I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Mẹ là cơn gió mùa thuCho con mát mẻ lời ru năm nàoMẹ là đêm sáng trăng saoSoi đường chỉ lối con vào bến mơ( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?Câu 3...
Đọc tiếp
I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu
Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.
Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của em về
nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tô Hoài). Qua nhân vật Dế
Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?
Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về quê,
với một người thân, với con vật nuôi.
ĐỀ 2
PHẦN I: ĐỌC- HIỂU (5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
“Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh
phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi càng tôi
trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên,
đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu
bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng
đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)
Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ?
Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Hãy cho biết phép tu từ so sánh đó
thuộc kiểu so sánh nào?
Câu 4. Tác dụng của phép tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên?
Câu 5. Cho biết nội dung của đoạn trích trên ?
Câu 6. Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn. Em hãy rút ra bài học cho bản thân ?
PHẦN II: VIẾT (5 điểm).
Kể lại một trải nghiệm của bản thân em.
ĐỀ 3
I. ĐỌC HIỂU (6,0 đ). Đọc kĩ đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu cho bên dưới vào
giấy kiểm tra.
“…Bi-nô mở ra cho tôi những kích thước mới của cuộc sống bằng bản liệt kê dài dằng dặc
của nó về những cái thú ở đời.
Nhìn thấy nắng sau những ngày mưa là một điều thú vị. Nhưng ngay cả trong những ngày
mưa, nếu ta chịu mở ra mọi giác quan như một ngôi nhà mở tung các cửa sổ, ta cũng sẽ đón
nhận được những cảm xúc tuyệt vời! Bi-nô bảo tôi thế và nó dẫn tôi đến dưới mái tôn che dọc
hành lang chạy xuống bếp, chui vào dưới chạn thức ăn nằm nghe mưa rơi.
Mưa đối với tôi không phải là cái gì đó xa lạ.
Nhưng tôi chưa bao giờ nghe mưa dưới mái tôn.
Những hạt mưa gõ vào mái tôn tạo ra một âm thanh khác hẳn khi chúng rơi trên mái ngói.
Rầm rầm. Rầm rầm. Rầm rầm.
Nghe như có hàng ngàn con ngựa phi ngay trên đầu. Nghe như ông trời đứng rải đá từ trên
cao. Nghe như ai đó đang thét gào giận dữ. Cuối cùng là nghe như mái nhà sắp sập xuống đè
bẹp chúng tôi.
Tai ù như xay lúa, tôi rúm người lại, run bần bật, đuôi cụp vào giữa hai chân.
Bi-nô gãi mõm vào tai tôi:
Mày sao thế? Sợ à?
Ừ - Tôi lắp bắp.
Sợ nhưng mà thích chứ?
Bi-nô lại hỏi. Câu hỏi thật kì cục, nhưng tôi gật đầu ngay:
- Thích.
Được sợ hãi, đúng là một cái thú. Hèn gì chị Ni thích nghe chuyện ma và thằng Bi-nô ngày
nào cũng trèo lên căn gác gỗ.
Khi nỗi sợ đi qua, tôi sung sướng bắt gặp mình nằm dán vào bộ lông dày và ấm của Bi-nô.
Hai đứa thò đầu ra khỏi gầm chạn, lặng lẽ ngắm mưa rơi.”
(Trích, Những người bạn trong “Tôi là Bê-tô”- Nguyễn Nhật Ánh; SGK/T36, Ngữ
văn 6 KNTT)
Câu 1 (0,5 điểm). Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?
Câu 2 (0,5 điểm). “Tôi” được Bi-nô dẫn đi trải nghiệm một điều thú vị, đó là điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn miêu tả hành động, tâm trạng sợ hãi của “tôi” khi nghe mưa
dưới mái tôn. Gạch chân từ láy và biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn ấy.
Câu 4 (1,0 điểm). Tác giả chọn người kể chuyện, cách miêu tả các nhân vật trong đoạn trích phù
hợp với đặc điểm hình thức của thể loại nào mà em đã học?
Câu 5 (1,0 điểm). Nhờ đâu để “tôi” vượt qua nỗi sợ hãi khi ngắm mưa dưới mái tôn? Từ hành
động, tâm trạng, cảm xúc của “tôi”, em cảm nhận “tôi” là con vật như thế nào?
Câu 6 (1,0 điểm). Nêu chủ đề của đoạn trích.
Câu 7 (1,0 điểm). Bài học em rút ra từ trải nghiệm của nhân vật “tôi” trong đoạn trích là gì?
II. VIẾT (4đ).
Câu 8 (4,0 điểm). Viết bài văn kể lại một trải nghiệm thành công hay thất bại của em
Đôi mắt
Ăn mía
Cối xay
nếu đúng thì cho 1 k
đây là mình đã cố ko nghĩ bậy rồi nhen bạn
học tốt