Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Tóm tắt
Câu chuyện kể về người anh và cô em gái có tài hội hoạ tên là Kiều Phương – thường gọi là Mèo. Khi tài năng hội hoạ của em gái được phát hiện, người anh thấy buồn, thất vọng vì mình không có tài năng và cảm thấy mình bị cả nhà lãng quên. Từ đó, cậu nảy sinh thái độ khó chịu, hay gắt gỏng với em gái và không thể thân với em như trước. Đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái, cậu bất ngờ vì hình ảnh mình qua cái nhìn của em. Người anh nhận ra những yếu kém của mình và hiểu được tâm hồn và tấm lòng nhân hậu của cô em gái.
Câu 2:
a. Nhân vật chính là người anh và Kiều Phương. Tuy nhiên, nhân vật người anh là nhân vật mà tác giả muốn thể hiện chủ đề thái độ và cách ứng xử trước tài năng và thành công của người khác. Nhân vật người anh là nhân vật quan trọng nhất trong câu chuyện.
b. Truyện được kể theo lời của nhân vật người anh.
Cách kể này có tác dụng: tạo ra sự gần gũi về tâm lí của nhân vật người anh và Kiều Phương. Mặt khác nó giúp cho nhân vật kể chuyện tự soi xét, đánh giá những tình cảm, ý nghĩ của mình, bộc lộ một cách chân thành những ý nghĩa thầm kín.
Câu 3:
a. Diễn biến tâm trạng của người anh:
- (1) Từ đầu cho đến khi thấy em gái tự chế màu vẽ: Người anh rất tò mò và hiếu kì: "Tôi bắt gặp: Tôi quyết định bí mật theo dõi ..."
- (2) Khi tài năng hội họa của cô em được phát hiện: Người anh mặc cảm, ghen tị với tài năng của cô em gái. Việc lén xem những bức tranh của em vẽ và trút tiếng thở dài chứng tỏ người anh thực hiện tài năng của em và sự kém cỏi của mình.
- (3) Khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" được giải nhất: Người anh rất nhạy cảm, trung thực, nhận ra được hạn chế của bản thân.
b. Người anh khi biết em gái có tài hội họa đã không thể thân với em gái như trước kia được vì:
-
Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
-
Anh cảm thấy mình bất tài, thua kém em.
-
Anh cảm thấy ghen tị với em.
Những lý do đó mà cho anh ta "gắt um lên", "khó chịu" hay "quát mắng". Và những điều này lại làm cho anh ta thêm xa lánh em.
c. Tâm trạng "ngỡ ngàng" là bởi quá bất ngờ, hãnh diện là bởi thấy mình rất đẹp, cả về mặt lí trí lẫn tâm hồn, khuôn mặt "tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ"; xấu hổ là do hối hận bởi mình không xứng đáng với tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái mình.
Câu 4:
Đoạn kết của truyện, người anh muốn khóc và không thể thốt ra những suy nghĩ trong đầu: "Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đoạn kết này cho thấy người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận anh chưa được đẹp như người ở trong tranh. Và điều quan trọng hơn, anh đã nhận ra tâm hồn và lòng nhân hậu của em gái. Trước đó chỉ là sự ghen tị, xa lánh, thì giờ đây, anh đã nhận ra được vẻ đẹp tâm hồn và sự nhân hậu của người em. Rõ ràng người anh cũng có một tâm hồn nhảy cảm và trung thực, biết nhận ra những điều chưa tốt ở mình.
Câu 5:
Nhân vật Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên. Phương tạo chế màn vẽ, ham học Nhân vật cô em gái ở trong truyện rất hồn nhiên, vô tư (vui vẻ chấp nhận gọi tên Mèo và còn dùng để xưng hô với bạn bè; sau khi chế bột màu, cô bé vui vẻ đi làm việc, vừa làm vừa hát).
- Tài năng:
-
Bé Quỳnh xem tranh và reo lên khe khẽ.
-
Chú Tiến Lê thẩm định cao.
-
Bố mẹ hào hứng mua sắm đồ vẽ.
-
Bức tranh được giải nhất quốc tế.
- Lòng độ lượng và nhân hậu:
-
Để ý quan sát người anh của mình rất kĩ để đưa nhân vật vào khung vẽ khiến anh nghĩ em xét nét với mình.
-
Khi biết tranh đạt giải nhất, cô bé lao vào ôm cổ anh, muốn anh đi nhận giải.
-
Vẽ nên người anh rất đẹp có tâm hồn và lòng nhân hậu.
Kiều Phương là người độ lượng và nhân hậu. Và sự nhân hậu đó đã làm cho người anh có cái nhìn đúng hơn về mình và mọi người.
1.Kể tóm tắt văn bản
Kiều Phương là em gái nhỏ của nhân vật tôi, cô bé có niềm đam mê hội họa từ nhỏ, Kiều Phương thường xuyên lôi những đồ vật trong nhà ra làm chất liệu cho bức vẽ của mình, mặt luôn lấm lem nhọ bẩn, nhân vật tôi đã gọi Kiều Phương với cái tên thân mật là Mèo. Những bức vẽ của Kiều Phương được chú họa sĩ Tiến Lê phát hiện và chú đánh giá cao năng lực và tài năng hội họa của Kiều Phương làm cho cả gia đình ai nấy đều vô cùng vui mừng
-TG: khỏe mạnh, có lòng yêu nước..
-STTT:khỏe mạnh, có tài năng, đều rất yêu Mị Nương
-TS: khỏe mạnh, tốt bụng, tin người....
-EBTM: nhanh trí hơn người..
-ENĐG:kiêu ngạo, nhâng nháo, tầm nhìn hạn hẹp..
-TB:không có chủ kiến..
-TTGCNOTL:có y đức, tay nghề giỏi, thương yêu người bệnh..
BẠN NHỚ TICK CHO MÌNH NHAAAAA
Vừ A Dính, dân tộc Mông, sinh ngày 12/9/1934 tại bản Đề Chia, xã Pú Nhung, huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) là tấm gương thiếu niên tiêu biểu trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Ngay từ nhỏ, Vừ A Dính là một cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn. Được cha mẹ giáo dục, anh sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược. 13 tuổi, Vừ A Dính đã thoát ly gia đình trở thành đội viên liên lạc của Đội vũ trang huyện Tuần Giáo. Dấu chân của Vừ A Dính và Đội vũ trang in khắp núi rừng và các thôn bản trong huyện.
Cuộc kháng chiến gian khổ, nhưng Vừ A Dính rất ham học. Lúc nào trong ngực áo của Dính cũng nhét cuốn sách để tranh thủ học. Dính đã học đọc và viết chữ thông thạo.
Tháng 6 năm 1949, giặc Pháp đổ quân về khu căn cứ Pú Nhung nhằm tiêu diệt Đội Vũ trang của Dính. Hôm ấy, Dính đang trên đường liên lạc thì bị rơi vào ổ phục kích của giặc. Chúng đã tra tấn Dính dã man hòng anh khai nơi đóng quân của cán bộ Việt Minh nhưng Dính chỉ trả lời hai từ “không biết”. Giặc Pháp điên cuồng, xả súng vào ngực anh rồi treo xác anh lên cây đào cổ thụ. Hôm ấy là chiều tối ngày 15/6/1949.
Vừ A Dính đã hy sinh bên gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, gần đồn Bản Chăn, khi chưa tròn 15 tuổi.
Cuộc đời người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi Vừ A Dính đã khép lại nhưng khí phách kiên trung, bất khuất của Vừ A Dính trước quân thù như ngọn đuốc rực sáng núi rừng Tây Bắc.
Năm 2000, Vừ A Dính đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Ngay từ năm 1951, Đoàn TN Cứu quốc Việt Nam (Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày nay) đã tuyên dương Vừ A Dính trong thiếu nhi toàn quốc; Năm 1952, Chính phủ đã truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba cho Vừ A Dính – chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi. Lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.
Năm 1962, nhà văn Tô Hoài đã lần theo các nhân chứng để ghi lại tấm gương hy sinh oanh liệt của Vừ A Dính trong cuốn truyện nhỏ “Vừ A Dính” (do NXB Kim Đồng ấn hành). Hai ca khúc “Vừ A Dính bất tử” (nhạc sĩ Tô Hợp) và “Vừ A Dính – người thiếu niên Anh hùng” (nhạc sĩ Vũ Trọng Tường) luôn được ngân vang trong các buổi sinh hoạt Đội.
Vừ A Dính là niềm tự hào của Đội TNTP Hồ Chí Minh và tuổi trẻ Việt Nam. Tên của Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính đã được đặt cho nhiều Chi đội, Liên đội và nhà trường trong cả nước.
Theo đề xuất của Báo Thiếu niên Tiền phong, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra Quyết định thành lập Quỹ Học bổng dành cho học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo cả nước. Ngày 5/3/1999, tại Trụ sở cơ quan Trung ương Đoàn, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã chính thức ra mắt. Báo Thiếu niên Tiền phong được Trung ương Đoàn giao làm Thường trực của Quỹ.
Quỹ rất vinh dự được Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Mỹ Hoa (sau này là Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam) làm Chủ tịch.
Trong gần 20 năm qua, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã dành sự quan tâm cho các bạn thiếu nhi, học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số ở miền núi, hải đảo – những vùng phên dậu của Tổ quốc Việt Nam thân yêu thông qua những hoạt động nổi bật:
- Một là, cấp học bổng thường xuyên (5.000 suất/năm) cho các bạn học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Tính đến nay, Quỹ đã trao gần 80.000 suất học bổng, khoảng 80 tỉ đồng.
- Hai là, thực hiện một số dự án mang tính chiều sâu như:
+ Dự án Ươm mầm tương lai có 22 trường đã đồng hành cùng Quỹ nuôi dạy 345 em học sinh dân tộc thiểu số và vùng biển đảo trong cả nước về học tập tại TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương từ năm học 2009-2010 đến nay.
+ Dự án Chắp cánh ước mơ tài trợ học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng biển đảo trong vòng 7 năm (THCS và THPT) và sinh viên (trong vòng 4 năm). Đến nay đã có 328 em được thụ hưởng dự án này.
+ Dự án Mở đường đến tương lai (Quỹ Vinacapital tài trợ) cấp học bổng trực tiếp và thường xuyên cho100 nữ sinh dân tộc thiểu số học giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn trong 7 năm (từ lớp 10 đến khi tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng). Hiện nay, 50 nữ sinh giai đoạn I đã tốt nghiệp, có việc làm và 50 nữ sinh dân tộc thiểu số giai đoạn II đangtiếp tục được thụ hưởng dự án.
Những dự án này đã góp phần tạo nên nguồn cán bộ có chất lượng cho vùng dân tộc miền núi trong tương lai.
Ba là, hàng năm Quỹ đã xét tặng Giải thưởng vừ A Dính cho các tập thể và cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giải thưởng đã góp phần khích lệ phong trao cả nước quan tâm, hỗ trợ và giúp đỡ cho những vùng miền núi, hải đảo đặc biệt khó khăn. Tính đến nay đã có 64 tập thể và 118 cá nhân được nhận giải thưởng.
Bốn là, Quỹ vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm đóng góp kinh phí xây dựng các trường học, các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng miền khó khăn.
Dự án Thắp sáng ước mơ đã tạo nên một số ngôi trường, cây cầu, con đường, nhà tình nghĩa ở các vùng khó khăn. Đặc biệt, trong 2 năm 2013, 2014, chương trình “Vì học sinh Trường Sa thân yêu” của Quỹ đã xây dựng 2 ngôi trường Tiểu học thị trấn Trường Sa và Tiểu học xã đảo Sinh Tồn thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa), trị giá 25 tỉ đồng. Đây thực sự là chương trình có ý nghĩa vô cùng to lớn, gắn kết cộng đồng cả nước quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc thân yêu.
Chặng đường 20 năm hoạt động, Quỹ Học bổng Vừ A Dính đã góp phần quan trọng kêu gọi, động viên cả xã hội quan tâm thực sự đến đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo. Quỹ đã cố gắng bắc được nhịp cầu nhân ái thân thương giữa các doanh nghiệp, doanh nhân, các đơn vị và cá nhân có lòng hảo tâm trong và ngoài nước tới những buôn sóc bản làng hẻo lánh xa xôi nhất; cùng chung tay góp sức nâng đỡ cho rất nhiều học sinh, sinh viên các dân tộc thiểu số miền núi, hải đảo.
Quỹ Học bổng mang tên Anh hùng – Liệt sĩ Vừ A Dính sẽ luôn đồng hành và là điểm tựa tinh thần cùng thế hệ trẻ các dân tộc thiểu số Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa phát triển.
Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 99)
1.Nêu đại ý của bài văn.
Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn
Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.
2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?
Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.
4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?
Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Câu 1:
Đại ý của bài văn:
Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.
Bố cục và ý chính của mỗi đoạn:
- Mở bài: Từ đầu đến “chí khí như người”.
=> Giới thiệu chung về cây tre
- Thân bài: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” đến “Tiếng sáo tre diều cao vút mãi”.
=> Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.
Phần thân bài có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ “nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy".
=> Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.
- Đoạn 2: Từ “Như cây tre mọc thẳng” đến "tre, anh hùng chiến đấu".
=> Tre cùng người đánh giặc.
- Đoạn 3: Từ “Nhạc của trúc, nhạc của tre” đến "tre cao vút mãi".
=> Tre đồng hành với người tới tương lai.
- Kết bài: Còn lại
=> Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Câu 2:
a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.
- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
- Tre là cánh tay của người nông dân.
- Tre là người nhà.
- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
- Tre là đồng chí chiến đấu
- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.
b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.
Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.
Câu 3:
Ở đoạn cuối tác giả hình dung rằng khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sắt, thép có thể nhiều hơn, thay thế tre, nứa. Nhưng tre, nứa vẫn còn mãi, xuất hiện trong cuộc sống của con người: che bóng mát, làm cổng chào, hòa trong khúc nhạc truyền thống,...
Câu 4:
Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.
Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Câu 1 : Các bạn có thể tham khảo đoạn văn sau:
Người anh trai đứng xem bức tranh với bao tâm trạng. Anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là mình. Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. Nhìn bức tranh, người anh hãnh diện vì mình có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn nhân hậu bao la. Nhưng cũng chính vào lúc ấy, góc khuất trong tâm hồn khiến người anh cũng vô cùng xấu hổ. Anh đã có những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Anh lại giận mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh vừa ngất ngây lại vừa choáng váng. Đứng trước bức tranh của cô em gái, đứng trước phần tốt đẹp của mình, cái chưa toàn vẹn trong tâm hồn của người anh như bị thôi miên, thẫn thờ và câm lặng.
Câu 2: Có thể cùng một lớp nhưng thái độ của mỗi người sẽ khác nhau:
- Có nhiều người rất vui khi bạn mình đạt thành tích xuất sắc: niềm vui có thể ồn ào của những người bạn trai, lặng lẽ và tế nhị của bạn gái; có thể biểu hiện bằng lời nói hay hành động.
- Một số ít ghen tị và buồn nhưng rồi sẽ tự mình thay đổi để cùng chung vui với bạn.
1.
Có lẽ, tình cảm gia đình là một thứ gì đó khó nói thành lời mà mỗi khi nhắc đến con người ta lại cảm thấy ấm áp đến lạ kỳ. Tình cảm đó có thể là tình cảm con cái đối với cha mẹ, con cái đối với ông bà… Truyện “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh đã phản ánh chân thực tình cảm của người em gái đối với anh trai của mình.
Chỉ thông qua bức tranh, cô bé đã thể hiện được những gì mà mình muốn gửi gắm đến người anh và cũng chính bức tranh đó đã khiến người anh hiểu ra nhiều điều từ em gái thân yêu của mình. Câu chuyện kể về tình cảm anh em trong gia đình. Ban đầu, người anh luôn khó chịu với Kiều Phương- em gái của mình vì cô bé luôn nghịch ngợm, suốt ngày bị lấm bẩn và được người anh trai đặt cho cái tên là Mèo. Đứa em gái không tỏ ra khó chịu mà còn rất thích cái biệt danh mà anh trai đã đặt và còn dùng nó để xưng hô với bạn bè. Qua đó ta có thể thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của cô bé.
Người anh trai đã theo dõi những hoạt động của cô em gái, chính cô bé nghịch ngợm ấy đã có những hành động làm anh trai nghi ngờ. Tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều được cô lật tung lên, ngay cả chiếc nồi cũng được cô em gái cạo trắng xóa.
Thái độ của người anh trai bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng của cô bé Kiều Phương, đây chính là một thiên tài hội họa mà không hề ai biết. Chính những bức tranh mà Kiều Phương vẽ được cất giấu trong vườn đã nói lên điều đó. Họa
sĩ Tiến Lê đã nói với bố mẹ Kiều Phương, chính bố mẹ của cô bé cũng bất ngờ về tài năng của con gái mình. Kể từ khi bố mẹ biết được tài năng của Kiều Phương, người anh trai cảm thấy mình như là người thừa trong gia đình, không có tài năng gì đặc biệt để thể hiện cho bố mẹ thấy, hai anh em bắt đầu xa cách hơn và chỉ một lỗi nhỏ của cô em gái thôi thì người anh đã quát mắng, gắt um lên.
Qua việc tham gia hội thi vẽ quốc tế, Kiều Phương đã thể hiện tình cảm của mình đối với người anh trai mà bấy lâu luôn quát mắng, kho chịu với những việc làm của cô. Nhớ lời dạy của chú Tiến Lê là “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” thì cô em gái Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình trong một cuộc thi hết sức quan trọng đối với cô. Lúc biết tin bức tranh được giải nhất, cô bé đã ôm chầm lấy người anh trai và muốn anh đi nhận giải cùng mình. Lúc này, người anh không hiểu chuyện gì xảy ra và viện cớ đẩy nhẹ cô em gái của mình ra.
Diễn biến tâm lý của người anh mà tác giả Tạ Duy Anh đã xây dựng nên có những chuyển biến rõ rệt. Khi biết được trong bức tranh mà cô em gái đoạt giải ấy lại chính là hình ảnh của người anh. Từ một người luôn không hài lòng, khó chịu với cô em gái thì ngay lúc này, người anh lại thấy ngỡ ngàng, hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Người anh trai ngỡ ngàng khi nhìn thấy chính bản thân mình trong bức tranh mà cô em gái vẽ, đó như là một món quà vô giá do chính tình cảm của người em gây dựng nên. Sau sự ngỡ ngàng, người anh lại cảm thấy hãnh diện vì có một cô em gái tài năng đến vậy. Không chỉ tài năng, Kiểu Phương còn là một cô em gái biết quan tâm, biết nghĩ đến anh trai của mình, ở cô còn có cả sự khoan dung và trái tim nhân hậu, vị tha. Sự xấu hổ của người anh được thể hiện tiếp theo. Người anh xấu hổ vì những gì mà mình đã đối xử với em gái, đáng ra người anh phải tự hào vì có một người em gái tài năng, biết quan tâm đến mình như thế.
Tác giả Tạ Duy Anh đã làm cho người đọc cảm thấy thú vị và tò mò về sự thay đổi trong tâm trạng của người anh. Những gì thay đổi trong trạng thái tâm lý của người anh kể từ khi nhìn thấy bức tranh của cô em gái tuyệt vời của mình diễn ra một cách liên tục. Qua bức tranh của em gái, người anh đã hiểu rõ hơn tình cảm mà người em giành cho mình, không phải như những gì mình đã nghĩ về em gái. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã xây dựng thành công cả cốt truyện lẫn nhân vật, theo đó là diễn biến tâm lý của nhân vật qua từng chi tiết của tác phẩm. Cảm ơn tác giả Tạ Duy Anh đã mang đến cho người đọc một tác phẩm hay và ý nghĩa như vậy.
Đáp án C