thư giãn buổi sớm
Những định nghĩa "đắng lòng" của học sinh
Những định nghĩa đậm chất học sinh. "Đắng" nhưng mà đúng.
Bài tập về nhà: Thứ bạn nhận được khi thầy/cô bỗng dưng cảm thấy 8 tiếng học miệt mài trên trường là không đủ và muốn "bù đắp" thêm.
Giáo viên: Người luôn than phiền bằng câu "Cái lớp này …" mỗi khi có "một đứa" nào đó mắc lỗi.
Bài văn dài: Là một chỉnh thể thống nhất tích lũy từ 10% cảm hứng, 15% mồ hôi của học sinh và 75% lời thoại/đoạn trích dẫn chép y chang lại từ các tác phẩm trong sách giáo khoa.
Nộp bài sớm: Hồi cấp 2, nếu bạn nộp bài sớm nhất, bọn bạn sẽ nghĩ: "Ồ, chắc hẳn bạn đó là người học rất giỏi". Lên cấp ba, bạn cũng làm tương tự như vậy, nhưng bọn bạn sẽ nghĩ rằng: "Ồ, nó chẳng biết cái quái gì cả".
Môn học: Hoặc là nó rất dễ nhưng không mấy cần thiết (Thể dục, Mỹ thuật), hoặc là nó vừa siêu khó đến mức không tưởng, vừa khống chế điểm trung bình môn của bạn (Toán, Lý, Hóa, Văn)...
Phòng thi: Là nơi để học sinh nghĩ về cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra.
Chép phạt: Là màn Lọ Lem lựa đậu phiên bản học sinh khi công việc chủ yếu là thống kê số chữ. Không có tác dụng "ghi cho nhớ những gì đã học".
"Ghi nhớ" trong sách: Là 5 điểm kiểm tra miệng.
Tiết sinh hoạt chủ nhiệm: Khoảng thời gian ăn năn nhất sau một tuần học tập.
Ôn thi: Nói nhẹ nhàng là: "Ôn lại (hơi nhiều) kiến thức đã học" chứ thật ra là học lại từ đầu.
Tiết Thể dục và Quốc phòng: Là nơi con trai ước ao mình có thể biến thành con gái nhiều nhất (con trai chạy 10 vòng thì con gái chỉ 5 hoặc thậm chí là 2 vòng thôi).
Đề mở : Kiểm tra được khả năng "google" và khả năng "chém gió" của chúng mình
Đề trắc nghiệm : Có sẵn 25% phần đúng trong tay rồi, mai đem hột xí ngầu vô thảy.
Đề tự luận : Quá dễ vì học sinh chỉ cần giấu phao cho kỹ.
Thuyết trình : Cho học sinh cơ hội lên mạng down bài thuyết trình có sẵn về rồi nhảy Flappy Bird cả đêm..
Trả bài miệng : Học sinh chỉ biết ngồi... cầu nguyện để không bị kêu tên.
Kiểm tra vở : Một hình thức tra tấn xem học sinh có chép được vài chục trang trong một buổi tối hay không.
bình thường mà có sao đâu