Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhận xét : Từ năm 1800 đến năm 2005, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều qua các giai đoạn.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc qua các năm
- Tính qui mô ( r 1985 , r 1995 , r 2004 ) :
r 1985 = 1 , 0 đvbk
r 1995 = 697 , 6 239 , 0 = 1 , 7 đvbk
r 2004 = 1649 , 3 239 , 0 = 2 , 6 đvbk
- Vẽ:
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc, năm 1985, năm 1995 và năm 2004
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
Giai đoạn 1985 - 2004:
- Về quy mô:
+ Tổng giá trị GDP của Trung Quốc tăng liên tục từ 239,0 tỉ USD (năm 1985) lên 1649,3 tỉ USD (năm 2004), tăng 1410,3 tỉ USD (tăng gấp 6,9 lần).
+ Giá trị GDP của các khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau:
• Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao nhất (tăng gấp 8,7 lần), tiếp đến là khu vực dịch vụ (tăng gấp 7,6 lần). Đây cũng là hai khu vực có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng giá trị GDP của Trung Quốc.
+ Công nghiệp và xây dựng có giá trị GDP cao nhất, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là nông - lâm - ngư nghiệp (dẫn chứng).
+ Sự tăng trưởng GDP của các khu vực kinh tế không đều qua các giai đoạn (dãn chứng).
Về cơ cấu:
+ Trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2004, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và thấp nhất là khu vực nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự thay đổi theo hướng:
Tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 28,4% (năm 1985) xuống còn 14,5% (năm 2004), giảm 13,9%.
Tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 40,3% (năm 1985) lên 50,9% (năm 2004), tăng 10,6%.
Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng, nhưng còn chậm từ 31,3% (năm 1985) lên 34,6% (năm 2004), tăng 3,3%.
* Giải thích
Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế của thế giới là do:
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng giá trị tổng GDP của Trung Quốc.
- Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách đổi mới và kết quả của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự phát triển mạnh của các ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra giá trị lớn dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tỉ lệ độ che phủ rừng so với diện tích đất liền của nước ta trong giai đoạn 1943 - 2001 (%)
- Nhận xét: Giai đoạn 1943 - 2001, diện tích rừng của nước ta có sự biến động. Giai đoạn 1943 - 1993, diện tích rừng giảm; giai đoạn 1993 - 2001, diện tích rừng tăng.
- Tỉ lệ (%) che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha):
Tỉ lệ che phủ rừng việt nam (%)
Năm |
1943 |
1993 |
2001 |
Diện tích rừng |
14,3 |
8,6 |
11,8 |
Hướng dẫn.
- Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ tỉ lệ độ che phủ rừng so với diện tích đất liền của nước ta trong giai đoạn 1943 - 2001 (%)
- Nhận xét: Giai đoạn 1943 - 2001, diện tích rừng của nước ta có sự biến động. Giai đoạn 1943 - 1993, diện tích rừng giảm; giai đoạn 1993 - 2001, diện tích rừng tăng.
Câu 1. Những cơ hội và những thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
* Cơ hội :
- Việt Nam có cơ hội tham gia tất cả các hoạt động của ASEAN trên các lĩnh vực: Kinh tế, Văn hóa, Giáo dục, Công nghệ.
- Việt Nam có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Mở rộng thị trường ra tầm quốc tế.
- Tạo thêm việc làm,cải thiện đời sống của người dân.
- Có cơ hội tếp xúc và học hỏi khoa học - kĩ thuật tiên tiến của các nước thành viên.
- Tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng trong khu vực.
* Thách thức:
- Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế.
- Sự chênh lệch về trình độ sản xuất,thu nhập so với 1 số nước trong khu vực.
- Sự khác biệt về thể chế chính trị.
- Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa các nước.
Câu 2. Phân tích ảnh hưởng của vị trí, lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế nước ta.
- Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và địa trung hải, trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động thực vật nên có nhiều tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú.
- Vị trí và hình thể nước ta đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên thành các vùng tự nhiên khác nhau giữa miền Bắc với miền Nam, giữa miền núi và đồng vằng, ven biển, hải đảo.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Đông bắc Thái Lan, Campuchia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
Vị trí địa lí thuận lợi như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
- Vị trí địa lí tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
* Khó khăn:
- Nước ta cũng nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ lụt, hạn hán thường xảy ra hằng năm.
- Biên giới dài, vùng biển rộng lớn nên việc bảo vệ chủ quyền là hết sức quan trọng.
- Đất nước kéo dài theo hướng Bắc - Nam làm giao thông xuyên Việt tốn kém, khó khăn trong điều hành quản lý kinh tế xã hội.
- Nằm ở vùng kinh tế năng động phải cạnh tranh tích cực với các nước ( đây là điểm khó khăn và thuận lợi ).
Biểu đồ thể hiện cơ cấu các nhóm đất chính của nước ta
Nhận xét và giải thích
- Do nước ta có diện tích đồi núi lớn (chiếm ¾ diện tích), lại có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho quá trình feralit diễn ra mạnh trên vùng đồi núi thấp nên nhóm đất feralit đồi núi thấp chiếm tỉ trọng cao nhất (65%).
- Đồi núi nước ta chủ yếu đồi núi thấp, núi cao chiếm tỉ lệ nhỏ nên đất mùn núi cáo chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu (11%).
- Đất phù sa chiếm tỉ trọng thứ 2 trong cơ cấu (24%) do nước ta có các đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển rộng lớn.
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc
b) Nhận xét
Từ năm 1978 đến năm 2005, cơ cấu diện tích các loại cây trồng so với diện tích đất canh tác của Trung Quốc có sự thay đổi theo hướng:
- Tỉ lệ diện tích trồng cây lương thực giảm từ 79% xuống còn 66,0%, giảm 13%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu.
- Tỉ lệ diện tích trồng cây hạt có dầu tăng từ 4% lên 9,3%, tăng 5,3%.
- Tỉ lệ diện tích trồng cây bông giảm từ 4% xuống còn 3,7%, giảm 0,3%.
- Tỉ lệ diện tích trồng cây ăn quả tăng từ 2% lên 6,3%, tăng 4,3%.
- Tỉ lệ diện tích trồng các loại cây khác tăng từ 11% lên 14,7%, tăng 3,7%.