Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Danh từ chỉ khái niệm trong đoạn văn đã cho là: điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng.
Danh từ chỉ khái niệm trong đoạn văn đã cho là: điểm, đạo đức, kinh nghiệm, cách mạng.
Chuyện 1 : Em có 1 chuyến đi rất đáng nhớ với gia đình em , đó là chuyến đi du lịch ở Vịnh Hạ Long , Hạ Long rất đẹp , nhiều danh lam tháng cảnh nổi tiếng của đất nước. Em ra thuyền đi dạo bờ biển , em thấy những dãy núi có những hình thù khác nhau , như là con gà , mèo...... rất đẹp. Rồi gia đình em cùng nhau đi cắm trại. Gia đình ngồi ở 1 đống lửa sưởi ấm , rồi nghe bố mẹ kể chuyện về '' Thép Đã Tôi thế đấy '' rất hay rồi ngắm triệu vì sao trên bầu trời vô cùng đẹp , nó giống như 1 lớp kim tuyến lấp lánh phủ đầy trời vậy! Sáng hôm sau , gia đình em đi vườn bách thú , ở đó có rất nhiều loại con và có 1 số con em không biết. Rồi em lấy chuối cho khỉ ăn. rất vui.
Chuyện 2 : Em từng có chuyến phiêu lưu cùng ba của em , chuyến phưu lưu này rất vui những cũng rất nhiều thứ em cần phải học hỏi. Một hôm ba em rủ em đi leo vách đá , em đồng ý và đi cùng ba nhưng khi leo em thẫy rất sợ vì em sẽ bị rơi xuống như ba em an ủi : Con đừng sợ , vách núi này không cao lắm đâu và đã có thắt dây rất an toàn rồi nhưng em vẫn thấy sợ , thấy vậy ba em liền cầm tay em và hướng dẫn em leo núi , quả nhiên em đã làm được và leo lên đỉnh núi , em nhìn phía xa có các ngọn đồi chấp chối rất cao , mọi thứ xung quanh rất đẹp. Rồi em đi vào 1 hang đá , ở trong đó tối làm em hơi sợ nhưng có ba em nên em không sợ nữa. Chuyến phưu lưu này ddooisvowis em rất vui. Em rất yêu ba của em.
Tham khảo
Nhạc sĩ thiên tài Lút-vít-van Bết-tô-ven là một người có nghị lực phi thường. Cuộc đời ông từ lúc sinh ra, sống, học tập, sáng tác nhạc là chuỗi ngày dài luôn chiến đấu với mọi hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật. Câu chuyện em kể sau đây minh chứng cho nhận định đó.
Bết-tô-ven sinh năm 1770, tại Bon, nước Đức, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Từ bốn tuổi, Bết-tô-ven đã được học tập, rèn luyện các loại đàn piano và violong. Quá trình học tập, sinh sống của ông rất vất vả. Vì gia đình của ông nghèo, ông phải bỏ học từ mười tuổi. Kiến thức ông có được đều do ông tự học. Năm mười bảy tuổi, ông đến Viên và theo học nhạc sĩ, cũng năm này, người mẹ thân yêu của ông qua đời. Chịu tang mẹ xong, ông quay lại Viên và tiếp tục học nhạc. Năm hai mươi hai tuổi, Bết-tô-ven đã thu hút được sự chú ý của mọi người bằng sự thể hiện độc đáo những tư tưởng âm nhạc và phong cách biểu diễn. Tưởng rằng tài năng nở rộ thì cuộc đời của ông sẽ tươi sáng hơn. Nhưng không, năm hai mươi sáu tuổi, ông bị điếc tai nặng. Bệnh của ông không có khả năng chữa khỏi. Bị điếc nghĩa là không nghe được tiếng nhạc nữa, điều này thật đáng sợ đối với một nhạc sĩ. Nó như giết chết cuộc đời nghệ thuật của ông. Tuy nhiên, ông không chịu đầu hàng số phận. Ông ngồi vào ghế, cầm lấy giấy và bút, viết thật nhanh, cho đến lúc trăng lên cao, ông đã viết xong bản hợp tấu đàn piano, ông lướt tay lên phím đàn đầy hào hứng, sôi nổi. Tuy ông không nghe tiếng đàn nhưng ông nhìn thấy các phím đàn cùng với sức tưởng tượng dồi dào, mạnh mẽ, ông như nghe được tiếng nhạc êm tai, quyến rũ, tăng thêm sức mạnh để ông sống tiếp. Bệnh phát triển, dày vò ông đau đớn, tiều tụy nhưng ông vẫn kiên trì chống chọi và sáng tác nhạc. Ông không thể nghe thấy âm thanh nhạc của ông khi người ta diễn tấu nhưng ông đánh giá được mức độ thành công thông qua thái độ hưởng ứng, thưởng thức của công chúng.
Ngày 26 tháng 3 năm 1827, trái tim nhạy cảm và giàu yêu thương của nhạc sĩ ngừng đập. Thế giới mất đi một thiên tài âm nhạc. Ba mươi năm dài chiến đấu với bệnh tật, ông để lại cho đời những bản giao hưởng công-xéc-tô nổi tiếng. Hạt ngọc sinh ra từ trong vỏ trai bệnh tật, những năm tháng đau buồn lận đận giúp thêm sức cho Bết-tô-ven cống hiến cho đời những bản nhạc bất hủ.
Khép sách lại, em nghe tim mình dâng lên niềm thương cảm và tôn kính một bậc tài hoa. Em ngưỡng mộ và khâm phục nghị lực phi thường của nhạc sĩ. Bet-tô-ven là tấm gương sáng chói lọi cho chúng ta sống, học tập và làm việc. Ngày nay, dù tình cờ nghe được một đoạn nhạc của ông, em hiểu rằng em đang được thưởng thức tác phẩm nghệ thuật của bậc tinh anh, tài hoa kiệt xuất.
Tham khảo :
Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường được nghe những câu ca dao tục ngữ mà ông cha đã dạy: “Thương người như thể thương thân”. Tấm lòng nhân hậu luôn luôn đáng quý và đáng trân trọng em đã đọc và nghe nhiều trên tivi hay sách báo. Nhưng mới năm trước em đã gặp một người có tấm lòng nhân hậu, một người bạn mới chỉ bằng tuổi của em. Em kể lại cho mọi người cùng nghe nhé.
Hôm ấy là một ngày gần cuối năm học, trời nắng oi bức của mùa hè khiến ai cũng thấy ngột ngạt và khó chịu. Ngày mùa, rơm rạ phơi đầy ngoài đường nên cái nóng bốc lên khiến chúng em đi học về ai cũng vã đầy mồ hôi. Vì nhà gần trường nên chúng em vẫn thường đi bộ đến lớp và trở về nhà sau mỗi ngày học tập. Trên đường trở về nhà, chúng em bắt gặp một bà lão ăn xin, quần áo rách tả tơi, gương mặt mệt mỏi hốc hác. Bà đang tiến đến một nhà ven đường để xin ăn thì đám bạn học sinh cá biệt của trường đi tới, một bạn kêu lên:
– Chúng mày ơi ở đây có một bà già ăn mày nhìn kinh quá đi.
Tất cả mọi ánh mắt dồn về phía bà, một đứa nói:
– Khiếp trông bà ta như quỷ ý, ghê quá, chạy thôi.
Mấy đứa khác cầm gậy đuổi bà rồi ê ê cười hả hê sung sướng. Một đứa láu cá hơn còn đẩy khiến bà suýt ngã. Bọn bạn đang cười ha hả thì bỗng cái Mai – bạn cùng lớp với tôi đi tới và quát to:
– Các bạn làm gì thế, sao các bạn lại có thể đối xử với bà cụ như vậy. Trông bà đã khổ lắm rồi. Các bạn thật quá đáng.
Một vài tiếng xì xào xung quanh, có cả người lớn đi đường nói đám bạn nhỏ vô lễ. Lũ bạn học sinh cá biệt của trường không nói gì bèn lảng đi.
Lúc đó, Mai tiến lại gần bà cụ. Bạn đỡ bà cẩn thận hỏi thăm bà lão ăn xin rồi lại gần nhà dân xin cho bà cốc nước để bà uống đỡ mệt. Mai nói:
– Bà mệt lắm phải không ạ? Sao bà lại đi ăn xin, con cháu bà đâu rồi ạ?
Bà cụ nói:
– Không phải bà đi ăn xin, bà đi cùng con cháu đến viện nhưng bị lạc mấy ngày hôm nay không liên lạc được. Bà mệt và đói quá nên đi xin tạm gì ăn rồi tìm người giúp đỡ cháu ạ.
Ánh mắt Mai trùng xuống thương bà, bạn nói:
– Không sao ạ, cháu sẽ dẫn bà về nhà ăn cơm, tắm rửa sạch sẽ, rồi bố mẹ cháu sẽ đưa bà đến đồn công an nhờ họ giúp ạ.
Bà lão vui mừng khôn xiết. Mai nắm tay bà thật chặt rồi dìu bà lão về nhà, bỏ lại phía sau ánh mắt trầm trồ ngưỡng mộ của mọi người xung quanh. Tôi nhìn theo nghĩ ngợi và cảm mến tấm lòng nhân hậu của bạn ấy vô cùng.
/HT\
Gạch chân dưới các từ ghép trong dòng sau:
tình thương, săn sóc, thương mến, khéo léo, ông cha, luôn luôn.
HT