K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2019

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

29 tháng 1 2019

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.
Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…

Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng.

Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.

Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng năm châu

19 tháng 7 2020

Tôi rất yêu và tự hào về gia đình mình.

Gia đình nhỏ của tôi lúc nào cũng ngập tràn tiếng cười của bố, giọng nói ấm áp của mẹ và sự hiếu động của em trai. Bố tôi vốn là bộ đội chiến đấu ngoài chiến trường, đến nay vẫn công tác trong ngành quân đội. Có lẽ vì trải qua những năm tháng đấu tranh và rèn luyện, bố tôi trở nên cương trực và nghiêm khắc hơn nhưng cũng rất vui tính, dí dỏm. Nhìn bề ngoài, bố là người cứng rắn nhưng bên trọng lại sống rất tình cảm. Bố là trụ cột vững chắc trong gia đình. Bố không chỉ là điểm tựa tinh thần cho mẹ mà còn là tất cả với chị em tôi.

Khác với bố, mẹ là người phụ nữ yếu mềm, dịu dàng và đảm đang. Như những người phụ nữ Việt Nam tự bao đời nay vẫn thế, mẹ chịu khó, hi sinh mà không một lời than vãn. Mẹ luôn coi chăm sóc gia đình là niềm hạnh phúc. Với chúng tôi, mẹ vừa là người bạn vừa là người thầy vĩ đại nhất. Bố mẹ là thần tượng trong trái tim tôi. Vui nhộn, hiếu động nhất nhà không ai khác là cậu em trai sáu tuổi. Năm nay, nó sẽ vào lớp một. Nhìn cậu hào hứng chuẩn bị mọi thứ cho năm học mới, tôi như gặp lại chính mình của năm năm về trước, cũng hồn nhiên trong sáng như thế. Tuy hiếụ động nhưng em ngoan và rất thông minh. Hai chị em tôi có thể chơi với nhau suốt ngày không chán. Nếu một ngày mà thiếu vắng tiếng nói tiếng cười của em, gia đình tôi dường như trống trải, nhất là tôi sẽ nhớ em vô cùng...

Gia đình nhỏ của tôi thật hạnh phúc. Cũng sẽ có lúc khó khăn hay gặp phong ba giông tố nhưng gia đình tôi vẫn sẽ mãi kiên cường vì trong mọi người đều có một trái tim yêu thương, tin tưởng.

19 tháng 7 2020

cảm ơn bạn nha !

19 tháng 12 2018

Trường học là môi trường giáo dục nhân cách con người, là nơi mà ai cũng trải qua một thời gian gắn bó, là nơi có bạn bè để ta học hỏi, có thầy cô dìu dắt nhân cách chúng ta. Nhưng thật đáng buồn nếu môi trường ấy ngày càng trở nên tha hóa bởi vấn đề bạo lực học đường. Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đang là vấn đề đáng lo ngại của phụ huynh nhà trường nói riêng và của xã hội nói chung.

Vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan tâm lớn của toàn xã hội. Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều. Trong hai năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng ên mạng xã hội. Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội. Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay , ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai. Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý,suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân. Ngày nay, bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở hình thức đơn gian như chửi nhau, đánh nhau trên lớp nữa mà đáng lo ngại hơn đó là việc đánh nhau nghiêm trọng có thể nguy hại đến tính mạng. Có những sự việc cả chục nữ sinh xúm vào giật tóc, cầm giày dép đánh một bạn, thậm chí còn quay clip bêu rếu trên mạng xã hội, và thậm chí còn dùng dao rạch vào mặt bạn. Những người hứng chịu việc bạo lực học đường đó chắc chắn không chỉ chịu nỗi đau về thân xác mà còn chịu tổn thương về tinh thần.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

Nguyên nhân của vấn đề bạo lực học đường trong thời gian gần đây có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân xã hội: sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ghanh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục. Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân. Thứ hai là tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động. Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.Do hành vi lây lan của học sinh, vì học sinh lứa tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông rất quan trọng tình bạn và quan hệ bạn bè chi phối rất nhiều tới sự phát triển nhân cách ở lứa tuổi này. Do đó khi trẻ chơi với nhóm bạn có hành vi bạo lực thì trẻ cũng có hành vi bạo lực theo và đôi khi hành vi bạo lực đó được trẻ coi là hành vi tốt để bảo vệ bạn bè. Nói như thế có nghĩa là đôi khi trẻ không nhận thức được hoặc có nhận thức sai lệch về động cơ của hành động dẫn tới những hành vi sai lệch trong môi trường học tập.

Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những em chịu những trận đòn đó. Bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai ai cũng sợ phải đến trường. Khi trường học không còn là nơi ngập tràn kỉ niệm bạn bè nữa mà là nơi chi có sự thù ghét nhau thì đó chính là tổn thương sâu sắc đố với người học sinh.

19 tháng 12 2018

copy ah

5 tháng 5 2021

Một ngày mới bắt đầu. Mẹ chở em đến trường sớm hơn mọi khi vì hôm nay là ngày trực nhật của em.

Vừa bước xuống xe, em thấy trong trường còn rất thưa thớt,chỉ có vài bạn học sinh. Không bao lâu sau, khu vực ấy đã trở nên khá đông đúc. Người đứng trên vỉa hè, người ngồi trên xe, gần kín cả lối ra vào cổng. Có những phụ huynh vội vã sửa lại cặp sách, quần áo của con họ sao cho thật chỉnh tề, người thì lại nhét vội mẩu thức ăn sáng vào cặp sách, người cúi sát tai con để dặn dò điều gì đó rồi giơ tay vẫy vẫy chào con trước khi cho xe chạy. Qua khỏi cánh cổng ấy là những tiếng cười giòn tan, những cuộc trò chuyện tíu tít của các bạn nữ, trò chơi vui nhộn của các bạn nam,...Phía cổng sau có xe của thầy cô dẫn vào mỗi lúc một nhiều, được xếp ngay ngắn gần chỗ ngồi của các em lớp ba. Nơi tập trung đông đảo" khách hàng" nhất đó chính là căn-tin. Từng dãy bàn ghế được kê san sát nhau, thế mà vẫn không còn lấy một chỗ ngồi. Các bạn học sinh tranh thủ ăn thật nhanh trước khi bác bảo vệ đánh trống vào học. Còn có vài em nhỏ lớp một, lớp hai có bố mẹ đút cho ăn sáng. "Tùng...tùng,tùng..."tiếng trống báo hiệu giờ học đã đến. Chẳng ai bảo ai, các bạn tự động xếp hàng thật ngay ngắn, từng đôi, từng đôi một để chuẩn bị vào học. Khi tất cả học sinh đã lên lớp thì không còn những tiếng nói cười đùa nhộn nhịp khi còn ngồi dưới sân trường. Mà thay vào đó là những tiếng đọc bài râm ran, tiếng giảng bài của các thầy cô giáo chủ nhiệm văng vẳng bên tai. Bầu trời trở nên trong hơn và khoáng đãng hơn. Gió thổi xào xạc làm rung động những chiếc lá bàng xanh tươi. Đâu đó trên cành cây, có tiếng chim hót ríu rít, ríu rít.

Sân trường thật bận rộn trước buổi học. Sau khi tất cả vào lớp mặt trời lan tỏa ánh nắng rộng ra khắp nơi. Vài chú chim bay xuống sân trường ăn những mẩu bánh vụn mà khi chúng em ăn nó rơi ra. Đặc biệt nhất là những tiếng đọc bài đồng đều của học sinh chúng em được vang xa. Giờ học đã bắt đầu rồi đấy!

5 tháng 5 2021

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.

Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ L, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.

Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và  thơ mộng đáng nhớ

Em thấy đánh trẻ con là hành vi vô văn hóa, có khi dạy dỗ bằng cách đó gây ra tai nạn nào đó. Một số người ủng hộ hành động ấy nếu mục đích của nó là nhằm răn dạy em làm điều hay, lẽ phải em thấy trẻ em nên để người lớn dạy bảo cũng tốt nhưng dạy bảo kiểu ấy em không  tán thành.

Em mong muốn nhận được những điều dạy bảo bổ ích từ người lớn!!!

2 tháng 6 2018

Hành động trên là sai. Bởi vì như vậy chả khác gì bạo hành trẻ em nên bị xử phạt

Em có đồng ý nhưng có một số TH ko nên như vậy VD: như TH trên

Nếu mình mắc lỗi thì người trong GĐ hãy chỉ bảo bằng lời nói nhẹ nhàng thì bản thân mới có thể ko bị mắc lỗi nữa

Chúc bạn hk tốt!!

11 tháng 2 2019

Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.

Trước tiên là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào dẫn đến nạn bạo lực học đường? Nạn bạo lực học đường xảy ra là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, về khách quan là thấy ngày nay học sinh bị tác động nhiều của phim ảnh, internet. Những phim ảnh, những trang web đầy bạo lực và khiêu dâm nhan nhản trong xã hội hiện nay đã làm vẩn đục tâm hồn của học sinh và sinh viên, đã giết dần, giết mòn tâm hồn cao đẹp của giới trẻ, làm cho giới trẻ dần dần đánh mất đi tính lương thiện, đánh mất những ước mơ, hoài bão cao đẹp của đời mình biến họ trở thành những kẻ hung dữ, ăn chơi sa đọa, đua đòi, tiêm nhiễm theo lối sống không lành mạnh.

Về mặt chủ quan, ta dễ dàng nhận thấy kỉ cương trong nhà trường của chúng ta quá lỏng lẻo, chúng ta quá tôn trọng học sinh, thậm chí nhiều trường, nhiều nơi không cho đuổi học học sinh, dù học sinh đó có vi phạm kỉ luật đến mức độ nào đi nữa. Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị đuổi học.

Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp. Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rưựu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Những cảnh bạo lực học đường, trong đó có những cảnh nữ sinh áo dài trắng, quần trắng lao vào nhau, cấu xé nhau, xé rách quần áo của nhau; những cảnh học sinh lớp này và học sinh lớp kia trong một trường đâm chém nhau như những cảnh trong phim xã hội đen... được tung lên mạng đã làm đau nhói trái tim của những con người đang trăn trở về tương lai của xã hội, của đất nước.

Vậy các ngành, các cấp, mọi tầng lớp trong xã hội chúng ta phải làm gì trước sự suy đồi về đạo đức trong xã hội hôm nay, nhất là nạn bạo lực học đường đang xảy ra hàng ngày trong nhà trường và ngoài xã hội. Thiết nghĩ, để hạn chế được vấn đề này, chúng ta phải lập lại kỷ cương trong nhà trường, dĩ nhiên chúng ta phải đặt nặng vấn đề giáo dục nhưng cũng phải mạnh tay hơn đối với những học sinh quá kém về đạo đức, cần phải mời những em học sinh đó ra khỏi nhà trường, nếu không chúng ta sẽ rơi vào chỗ ảo tưởng hóa về vấn đề giáo dục.

Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.

Tôi thiết nghĩ nếu nạn bạo lực học đường không được ngăn chặn và đẩy lùi sớm thì đó là một cái họa của đất nước và dân tộc. Không biết xã hội sẽ đi về đâu khi bộ phận không nhỏ của tuổi trẻ hôm nay sống không có lí tưởng, đi ngược lại truyền thống đạo lí có tự nghìn xưa của dân tộc, sống theo lối sống cá nhân, ăn chơi hưởng lạc, sống không có mục đích ở ngày mai.

11 tháng 2 2019

Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để "xử lý" nhau theo "luật giang hồ".

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do "giật" mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang "tán" gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

1 tháng 12 2019

“Nếu ai còn mẹ
Xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn
Vương mắt mẹ nghe con...”

Người cho bạn thiên chức được sống như ngày nay chính là mẹ. Người mà ở đó ta không bao giờ thấy thiếu vắng hơi ấm, không bao giò thua lỗ về tình thương, không bao giờ bị lừa dối bởi tình cảm... Trên đời chỉ có mẹ là người ta đáng tin nhất. Ai cũng có một người mẹ như thế. Và bản thân tôi cũng vậy, cũng có một người mẹ tuyệt vời biết bao.

Năm nay mẹ tôi đã 38 tuổi, cũng còn khá trẻ nhưng lại hằn rõ những dấu vết tần tảo thời gian. Thay vì có một làn da trắng sáng thì da mẹ sạm sạm nắng do những hôm đứng đồng vào những trưa hè nóng oi bức tưởng như ngộp thở. Khuôn mặt mẹ vẫn nhỏ nhắn hình trái xoan, gò má mẹ cao, gầy gầy trông rất đáng thương. Bàn tay bàn chân mẹ xương xương, các đường gân tay nổi rõ lên cùng đó là những vết chai sạn to lấm tấm. đôi bàn tay ấy đã phải sớm hôm dãi nắng, sớm ngày đầu tắt mặt tối lo cho gia đình tôi. Trên khuôn mặt nhỏ nhắn xương xương ấy là đôi môi lúc nào cũng nở tươi nụ cười lạc quan với đời. Dù chưa bước qua tuổi tứ tuần nhưng mẹ già nhanh hơn tuổi, cũng chỉ bởi những đứa con như tôi. Dù mẹ không đẹp như bao người ngoài kia nhưng trong tôi, mẹ lại là người phụ nữ, là thánh nữ trong lòng tôi.

Mẹ hiền lành, dịu dàng, luôn mang một phong thái rất đoan trang đằm thắm khiến mọi người khi tiếp xúc đều cảm thấy rất nhẹ nhàng mà gần gũi. Mẹ thường xuyên giúp đỡ mọi người, hàng xóm nếu như cần thiết. Mẹ sẵn sàng xắn tay xắn quần để giúp đỡ mà không nề hà hay toan tình. Rồi những lúc rảnh rỗi mẹ vẫn tích cực tham gia các hoạt động của làng xã. Đó cũng chính là lí do ai ai cũng quý mến mẹ, một người phụ nữa phúc hậu tốt bụng.

Đối với chúng tôi, mẹ là hình tượng của sự yêu thương chở che. Mỗi sáng khi cả nhà còn chìm trong giấc ngủ thì mẹ đã dậy sớm chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, cho chị em chúng tôi được kịp giờ đi học. Ngồi trên chiếc xe đạp hàng ngày tới trường, tuy có hơi sóc, có hơi ê nhưng mẹ luôn cố gắng che nắng, chắn mưa đưa đón tôi hằng ngày đến trường. Đó luôn là những giây phút hạnh phúc của đời tôi đã xua tan hết mọi khó khăn kia. Rồi nhớ những trưa mẹ đi làm đồng về, vương trên khuôn mặt ấy là những giọt mồ hôi chảy dài, lưng áo ướt đẫm, là những lúc mẹ bán lưng cho trời bán mặt cho đời vào những buổi trưa nắng vỡ đầu. Nhưng chỉ cần có con điểm số 10 là dường như nụ cười trên môi mẹ xoa tan, đánh vỡ hết mọi mệt nhọc kia.

Tôi vẫn còn nhớ hè năm ngoái, khi chuẩn bị vào lớp 6. Là dấu mốc chuyển cấp của tôi. Để đủ tiền trang bị tiền sách, bộ quần áo đồng phục mới thì mẹ con tôi đã phải chất cả một xe rau thật nặng đi ra chợ trên con đường làng ngoằn ngoèo. Chân đất mẹ cứ thoăn thoắt đẩy xe to như vậy, dù mệt nhưng mẹ vẫn mặc cả từng đồng để có tiền mua từng chiếc bút quyển vở cho tôi. Tôi thấy thương mẹ xiết bao.

Đời này, dẫu có ra sao, đi đâu về đâu thì mẹ luôn là người tôi nghĩ đến đầu tiên. Người mà tôi trân quý biết bao cho đủ. Mẹ luôn dạy bảo, mang cho tôi những câu chuyện đầy tính giáo dục bởi mẹ khát khao chị em tôi nên người như nào. Mẹ thường dạy: ra ngoài phải mạnh mẽ nếu không đời sẽ quật ngã các con. Vâng lời mẹ, nhưng mẹ à khi trở về bên mẹ thì con mãi chỉ là đứa con bé nhỏ xiết bao trước vòng tay yêu thương rộng lớn của mẹ

Tình thương,sự hi sinh của mẹ chắc cả đời này tôi cũng không trả sao cho hết. Chỉ biết cố gắng chăm chỉ học hành để không phụ lòng mẹ. Con yêu mẹ!

         Học tốt nha!

26 tháng 9 2018

Trả lời:

Tất nhiên là bài tả ngôi nhà của emm gòi

...............

26 tháng 9 2018

em học lớp 4 mà theo em chị nên viết bài văn tả ngôi nhà của chị

8 tháng 1 2020

Bài làm:

a. Tả một người thân trong gia đình em.

  • Cách kết bài không mở rộng: Em rất yêu quý mẹ. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và luôn ngoan ngoãn vâng lời để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ.
  • Cách kết bài mở rộng: Tình thương yêu mẹ dành cho em thực sự không thể đo đếm bằng lời. Mẹ đã cho em một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Suốt đời này em sẽ không không bao giờ quên công lao trời bể mẹ đã dành cho em. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.

b. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

  • Cách kết bài không mở rộng: Càng chơi với Lan Anh, em càng cảm thấy bạn ấy có thật nhiều đức tính tốt mà em có thể học hỏi. Nhờ bạn ấy mà em ngày càng học tốt hơn, biết chăm sóc bản thân hơn và đặc biệt biết trân trọng tình bạn hơn. Em hi vọng chúng em sẽ mãi là bạn tốt của nhau.
  • Cách kết bài mở rộng: Em rất may mắn khi có Lan Anh là bạn. Thông qua Lan Anh, em thực sự hiểu được thế nào là một tình bạn đẹp, tình bạn đáng quý. Và thật may mắn cho những ai có được những người bạn như vậy. Hãy biết trân trọng họ như chính họ đã trân trọng và giúp đỡ mình.

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

  • Cách kết bài không mở rộng: Giọng hát và hình ảnh của ca sĩ Hương Tràm trong buổi biểu diễn khiến em càng thêm yêu quý chị, không chỉ có giọng hát ngọt ngào mà những cảm xúc của chị thể hiện khiến em thêm hiểu hơn bài hát. Em mong muốn chị sẽ có nhiều bài hát hay hơn nữa để cống hiến cho khán giả và ngày càng thành công trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
  • Cách kết bài mở rộng: Được xem buổi biểu diễn của chị là điều hạnh phúc nhất của em. Từ buổi diễn ấy, chị đã cho em nhìn thấy mộ góc mới của nền âm nhạc Việt Nam. Càng ngày, chúng ta càng  có nhiều ca khúc hay cùng với cách biểu diễn hấp dẫn. Em tin chắc, trong tương lai, nền âm nhạc sẽ phát triển và các anh chị sẽ là những ngôi sao sáng trên bầu trời ấy.

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

  • Cách kết bài không mở rộng: Em rất yêu quý chú Xuân Bắc. Cảm ơn chú và những người nghệ sĩ hài đã luôn mang lại cho mọi người những tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Mong rằng chú sẽ có nhiều hơn nữa những tiểu phẩm hay để cống hiến cho sân khấu và những người hâm mộ.
  • Cách kết bài mở rộng: Những tiếng cười giải trí trên sân khấu còn ẩn chứa những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Qua những tiểu phẩm hài của chú Xuân Bắc đóng, không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn giúp em học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế. Em thầm cảm ơn những đóng góp của chú đối với nghệ thuật sân khấu và mong muốn chú sẽ có thêm nhiều tiểu phẩm hay hơn nữa để cống hiến tới khán giả.
  • #Châu's ngốc
8 tháng 1 2020

 Bạn Trúc là bạn thân nhất của em suốt thời Tiểu học. Mỗi khi buồn hay vui, chúng em đều trò chuyện chia sẻ với nhau rất vui vẻ. Đối với em, bạn luôn là một tấm gương sáng để em học tập theo. Còn vài tháng nữa là chúng em xa trường. Có thể chúng sẽ không gặp lại nhau nữa nhưng các kỉ niệm về bạn, em sẽ không bao giờ quên.

5 tháng 1 2019

Mẹ em là người luôn yêu thích việc nấu ăn và là một đầu bếp giỏi. Mẹ thường ăn mặc gọn gàng, tóc búi cao, rửa tay thật sạch rồi mới vào bếp. Mẹ cho thịt vào lò vi sóng để rã đông. Trong thời gian chờ thịt rã đông, mẹ vo gạo nấu cơm. Sau đó, mẹ lấy thịt ra đặt trên thớt và bắt đầu thái thịt. Tay trái mẹ giữ thịt, tay phải mẹ cầm dao đưa từng nhát thận trọng thái tảng thịt ra từng lát mỏng. Mẹ ướp gia vị, khéo léo trộn thịt vào gia vị rồi bắt đầu gọt rau củ. Bàn tay thon đẹp của mẹ thao tác nhanh gọn, khéo léo. Chỉ trong năm, mười phút là rau củ đã được gọt, nhặt rửa sạch sẽ. Mẹ bật bếp, đặt chảo lên bếp, Khi dầu trong chảo nóng lên, mẹ em trút thịt vào chảo nghe một tiếng "xèo" nhẹ rồi nhanh tay đảo thịt. Từng lát thịt đã thấm gia vị được trộn đều trong chảo, mùi thơm bắt đầu bốc lên thật hấp dẫn. Mẹ bớt lửa rồi lăn đi lăn lại miếng thịt cho sém vàng. Khuôn mặt mẹ hồng lên vì hơi nóng của bếp. Mắt mẹ long lanh, hấp háy ánh cười. Cùng lúc với việc làm món thịt rang, mẹ hầm thịt nấu canh. Cẩn thận đưa vả vớt bọt thịt ra ngoài, mẹ trút rau củ vào nồi thịt hầm. Xong đâu đấy mẹ rửa tay rồi gọi các con dọn cơm. Mẹ em nấu ăn rất ngon. Em thích phụ làm bếp và dọn cơm giúp mẹ.

Trong ngôi nhà nhỏ dễ thương của em , có 1 người yêu dấu luôn luôn tất bật lo cho tổ ấm thân yêu đó chính là mẹ . Đối với em mẹ đẹp nhất khi chuẩn bị cho ba con em bữa tối .
Năm nay, tuổi mẹ đã ngoài ba mươi. Mái tóc ngắn, gọn gàng đã tạo cho mẹ một dáng vẻ thật khỏe mạnh. Như thường lệ, vào buổi chiều , vừa đi dạy học về , thay áo xong mẹ nhanh nhẹn cùng em đi chợ rồi xuống bếp nấu cơm . Đặt chiếc giỏ đi chợ xuống, mẹ với lấy cái cài tóc để cố định tóc cho gọn gàng. Em tíu tít bên mẹ dành phần phụ việc. Mẹ đưa rổ gạo cho em vo rồi đổ vào nồi cơm điện và nhấn nút. Trong khi chờ cơm chín, mẹ nhanh nhẹn lấy thức ăn trong giỏ ra và đặt lên bàn bếp. Mẹ thật khéo chọn, thực phẩm nào cũng tươi roi rói. Rồi mẹ cùng em lặt rau, bàn tay mẹ thoăn thoắt lựa sạch những lá úa cọng già. Em nhanh nhẹn dành phần rửa rau để mẹ bày thớt và dao làm các món chính. Mẹ cầm từng con cá tươi, khéo léo cắt sạch vi, đuôi, vẩy rồi cẩn thận móc hết ruộc và mang của chúng. Từng lát thịt mỏng, đều tăm tắp cũng đã được mẹ xắt xongvà ướp gia vị. Khi cơm đã sôi, mẹ lấy đũa quậy tròn gạo để hạt gạo thấm đầy nước rồi đậy nắp lại. Mẹ bắc nước lên để nấu canh, tranh thủ kho thịt chiên cá.
Với tài nấu nướng của mẹ, chẳng mấy chốc mâm cơm nóng hổi đã sẵn sàng. Đĩa thịt kho đậu hủ bổ dưỡng cùng đĩa cá chiên vàng ươm thơm phức đặt cạnh tô canh cải ngọt xanh mướt. Em bày chén đũa ra rồi nhanh nhảu chạy lên mời ba và em trai ăn cơm. Mọi người vừa ăn vừa xuýt xoa khen ngon. Mâm cơm hết sạch đã chứng tỏ mẹ là người nội trợ tài ba nhất.
Ôi!Nhờ có mẹ , ngôi nhà em thật hạnh phúc và đầm ấm biết bao nhiêu. Em yêu mẹ lắm , yêu cả cái hình bóng nhỏ nhẹ khi nấu cơm cho cả nhà . Em sẽ cố gắng học giỏi để mẹ vui lòng.