Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
loại 1:
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 60km về phía Nam, Đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là khu du lịch sinh thái nổi tiếng với đàn cò lên đến hàng vạn con bay lượn trắng toát một vùng trời!
Đảo Cò được hình thành vào đầu thế kỉ 15, những người dân Hồng Thủy đã xây dựng dải đê lớn ven Sông Hồng. Năm ấy, một trận đại hồng thủy đã làm vỡ đê sông Luộc. Nước tràn vào ngập trắng cả một vùng và tạo ra một hòn đảo nổi ngay giữa lòng hồ, nay gọi là hồ An Dương. Đất lành chim đậu, cò, vạc khắp nơi đổ về đây rất nhiều, từ đó Đảo cò chính thức được hình thành.
Đàn cò lên đến hàng vạn con bay trắng một vùng trời Với diện tích 31,673 ha, ước tính có khoảng 17.000 con cò và hơn 7.000 con vạc thường xuyên đến lưu trú. Với tất cả 9 loại cò chính bao gồm: cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen.
Ban quản lý Đảo Cò cho biết, cứ vào tháng 9 hàng năm, hàng ngàn con cò ở xứ khác bay về sinh sống và kiếm ăn cho tới tận tháng 4 năm sau mới lại bay đi. Đến với Đảo Cò trong thời điểm đó, du khác có thể thỏa mắt ngắm nhìn cả một vùng trời cò trắng muốt. Ngoài ra, du khác sẽ càng thích thú khi được tận mắt chứng kiến cảnh những chú cò con vừa ra đời, với đôi chân chưa vững, đứng nghiêng ngả trên những ngọn tre.
Ngoài những loại cò, vạc sinh sống tại đây, còn có rất nhiều loài động vật dưới nước khác như: cá ranh, cá ngạnh, cá vềnh, cá măng kìm. Với cảnh quan non nước hữu tình như hoà với thiên nhiên, Đảo Cò luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách!
Ông Phạm Văn Thanh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất vui khi đến với Đảo Cò và thật bất ngờ trước cảnh thiên nhiên nơi đây. Được tận mắt chứng kiến từng đàn cò trắng bay đi kiến ăn cho tới khi chúng trở về, tôi có cảm giác như tìm được về với ký ước tuổi thơ!”.
Đến từ Bắc Giang, du khách Bùi Phương Dung chia sẻ: “Mình rất vui khi được đến Đảo Cò. Ở đây, mình đã được tận mắt chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn chú cò bay lượn. Thú vị hơn cả là cảm giác ngồi thuyền đạp vịt xung quanh đảo để tận mắt ngắm cảnh cò mẹ mớm mồi cho cò con hay cảnh những chú cò con tranh giành mồi”.
Đến với Đảo Cò, từ xa, du khách có thể ngắm những đàn cò bay rợp trời, khi tới gần thì được tận mắt chứng kiến cảnh cò bay lượn lờ trên đầu, rỉa lông trên từng cành cây.
Điểm đặc biệt ở Đảo Cò, người dân trong khu vực có ý thức bảo vệ đảo cò rất tốt. Tuyệt đối không có hiện tượng săn bắn hay lấy trứng trên Đảo. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ du khách khi đến với Đảo Cò vẫn dùng súng trạc săn bắn. Tất cả các trường hợp đó đều được lượng lượng bảo vệ của đảo đã kịp thời ngăn chặn và nhắc nhở.
Ngày nay, Đảo Cò đã được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, nhờ đó cò, vạc và các loài chim nước khác về ngày càng nhiều, đông hơn về số lượng, đa dạng về thành phần loài
loại 2:
Đảo Cò hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 15 và được phát hiện vào năm 1994. Với hơn 3000m2 nổi lên giữa lòng hồ An Dương, Đảo Cò được phủ kín bởi một màu xanh ngát của những rặng tre và nhiều loài cây. Đó chính là nơi trú ngụ của các loại cò, đông nhất là cò lửa, cò ghềnh, cò bợ, cò trắng, cò diệc và cò ruồi, ngoài ra còn có nhiều vạc và chim. Tất cả chung sống hòa hợp và bình yên tạo nên một không gian vô cùng độc đáo tựa như những bức tranh tuyệt đẹp của làng quê Bắc bộ.
Không chỉ có thế, nơi đây còn mang trong mình truyền thuyết lạ kỳ được lưu lại từ xa xưa. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 15, tại vùng đất này đã có trận đại hồng thủy làm vỡ dải đê lớn ven sông Hồng, nước cứ thế tràn vào những đồng ruộng trũng thấp, nhấn chìm tất cả trong một màu trắng băng. Tuy nhiên có một gò đất cao mà nước không thể dâng tới, bên trên có ngôi đền nhỏ. Cứ thế, sau hai trận lũ lớn nữa, xung quanh gò đất bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ và ngôi đền linh thiêng đã biến mất. Cũng từ đó, nước không bao giờ rút đi và tạo thành hồ lớn như ngày nay. Và rồi…đất lành chim đậu, từng đàn chim, cò, vạc từ khắp nơi tụ về sinh sống, có những loài có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, Trung Quốc…
Có một điều đặc biệt là trên khắp cả nước rất nhiều nơi cò về sinh sống như vườn cò Lạng Giang, vườn cò Đồng Xuyên, vườn cò Lập Thạch…nhưng đa phần gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn. Đảo Cò Chi Lăng, Thanh Miện thực sự là “độc nhất vô nhị”, biểu tượng cho nét thiên nhiên hoang sơ giữa đồng bằng Bắc bộ. Ở đây người dân sống chan hòa với đàn cò và không bao giờ làm hại đến chúng, chưa bao giờ có thể nghe một tiếng súng hay thấy chiếc bẫy nào. Chính vì thế đàn cò thản nhiên sống và sinh sôi nảy nở trên vùng đất bình yên của chúng. Thời điểm này là lúc gió heo may bắt đầu thổi, đảo Cò bỗng trở nên huyên náo hơn bao giờ hết. Từ mặt hồ đến không trung, nơi đâu du khách cũng có thể nhìn thấy rợp trời cò bay, trên khắp các cành cây, cò đâu trắng xóa, trông xa xa như một rừng bông đang nở rộ.
Đặc biệt vào những lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những cánh cò chao lượn, thả hồn vào không gian hữu tình và tận mắt chứng kiến “cuộc sống” không kém phần ồn ào, náo nhiệt tại đây. Cả một đảo với màu trắng muốt của những chú cò, những tiếng kêu gọi nhau cùng đi kiếm ăn, cùng trở về tổ vang xa trong không trung, lúc trầm lúc bổng tựa bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, tạo nên cảm giác vui thích thực sự. Ngồi trên thuyền, du khách có thể tận mắt nhìn thấy những chú cò con vừa chào đời, đôi chân non nớt đang run rẩy tập đứng vững trên các cành cây ngả nghiêng, những chú cò lớn đang rỉa cánh, cất tiếng kêu thỏ thẻ…
Đảo Cò thực sự là một điểm đến thú vị cho những du khách ưa thích khám phá thiên nhiên. Ngày nay, đảo đang được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, cũng nhờ thế mà số lượng cò, vạc và các loài chim nước khác tụ về ngày càng đông. Có thể nói, đảo Cò là cảnh quan nguyên sơ nhất còn sót lại của cùng đất ngập nước ven sông Hồng từ xa xưa. Hãy một lần đến đảo Cò để được trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ cùng thiên nhiên thoáng đãng và rất đỗi yên bình.
Việt Nam được biết đến là đất nước có nền văn hóa ẩm thực khá phong phú. Chúng ta có thể kể tên các món ăn đặc sản của dân tộc như bánh chưng, bánh cốm, phở, bún bò,... và đặc biệt là món nem rán. Đây là món ăn vừa cao quý lại vừa dân dã, bình dị để lại một mùi vị khó phai mờ trong mỗi chúng ta.
Nem rán có nguồn gốc từ Trung Quốc, thuộc nhóm các món Dimsum. Món ăn này đã theo chân những người Hoa khi di cư sang nước ta và được biến đổi thành món ăn phù hợp với khẩu vị người Việt. Nem rán không chỉ phổ biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà nó còn góp mặt trong ẩm thực của đất nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức, Ba Lan và nhiều nước Trung, Nam Mĩ,... với các tên gọi khác nhau như Harumaki, Chungwon, Rouleau de printemps, Sajgonki,...Ở Việt Nam, tùy theo vùng miền mà món ăn này có những tên gọi riêng. Nem rán là cách gọi của người dân miền Bắc, người miền Trung gọi là chả cuốn và chả giò là cách gọi của người dân miền Nam.
Nguyên liệu chế biến món nem rán khá đa dạng nhưng cũng hết sức dễ tìm. Để món ăn đầy đủ các thành phần dinh dưỡng chúng ta cần chuẩn bị thịt băm, trứng gà hoặc trứng vịt, hành tây, hành lá, cà rốt, su hào, giá đỗ, rau mùi, rau thơm, mộc nhĩ, mì hoặc miến,...và một số loại gia vị như mì chính, bột canh, hạt tiêu, nước mắm,...Những gia vị này sẽ giúp món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn. Một thứ không thể thiếu đó chính là bánh đa nem. Bánh đa nem được làm từ gạo và khi chọn ta cần lựa những lá bánh mềm, dẻo để khi gói không bị vỡ.
Để có được món nem rán thơm phức hoàn hảo, trước hết chúng ta cần sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị. Chúng ta ngâm nấm và mộc nhĩ cho đến khi chúng nở ra rồi rửa sạch, thái nhỏ. Đồng thời các loại rau củ cũng gọt vỏ, rửa sạch và thái hoặc duôi nhỏ. Mì hoặc miến ngâm nước ấm trong khoảng năm phút rồi cũng cắt thành từng đoạn ngắn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu vào âu hoặc bát to, đập thêm trứng, nêm thêm gia vị rồi trộn đều. Số trứng dùng để làm nem không nên quá nhiều vì như thế sẽ khiến nhân nem ướt rất khó cuộn và cũng không nên quá ít vì nem sẽ bị khô. Vì vậy, khi đập trứng ta nên đập lần lượt từng quả để ước lượng lượng trứng phù hợp. Màu cam của những sợi cà rốt, màu trắng của mì, màu xanh của rau, màu vàng của trứng,... tất cả hòa quyện với nhau trông thật hài hòa. Chúng ta sẽ ướp phần nhân nem từ 5 đến 10 phút để các gia vị ngấm đều.
Tiếp theo, chúng ta trải bánh đa nem trên một mặt phẳng rồi cho nhân nem vào cuộn tròn. Bánh đa nem có loại hình tròn, hình vuông, cũng có loại hình chữ nhật, tùy theo sở thích mà mỗi người lại lựa chọn những loại bánh đa nem khác nhau. Nếu muốn bánh đa nem mềm và giòn thì trước khi cuốn nem nên phết lên bánh đa nem một chút nước giấm pha loãng với đường và nước lọc. Chúng ta nên gấp hai mép bánh đa nem lại để phần nhân nem không bị chảy ra ngoài. Sau đó, đun sôi dầu ăn rồi cho nem vào rán. Khi rán nên để nhỏ lửa và lật qua lật lại để nem được chín vàng đều rồi vớt ra giấy thấm để nó hút bớt dầu mỡ, tránh cảm giác bị ngấy khi thưởng thức.
Nước chấm là thứ không thể thiếu để món nem trở nên đậm đà. Muốn có nước chấm ngon, chúng ta cần chuẩn bị một chút đường, tỏi, giấm, ớt, chanh và nước mắm. Đầu tiên, ta hòa tan đường bằng nước ấm rồi cho thêm tỏi, ớt đã băm nhỏ. Sau đó đổ từ từ giấm và nước mắm vào rồi khuấy đều cho các gia vị ngấm đều. Ta có thể thay giấm bằng chanh hoặc quất. Tùy khẩu vị của mỗi người mà nước chấm có độ mặn ngọt khác nhau. Cuối cùng, bày nem ra đĩa, trang trí thêm rau sống, cà chua hay dưa chuột thái lát để đĩa nem trông thật đẹp mắt. Những bông hồng được làm từ cà chua, những bông hoa được tỉa từ dưa chuột sẽ khiến món ăn vô cùng hấp dẫn. Nem rán chấm với nước chấm tỏi ớt sẽ mang lại cảm giác rất thú vị. Bánh đa nem vàng giòn cùng nhân nem thơm phức quyện hòa với nhau cùng vị cay cay của ớt, chua chua của giấm, ngòn ngọt của đường sẽ khiến những ai thưởng thức nó không bao giờ có thể quên được mùi vị đặc biệt này.
Nem rán đã trở thành một món ăn phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Nó không chỉ có mặt trong những bữa cơm bình dị thường nhật mà còn xuất hiện trong mâm cơm thờ cúng tổ tiên. Đây là món ăn mang ý nghĩa trang trọng, cao quý. Ngoài ra nem rán còn dùng để ăn kèm với bún đậu và các món ăn khác. Giữa tiết trời se lạnh như thế này còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức món em rán nóng hổi. Sự kết hợp các nguyên liệu làm nên nhân nem như mang một ý nghĩa biểu tượng về sự đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của người dân đất Việt.
Nem rán không chỉ là món ăn giàu chất dinh dưỡng mà còn là món ăn góp phần tạo nên nền ẩm thực Việt với những đặc trưng và sự độc đáo riêng biệt. Món ăn này tuy dễ thực hiện nhưng lại đòi hỏi sự kì công và khéo léo nên người chế biến cần có sự tập trung nhất định. Đây còn là một trong những món ăn thu hút khách quốc tế khi đến thăm Việt Nam. Có thể nói, món nem rán nói riêng và ẩm thực Việt nói chung đang ngày càng khẳng định được giá trị trên thế giới.
Đảo cò Chi Lăng Nam ở Hải Dương được mệnh danh là điểm du lịch sinh thái “độc nhất vô nhị” của miền Bắc, với hàng vạn chú cò, vạc, chim nước cùng quần tụ giữa không gian xanh mát của một vùng quê thanh bình.
Nằm giữa lòng hồ An Dương mênh mông sóng nước với diện tích trên 20ha, Đảo cò Chi Lăng Nam là một dải đất nổi rộng hơn 7.000 m2, được phủ kín bởi những rặng tre xanh nghiêng mình soi bóng, trở thành ngôi nhà chung của nhiều loài chim, đông nhất là tập đoàn cò, vạc.
- Người dân Chi Lăng Nam vẫn lưu truyền sự tích về vùng đất này. Truyện kể rằng vào đầu thế kỷ 15, những trận đại hồng thủy đã làm dải đê lớn ven sông Hồng trải qua 3 lần vỡ đê liên tiếp, tạo thành hòn đảo nổi giữa hồ. Và đất lành thì chim đậu, từng đàn chim từ khắp nơi tụ về đây cư trú.
Theo ước tính, hiện nay Đảo cò Chi Lăng Nam có tới 12.000 con cò gồm nhiều giống khác nhau như: cò trắng, cò ruồi, cò nghênh, cò ngàng nhỏ, cò bợ, cò diệc, cò lửa, cò đen, cò hương... và hơn 5.000 con vạc gồm: vạc lưng xanh, vạc xám, vạc sao... cùng với một số loài chim nước khác như: diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo... Ngoài ra, lòng hồ An Dương còn có nhiều loài cá như: cá chép, cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, cá chạch...
Ngoài ra, thiên nhiên nơi đây còn đan xen hài hòa với đền, chùa, miếu mạo, cùng các nghề truyền thống như gột cá, làm bánh tráng, bánh đa, ươm trồng cây cảnh... đủ để Chi Lăng Nam phát triển thành một vùng du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngày 8/7/2014, Đảo cò xã Chi Lăng Nam đã được công nhận Di tích quốc gia, diện tích khoanh vùng bảo vệ là 67,1 ha.
Đến tham quan đảo cò Chi Lăng Nam mùa này, ấn tượng đầu tiên với du khách sẽ là cảm giác choáng ngợp trước khung cảnh hàng vạn chú chim đậu san sát trên các tầng cây, trông xa như những cành hoa điểm đầy bông trắng. Nhộn nhịp nhất là lúc bình mình vừa ló dạng, và hoàng hôn chiều ráng.
- Sáng sớm, từng đàn cò kéo nhau đi kiếm ăn, tung đôi cánh trắng chao lượn giữa không trung rồi mất hút. Tà dương, khi những tia nắng cuối ngày ngả dài trên mặt hồ phẳng lặng, từng đàn cò lại nối nhau bay về tổ, cất tiếng kêu huyên náo cả một vùng. Đây còn là lúc “giao ca” giữa cò và vạc.
Trên một chiếc xuồng cỡ nhỏ để không làm náo động không gian, người chèo xuồng sẽ chầm chậm dạo quanh hồ, cho du khách thỏa thích quan sát cuộc sống sinh động của các loài chim. Bạn sẽ càng thích thú khi được xem tổ, ngắm những chú cò con tập tễnh, đôi chân vẫn còn chưa vững...
- Nếu đi ít người, bạn có thể thong thả đạp vịt, tự mình khám phá thiên nhiên kỳ thú nơi đây. Và nếu muốn tìm hiểu nhiều hơn về tập tính loài cò, vạc thì hãy ở lại một đêm bên Đảo cò Chi Lăng Nam. Đặc biệt, sẽ là một kỷ niệm khó quên khi xuồng lướt nhẹ trên mặt hồ sóng sánh ánh trăng.
Với cảnh quan hữu tình và thế giới sinh động của các loài chim, Đảo cò Chi Lăng Nam sẽ mang đến cho bạn những phút giây thư thái, hòa mình cùng thiên nhiên.
Đảo cò Chi Lăng Nam - khu du lịch đón khách | Đảo cò Chi Lăng Nam là nơi đạp vịt khá lý tưởng |
Đảo cò Chi Lăng Nam - du khách đi xuồng ngắm chim | Đảo cò Chi Lăng Nam - cò đậu đầy câu khô |
Đảo cò Chi Lăng Nam - cò kiếm ăn bên bờ hồ | Đảo cò Chi Lăng Nam trong buổi hoàng hôn |
Đề 2:
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Phụ nữ Nhật tự hào với Kimono, phụ nữ Hàn Quốc nổi tiếng với Hanbok, phụ nữ Ấn Độ để lại cho ta ấn tượng rất đặc biệt với bộ Sari. Còn phụ nữ Việt Nam, từ xưa đến nay vẫn mãi song hành với chiếc áo dài duyên dáng và thướt tha.
Cho đến nay, vẫn chưa biết được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài. Nhưng nối ngược dòng thởi gian, tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài với hai tà áo thướt tha đã được tìm thấy ở các hình khắc mặt trống đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm.
Áo dài có rất nhiều loại. Nhưng sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giai lãnh: cũng giống như áo tứ thân nhưng khi ,mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Vì sau này, phụ nữ phải làm việc đồng áng hay buôn bán nên áo giai lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân: gồm bốn vạt nửa trước phải, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái. Nhưng với những người phụ nữ tỉnh thành nhàn nhạ, muốn có một kiểu áo dài dược cách tân thế nào đó dể giảm chế nét dân dã lao động và tăng dáng dấp sang trọng, khuê các. Thế là áo tứ thân được biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay lại được thu bé trở lai thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước trở thành áo ngũ thân.
Ngoài ra còn áo dài Le Mor của một họa sĩ vào đầu thập niên 1930, áo dài Lê Phổ của họa sĩ Lê Phổ được thiết kế vào năm 1934, áo dài với tay giác lăng vào thập niên 1960, áo dài miniraglan danh cho các nữ sinh
Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn lên nét đẹp của mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vài lụa mềm lại cũng vừa khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, chiếc áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho ngươi ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.
Thực vậy, trong các hội nghị quốc tế, ở hội thảo khoa học nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, một nữ học giả Mỹ đã vận một chiếc áo dài, và mở đầu bài phát biểu của mình bằng một câu tiếng Việt: “Xin chào các bạn”, cả hội trường Ba Đỉnh trang trọng khi đó bỗng tràn ngập một không khí thân thương trìu mến. Trong hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 ở Việt Nam, áo dài đã được vinh dự là trang phục chính cho các vị lãnh đạo nguyên thủ quốc gia của các nước mặc trong buổi lễ bế mạc kết thúc hội nghị. Áo dài, như vậy có thể là đại sứ tinh thần của văn hóa Việt, mang nước Việt Nam cùng hòa chung vào dòng kinh tế năng động và nhiệt huyết trên thương trường thế giới, là một nét riêng của người phụ nữ Việt nói riêng và cả dân tộc Việt nói chung.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Đề 3: Bài làm:
Ở Việt Nam, chiếc bút bi mới xuất hiện gần nửa thế kỷ, chiếc bút bi được chế tạo ra phải qua bao nhiêu sự cải tiến, sáng tạo của con người. Chiếc bút bi – sản phẩm của trí tuệ con người, một loại bút tiện lợi, dễ mua.
Chiếc bút bi ra đời từ nửa thế kỷ nay, bắt nguồn từ chiếc bút lòng được ông ta ta sử dụng khi chữ viết xuất hiện. Theo thời gian, chiếc bút bi ngày càng được cải thiện, đầu thế kỷ XX chiếc bút máy được ra đời. Họ hàng nhà bút có nhiều loại với nhiều hãng sản xuất khác nhau, nhưng trên thị trường hiện nay chiếc bút bi được sử dụng rất rộng rãi, màu sắc, hình dáng, chủng loại của chiếc bút bi rất đa dạng và phong phú mang nhiều màu sắc khác nhau: trắng, đỏ, xanh, tím, vàng… có nhiều kiểu bút khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng trên thị trường. Chính vì thế, mọi người có thể thỏa sức ngắm nhìn, lựa chọn cho mình những chiếc bút bi xinh xắn mà mình thích.
Hiện nay, có hai loại bút bi được dùng phổ biến là chiếc bút bi có nắp và chiếc bút bi có lò xo, nhưng dù thuộc loại nào thì bút bi cũng chỉ dài từ độ 10 đến 20 cm, to hơn chiếc đũa ăn cơm. Chiếc bút bi gồm hai phần chính: vỏ bút và ruột bút, vỏ bút được làm bằng nhựa cứng nhựa màu bao quanh ruột bút. Cấu tạo chủ yếu của vỏ bút là hình trụ, thuôn dài thuộc về phía đầu bút. Ngày nay, bên ngoài vỏ bút chỗ tay cầm có các gân nhỏ hoặc đệm cao su để có thể cầm bút dễ dàng, không bị đau tay. Có nút ấn đối với loại bút lò xo, nắp đậy với loại bút có nắp đều được làm bằng nhựa màu. Phần bên trong vỏ bút là ruột bút, đây là phần quan trọng của chiếc bút bi. Ruột bút gồm đầu bút và thân bút, thân bút nhỏ, mềm, rỗng bện trong dùng để chứa mực, đầu thân bút gắn với ngòi bút, ngòi chiếc bút bi bằng kim loại nhỏ bé, có hạt bi con ở mũi bút.
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại bút tốt, đẹp, rẻ tiền, tiện lợi như Thiên long, Hồng à, chữ A, milo… bút bi có nhiều tiện ích trong sử dụng. Vì thế nó là một dụng cụ được sử dụng phổ biến nhất đối với học sinh sinh viên. Ở văn phòng công sở, học sinh trung học và đại học đều thấy những chiếc bút bi. Họ thích bút bi vừa chiếc bút bi vừa tiện lợi, vừa rẻ, viết trơn, nhanh hơn. Mặc dù, chiếc bút bi không viết được chữ nét thanh, nét đậm như bút máy nhưng nó không dấy bẩn như bút máy và ít bị hỏng hóc trong khi viết và tốc độ viết nhanh nên nhiều học sinh cấp 2 vẫn dùng bút bi trong ghi chép và học tập. Một ưu thế của bút bi đó là có thể tiết kiệm được tiền khi bút hết mực ta giữ lại vỏ bút và chỉ cần thay ruột bút là có thể lại trở thành một cây bút bi bình thường.
Bút bi có nhiều công dụng nên đi kèm với nó, người sử dụng phải biết sử dụng và bảo quản đúng cách, chu đáo. Ta nên để bút bi vào hộp bút để bảo vệ bút tránh khỏi các tác nhân bên ngoài, không nên vì giá thành rẻ mà sử dụng phung phí, không biết tiết kiệm, khi viết xong cần đập nắp bút hoặc bấm lò xo để bảo vẹ ngòi bút để nó có thể cho ta những nét chữ đẹp, đều và giúp ta sử dụng được lâu hơn, lúc đó chiếc bút mới thực sự có ích cho con người.
Có thể nói, chiếc bút bi là một đồ dùng học tập cần thiết của mỗi học sinh thời cắp sách tới trường, không những thế nó còn là người bạn quý mến của chúng ta. Sự thành công của con người một phần nhờ chiếc bút bi, bởi vậy mà mỗi người cần phải giữ gìn, bảo vệ chiếc bút bi.thuyết minh về chiếc bút bi của em.
1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
2 - Thân bài:
- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp
- Các nguyên liệu làm nón:
+ Mo nang làm cốt nón
+ Lá cọ để lợp nón
+ Nứa rừng làm vòng nón
+ Dây cước, sợi guột để khâu nón
+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
- Quy trình làm nón:
+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.
- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây
- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
I/MB: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
II/TB:
1. Cấu tạo:
- Hình dáng? Màu sắc? Kích thước? Vật liệu làm nón?…
- Cách làm (chằm) nón:
+ Sườn nón là các nan tre. Một chiếc nón cần khoảng 14 - 15 nan. Các nan được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40cm. Các vòng tròn có đường kính nhỏ dần, khoảng cách nhỏ dần đều là 2cm.
+ Xử lý lá: Lá cắt về phơi khô, sau đó xén tỉa theo kích thước phù hợp.
+ Chằm nón: Người thợ đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón thành hình chóp.
+ Trang trí: Nón sau khi thành hình được quét một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mỹ (có thể kể thêm trang trí mỹ thuật cho nón nghệ thuật).
- Một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng: Nón lá có ở khắp các nơi, khắp các vùng quê Việt Nam. Tuy nhiên một số địa điểm làm nón lá nổi tiếng như: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông)…
2. Công dụng: Giá trị vật chất và giá trị tinh thần.
a) Trong cuộc sống nông thôn ngày xưa:
- Người ta dùng nón khi nào? Để làm gì?
- Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá. (nêu VD)
- Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người bình dân ngày xưa:
+ Ca dao (nêu VD)
+ Câu hát giao duyên (nêu VD)
b) Trong cuộc sống công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay:
Kể từ tháng 12/2007 người dân đã chấp hành qui định nội nón bảo hiểm của Chính phủ. Các loại nón thời trang như nón kết, nón rộng vành... và nón cổ điển như nón lá... đều không còn thứ tự ưu tiên khi sử dụng nữa. Tuy nhiên nón lá vẫn còn giá trị của nó:
- Trong sinh hoạt hàng ngày (nêu VD)
- Trong các lĩnh vực khác:
+ Nghệ thuật: Chiếc nón lá đã đi vào thơ ca nhạc hoạ (nêu VD).
+ Người VN có một điệu múa lá "Múa nón" rất duyên dáng.
+ Du lịch
III/KB: Khẳng định giá trị tinh thần của chiếc nón lá.
tham khảo
1- Mở bài: Giới thiệu khái quát về chiếc nón lá Việt Nam.
2 - Thân bài:
- Hình dáng chiếc nón: Hình chóp
- Các nguyên liệu làm nón:
+ Mo nang làm cốt nón
+ Lá cọ để lợp nón
+ Nứa rừng làm vòng nón
+ Dây cước, sợi guột để khâu nón
+ Ni lông, sợi len, tranh ảnh trang trí.
- Quy trình làm nón:
+ Phơi lá nón rồi trải trên mặt đất cho mềm, sau đó là phẳng
+ Làm 16 vòng nón bằng cật nứa, chuốt tròn đều
+ Khâu nón: Đặt lá lên khuôn, dùng sợi cước khâu theo 16 vòng để hoàn thành sản phẩm. Khâu xong phải hơ nón bằng hơi diêm sinh.
- Các nơi làm nón ở Việt Nam: Huế, Quảng Bình. Nổi tiếng là nón làng Chuông - Hà Tây
- Tác dụng: Che nắng, che mưa làm duyên cho các thiếu nữ. Có thể dùng để múa, làm quà tặng. Chiếc nón là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
3 - Kết bài: Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 60km về phía Nam, Đảo Cò thuộc xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương là khu du lịch sinh thái nổi tiếng với đàn cò lên đến hàng vạn con bay lượn trắng toát một vùng trời!
Đảo Cò được hình thành vào đầu thế kỉ 15, những người dân Hồng Thủy đã xây dựng dải đê lớn ven Sông Hồng. Năm ấy, một trận đại hồng thủy đã làm vỡ đê sông Luộc. Nước tràn vào ngập trắng cả một vùng và tạo ra một hòn đảo nổi ngay giữa lòng hồ, nay gọi là hồ An Dương. Đất lành chim đậu, cò, vạc khắp nơi đổ về đây rất nhiều, từ đó Đảo cò chính thức được hình thành.
Đàn cò lên đến hàng vạn con bay trắng một vùng trời Với diện tích 31,673 ha, ước tính có khoảng 17.000 con cò và hơn 7.000 con vạc thường xuyên đến lưu trú. Với tất cả 9 loại cò chính bao gồm: cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen.Ban quản lý Đảo Cò cho biết, cứ vào tháng 9 hàng năm, hàng ngàn con cò ở xứ khác bay về sinh sống và kiếm ăn cho tới tận tháng 4 năm sau mới lại bay đi. Đến với Đảo Cò trong thời điểm đó, du khác có thể thỏa mắt ngắm nhìn cả một vùng trời cò trắng muốt. Ngoài ra, du khác sẽ càng thích thú khi được tận mắt chứng kiến cảnh những chú cò con vừa ra đời, với đôi chân chưa vững, đứng nghiêng ngả trên những ngọn tre.
Ngoài những loại cò, vạc sinh sống tại đây, còn có rất nhiều loài động vật dưới nước khác như: cá ranh, cá ngạnh, cá vềnh, cá măng kìm. Với cảnh quan non nước hữu tình như hoà với thiên nhiên, Đảo Cò luôn để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách!
Ông Phạm Văn Thanh, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: “Tôi rất vui khi đến với Đảo Cò và thật bất ngờ trước cảnh thiên nhiên nơi đây. Được tận mắt chứng kiến từng đàn cò trắng bay đi kiến ăn cho tới khi chúng trở về, tôi có cảm giác như tìm được về với ký ước tuổi thơ!”.
Đến từ Bắc Giang, du khách Bùi Phương Dung chia sẻ: “Mình rất vui khi được đến Đảo Cò. Ở đây, mình đã được tận mắt chứng kiến hàng trăm, hàng nghìn chú cò bay lượn. Thú vị hơn cả là cảm giác ngồi thuyền đạp vịt xung quanh đảo để tận mắt ngắm cảnh cò mẹ mớm mồi cho cò con hay cảnh những chú cò con tranh giành mồi”.
Đến với Đảo Cò, từ xa, du khách có thể ngắm những đàn cò bay rợp trời, khi tới gần thì được tận mắt chứng kiến cảnh cò bay lượn lờ trên đầu, rỉa lông trên từng cành cây.
Điểm đặc biệt ở Đảo Cò, người dân trong khu vực có ý thức bảo vệ đảo cò rất tốt. Tuyệt đối không có hiện tượng săn bắn hay lấy trứng trên Đảo. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ du khách khi đến với Đảo Cò vẫn dùng súng trạc săn bắn. Tất cả các trường hợp đó đều được lượng lượng bảo vệ của đảo đã kịp thời ngăn chặn và nhắc nhở.
Ngày nay, Đảo Cò đã được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, nhờ đó cò, vạc và các loài chim nước khác về ngày càng nhiều, đông hơn về số lượng, đa dạng về thành phần loài.
Đảo Cò hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 15 và được phát hiện vào năm 1994. Với hơn 3000m2 nổi lên giữa lòng hồ An Dương, Đảo Cò được phủ kín bởi một màu xanh ngát của những rặng tre và nhiều loài cây. Đó chính là nơi trú ngụ của các loại cò, đông nhất là cò lửa, cò ghềnh, cò bợ, cò trắng, cò diệc và cò ruồi, ngoài ra còn có nhiều vạc và chim. Tất cả chung sống hòa hợp và bình yên tạo nên một không gian vô cùng độc đáo tựa như những bức tranh tuyệt đẹp của làng quê Bắc bộ.
Không chỉ có thế, nơi đây còn mang trong mình truyền thuyết lạ kỳ được lưu lại từ xa xưa. Đó là vào những năm đầu thế kỷ 15, tại vùng đất này đã có trận đại hồng thủy làm vỡ dải đê lớn ven sông Hồng, nước cứ thế tràn vào những đồng ruộng trũng thấp, nhấn chìm tất cả trong một màu trắng băng. Tuy nhiên có một gò đất cao mà nước không thể dâng tới, bên trên có ngôi đền nhỏ. Cứ thế, sau hai trận lũ lớn nữa, xung quanh gò đất bỗng nổi lên những xoáy nước khổng lồ và ngôi đền linh thiêng đã biến mất. Cũng từ đó, nước không bao giờ rút đi và tạo thành hồ lớn như ngày nay. Và rồi…đất lành chim đậu, từng đàn chim, cò, vạc từ khắp nơi tụ về sinh sống, có những loài có nguồn gốc từ Ấn Độ, Nepal, Miến Điện, Trung Quốc…
Có một điều đặc biệt là trên khắp cả nước rất nhiều nơi cò về sinh sống như vườn cò Lạng Giang, vườn cò Đồng Xuyên, vườn cò Lập Thạch…nhưng đa phần gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo tồn. Đảo Cò Chi Lăng, Thanh Miện thực sự là “độc nhất vô nhị”, biểu tượng cho nét thiên nhiên hoang sơ giữa đồng bằng Bắc bộ. Ở đây người dân sống chan hòa với đàn cò và không bao giờ làm hại đến chúng, chưa bao giờ có thể nghe một tiếng súng hay thấy chiếc bẫy nào. Chính vì thế đàn cò thản nhiên sống và sinh sôi nảy nở trên vùng đất bình yên của chúng. Thời điểm này là lúc gió heo may bắt đầu thổi, đảo Cò bỗng trở nên huyên náo hơn bao giờ hết. Từ mặt hồ đến không trung, nơi đâu du khách cũng có thể nhìn thấy rợp trời cò bay, trên khắp các cành cây, cò đâu trắng xóa, trông xa xa như một rừng bông đang nở rộ.
Đặc biệt vào những lúc sáng sớm hay hoàng hôn, du khách có thể thỏa sức chiêm ngưỡng những cánh cò chao lượn, thả hồn vào không gian hữu tình và tận mắt chứng kiến “cuộc sống” không kém phần ồn ào, náo nhiệt tại đây. Cả một đảo với màu trắng muốt của những chú cò, những tiếng kêu gọi nhau cùng đi kiếm ăn, cùng trở về tổ vang xa trong không trung, lúc trầm lúc bổng tựa bản giao hưởng tuyệt vời của thiên nhiên, tạo nên cảm giác vui thích thực sự. Ngồi trên thuyền, du khách có thể tận mắt nhìn thấy những chú cò con vừa chào đời, đôi chân non nớt đang run rẩy tập đứng vững trên các cành cây ngả nghiêng, những chú cò lớn đang rỉa cánh, cất tiếng kêu thỏ thẻ…
Đảo Cò thực sự là một điểm đến thú vị cho những du khách ưa thích khám phá thiên nhiên. Ngày nay, đảo đang được mở rộng và trồng thêm nhiều cây cối, cũng nhờ thế mà số lượng cò, vạc và các loài chim nước khác tụ về ngày càng đông. Có thể nói, đảo Cò là cảnh quan nguyên sơ nhất còn sót lại của cùng đất ngập nước ven sông Hồng từ xa xưa. Hãy một lần đến đảo Cò để được trải nghiệm những khoảnh khắc đáng nhớ cùng thiên nhiên thoáng đãng và rất đỗi yên bình.
I/Mở bài
- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
II/Thân Bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
+ Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2. Hiện tại
+ Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+ Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam.
3. Hình dáng
- Cấu tạo
* Áo dài từ cổ xuống đến chân
* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
* Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
- Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…
- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…
4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế
- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
- Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
5. Tương lai của tà áo dài
III. Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...
Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài mẫu 2
I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Không biết tự bao giờ hình ảnh chiếc áo dài đi vào thơ ca một đỗi thân thuộc và yêu thương. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục riêng, và chiếc áo dài là quốc phụ của Việt Nam. Áo dài là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.
II. Thân bài
1. Lịch sử, nguồn gốc
- Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy.
- Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì.
- Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau
- Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài
- Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người.
2. Cấu tạo
- Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, thường khoét chữ v ở trước. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, cổ tròn,….
- Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài.
- Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và buộc dài qua gối.
- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí.
- Quần áo dài
3. Công dụng
- Trang phục truyền thống
- Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
- Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…
4. Cách bảo quản
Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.
5. Ý nghĩa của chiếc áo dài
- Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam
- Trong nghệ thuật:
+ Thơ văn:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
+ Âm nhạc:
Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố
Những lúc buồn vui vu vơ nào đó
Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà……
...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người
Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người
+ Hội họa
+ Trình diễn
III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài
Dù cuộc sống hiện đại và có những trang phục đẹp, nhưng chiếc áo dài luôn là trang phục truyền thống và gắn với người dân Việt Nam.
Dàn ý thuyết minh về chiếc áo dài
I/Mở bài
- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài VN
VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.
II/Thân Bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
+ Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ
+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc
+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử
- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.
- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.
2. Hiện tại
+ Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..
+ Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam.
3. Hình dáng
- Cấu tạo
* Áo dài từ cổ xuống đến chân
* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.
* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.
* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.
* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.
* Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.
* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.
* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.
- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.
- Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…
- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…
- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…
4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế
- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…
- Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài
5. Tương lai của tà áo dài
III. Kết bài
Cảm nghĩ về tà áo dài, ...
Dãy núi Tam Đảo nằm ở trong huyện Tam Đảo. Ở đây có phong cảnh núi non hùng vĩ, bao quát cả một vùng đồng bằng Bắc Bộ rộng lớn. Khí hậu mát mẻ quanh năm, Nhiệt độ trung bình là 18°C->25°C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, nhiêt độ tại các tỉnh đồng bằng thường oi bức từ khoảng 27°C->38°C thì ở Tam Đảo lại là nơi nghỉ mát lý tưởng với sự luân chuyển 4 mùa rõ rệt trong một ngày. Buổi sáng ở Tam Đảo se se gió xuân, buổi trưa nóng ấm mùa hạ, buổi chiều lãng đãng heo may mùa thu, buổi tối và ban đêm lại lạnh giá của mùa đông. Chính vì vậy, Tam Đảo đã trở thành một điểm thu hút tất cả các du khách trong và ngoài nước đến với Vĩnh Phúc.
Khu du lịch Tam Đảo nhỏ bé, xinh xắn với những con dường lên xuống quoằn ngoèo, quanh co, những dòng suối như vệt nước cắt ngang chảy suốt bốn mùa. Nguồn gốc cái tên Tam Đảo có được là do 3 ngọn núi cao: Thạc Bàn, Thiên Nhị và Phù Nghĩa nhô lên trên mấy trười tạo nên.
Không chỉ phong cảnh đẹp và hấp dẫn mà Tam Đảo còn có rất nhiều những địa điểm vui chơi, giải trí và tham quan rất thu hút các khách du lịch. Nhác đến Tam Đảo thì ta phải nhắc đến đầu tiên là: Tháp truyền hình. Tháp truyền hình nằm trên đỉnh núi Thiên Nhị. Đường đi lên Tháp tuy hơi vất vả một chút nhưng rất lãng mạn, nên thơ. Dọc hai bên đường lên là những hàng cây phong lan, cúc quỳ và nhiều loài hoa dại không tên khác. Ở đây cũng có rất nhiều các loài bướm khác nhau, đủ màu sắc bay rập rờn trên hoa lá. Sau khi leo bộ theo những bậc thang lên trên đỉnh Thiên Nhị và đứng dưới chân ngọn tháp truyền hình, ta sẽ cảm thấy rất thoải mái và sảng khoái.
Nổi tiếng của Tam Đảo còn có Thác Bạc ở dưới thung lũng sâu. Lý do vì sao mọi người lại gọi là Thác Bạc là vì: Tháp Bạc giấu mình trong núi, bí ẩn đổ xuống dòng nước trắng bạc, lóng lánh ánh mặt trời phản chiếu sắc cầu vồng. Một dòng suối nhỏ từ trên cao ào ào tuôn nước, thả vào trong gió tiếng suối, tiếng rừng, tiếng lá dội vào vách đá nghe thâm u như tiếng ngàn xưa. Nước ở Thác Bạc rất trong và mát lại thường. Con đường lên xuống thác không quá dài nhưng cheo leo với những bậc đá dựng đứng. Các du khách mặc dù mệt nhoài nhưng vẫn tươi cười đắc ý vì vừa chinh phục được đoạn đường này.
Tam Đảo không chỉ có Tháp truyền hình và Thác Bạc mà còn có rất nhiều các khu vui chơi, giải trí và tham quan khác như: Đền Bà Chúa Thượng Ngàn, đình Rùng Rình, Nhà thờ cổ Tam Đảo, sân Golf, ... Tuy mỗi khu vui chơi, giải trí và tham quan này lại có một sắc thái và vẻ đẹp riêng nhưng đều toát lên được vẻ thiêng liêng và hùng vĩ.
Mỗi nơi nổi tiếng, mỗi khu du lịch hoặc danh lam thắng cảnh đều có những đặc sản riêng của mình. Tam Đảo cũng vậy, đặc sản của Tam Đảo đó chính là món rau Susu. Đến với Tam Đảo, chúng ta có thế nhìn thấy loại rau này có mặt ở khắp nơi. Susu mọc thành giàn chênh vênh trên sườn núi, mơn mởn trước cửa nhà, hai bên đường dẫn vào thị trấn cũng bạt ngàn màu xanh của rau susu. Và đặc biệt nhất đó chính là chất lượng của rau: Rau susu của Tam Đảo đã được cấp thương hiệu là rau sạch, an toàn vì thế chúng ta sẽ không phải lo bị ngộ độc thực phẩm khi thưởng thức món ăn này.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời: vừ thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mấy gió, sương khối vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho chúng ta nghỉ dưỡng cuối tuần sau một tuần làm việc vất vả. Cái cảm nhận đầu tiên khi ta vừa bước chân xuống Tam Đảo là nơi đây dường như có một cái điều hòa thiên nhiên khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực. Không khí trong lành, mát lạnh đến mê hồn.
Nằm giữa lòng hồ An Dương mênh mông sóng nước với diện tích trên 20ha, Đảo cò Chi Lăng Nam là một dải đất nổi rộng hơn 7.000 m2, được phủ kín bởi những rặng tre xanh nghiêng mình soi bóng, trở thành ngôi nhà chung của nhiều loài chim, đông nhất là tập đoàn cò, vạc.
- Người dân Chi Lăng Nam vẫn lưu truyền sự tích về vùng đất này. Truyện kể rằng vào đầu thế kỷ 15, những trận đại hồng thủy đã làm dải đê lớn ven sông Hồng trải qua 3 lần vỡ đê liên tiếp, tạo thành hòn đảo nổi giữa hồ. Và đất lành thì chim đậu, từng đàn chim từ khắp nơi tụ về đây cư trú.
Theo ước tính, hiện nay Đảo cò Chi Lăng Nam có tới 12.000 con cò gồm nhiều giống khác nhau như: cò trắng, cò ruồi, cò nghênh, cò ngàng nhỏ, cò bợ, cò diệc, cò lửa, cò đen, cò hương... và hơn 5.000 con vạc gồm: vạc lưng xanh, vạc xám, vạc sao... cùng với một số loài chim nước khác như: diệc xám, chim chả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo... Ngoài ra, lòng hồ An Dương còn có nhiều loài cá như: cá chép, cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, cá chạch...
Ngoài ra, thiên nhiên nơi đây còn đan xen hài hòa với đền, chùa, miếu mạo, cùng các nghề truyền thống như gột cá, làm bánh tráng, bánh đa, ươm trồng cây cảnh... đủ để Chi Lăng Nam phát triển thành một vùng du lịch sinh thái hấp dẫn. Ngày 8/7/2014, Đảo cò xã Chi Lăng Nam đã được công nhận Di tích quốc gia, diện tích khoanh vùng bảo vệ là