Tìm chỉ từ trong những câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ của các chỉ từ ấy.

...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2018
Câu Chỉ từ Ý nghĩa Chức vụ ngữ pháp
a ấy Định vị sự vật trong không gian Làm phụ ngữ sau trong cụm danh từ
b Đấy, đây Định vị sự vật trong không gian Làm chủ ngữ
c nay Định vị sự vật trong thời gian Làm trạng ngữ
d đó Định vị sự vật trong thời gian Làm trạng ngữ
12 tháng 3 2022

- Lời ăn tiếng nói

- Một nắng hai sương

- Ngày lành tháng tốt

- No cơm ấm áo

- Bách chiến bách thắng

- Sinh cơ lập nghiệp

16 tháng 10 2020

ý nghĩa: của câu chuyện trên : ca ngợi lang liêu 1 người sống hiền lành chăm chỉ nhờ sự chăm chỉ ấy lang liêu được thần báo mộng và được chọn làm vua.Câu chuyện cũng gửi cho chúng ta 1 thông điệp ở hiền gặp lành,có công mài sắt có ngày nên kim.câu chuyện còn nói lên một điều nữa:từ đó ta có tục ngày tết   

đừng quên nhấn thích giúp mình mình mỏi tay lắm rồi

chúc bạn làm bài tập thành công

dippi

16 tháng 10 2020

bạn có thể viết cả đoạn ra được ko

ĐỀ SỐ 5I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏeB. Nhân vật anh hùng, dũng sĩC. Nhân vật người mang lốt vậtD. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ 2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏe

B. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ

C. Nhân vật người mang lốt vật

D. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ

 

2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong trường hợp nào?

A. Người mẹ mơ thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai

B.Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử rồi về nhà mang thai

C.Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai

D.Người mẹ hái củi trong rừng, uống nước từ một cái sọ dừa và từ đó mang thai

 

3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí

B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng

C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán

 

4. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc

B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân

C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó

D. Quan niệm về ngồn gốc sức mạnh của dân tộc

 

5. Tác giả dân gian đã thể hiện trí thông minhcuar em bé bàng hình thức nào?

A. Kể chuyện về cuộc đời phiêu bạt của em bé

B. Kể chuyện em bé vào cung vua

C. Kể chuyện em bé giải những câu đố trong lớp học

D. Kể lại bốn lần em bé giải những câu đố ngày càng khó hơn, phức tạp hơn của quan, vua, sú thần nước ngoài.

 

6. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện em bé thông minh?

A. Mua vui, gây cười để giải trí

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

D. Khẳng định sức mạnh của con người

 

7. Dòng nào dưới đây nêu hệ quả của việc vay mượn từ ở những ngôn ngữ khác?

A. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của Tiếng Việt

B.Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt

C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt

D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

 

8. Nghĩa của từ là gì?

A. Nội dung mà từ biểu thị

B. Nghĩa đen của sự vật

C. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

D. Nghĩa bóng của từ

 

9. Dòng nào dưới đây là danh từ?

A. Khỏe mạnh

B. Bú mớm

C. Bóng tối

D. Khôi ngô

 

10. Nghĩa gốc của từ ngọt là gì?

A. Vị ngọt của thực phẩm( ngọt)

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao( lưỡi dao ngọt)

C. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm siêu lòng của lời nói ( nói ngọt)

D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh( đàn ngọt)

 

11. Cụm tính từ nào dưới đây có đầy đủ cấu trúc ba phần

A. Rất chăm chỉ

B. Vẫn duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

D. Xinh đẹp bội phần

 

12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?

A. Uyên thâm

B. Vẫn Duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

 

D. Xinh đẹp bội phần

4

1A      2D       3C           4B            5D               6C           7D              8C              9D               10A            11D                 12C

20 tháng 2 2020

1.c

2b 

3 b

4 b

5d

6 c

7b

8a

9c

10 a

11c

12 c

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều...
Đọc tiếp

Bài 2: Hãy tìm các từ Hán Việt trong truyện Bánh chưng, bánh giầy sau :

         Hùng Vương lúc về già, muốn truyền ngôi, nhưng nhà vua có những hai mươi người con trai, không biết chọn ai cho xứng đáng. Giặc ngoài đã dẹp yên, nhưng dân có ấm no, ngai vàng mới vững. Nhà vua bèn gọi các con lại rồi nói :

         - Tổ tiên ta từ khi dựng nước, đã truyền được sáu đời. Giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên Vương ta đều đánh đuổi được, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không sống mãi ở đời, người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

          Các lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, nên cố làm vừa ý vua cha. Nhưng ý vua cha thế nào, không ai đoán được. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon đem về lễ Tiên Vương.

           Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám ; mẹ chàng trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, ốm rồi chết. So với anh em, chàng thiệt thòi nhất. Những anh em của chàng sai người đi tìm của quý trên rừng, dưới biển. Còn chàng, từ khi lớn lên, ra ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng, trông lúa, trồng khoai ; bây giờ nhìn quanh trong nhà cũng chỉ có khoai, lúa là nhiều. Nhưng khoai, lúa tầm thường quá !

           Một hôm, chàng nằm mộng thấy thần đến bảo :

           - Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ thấy chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

           Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.

            Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tói, chẳng thiếu thứ gì. Vua cha xem qua một lượt rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu, rất vừa ý, bèn gọi lên hỏi. Lang Liêu đem giấc mộng gặp thần ra kể lại. Vua cha ngẫm nghĩ rất lâu rồi chọn hai thứ bánh ấy đem tế Trời, Đất cùng Tiên Vương.

            Lễ xong, vua cho đem bánh ra ăn cùng với quần thần. Ai cũng tấm tắc khen ngon. 

            Vua họp mọi người lại nói:

             - Bánh hình tròn là tượng Trời ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

             Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu bánh chưng, bánh giầy là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

Giúp mình nha!

 

2
14 tháng 8 2019

từ Hán Việt: Nhà vua, Tiên Vương, mĩ vị, sơn hào, hải vị,phúc ấm

ko chắc lắm

12 tháng 1

Bạn có một yêu cầu thú vị đấy! Việc tìm kiếm từ Hán Việt trong truyện "Bánh chưng, bánh giầy" không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về câu chuyện mà còn làm giàu vốn từ ngữ của mình nữa. Sau đây là một số từ Hán Việt mình tìm được, cùng với một chút giải thích nho nhỏ để bạn dễ hiểu nhé: Hùng Vương: Vương (王) có nghĩa là vua. truyền ngôi: Truyền (傳) là trao lại, ngôi ( ngôi vị) (位) là vị trí của vua. xứng đáng: Xứng (稱) là phù hợp, đáng (當) là thích hợp. dẹp yên: Dẹp (平) là làm cho yên, yên ( yên tĩnh) (靜) là không có chiến tranh loạn lạc. ấm no: Ấm (暖) là đủ ấm áp, no (飽) là đủ ăn. ngai vàng: Ngai (御) là chỗ ngồi của vua, vàng (金) là kim loại quý, ở đây chỉ sự tôn quý. vững: ( vững chắc) (穩) là chắc chắn. Tổ tiên: Tổ (祖) là ông cha, tiên (先) là những người đi trước. dựng nước: Dựng (建) là xây dựng, nước (國) là quốc gia, đất nước. sáu đời: Đời (代) là thế hệ. giặc Ân: Ân (殷) tên một triều đại Trung Quốc, ở đây chỉ kẻ thù xâm lược. xâm lấn: Xâm (侵) là xâm phạm, lấn (佔) là chiếm lấy. bờ cõi: Bờ (邊) là mép, cõi (境) là ranh giới đất nước. phúc ấm: Phúc (福) là điều may mắn, ấm (蔭) là sự che chở, phù hộ. Tiên Vương: Tiên (先) là những người đi trước, Vương (王) là vua. thiên hạ: Thiên (天) là trời, hạ (下) là dưới, thiên hạ chỉ tất cả mọi người trong đất nước. thái bình: Thái (太) là lớn, bình (平) là yên ổn. nối ngôi: Nối (繼) là tiếp tục, ngôi (位) là vị trí của vua. con trưởng: Trưởng (長) là lớn nhất, con trưởng là con trai đầu lòng. nhân lễ: Nhân (因) là bởi vì, lễ (禮) là nghi lễ cúng bái. ngôi báu: Ngôi (位) là vị trí, báu (寶) là quý giá. sơn hào hải vị: Sơn (山) là núi, hào ( hào sản) (豪) là của ngon vật lạ, hải (海) là biển, vị ( vị ngon) (味) là món ăn ngon. nem công chả phượng: Công (孔雀) là con công, phượng (鳳凰) là chim phượng hoàng (loài chim quý trong truyền thuyết). quần thần: Quần (群) là tập hợp nhiều người, thần (臣) là bề tôi. tấm tắc: Là từ mô phỏng âm thanh, chỉ sự khen ngợi. Mình đã cố gắng tìm ra những từ Hán Việt phổ biến và dễ hiểu nhất. Hi vọng danh sách này sẽ giúp ích cho bạn! Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của các từ này hoặc muốn mở rộng vốn từ Hán Việt, mình rất sẵn lòng hỗ trợ thêm. Bạn chỉ cần cho mình biết nhé!