K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2019

Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là ô nhiễm môi trường ( bao gồm ô nhiễm không khí, đất, nước (nước ngọt, nước biển và đại dương))

=> Chọn đáp án B

27 tháng 10 2019

Giải thích Mục II, SGK/14 địa lí 11 cơ bản.

Đáp án: B

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

- Một số vấn đề an ninh toàn cầu nổi bật hiện nay:

+ An ninh lương thực;

+ An ninh năng lượng;

+ An ninh nguồn nước;

+ An ninh mạng.

- Cần phải bảo vệ hòa bình thế giới vì:

+ Bảo vệ hòa bình thế giới có ý nghĩa to lớn, hạn chế các xung đột, phát triển kinh tế, tạo ra sự thịnh vượng chung.

+ Hòa bình là điều kiện tốt nhất cho cuộc sống của mỗi con người.

+ Một đất nước hòa bình thì mới đảm bảo đầy đủ các quyền của con người, bảo vệ con người trước sự bất công và bất bình đẳng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

Tham khảo: Sơ đồ thể hiện một số vấn đề an ninh toàn cầu:

17 tháng 2 2016

Những thạch thức toàn cầu mà hiện nay nhân loại đang phải đối mặt:

- Vấn đề về dân số:

+ Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển

+ Già hóa dân số ở các nước phát triển

- Vấn đề về môi trường:

+ Biến đổi khí hậu toàn cầu

+ Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương

+ Sự suy giảm đa dạng sinh học

- Các vấn đề khác:

+ Xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố

+ Các hoạt động kinh tế ngầm (buôn lậu vũ khí, rửa tiền…), tội phạm liên quan đến sản xuất, vận chuyển và buôn bán ma túy, …

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

- Ảnh hưởng tiêu cực: gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Toàn cầu hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Hệ quả:

+ Thúc đẩy chuyên môn hóa, hợp tác hóa, tăng trưởng nhanh kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển chuỗi liên kết toàn cầu.

+ Gia tăng mối liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các quốc gia, khu vực; mở ra nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi, những thành tựu của khoa học kĩ thuật tiên tiến và công nghệ.

+ Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo và đặt ra nhiều vấn đề: giữ gìn bản sắc dân tộc, giữ vững tính tự chủ quốc gia về kinh tế…

- Ảnh hưởng:

+ Mang lại nhiều cơ hội để các nước tiếp cận những nguồn lực cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.

+ Tạo khả năng để các nước nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; mở rộng thị trường quốc tế… góp phần cải thiện mức sống và giải quyết việc làm.

+ Thúc đẩy các nước thay đổi chính sách; cải cách kinh tế xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp, thay đổi công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút đầu tư.

+ Gia tăng sự bất bình đẳng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, gia tăng khoảng cách giàu nghèo.

♦ Khu vực hóa kinh tế

- Biểu hiện:

+ Nhiều tổ chức khu vực trên thế giới được hình thành và quy mô ngày càng lớn.

+ Các hợp tác trong khu vực ngày càng đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau

- Hệ quả:

+ Tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi để tạo sự gắn kết, xây dựng một môi trường phát triển ổn định và hợp tác.

+ Tạo khả năng để khai thác hiệu quả và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, góp phần đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội.

+ Góp phần làm giảm sức ép và sự phụ thuộc từ các nước ngoài khu vực, tạo vị thế của khu vực trên trường quốc tế.

+ Xuất hiện các vấn đề: tự chủ về kinh tế, cạnh tranh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.

- Ảnh hưởng:

+ Mỗi nước có điều kiện thuận lợi để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, hợp tác phát triển; đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa.

+ Mỗi quốc gia thành viên đều có điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế; xây dựng một khu vực phát triển hài hòa, ổn định bền vững

17 tháng 2 2016

a) Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì:

- Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi nguười, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi con người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.

- Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:

+ Ở các nước đang phát triển: Việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.

+ Ở các nước phát triển: Sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFC với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính làm thủng tần ô dôn, gây hiệu ứng nhà kính.

- Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên phạm vi cả thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở 2 cực, gây mưa a xít…đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của ngành kinh tế và sức khỏe con người.

b) Liên hệ vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là:

- Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: Biểu hiện ở sự gia tăng các thiên tai (bão, lũ, hạn hán…) và sự biến đổi thất thường về khí hậu, thời tiết.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề quan trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu động dân cư và mốt ố vùng cửa sông, ven biển.

c) Các nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược quốc gia về bảo vệ TN và MT ở nước ta:

- Duy trì các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sống ý nghĩa quyết định đến đời sống con người.

- Đảm bảo sự giàu có của đất nước về nguồn gen và các loại nuôi trồng cũng như các loài hoang dại có liên quan đến lợi ích lâu dài của nhân dân Việt Nam và của nhân loại.

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên tự nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được.

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống ủa con người.

- Phấn đấu đạt trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí tài nguyên

- Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường kiểm soát và cải tạo môi trường

Tham khảo:

- An ninh nguồn nước là sự đảm bảo về số lượng nước, chất lượng nước để phục vụ cho sức khỏe, kinh tế, hoạt động sản xuất, môi trường sinh thái đối với cộng đòng dân cư; đồng thời cũng là sự đảm bảo được bảo vệ trước các loại dịch bệnh, thiên tai liên quan đến nước.

- Đây là một vấn đề toàn cầu, đang đứng trước nhiều thách thức: nguồn nước bị ô nhiễm, tình trạng khan hiếm nước do biến đổi khí hậu, sử dụng nước kém hiệu quả, lãng phí nước, tranh chấp nguồn nước của các quốc gia có chung lưu vực sông.

- Đảm bảo an ninh nguồn nước là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặt dưới cơ chế quản lí thống nhất của từng quốc gia, khu vực.

- Một số giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước:

+ Mỗi quốc gia chủ dộng xây dựng các giải pháp (hệ thống thủy lợi, công nghệ xử lí nước…) để bảo vệ nguồn nước và khắc phục tình trạng ô nhiễm nước.

+ Mỗi cá nhân có ý thức, trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn nước tiết kiệm, góp phần bảo vệ an ninh nguồn nước chính nơi mình sống.