K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 3 2022

Nghị luận về Tư tưởng đạo lý 

13 tháng 12 2017

Với một giọng thơ đầy tươi trẻ, giọng thơ đầy suy ngẫm mang hương vị ca dao đằm thắm, mượt mà, Nguyễn Du trở thành gương mặt tiêu biểu và quen thuộc của phong trào thơ chống Mĩ. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng như “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, “Đò lèn”… “Ánh trăng” cũng là thiphẩm được nhiều người nhắc đến. Ra đời năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh, ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, bài thơ ghi lại chân thực một thoáng giật mình của thi sĩ trước vẻ đẹp vầng trăng ân tình. Trong cuộc sống mới, sinh hoạt mới, con người bị cuốn vào guồng quay củacông việc, của cuộc sống mà vô tình quên đi những ân tình, những kỉ niệm của quá khứ. Nhưng vầng trăng vẫn vậy, tình nghĩa, thủy chung một lòng, không có chút thay đổi. Ý vị xót xa của bài thơ được thể hiện rất rõ trong toàn bài thơ, đặc biệt là trong khổ thơ cuối của bài.

Trong bài thơ “Ánh trăng”, hình ảnh vầng trăng đã trở thành hình ảnh biểu tượng cho những kí ức, biểu tượng cho quá khứ và vẻ đẹp đời sống bình dị, vĩnh hằng. Nhắc đến trăng là Nguyễn Duy muốn nhắc đến lối sống ân tình thủy chung. Nếu ở những khổ thơ trước đó, Nguyễn Duy đã gợi mởra khoảnh khắc khu phố mất điện, để rồi giật mình nhìn thấy vầng trăng, bao nhiêu kỉ niệm, hình ảnhquá khứ gắn bó với trăng cũng như dòng thác lũ ào ào mà đổ về. Hình ảnh quá khứ càng tươi đẹp bao nhiêu, càng gắn bó bao nhiêu thì nhà thơ càng tự trách mình bấy nhiêu, trách mình sao lỡ vô tình mà quên đi, để bây giờ nhớ lại thì trong lòng lại dâng đầy tư vị của niềm xót xa. Nói về sự thủy chung của ánh trăng, cũng là lời nhắc nhở, kiểm điểm chính mình, khổ thơ cuối chứa những triết lí ýnghĩa khiến cho độc giả phải suy ngẫm:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Trăng, một nhân chứng cho những kỉ niệm, những hồi ức khi xưa. Trăng gắn liền với cả một thời tuổi trẻ, cùng nhà thơ lớn lên, khi trưởng thành thì vầng trăng theo sát từng chặng hành quân, chiếnđấu gian khổ. Có thể nói, với Nguyễn Du, vầng trăng không chỉ là một hiện tượng của tự nhiên, vũ trụ, không phải là một vật vô tri vô giác mà là một người bạn, một người tri kỉ, là “vầng trăng tình nghĩa” của nhà thơ. Ở đây, vầng trăng đã trở thành biểu tượng của quá khứ, biểu tượng của một thời gian khó nhưng không bao giờ có thể lãng quên, là những phần kí ức sẽ luôn đi theo nhà thơ đến suốt cuộc đời.

“Trăng cứ tròn vành vạnh”

“Tròn vành vạnh” tả vẻ đẹp vầng trăng thiên nhiên trong sáng, viên mãn. Về cái nhìn thị giác, tròn vành vạnh là vẻ đẹp tuyệt mĩ của thiên nhiên, là cái đẹp không bao giờ gây nhàm chán, thất vọng với con người. Ngoài nghĩa tả thực, hình ảnh vầng trăng tròn , lặng lẽ còn biểu tượng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa đã từng có trong những hồi ức. Những hồi ức ấy vẫn mãi “sáng”, vẫn mãi tròntrịa, viên mãn như vậy, không hề có chút đổi thay, dù thời gian có trôi qua đi nữa, thì tình nghĩa của quá khứ vẫn còn đó, không hề phai nhạt. Nhưng, sự cảm thán về vầng trăng chỉ là cách gợi mở để nhà thơ tự trách mình, trách mình lỡ vô tình, quên đi những hồi ức tốt đẹp ấy:

“kể chi người vô tình”

“người vô tình” ở đây ta có thể hiểu là sự trách móc mà nhà thơ dành cho chính bản thân mình. Trách mình sao có thể quên đi những tháng ngày của quá khứ, quên đi những kỉ niệm của tuổi trẻ. Để bây giờ nhận ra bỗng cảm thấy xót xa, thấy mình sao thật vô tình. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho độc giả cảm nhận một tâm hồn thật đẹp, đó là vẻ đẹp của nhân cách. Nhà thơ vốn là người trọng tình nghĩa, song vì nhịp sống mới quá hối hả xô bồ mà nhà văn vô tình quên đi. Nhưng đó chỉ là sự lãng quên trong khoảnh khắc, bởi những kỉ niệm đẹp vẫn nằm trong sâu thẳm trái tim của nhà thơ, vì vậy khi được ánh trăng soi chiếu, nhà thơ mới xúc động, mới dạt dào tình cảm đến vậy.

“ánh trăng im phăng phắc”

Trăng là biểu tượng của thiên nhiên thanh lành, tươi mát, biểu tượng của sự bao dung độ lượng, của tình nghĩa thủy chung, trọn vẹn không đòi hỏi sự đáp đền. Đó chính là phẩm chất cao cả của ánh trăng mà Nguyễn Duy cũng như nhiều nhà thơ khác đã phát hiện và cảm nhận một cách sâu sắc: “ánh trăng im phăng phắc” là tuyệt đối lặng yên, không mảy may lay động. Sự tình nghĩa của ánh trăng mãi thủy chung, dù cho cuộc sống có bao biến động, bao đổi thay thì vầng trăng vẫn thế, không hề có sự đổi thay. Kí ức, những kỉ niệm không hề vô tri, vô giác, nó như một sinh thể có linh hồn, có sự sống. Mà ở đây nhà thơ Nguyễn Duy đã kí thác qua hình ảnh ánh trăng. Con người có thể đổi thay, có thể quên lãng nhưng những kí ức thì vẫn còn đó, nó sống cùng thời gian, năm tháng. Để đến một lúc nào đó, nó sẽ gợi nhắc con người bằng những gì thân thương, gần gũi nhất. Con người chỉ chấn động khi chợt nhận ra, nghe lời nhắc nhủ, răn dạy trong sự uy nghi, tĩnh lặng của vầng trăng:

“ Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình”

Bao dung mà nghiêm khắc, nghiêm khắc nhưng không lạnh lùng, người bạn tình nghĩa vầng trăng, ánh trắng khiến con người giật mình và thức tỉnh. “Giật mình” là cảm giác, là phản xạ tâm lí của người biết suy nghĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ giật mình vì chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, nông nổi trong cách sống của chính mình. “Giật mình” vì ăn năn, tự vấn; “Giật mình” vì lãng quên năm tháng xưa, bạn bè gian khổ, đói nghèo mà ân tình, ân nghĩa. Trong dòng thác vận động của cuộc sống, những cái “giật mình” như vậy mới đáng quý làm sao. Nó hướng con người đến những giá trị cao đẹp; bảo vệ con người trước những cám dỗ; níu giữ con người khỏi bị trôi trượt trong lo toan bộn bề của cuộc sống. Câu thơ cuối cất lên như một lời tự thú, một lời tự trách, một lời tự nhắccủa nhà thơ.

Nhà thơ tự trách mình đã quá vô tình, vô tình vì quên lãng, vô tình vì đã có những phút quên đi những ngày tháng, những kỉ niệm, những kí ức ấy. Sự tự trách của nhà thơ cũng làm cho người đọcphải suy nghĩ, chiêm nghiệm về chính bản thân mình. Trong cuộc sống con người rất dễ bị cuốn vàonhịp sống hối hả, tấp nập của cuộc sống mà vô tình quên đi những thứ bình dị nhưng đã đi sâu vào trong tiềm thức, đã xây kết thành những kỉ niệm vững chắc mà ta không bao giờ quên. Sự lãng quên ấy không đáng trách nhưng quay lưng lại với kí ức, với những kỉ niệm thì đó là những hành động thật đáng trách, thật đáng lên án.

Tóm lại, “ánh trăng” là bài thơ hay với thể năm chữ được vận dụng sáng tạo, giọng điệu tâm tình tự nhiên. Từ một câu chuyện riêng, được kể theo trình tự thời gian, phản ánh rất sinh động quy luật tâm lí của con người, lời thơ là lời nhắc nhở thấm thía: không nên vô tình, vị kỉ, phải thủy chung cùng bạn bè, nhân dân, đồng chí. Thái độ, tình cảm với quá khứ chưa xa nhiều hi sinh, mất mát, vớinhững người đã ngã xuống hôm qua khiến “ánh trăng” nằm trong mạch cảm xúc uống nước nhớ nguồn, gợi lên đạo lí tình nghĩa, thủy chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.



Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết: Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu, Đêm rét chung...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong bài thơ “Đồng chí”, nhà thơ Chính Hữu có viết:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Đồng chí!

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Dựa vào đoạn thơ trên, viết đoạn văn (khoảng 12 câu), theo cách lập luận diễn dịch trình bày suy nghĩ của em về cơ sở hình thành tình đồng chí keo sơn của những người lính cách mạng, trong đó có sử dụng một câu cảm thán và một lời dẫn trực tiếp (Gạch chân và ghi chú).

Bài 2: Cho đoạn trích sau:

Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!”. Chưa hòa đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1: Trong đoạn trích, nhân vật anh thanh niên đã từ chối khi họa sĩ vẽ mình, muốn giới thiệu cho bác những người khác đáng vẽ hơn. Chi tiết này giúp em hiểu thêm điều gì về anh thanh niên?

Câu 2: Từ nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm và những hiểu biết xã hội, hãy nêu suy nghĩ của em (khoảng 2/3 trang giấy thi) về đức tính khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1
21 tháng 2 2017

rong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

Quê hương anh đất mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sinh ra ở một đất nước vốn có truyền thống nông nghiệp, họ vốn là những người nông dân mặc áo lính theo bước chân anh hùng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc năm xưa. Đất nước bị kẻ thù xâm lược, Tổ quốc và nhân dân đứng dưới một tròng áp bức. Anh và tôi, hai người bạn mới quen, đều xuất thân từ những vùng quê nghèo khó. hai câu thơ vừa như đối nhau, vừa như song hành, thể hiện tình cảm của những người lính. Từ những vùng quê nghèo khổ ấy, họ tạm biệt người thân, tạm biệt xóm làng, tạm biệt những bãi mía, bờ dâu, những thảm cỏ xanh mướt màu, họ ra đi chiến đấu để tìm lại, giành lại linh hồn cho Tố quốc. Những khó khăn ấy dường như không thể làm cho những người lính chùn bước:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

3 tháng 1 2018

I. Mở bài: giới thiệu tác giả và tác phẩm lặng lẽ Sapa
Trong chương trình học sách giáo khoa, chúng ta có nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng của các tác giả được đưa vào học. đặc biệt là tác phẩm lặng lẽ Sapa của tác giả Nguyễn Thành Long, tác phẩm nói đến một cuộc gặp gỡ của những con người với mỗi công việc và ý tưởng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm chúng ta cùng tìm hiểu.

II. Thân bài: phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm lặng lẽ Sapa
1. Tác giả Nguyễn Thành Long:

- Là một nhà văn Việt Nam
- Nguyễn Thành Long sinh tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nguyên quán ở Quy Nhơn, Bình Định
- Ông có nhiều tác phẩm văn học đặc sắc như: Bác cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Hướng điền (1957), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Gang ra (1964), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),...
2. Tác phẩm lặng lẽ Sapa:
- Tác phẩm xoay quanh cuộc gặp gỡ của bốn nhân vật trong chợ
- Qua câu chuyện ta có thể thấy được nhiều phẩm chất tốt đẹp của a thanh niên
- Tác phẩm xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo
3. Nhân vật anh thanh niên:
a. Nhân vật là một người thanh niên:
- Anh thanh niên làm công việc khí tượng kiêm vật lí địa cầu, sống 1 mình trên đỉnh núi yên sơn.
- Công việc của anh là đo mưa, đo nắng, đo chấn động,….
- Dù công việc khó khan nhưng anh vẫn vượt lên và vui tươi sống
+ Anh yêu công việc của mình
+ Anh có nhưng suy nghĩ sâu sắc về công việc và con người
+ Anh có quan niệm về hạnh phúc rất đẹp
+ Cuộc sống của anh không cô độc, bùn tẻ như mọi người nghĩ
- Anh có những hành động đẹp
- Anh thanh niên có một nếp sống đẹp
b. Công việc thầm lặng cho đất nước của một con người:
- Anh là kĩ sư vườn rau
- Anh là cán bộ nghiên cứu sét
c. Ý nghĩa công việc của anh thanh niên:
- Sống cống hiến cho con người, đất nước; mang lại niềm hạnh phúc niềm vui cho con người
- Cuộc sống giản dị nhưng đẹp của một con người.

III. Kết bài: nêu cram nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong truyện lặng lẽ Sapa
- Một người yêu công việc, yêu đất nước
- Một con người lạc quan và có những suy nghĩ sâu sắc

29 tháng 5 2021

Bạn tham khảo ạ !

Con người được sinh ra ở vạch số 0 và xây dựng, hoàn thiện bản thân dựa trên nhiều yếu tố, khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Một yếu tố quan trọng làm nuôi dưỡng tâm hồn con người chính là tình cảm mà gốc rễ tình cảm là tình cảm gia đình - tình cảm giữa cha mẹ và con cái.

Tình cảm giữa cha mẹ và con cái hay tình mẫu tử, tình phụ tử là những tình cảm quý báu nhất trong cuộc đời mỗi con người. Đó là tình cảm yêu thương, sự nâng niu, quan tâm chăm sóc bằng cả tấm lòng mà cha mẹ dành cho con đồng thời là tình yêu thương, sự biết ơn, kính trọng mà người con dành cho cha mẹ mình. Mẹ là người mang nặng đẻ đau, đem ta đến với thế giới này, trao cho ta sự sống và tình yêu thương. Từ tình yêu thương đó, mẹ dành hết tâm huyết để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người, hun đúc cho ta những tình cảm cao quý khác với một mong ước ta trở thành người có ích cho xã hội và có một tấm lòng lương thiện. Còn cha là người dạy dỗ, bảo vệ cho ta, là trụ cột trong gia đình, giúp gia đình vượt qua mọi sóng gió của cuộc sống, đùm bọc và bảo vệ ta.

Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn. Mỗi người con cần có trách nhiệm yêu thương cha mẹ, tích cực học tập, trau dồi kiến thức để trở thành một người hiền tài giúp ích cho đất. Bên cạnh đó, chúng ta cần phải luôn khắc ghi công lao to lớn của cha mẹ và đền đáp công ơn ấy bằng hành động thiết thực, xứng đáng. Tình mẫu tử, tình phụ tử không chỉ là cội nguồn của những tình cảm khác mà đây còn là tình cảm theo con người đến suốt cuộc đời, góp phần làm cho xã hội này ấm áp hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn những con người ích kỉ, vô cảm, coi những tình cảm, những gì cha mẹ làm cho mình là điều hiển nhiên nên thờ ơ, bàng quang trước những điều tốt đẹp mà mình nhận được. Lại có những người con bất hiếu với cha mẹ, không chịu báo đáp cha mẹ lúc về già, thậm chí là có những hành động ngược đãi cha mẹ… những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

Tình cảm giai đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Bài 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nayBài 2 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình Bài 3 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng Bài 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng hôi của trong bản tin sau :Một hình ảnh hết sức xấu xí...
Đọc tiếp

Bài 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay

Bài 2 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình 

Bài 3 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng 

Bài 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng hôi của trong bản tin sau :

Một hình ảnh hết sức xấu xí và vô cảm là hàng trăm người hồ hởi , vui vẻ, tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn. Vụ việc xảy ra lúc 14h ngày 4/12 ở khu vực xòng xoáy Tam Hiệp- TP Biên Hòa ( Đồng Nai) , trước sự bất lực vào gào khóc khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu ( 30 tuôỉ) , người điều khiển chiếc xe bị tai nạn chở khoảng 1500 thùng bìa tiger. Những người dân chứng kiến vụ việc bức xúc nói nhìn hình ảnh này chẳng khác gì một vụ “cướp của”. Những người “ hôi cuả” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rơi xuống đường  và thu gom các lon bia bị văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người còn lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ…

( theo báo điện tử: tuoitre.vn)

0
17 tháng 3 2022

A. Mở bài

 

Nhu cầu đi lại là tất yếu của con người. Đặc biệt khi xã hội ngày càng phát triển  điều ấy vô cùng cần thiết.

Nhưng an toàn giao thông đang là vẫn đề bức xúc của toàn xã hội, những vụ tai nạn gia tăng là nỗi nhức nhối của tất cả chúng ta

Vậy phải làm gì ? Làm như thế nào đang là câu hỏi đặt ra với toàn xã hội

B. Thân bài

1. Thực trạng của vấn đề

Trong những năm vừa qua, số vụ tai nạn giao thông đường bộ  tăng lên (hay giảm)

số người thiệt mạng...

số vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra....

Những con  số biết nói ây khiến chúng ta nghĩ gì ...

2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan về phía người tham gia giao thông

Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất trực tiếp dẫn đến những vụ tai nạn giao thông là người sử dụng phương tiện không chấp hành đúng luật lệ giao thông. Phổ biến trên đường phố là hiện tượng lạng lách, đánh võng, cẩu thả của một số thanh niên, họ đang đùa với tử thần, coi thường mạng sống chính mình và nhừng người xung quanh, không tuân thủ các biển báo, vượt quá, không làm chủ tốc độ hoặc sử dụng các chất kích thích trong khi điều khiển phương tiện giao thông.

Việc đi sai đường, lấn chiếm đường, vượt ẩu cũng gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Như vậy nguyên nhân gây ra tai nạn chủ yếu do sự thiếu hiểu biết và thái độ xem thường luật giao thông chủ phương tiện

b) Nguyên nhân khách quan

Hệ thống đường sá của nước ta còn chưa đảm bảo, đặc biệt tai các đô thị đông dân cư,  sự phát triển của cơ sở tầng chưa dáp ứng đượng như cầu và sư phát triển của giao thông ngày này, hệ thống đường ngày một xuống cấp, việc sửa chữa thiếu quy hoạch và thống nhất gây khó khăn cho người tham gia giao thông.

Các biển báo trên các tuyến đường còn nhiều bất cập : không có biển báo, biển báo có nhưng không hợp lí, quá nhiều biển báo người đi không biết tuân thủ theo biển nào. Ngay cả hệ thống đèn giao thông cũng thiếu sự đồng bộ.

Những yếu tố khách quan trên cũng gây ảnh hưởng to lớn tới người tham gia giao thông đôi khi đó chình là nguyên nhân gây nên nhưngx vụ tai nạn nghiêm trọng

3. Hậu quả

a) Với bản thân và gia đình người bị tai nạn

Tai nạn giao thông để lại hậu quả nghiêm trọng với bản thân và gia đình những nạn nhân. Nhiều cảnh con mất cha mẹ, cha mẹ mất con vì tai nạn.  Hơn ai hết những người bị tai nạn hiểu được giá trị của việc tuân thủ luật giao thông đường bộ khi mất đi sức khỏe, mang thương tật, mất đi một phần thân thể của mình. Có khi họ trở thành gánh nặng cho gia đình.

Đa số những người bị tai nạn giao thông đang trong độ tuổi lao động, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới kinh tế gia đình.

b) Với xã hội

Số tiền chi phí cho chữa trị cho những vụ tai nạn một năm  lên tới con số khổng lồ trong khi đó nước ta còn nghèo rất cần tiền đầu tư cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân.

4. Biện pháp giải quyết

Có khung hình phạt nghiêm khắc với những người vi phạm luật lệ giao thông

Nâng cao việc giáo dục an toàn giao thông , ý thức của người dân giữ gìn an toàn giao thông  là trách nhiệm chung của tất cả mọi người

Đầu tư nâng cấp hệ thống đường sá, hệ thống tín hiệu

Tuyên truyền về an toàn giao thông với nhiều hình thức.

C. Kết bài

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người

Trách nhiệm của học sinh.

17 tháng 3 2022

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề: Những năm gần đây xã hội phát triển, đất nước trên đà công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng kéo theo bao nhiêu vấn đề phát sinh

- Nêu vấn đề : Một trong số đó chính là vấn đề an toàn giao thông hiện nay có nhiều diễn biến vô cùng phức tạp

II. Thân bài

1. Hiện trạng

- Tình trạng giao thông hiện nay vô cùng đáng lo ngại

- Đã , đang và sẽ còn có rất nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra mỗi ngày

- Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết : 8 tháng đầu năm 2017 cả nước xảy ra 12775 vụ tai nạn giao thông làm 5422 người chết và 10543 người bị thương

- Tình trạng giao thông hiện nay thực sự khiến chúng ta bàng hoàng

2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu an toàn giao thông hiện nay

- Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chưa chấp hành tốt luật lệ giao thông của người dân

- Do sự hiểu biết hạn hẹp của người dân về an toàn giao thông

- Do nhiều người còn có quan niệm về số mệnh mà không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông đều có thể phòng tránh được

- Do cơ sở hạ tầng giao thông còn nghèo nàn chưa đảm bảo an toàn

- Do tình trạng giới trẻ đua xe, lạng lách . đánh võng …

- Do trách nhiệm của gia đình nhà trường quản lí con cái chưa tốt dẫn tới nhiều bạn trẻ có suy nghĩ lệch lạc coi thường an toàn giao thông

3. Tác hại của việc thiếu an toàn giao thông

- Thiếu an toàn giao thông và tác hại của nó đang là nỗi lo và là vấn đề bức xúc của toàn xã hội

- Thiếu an toàn giao thông gây nên thiệt hại về tính mạng của cải của người tham gia giao thông

- Để lại nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần

- Thiếu an toàn giao thông ảnh hưởng đến sự nhìn nhận đánh giá về tình hình phát triển của Việt Nam gây khó khăn trong việc đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài

- Vấn đề thiếu an toàn giao thông ở Việt Nam ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của đất nước trong mắt bạn bè thế giới

- Theo con số thống kê của du lịch thì hơn 70% du khách nước ngoài không muốn trở lại Việt Nam vì nhiều lí do nhưng một trong những lí do đáng kểr là tình trạng thiếu an toàn giao thông

- Mỗi con người khi tham gia giao thông cần ý thức được trách nhiệm bổn phận của mình để bảo vệ an toàn giao thông

- Nhà nước cần khắc phục các cơ sở hạ tầng giao thông kém để năng ca sự an toàn cho người than gia giao thông

- Cơ quan cảnh sát giao thông cần xử phạt nghiêm minh đối với các tình trạng thiếu an toàn giao thông để người dân rút kinh nghiệm

- Gia đình nhà trường cần quản lí tốt con em để chúng nhận thức được tác hại của thiếu an toàn giao thông

- Liên hệ bản thân : Mỗi chúng ta cần xem xét lại bản thân để nhìn nhận một cách đúng đắn và sửa chữa góp phần giữ gìn an toàn giao thông chung của cả nước

III. Kết bài

- Khẳng định vấn đề: An toàn giao thông đang là nỗi lo lắng đang nhức nhối của cả đất nước nhưng mỗi người biết chấp hành tốt biết đặt lợi ích chung của mọi người lên trên thì đó sẽ chẳng còn là vấn đề đáng lo ngại

- Lời nhắn đến mọi người : Chúng ta hãy tự mình chấp hành tốt luật lệ giao thông để không chỉ bảo vệ bản thân mà còn là bảo vệ an toàn chung cho tất cả mọi người

 

16 tháng 6 2021

Cuộc sống này sẽ thật lạnh lùng, tẻ nhạt, vô cảm nếu con người ta sống mà không có tình yêu thương, chỉ biết đến bản thân mình. Tình cảm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, nó tạo tiền đề để xã hội này phát triển vững bền hơn. Tuy nhiên, một điều chúng ta có thể nhìn ra rõ hiện nay chính là căn bệnh vô cảm ngày càng gia tăng.

Vậy thế nào là vô cảm? Vô cảm chính là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm đến ai, không quan tâm đến nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác mà chỉ biết đến bản thân mình. Đây là một “căn bệnh”, tính cách xấu mà chúng ta cần phải thay đổi, tẩy chay để xã hội này trở nên tốt đẹp hơn.

Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, chúng ta và mọi người ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Bên cạnh đó, sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống với tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

Mỗi người được tự lựa chọn cho mình cách sống, tình cảm và cảm xúc của mình là do mình điều khiển, hãy sống thật chan hòa, yêu thương mọi người để mỗi ngày đều là những ngày vui. Hãy tích cực lan tỏa những thông điệp tốt đẹp ra xã hội này để cuộc sống trọn vẹn hơn.

16 tháng 6 2021

 Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ..Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nhiệm vụ cấp thiết trong chiến tranh mà nó còn có ý nghĩa quan trọng ngay cả trong thời bình. Bảo vệ Tổ quốc không phải là nhiệm vụ quá lớn lao, xa vời, nó bắt nguồn từ những việc làm nhỏ nhặt nhất. Ở mỗi thời kì, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc gắn với những hành động thiết thực, phù hợp. Thời kì chiến tranh: Tham gia chiến đấu, đánh đuổi giặc ngoại xâm, góp phần mang lại hòa bình cho đất nước. Thời kì hòa bình: Cố gắng học tập, rèn luyện, lao động sản xuất để xây dựng đất nước ngày một phát triển. Đồng thời, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.. Phê phán những con người không có ý thức bảo vệ Tổ quốc, những kẻ phản bội, bán nước cầu vinh.Liên hệ bản thân, rút ra bài học: ra sức rèn đức, luyện tài ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

 

Phong cách Hồ Chí Minh
1.Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh.
- Khẳng định: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh” Tác giả muốn nói rằng vốn chi thức văn hoá sâu sắc của Bác ít có ai sánh kịp.
- Để tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại:
+ Đi nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hoá cả phương Tây và phương Đông.
+ Học tập ngôn ngữ nước ngoài. Nói và viết thạo nhiều tiếng: Pháp, Anh, Nga, Hoa…
- Làm nhiều nghề ở nhiề nước, qua công việc, lao động với sự cần cù chịu khó học tập ở mọi lúc mọi nơi qua đó bác đã tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm.
- Nền tange văn hoá dân tộc tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hoá nước ngoài không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Học tập những cái hay, cái đẹp đồng thời phê phán những cai hạn ch, tiêu cực.
- Tất cả những ảnh hượng quốc tế được Bắc nhào nặn với văn hoá dân tộc trở thành một phong cách rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng cũn rất mới và hiên đại.
- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hoá với sự kết hợp hài hoà giữa tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại.
2.Vẻ đẹp trong lối sống và sinh hoạt của Bác.
- Là một vị chủ tịch nước:
+ Trang phục: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp. Trang phục của Bác rất giản dị.
+ Ăn uống: Đạm bac, cà muối, cá kho, rau luộc.
- Bằng phương pháp thuyết minh giản dị với những từ ngữ chỉ số ít, cách nói dân dã, biện pháp nghệ thuật liệt kê các biểu hiện rất cụ thể, gần gũi trong sáng và thanh cao gợi cho ta sự cảm phục mến yêu.
- Tác giả khẳng định: “ Tôi giám chác không có vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lạ sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy.” Từ cách sống của Bác ta gợi nhớ tới các vị hiền triết : Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm…
+ Họ giống Bác: Đều là cuộc sống thanh cao giản dị hoà hợp với thiên nhiên.
+ Họ khác Bác: Bác sống hoà hợp với thiên nhiên để làm cách mạng. Còn các vị hiền triết sông với thiên nhiên để lánh xa vòng danh lợi, cuộc sống bon chen. Các vị hiền triết là những con người thời trung đại nên điều kiện đi lại và giao lưu chưa nhiều như Bác nên chủ yếu tiếp thu tinh hoa văn hoá dân tộc và phương Đong. Còn Bác do điều kiện lịch sử nên được tiếp xúc nhiều nền văn hoá của các châu lục khác: như châu Âu, châu Phi.
=> Người đã có sự kết tinh những tinh hoa văn hoá nhân loại và tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc tạo ra một phong cách sống đó là phong cách Hồ Chí Minh.