nhìn của bà thì vẫn như thưở nào: hiền hậu, yêu thương. Hai gò má của bà nhô lên, rám nắng, đôi môi khô và thâm lại theo năm tháng của cuộc đời., Trên khuôn mặt xuất hiện nhiều nếp nhăn ở đuôi mắt, khóe môi. Mỗi khi bà cười, những nếp nhăn ấy lại hằn sâu hơn. Những lúc buồn, đôi mắt bà đăm chiêu như phản chiếu những ngày lặn lội vất vả vì những miếng cơm manh áo cho con cái.
Chúc bạn học tốt!
Những lúc học bài và làm một số công việc ba mẹ giao cho xong, em thường sang thăm bà Năm Hợi ở cạnh nhà em. Em thương bà, quý bà không chỉ ở chỗ bà như Nội của em mà còn bởi tình cảm của bà đối với em, với lũ nhỏ trong xóm nữa.
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi, cái tuổi của một vầng trăng xế. Nghe Nội kể lại, cuộc đời của bà Năm là một chuỗi dài những thương đau và vất vả. “Chỉ có hơn hai năm nay bà mới được ở ngôi nhà tường, mái ngói như bây giờ là nhờ Đảng và Cụ Hồ đấy cháu ạ.” Ngôi nhà tình nghĩa do Ủy ban Nhân dân xã xây cất là niềm an ủi bà những năm cuối đời. Âu cũng là nguồn động viên cho tuổi già và cũng làm mát lòng, mát dạ hương hồn nơi chín suối cửa ba người con đã hi sinh vì dân vì nước. Hôm được phong danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” một lượt với Nội, bà nghẹn ngào không nói được nên lời. Đôi dòng lệ tuôn dài trên hai gò má đã nhăn nheo. Nội còn nói: “Giá như thằng Hoàng, thằng Hợi ra đi, để lại một vài đứa cháu thì cũng an ủi cho bà. Ai dè, đứa nào mất đi cùng chưa vợ con gì cả. Bây giờ để bà thui thủi một mình, tội nghiệp quá!”
Bà già cả như vậy nhưng lúc nào nhà cửa cũng sạch sẽ, tươm tất. Cả xóm em, từ già đến trẻ, ai cũng kính yêu bà. Những lúc rỗi rãi, bà thường chống gậy đi thăm bà con lối xóm. Những đợt tuyển quân hàng năm, bà vắng nhà luôn. Khi thì đến thăm nhà này, lúc thì đến động viên nhà kia. Chiếc lưng còng với cái gậy trúc tất tả khắp nẻo đường lối xóm đã góp phần không nhỏ động viên con em lên đường làm nghĩa vụ quân sự.
Những đêm trăng sáng, lũ trẻ chúng em thường tụ tập ở sân nhà bà, để được nghe bà kể chuyện: nào là chuyện thần thoại, cổ tích… chuyện những năm đánh Mĩ, chuyện chú Hoàng, chú Hợi….Bao nhiêu là chuyện hay. Chuyện nào cũng hấp dẫn và đầy ý nghĩa không kém gì những mẩu chuyện trong sách. Giọng kể của bà êm như một làn gió nhẹ thổi qua, đưa chúng em về với cội nguồn của cha ông, về với những phong tục tập quán, giúp chúng em hiểu cặn kẽ hơn những năm đánh Mĩ, hiểu được những gì sự mất mát thương đau mà nhân dân ta phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh. Những năm ác liệt ấy, không chỉ có chồng, con tham gia đánh Mĩ mà bản thân bà cũng đã từng là một chiến sĩ của đội quân tóc dài trong những ngày Đồng Khởi oanh liệt năm xưa.
Bà là hiện thân của đức hi sinh và chịu đựng của người mẹ Việt Nam anh hùng đáng kính, đáng yêu. Trước lúc chia tay với bà, chúng em thường tặng bà bài hát: “Bà ơi bà! Cháu yêu bà lắm, tóc bà trắng màu trắng như mây. Cháu yêu bà, cháu nắm bàn tay, khi cháu vâng lời, cháu biết bà vui”
7 đoạn dưới đây bạn tham khảo nha:
Bài Số 1: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp
Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Từ lúc em mới chào đời, bà đã ru em bằng những lời ru ngọt ngào của làng quê xứ Quảng mến thương.
Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.
Bài Số 2: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp
Hình ảnh cô giáo Hương vẫn còn in đậm trong trí nhớ của em. Cô là người đầu tiên dạy em năm lớp Một ở trường Tiểu học. Cô Hương có dáng người thon thả và cân đối. Các thầy cô ở trường thường gọi cô là người mẫu. Em không biết chính xác cô cao bao nhiêu, chỉ đoán chừng một mét sáu mươi trở lên. Cô còn rất trẻ. Nước da trắng hồng làm cho khuôn mặt của cô thêm rạng rỡ. Mái tóc dài buông xoã ngang lưng, đen mượt tô điểm thêm cho sự dịu dàng của cô. Thỉnh thoảng những làn gió thổi làm mái tóc bồng bềnh của cô nhấp nhô như làn sóng gợn. Cô Hương có cặp mắt đen nhánh, mở to như biết nói. Đôi mắt ấy thật trìu mến khi cô nhìn chúng em đang chăm chỉ học. Đôi mắt ấy buồn rười rượi mỗi khi chúng em không thuộc bài và không vâng lời cô. Mỗi khi cô tiếp xúc với mọi người, nụ cười của cô luôn nở trên môi trông rất thân thiện.
Bài Số 3: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp
Mẹ em có dáng người cao cao, năm nay mẹ đã ngoài bốn mươi tuổi, tuổi đã qua thời xuân xanh. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan, trông thật hiền dịu. Đôi môi mẹ đỏ mọng mặc dù không thoa son, cái miệng lúc nào cũng cười. Nụ cười ấy đã làm cho em thêm gần gũi mẹ. Hai hàng lông mày của mẹ cong cong, che đôi mắt tròn đen, luôn nhìn chúng em đầy yêu thương. Những ngày em bị ốm, mẹ đều thức cùng em nên có lúc mắt mẹ lại sâu hơn nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp tự nhiên. Nghe bà ngoại nói, ngày xưa, mái tóc mẹ đẹp lắm nhưng bây giờ tóc mẹ lại hơi bạc màu vì năm tháng. Em thương mẹ vô cùng. Nước da mẹ hơi rám nắng vì mẹ phải dãi dầu sương gió để kiếm tiền nuôi em ăn học. Đôi bàn tay mẹ gầy gầy, em yêu mẹ biết bao nhiêu.
Bài Số 4: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp
Những ngày đến trường, em thường gặp cô Lan - cô giáo đã dạy em vào năm học lớp Hai. Cô đã ngoài bốn mươi nhưng hãy còn rất trẻ. Với vóc người cao cao, làn da trắng hồng, cô mặc những chiếc áo dài sẫm màu trông thật đẹp. Hợp với khuôn mặt tròn của cô là mái tóc uốn quăn, buông thả ngang lưng. Nét mặt cô thường tươi vui khi chúng em học tốt. Những lúc ấy, đôi mắt màu hạt dẻ của cô ánh lên những tia sáng ấm áp và dịu hiền khó tả. Khi cô mỉm cười, những chiếc răng trắng nõn lộ ra bên trong đôi môi đỏ hồng. Tất cả những nét đẹp ở cô đã in sâu vào đôi mắt ngây thơ và tinh nghịch của chúng em.
Bài Số 5: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp
Ông Bảy đã ngoài bảy mươi tuổi, da dẻ còn hồng hào, khuôn mặt chữ điền, phúc hậu hằn sâu những nếp nhăn thường có ở người già. Tóc ông bạc trắng, hớt cao. Đôi mắt ông ngả màu nâu đục, mỗi lần nhìn ngắm đồ vật nào đó ông lại nheo cặp mắt, trông thật chậm chạp. Mỗi khi ông cười thì đôi mắt ấy ánh lên vẻ hiền từ, bao dung, độ lượng biết nhường nào.
Mỗi lần sang nhà ông Bảy chơi, em phụ ông Bảy quét dọn nhà cửa và xách nước ở giếng khơi trong, cùng ông Bảy tưới cho mấy cây kiểng trước sân nhà. Ông khen em ngoan. Ông cháu vừa làm việc, vừa nói chuyện thật là vui vẻ. Vui nhất là khi ông Bảy kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng ông kể trầm ấm, rõ ràng, đôi lúc ông cười thành tiếng, những lúc như thế trông ông Bảy trẻ lại đến mấy tuổi.
Sau mỗi câu chuyện ông Bảy thường xuyên khuyên dạy em: Sống trên đời phải cò tình nghĩa, có tình làng nghĩa nước. Ông khuyên em đừng đua đòi cái xấu, phải học cái hay. Phải biết vâng lời dạy bảo của thầy cô giáo và cha mẹ. Phải chịu khó học hành cho bằng chị, bằng em, bằng bạn bè. Không có học là không thể làm việc tốt được.
Bài Số 6: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp
Mỗi ngày đến lớp em đều gặp cô Thúy. Cô Thúy là chủ nhiệm lớp em.
Cô Thúy có thân hình đẹp. Năm nay cô gần 30 tuổi. Cô có thân hình thon gọn. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng. Mái tóc của cô đen óng dài ngang lưng và rất suôn mượt. Cô thường cột tóc cao và rất hợp với khuôn mặt của cô. Đôi mắt của cô nhỏ, đà và sáng long lang như ánh sáng. Cô hay cười và nụ cười cô thật rạng rỡ, hai hàm mi của cô dài và cong. Cô còn giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc học tập. Cô ăn mặc rất giản dị. Cô luôn mỉm cười với chúng em, khi cười cô để lộ hàm răng trắng. Cô sỡ hữu giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm. Khi cô kể chuyện, chúng em có cảm giác được đi vào câu chuyện ấy. Cô ân cần giảng giải cho chúng em nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô luôn vui vẻ lạc quan và yêu đời. Các giáo viên khác đều yêu thích cô. Cô Thúy luôn nhiệt tình trong việc giảng dạy. Em tự hào vì cô là chủ nghiệm lớp em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô. Em mong cô mãi dạy chúng em.
Bài Số 7: Viết Đoạn Văn Tả Ngoại Hình Của Một Người Mà Em Thường Gặp
Năm tháng rồi cũng qua đi, chỉ có thời gian là thước đo tình cảm của con người. Bây giờ tuy đã học lớp 5 - lớp cuối cấp của trường tiểu học, sắp sửa phải tạm biệt mái trường, thầy cô, bạn bè để tiếp bước vào bậc trung học. Nhưng quãng thời gian là năm năm học ở trường, em không sao quên được những kỷ niệm về cô giáo đã dạy em những năm đầu chập chững cắp sách tới trường. Cô có cái tên rất hay và em cũng rất thích đó là Kim Oanh.
Cô là người mẹ hiền dịu nhất trong những ngay fem còn học lớp 1. Với dáng người đậm đà, mái tóc xoăn xoăn màu hạt dẻ thì ai cũng nói nhìn cô trông rất xinh. Cô thường mặc những bộ quần áo lịch sự, phù hợp với dáng người của mình. Ngày đó, em cứ nghĩ cô giáo phải dễ sợ lắm. Nhưng không, cô đã làm tan biến những ý nghĩ vẩn vơ đó của em. Cô vẫn là cô giáo hiền lành, tốt bụng. Với khuôn mặt tròn, phúc hậu, hai gò má cao cao, lúc nào cũng ửng hồng. Mắt cô đen láy, long lanh với hàng lông mi cong vút. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là ánh mắt nhìn trìu mến, bao dung mà cô dành cho chúng em. Mỗi lần không học bài, chỉ cần nhìn vào đôi mắt buồn buồm của cô là bạn ấy hối hận ngay về việc làm của mình. Có lẽ, chính cô là người khơi dậy lòng hăng say học tập của chúng em. Ẩn dưới vầng trán cao cao thông minh ấy là đôi lông mày vòng nguyệt cân đối tạo cho khuôn mặt vẻ thanh tú.
Cô Oanh là một giáo viên hăng say trong công việc và hết lòng thương yêu học sinh. Tâm hồn cô là cả một khoảng trời chứa chan bao tình yêu cô dành cho chúng em: Nghe cô giảng bài thì thật là thú vị. Cô giảng rất dễ hiểu, dễ nghe nên chúng em luôn tiếp thu được bài. Vào những giờ ra chơi, cô luôn ngồi lại để viết mẫu và chấm bài cho chúng em. Có những hôm cô còn trao đổi cách giảng bài với bạn bè đồng nghiệp. Nếu bạn nào đọc chưa tốt hay viết chưa đúng thì cô luôn sẵn sàng giúp đỡ. Khi cô đã giảng cho bạn nào thì bạn ấy hiểu ngay. Vào những giờ sinh hoạt lớp, cô luôn nhận xét cho từng bạn và nói cho các bạn cách sửa lỗi sai đó. Có hôm cô nhận xét rất tốt về lớp em và em rất nhớ câu: "Tuần qua, các con đã rất cố gắng để nhận cờ Đội. Cô rất vui vì không những các con được nhận cờ tốt mà còn nhận cờ xuất sắc. Cô mong tuần nào các con cũng như vậy". Và khi đó, lớp em vỗ tay rào rào. Giờ đây khi đã lên lớp năm, mỗi khi có việc cần đi qua lớp cô, cô lại goi em lại hỏi han. Khi đó, em lại nhớ những giây phút khi còn học lớp 1, được cô yêu thương dạy dỗ.
Một trong những người thân yêu nhất của em là bà ngoại. Từ lúc em mới chào đời, bà đã ru em bằng những lời ru ngọt ngào của làng quê xứ Quảng mến thương.
Ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn, thanh mảnh. Đôi mắt bà rất sáng, bà nhìn em với ánh mắt hiền dịu đầy yêu thương. Khuôn mặt xương xương của bà đã hằn in những nếp nhăn vì năm tháng. Mái tóc bà bạc phơ, óng ánh, búi gọn gàng sau gáy. Tiếng nói nhẹ nhàng của bà nghe êm dịu vô cùng. Mỗi lần nghe bà gọi, em lại thấy yêu bà nhiều hơn. Bà đã truyền cho em bao yêu thương, tưởng như thời còn bé được nằm trong lòng bà nghe bà ru, bà hát. Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình thương bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em chu đáo. Bằng những lời hát êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã ru em say nồng giấc ngủ. Em lớn lên từ lời ru ngọt ngào ấy.
cụ em tuy đã già, nhưng ông còn khỏe lắm đấy. vào mỗi buổi sáng,ông lại bước chầm chậm xuống càu thang tập thể dục. khuôn mặt ông tươi tỉnh như một người thanh niên khỏe mạnh. thân hình ông gầy gò nhưng bù lại ông có một bắp tay rất săn chắc. chân ông như hai khúc gỗ cứng cáp luôn đi đi lại lại không mệt.da ông nhăn nheo nhưng là một làn da rám nắng khỏe mạnh. em rất vui vì cụ em còn rất khỏe