Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi ngưỡng mộ tác giả Đinh Vũ Ngọc (ĐVN) từ khi nhà thơ Hương Thu (Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đường Việt Nam) đọc bài thơ “MỜI” của ông trong buổi lễ Họp mặt các Chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường các tỉnh phía Nam lần đầu tiên năm 2006. Giọng thơ toát lên sự trẻ trung, khỏe khoắn. Đây là một trong những nét mới ít thấy ở thể thơ Luật Đường. Chưa biết ông trước khó có thể hình dung ra được sự “cổ lai hy” đó chính là ở một tác giả không chuyên nghiệp và đã bước vào lớp người “cổ lai hy”. Khi nhà thơ Thành Nhân, Chủ nhiệm chi nhánh CLB UNESCO Thơ Đường thành phố Cao Lãnh ghé chơi và đọc cho nghe bài thơ “CHIẾC ÁO DÀI VIỆT NAM”, tôi hoàn toàn bị chinh phục và đã khẩn khoản nhờ anh đọc cho tôi chép lại nguyên tác và đây cũng chỉ là bài thơ thứ hai của tác giả ĐVN mà tôi vinh hạnh được đọc. Thế là tôi cứ thế mà nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại cả chục lần vẫn cứ say sưa.
Hãy lắng nghe tác giả mở đề:
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Câu “phá đề” giới thiệu trực khởi về chiếc áo quê hương mang dáng vóc dịu dàng, xinh xắn rất phù hợp với phụ nữ Việt Nam. Câu “thừa đề” nâng cao lên, dẫn người đọc liên tưởng tới “non sông gấm vóc”. Cách mở đề thành công, mang tính truyền thống thường thấy, chưa sử dụng bất cứ nghệ thuật gì khác biệt. Điều tôi khâm phục chính là sự khéo léo của tác giả trong việc lồng ghép, lựa chọn từ ngữ để diễn tả một cách khái quát hết những ý chính mà bài thơ sẽ nói đến đó là: chiếc áo dài quê hương, phù hợp với vẻ đẹp hình thể kết hợp với nét thùy mị, duyên dáng, nết na, thanh thoát của chị em phụ nữ Việt Nam, không những chỉ mang phong thái cốt cách văn hóa của người Việt Nam mà còn nhắc nhở mỗi người về tình yêu đất nước.
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Cặp câu “thực” cũng là một sự thăng hoa hoa của cảm hứng nghệ thuật. Hai câu giống như hai vết kéo của người thợ may, đã cắt xong hai vạt áo; giống như hai nét sổ của người họa sĩ, vừa chấm phá nét phác thảo bản họa đồ đất nước; giống như những tiết tấu mở đầu hai dòng nhạc hứa hẹn cho những giai điệu du dương. Chỉ hai câu thôi cũng đã thấy biển bạc, rừng vàng, thấy cả dãy Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ hai câu mà thấy hiện lên cả âm thanh, màu sắc. Ta tưởng như nghe tiếng sóng vỗ dạt dào. Ta tưởng như thấy trăm hoa đua nở. Tác giả không ngần ngại việc sử dụng “điệp tự”. Chữ “tà” níu từ câu “phá” được lặp lại hai lần trong cặp “thực” không hề phá vỡ bố cục mà càng làm cho tứ thơ liền lạc, dẫn người đọc phải đọc tiếp, chiêm ngưỡng tiếp. Đọc tới đây ta có cảm giác như đang trong chuyến hành hương tìm về cội nguồn, vừa lắng nghe chăm chú, vừa nhìn theo cánh tay chỉ, vừa khâm phục sự am tường của người hướng dẫn viên du lịch.
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Một “vạt áo” nhỏ nhoi, sao như lột tả cả miền Nam thân thiết. Những cánh rừng miền Đông bát ngát; những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn; những bãi biển phương Nam hiền hòa, ấm nắng; những dòng sông chở nặng phù sa; những đồng lúa bao la xanh ngắt đương thì con gái… đang vươn ra đón ngọn gió lành. Kỳ diệu hơn là “vòng eo” thắt đáy lưng ong, niềm tự hào của vẻ đẹp phụ nữ phương Đông truyền thống lại được tác giả nhuần nhị ẩn dụ vào dải đất miền Trung điệp trùng đồi núi và nổi tiếng với những eo vịnh biển đẹp tầm cỡ quốc tế, những khu du lịch sầm uất, mỗi năm níu gót hàng triệu bước chân du khách. Nghệ thuật đối ở cả hai cặp “thực” và “luận” đều rất nhuần nhuyễn. Tác giả hình như không chỉ là nhà thơ! Tác giả là họa sĩ, là kiến trúc sư? Tác giả là nhà khoa học viễn tưởng hay là một nghệ nhân điêu khắc? Không thể nào? Phải có sự phối hợp nghệ thuật hài hòa lắm giữa các bộ môn ấy mới có thể có được sự quan sát tinh tường dường ấy, sự miêu tả tinh tế dường ấy.
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đành rằng rất thích, thích đến mê đắm bài thơ này, tôi vẫn mạnh dạn chân thành phát biểu quan điểm riêng của mình là: cặp câu “kết” chưa cân xứng với tầm cỡ của bài thơ. Tác giả đã có sự khám phá khi phát hiện và lựa Hà Nội làm điểm nhấn cho “vạt trước của chiếc áo”. Tuy nhiên, “trái tim Hà Nội” có lẽ vẫn đắt hơn là “nhịp tim”. Các cụm từ “nhô gò ngực” và “thơm thịt da” dẫu rất hình tượng nhưng lại quá cụ thể đã làm giảm tính tế nhị và đánh mất chất thơ. Cụm từ “Hương lúa ba miền” thật đắt đã góp phần làm mờ nhạt bớt hạn chế nhỏ vừa kể trên.
Trong những năm gần đây, giới yêu thích thơ luật Đường đã có sân chơi riêng, có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn, đặc biệt là từ khi Câu lạc bộ UNESCO Thơ Đưởng Việt Nam ra đời và liên tục cho ra mắt các chi nhánh ở các tỉnh thành trong cả nước. Tuy vậy, vẫn còn không ít người cho rằng đó là hình thức cổ điển, ngoại lai, gò bó, kém sáng tạo thì việc sáng tác, phát hiện và giới thiệu những bài thơ hay ở thể thơ này càng trở nên là một trong những việc đáng làm. Có thể những suy nghĩ của tôi chưa thật sự xác đáng, song tự đáy lòng tôi vừa rất kính trọng vừa nể phục tác giả ĐVN. Qua bài thơ của mình ông đã cho thấy “bình xưa” chưa hẳn đã xưa. Đặc biệt sự tìm tòi, ý tưởng sáng tạo đã vượt lên hẳn những bài thơ luật Đường đương thời. Tính trí tuệ được toát ra từ mỗi từ, mỗi chữ, mỗi câu. Đúng là một tuyệt tác, một trong những bài thơ hay nhất về chiếc áo dài Việt Nam mà tôi đã từng đọc! Chúc tác giả ĐVN khỏe mạnh, sống lâu và say mê sáng tác để ngày càng có thêm nhiều tác phẩm hay gửi đến bạn yêu thơ cả nước.
Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!
Chiếc áo quê hương dáng thướt tha
Non sông gấm vóc mở đôi tà
Tà bên Đông Hải lung linh sóng
Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa
Vạt rộng Nam phần chao cánh gió
Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà
Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực
Hương lúa ba miền thơm thịt da.
Đinh Vũ Ngọc
Các đồng chí đã quen thuộc với hình ảnh của những nữ quân nhân với các bộ quân phục trông mạnh mẽ, gọn gàng thể hiện nét đẹp chính quy. Nhưng chúng tôi cũng muốn thể hiện mình thướt tha trong bộ áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đến với hội thi hôm nay, các nữ quân nhân đơn vị rất phấn khởi và tự tin trong tà áo làm nên nét đẹp quê hương mình…
Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam .
"Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay"
BíchLan
Chiếc áo dài và chiếc nón là trang phục làm nổi bật và tăng thêm nét duyên dáng, e ấp, dịu dàng, trang nhã, đài các, kiêu sa ... của người phụ nữ Việt. Áo dài như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ . Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực
Tấm áo lụa mỏng thướt tha với nhiều màu sắc kín đáo trang nhã trở thành tâm điểm chú ý và là bông hoa sáng tôn lên vẻ yêu kiều thanh lịch cho người phụ nữ.
Đã hàng thế kỉ trôi qua, trang phục áo dài trắng trinh nguyên như là biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt,
Văn hóa áo dài Việt Nam đã trải qua nhiều tiếp biến, giao lưu và có đời sống lịch sử qua nhiều triều đại. Mỗi triều đại, chiếc áo dài phản ánh một sự phát triển mới về cảm quan thẩm mỹ của một đất nước đa dân tộc. Mỗi dân tộc người trên đất Việt có thể sáng tạo mãi trên chiếc áo dài của mình mà không hề lẫn lộn với các tộc người khác. Sự sáng tạo thể hiện không chỉ ở các kiểu cách, các màu sắc mà còn ở các tiết họa, kết cấu trang trí trên áo dài. Mỗi bước tiến của văn hóa, văn minh, chiếc áo dài của mỗi tộc người càng gắn liền với bản sắc dân tộc - hiện đại hơn
Chiếc áo dài là thể hiện sự thống nhất giữa cái đúng, cái tốt và cái đẹp trong văn hóa Việt Nam. Chiếc áo dài Việt đã từng được trần bông để mặc trong lúc hàn giá, đã từng được may bằng lụa mỏng để mặc trong những ngày nóng nực. Mùa Xuân, mùa Thu, chiếc áo dài Việt có thể được may bằng những chất liệu phù hợp với thời tiết.
Đời sống thẩm mỹ phong phú của chiếc áo dài Việt biểu hiện tập trung ở sự thể hiện khác nhau của cái đẹp. Áo dài có thể biểu hiện trong cái đẹp kiêu sa, lộng lẫy, choáng ngợp, lại cũng có thể biểu hiện trong cái đẹp dịu dàng đoan trang thùy mị, trong cái đẹp giản dị, thường nhật. Áo dài Việt có thể đẹp khi mang lại sự ấm áp trong mùa Đông, mát mẻ trong mùa hè, dịu dàng trong mùa Xuân, kiều diễm trong mùa Thu. Những gam màu, những kiểu dáng vô tận được thể hiện thông qua chiếc áo dài Việt không chỉ tạo nguồn cảm xúc thẩm mỹ bất tận cho các nhà sáng tạo mà còn làm rung động hàng triệu trái tim về sự xuất hiện của nó trong những tình huống nhất định của cuộc sống.
Cảm xúc về chiếc áo dài Việt Nam cũng đã làm nên những ca khúc bất từ, đi vào thơ ca, phảng phất được cái riêng, cái giản dị của cuộc sống:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng
Do tính đa dạng kỳ diệu trong đời sống thẩm mỹ của xã hội, chiếc áo dài có thể là hình ảnh tạo dựng về cái đẹp của người phụ nữ khi sử dụng nó. Khoác chiếc áo dài lên mình, bước ra đường phố, đến nơi công sở người phụ nữ đã tự cảm thấy mình đẹp hơn và đối diện cũng như hòa chung vào với cái đẹp khác của xã hội. Người phụ nữ mặc chiếc áo dài để nâng cao giá trị của mình và hy vọng được
mk ko bít nhưng mk bít câu nói này có trong ngày Vu Lan- Báo Hiếu
mày đừng so sánh tao với nó\n_vì nó là chó còn tao là người\n_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó\n_vì cả mày và nó đều chó như nhau
Phần I
Câu 1:
Văn bản tập trung vào vấn đề nghị luận bàn về niềm tin vào bản thân, nỗ lực phấn đấu không bỏ cuộc để vượt qua những khó khăn, thác ghềnh bằng tự lực để chinh phục thành công.
Câu 2:
Biện pháp ẩn dụ:"thác ghềnh, chông gai trên đường" vì tác giả so sánh những chướng ngại vật trên đường đi hàng ngày của mỗi người cũng giống như những khó khăn, gian nan trên đường đời mỗi người phải trải qua để thành công.
Câu 3:
Tác giả đưa hai dẫn chứng về Walt Disney và Helen Keller là để làm dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề cần nghị luận của mình đó là đã có những tấm gương gặp muôn vàn khó khăn trắc trở trong cuộc sống nhưng họ không buông xuôi hay dựa dẫm vào người khác mà biết cách đứng dậy sau vấp ngã và thành công.
Câu 4:
Em đồng ý với quan điểm:"Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ là học từ người khác". Những người đi trước và câu chuyện xoay quanh sự thành bại của họ chính là những bài học quý báu cho người sau. Những con người đi trước và thành công sau 1 quá trình gian nan đó chính là những bằng chứng sống để người đời sau tin tưởng vào mình dù có trải qua bao thác ghềnh, chông gai.
Phần II
Có một câu chuyện ngụ ngôn mà hồi bé chúng ta hay được nghe kể về cuộc đua của rùa và thỏ, con thỏ nhanh nhẹn nhưng lại tự phụ, xem thường đối thủ,tuy con rùa chậm chạp nhưng lại nỗ lực không ngừng, kết quả ai cũng biết, con rùa đã thắng con thỏ. Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của con rùa, nó không đầu hàng trước những thất bại. Rõ ràng, con thỏ có năng lực nhưng ý chí lại không tốt bằng con rùa, nó vẫn có thể về đến được vách đích nhưng con rùa vẫn chiến thắng nó,đó cũng là sự biểu trưng cho quyết tâm và ý chí của con rùa . Cũng có người từng nói “ Không phải đời người quá khó khăn, mà là do bạn nỗ lực chưa đủ”. Từ câu chuyện trên và câu nói trên, chúng ta có thể thấy được ý chí đóng 1 vai trò cực kì quan trọng trong mỗi bước tiến đến con đường thành công của mỗi con người.
Sức mạnh, trí tuệ hay thiên phú chỉ góp phần nào cho sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại, nhưng hơn thế nữa quyết định chủ yếu là ở ý chí. Vậy ý chí hay sự quyết tâm là gì mà nó lại đóng góp không nhỏ vào chính cuộc đời chúng ta? Ý chí, nghị lực là ý thức, tính tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn nén sức lực, trí tuệ để đạt được tiêu chí, mục đích. Ý chí cũng là phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có nỗ lực khắc phục khó khăn.Ngay từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống, bạn được giao một công việc trong nhiều ngày, nhưng bạn đã cố gắng, tập trung để hoàn thành trước thời hạn và nhận thêm một việc làm mới, từ đó năng suất làm việc, hiệu quả công việc và sự tin tưởng từ người giao việc cũng từ đó tăng theo. Chỉ từ một sự quyết tâm nhỏ ấy thôi mà cũng kéo theo được vô cùng nhiều giá trị và lợi ích không chỉ đối với bản than mà còn đối với những người xung quanh chúng ta. Ý chí như thôi thúc bản thân mỗi chúng ta, như tiếp thêm cho ta phần nào sức mạnh để ngày càng tới gần hơn mục tiêu đã đề ra. Câu chuyện được minh chứng bởi Thomas Edison – nhà phát minh tài ba của thế kỉ XX, hơn 10.000 lần thất bại để đem được ánh sáng đến với nhân loại, nếu không có ông thì dường như việc bóng đèn xuất hiện với thế giới sẽ bị đẩy lùi đi mười mấy năm, rõ ràng, chính ý chí quyết tâm của Edison đã khiến con đường của nền văn minh hiện đại của con người trở nên ngắn lại.
Ý chí giúp chúng ta toàn sức tập trung vào mục tiêu bằng cách ngăn cản các suy nghĩ không liên quan khác xảy đến. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiểu quả. Chủ tịch Hồ chí đã nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Câu nói này càng như khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sức mạnh ý chỉ và quyết tâm, đáng sợ nhất không phải là những người có tài năng thiên bẩm mà là những người có nghị lực vươn lên. Ý chí rèn luyện bản thân sự quyết đoán và nhạy bén trong mọi vấn đề cuộc sống từ đó thúc đẩy hành trình của bản thân trở nên tinh gọn. Nghị lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được giá trị cốt lõi của nó. Trái ngược với những người có ý chí là những người thờ ơ, không đủ quyết tâm, nhụt trí trước những thử thách cuộc sống. Giới trẻ bây giờ không ít người chưa làm đã vội bỏ cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người như thế thật đáng chê trách. Là học sinh, chúng ta cần khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách .Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.
Nhìn chung, một lần nữa cần phải khẳng định lại giá trị của câu nói “ Ý chí tốt làm con đường ngắn lại”. Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí rất mạnh mẽ.Vậy nên việc rèn luyện và giữ vững một ý chí kiên cường luôn là điều tất yếu trên chặng đường của cuộc đời
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Cuộc thi “Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; truyền thống 55 năm lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy (04/10/1961-04/10/2016) và 15 năm Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy (04/10/2001-04/10/2016)” trên địa bàn tỉnh
Câu 1: Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào? Gồm mấy chương, bao nhiêu điều? được sửa đổi, bổ sung vào ngày, tháng, năm nào? Tại kỳ họp thứ mấy và có hiệu lực thi hành vào ngày, tháng, năm nào?
Gợi ý đáp án:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001; có hiệu lực thi hành từ ngày 04/10/2001; gồm 9 chương và 65 Điều.
- Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi, bổ sung được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014.
Câu 2: Các nguyên tắc phòng cháy, chữa cháy và những hành vi bị nghiêm cấm được quy định cụ thể tại điều nào trong Luật Phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
- Điều 4– Luật Phòng cháy và chữa cháy
- Điều 13 – Luật Phòng cháy và chữa cháy
Câu 3: Hãy cho biết trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy được quy định trong Luật Phòng cháy và chữa cháy như thế nào? Lực lượng phòng cháy chữa cháy bao gồm những lực lượng nào?
Gợi ý đáp án:
- Điều 5 – Luật PCCC và khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
- Điều 43-Luật PCCC
Câu 4: Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy được pháp luật quy định như thế nào? Nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy chữa cháy cơ sở được quy định như thế nào?
Gợi ý đáp án:
- Điều 22-Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ
- Điều 45-Luật PCCC
Câu 5: Hãy trình bày nội dung phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
Phương châm 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy và chữa cháy là:
1. Chỉ huy tại chỗ: Là người lãnh đạo trực tiếp cơ sở nơi xảy ra cháy, do đó người Chỉ huy chữa cháy tại chỗ phải có kiến thức về phòng cháy và chữa cháy, trong trường hợp khẩn cấp biết huy động ngay lực lượng và phương tiện, xác định khu vực chữa cháy, áp dụng các biện pháp chữa cháy phù hợp với với tình hình thực tế và phương án chữa cháy đã đề ra… để chữa cháy, cứu người, cứu tài sản.
2. Lực lượng tại chỗ: Gồm lực lượng dân phòng, lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành là lực lượng nòng cốt tại địa bàn, cơ sở, được tổ chức và đầu tư thỏa đáng, biết sử dụng thành thạo các loại phương tiện phòng cháy và chữa cháy, được trang bị kiến thức nghiệp vụ và hiểu biết về phòng cháy và chữa cháy; thường xuyên tuần tra, kiểm tra kịp thời phát hiện những tồn tại thiếu sót, nguy cơ xảy ra cháy nổ tại địa bàn, cơ sở, nhanh chóng đề xuất biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời các sự cố cháy, nổ, tai nạn khi vừa xảy ra, hạn chế tối đa được thiệt hại.
3. Phương tiện tại chỗ: Có trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy tại chỗ đầy đủ, phù hợp và đảm bảo chất lượng hoạt động để khi có sự cố cháy xảy ra kịp thời sử dụng, xử lý ban đầu.
4. Vật tư, hậu cần tại chỗ: Đảm bảo đường giao thông thuận tiện cho xe chữa cháy tiếp cận; đảm bảo về nguồn nước chữa cháy dồi dào, dễ sử dụng kể cả việc huy động lực lượng tiếp nước và huy động các phương tiện, nhiên liệu, vật tư kỹ thuật khác, lương thực, thuốc men để phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ trong mọi tình huống.
Câu 6: Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của việc xác định Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 22/9/2015, Bộ Công an đã ký Quyết định số 5490/QĐ-BCA-X11 về việc xác định Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy. Theo đó, ngày 4 tháng 10 năm 1961 là Ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy.
- Ý nghĩa việc xác định ngày 04/10/1961 là Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy
ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy mang ý nghĩa chính trị, tư tưởng sâu sắc, đó là một mốc son lịch sử đánh dấu sự ra đời, trưởng thành ngày càng vững mạnh của một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc Bộ Công an với chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực Phòng cháy và chữa cháy.
đây là sự ghi nhận xứng đáng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân đối với những đóng góp to lớn của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trải qua 55 năm chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cũng như trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, việc xác định ngày truyền thống của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cách mạng, ý chí kiên cường, vượt qua gian khổ của cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy nói riêng, để qua đó góp phần tăng cường, củng cố vững chắc niềm tin, lòng trung thành của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, phát huy truyền thống vẻ vang tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm ANQG, giữ gìn TTATXH, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.
Thứ tư, hàng năm, thông qua tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống để ôn lại lịch sử truyền thống hào hùng, hun đúc bản lĩnh kiên cường, ý chí khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của mỗi CBCS lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy xứng đáng với niềm tin của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Đồng thời, là dịp để đánh giá, tổng kết những thành tựu đã đạt được, những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng cháy và chữa cháy và đề ra các mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
Câu 7: Bốn điều dạy của Bác Hồ đối với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy ra đời trong hoàn cảnh nào?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 03/8/1966, trong thư khen gửi cán bộ chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn lực lượng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy 4 điều:
+ Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, chớ chủ quan, tự mãn.
+ Phải thường xuyên thật sẵn sàng để nhanh chóng làm tròn nhiệm vụ bất kỳ trong tình hình nào để bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân.
+ Phải không ngừng học tập, nghiên cứu, phát huy sáng kiến, tổng kết kinh nghiệm để tiến bộ hơn nữa trong công việc phòng cháy, chữa cháy.
+ Phải thường xuyên hướng dẫn và bồi dưỡng về nghiệp vụ cho lực lượng dân phòng ngày càng tiến bộ, để họ trở thành người giúp việc thật đắc lực cho các đồng chí.
Câu 8: Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy được xác định là ngày, tháng, năm nào? Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy? (10 điểm)
Gợi ý đáp án:
- Luật Phòng cháy và chữa cháy ban hành năm 2001 đã quy định lấy ngày 4 tháng 10 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy”.
- Ý nghĩa của Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy
+ Nhằm nâng cao ý thức phòng cháy và chữa cháy cho toàn dân; huy động được đông đảo quần chúng tham gia các hoạt động thiết thực, bổ ích cho công tác phòng cháy và chữa cháy.
+ Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy là dịp để động viên, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phòng cháy và chữa cháy ở địa phương, cơ sở.
+ Ngày 04/10 hàng năm là “Ngày toàn dân Phòng cháy và chữa cháy”. Đó là ngày hội biểu dương sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy; đồng thời là dịp tổng kết, đánh giá phong trào “Toàn dân phòng cháy và chữa cháy”; kiểm điểm và nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy và chữa cháy vững mạnh.
Câu 9: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định được Bộ Công an quyết định thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết cơ cấu tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định hiện nay?
Gợi ý đáp án:
- Ngày 07/4/2015, Bộ Công an đã ký quyết định số 1725/QĐ-BCA về thành lập và quy định tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định.
- Tổ chức bộ máy của Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định
+ Ban Giám đốc Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tỉnh Bình Định.
+ Phòng Tham mưu.
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy.
+ Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
+ Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật.
+ Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Đào tạo, huấn luyện phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 1.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 2.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 3.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 4.
+ Phòng Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy số 5.
Câu 10: Viết một bài (tối đa khoảng 1.500 từ) cảm nghĩ hoặc kỷ niệm sâu sắc về tấm gương, hình ảnh chiến sỹ Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy trong công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, gần dân, vì nhân dân phục vụ hoặc đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới? Theo anh, chị có bao nhiêu người tham gia cuộc thi này. (tự trình bày)
1. tất cả các tháng có 28 ngày
2. mày chết rồi à ,.....................
3. chọn phòng thứ 3 là an toàn
1.Tất cả các tháng có 28 ngày
2.Mày chết rồi à ......................
3.Ba = Bố , Bố . n Bốn
4. Chọn phòng số 3 an toàn vì con sư tử kia chết rồi
- Giới thiệu tác giả, bài thơ và đoạn thơ phân tích.
- Tâm trạng tác giả gửi gắm trong đoạn thơ là nỗi nhớ núi rừng miền Tây gắn với những chặng đường hành quân của Tây Tiến, nhớ đồng đội một thời chiến đấu.
+ Hai câu đầu là nỗi nhớ Sông Mã – nhớ núi rừng miền Tây, nhớ Tây Tiến - chơi vơi, da diết, bâng khuâng.
+ Sáu câu tiếp theo: Nhớ núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ nhưng cũng hết sức hiểm trở, dữ dội. Hình ảnh người lính vượt đèo dốc "ngàn thước" mệt mỏi nhưng tâm hồn vẫn bay bổng, lạc quan.
- Nhớ đồng đội trong những cuộc hành quân "dãi dầu", "bỏ quên đời" khi tuổi đời còn rất trẻ, khốc liệt nhưng cũng hết sức hào hùng.
- Nhớ ân tình ngọt ngào của nhân dân Tây Bắc dành cho người lính.
Cuối cùng đánh giá tình cảm của Quang Dũng đối với Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến.