K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

- Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đát nước và dân tộc...

- Hiểu được quá trình lao động cần cù, sáng tạo của ông cha ta để tạo nên những thành quả ngày này, do vậy chúng ta cần phải biết ơn, trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có.

4 tháng 1 2022

Tham khảo

Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đát nước và dân tộc... - Hiểu được quá trình lao động cần cù, sáng tạo của ông cha ta để tạo nên những thành quả ngày này, do vậy chúng ta cần phải biết ơn, trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có.

 

30 tháng 3 2017

- Lịch sử giúp em hiểu được cội nguồn của tổ tiên, dân tộc.

- Quý trọng, biết ơn và có những hành động xứng đáng với đất nước.

- Biết được những gì con người đã làm nên trong quá khứ để xây dựng xã hội văn minh ngày nay.

30 tháng 3 2017

- Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đất nước và dân tộc...
- Hiểu được những thành quả ngày nay chúng ta đang thừa hưởng là do Gông lao của tổ tiên, ông bà, của cả dân tộc trong thời gian dài đã cần cù lao động tạo ra, do đó phải biết ơn các bậc tiền nhân và biết trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có.

29 tháng 8 2016

1. Lịch sử là những j đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúg ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.

2. Lịch sử giúp em hiểu biết về các diễn biến của quá khứ( nêu ngắn gọn ) 

3. Học lịch sử để hiểu biết đc cột nguồn của tổ tiên, ông cha, làng xóm, cội nguồn của dân tộc mình; biết đc tổ tiên, ông cha đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quý trọng những j mình đang có; biết ơn những người đã làm ra nó, cx như biết mình phải làm gì cho đất nước.

1. Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người mà chúng ta học là toàn bộ những hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến ngày nay.
Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

2. - Hiểu được cội nguồn của tổ tiên, ông bà, quê hương, đất nước và dân tộc... 
    - Hiểu được những thành quả ngày nay chúng ta đang thừa hưởng là do Gông lao của tổ tiên, ông bà, của cả dân tộc trong thời gian dài đã cần cù lao động tạo ra, do đó phải biết ơn các bậc tiền nhân và biết trân trọng giữ gìn, phát huy những gì chúng ta hiện có.

3. Chúng ta cần phải học lịch sử :
- Mỗi con người cần phải biết tổ tiên, ông bà mình là ai ; mình thuộc dân tộc nào ; con người phải làm gì để có được như ngày hôm nay...
- Hiểu vì sao phải quý trọng, biết ơn những người đã làm nên cuộc sống hôm nay và chúng ta phải học tập, lao động để góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn nữa.




 

14 tháng 9 2016

Để hiểu được lịch sử và dựng lại bức tranh lịch sử, chúng ta dựa vào các nguồn tài liệu chính là: 
+ Tư liệu truyền miệng
+ Tư liệu hiện vật
+ Tư liệu chữ viết

 

24 tháng 8 2016

Mình chỉ biết câu a) vì sáng nay mình vừa học 

a) Dựa vào: tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật,tư liệu chữ viết

1.Ý nào dưới đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử?

A Học lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cuội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ

.B. Học lịch sử để đúc kết ra những bài học kinh nghiệm phục vụ hiện tại và tương lai.

C. Học lịch sử để có những hiểu biết về thế giới tự nhiên

.D. Học lịch sử để có sự hiểu biết về lịch sử, nền văn hoá của các quốc gia trên thế giới

đáp án : B

18 tháng 10 2021
AHọc lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ, tìm về cuội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ
Câu 1 : Trong cuốn “ Việt Nam thi văn hợp tuyển ” của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố phường Hà Nội có câu như sau :Câu 2: Nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của lực lượng vũ trang thủ đô từ khi thành lập đến nay. Cảm nhận của em về một trong những thắng lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em biết liên quan đến lịch sử.Câu 3: Bằng những kiến...
Đọc tiếp

Câu 1 : Trong cuốn “ Việt Nam thi văn hợp tuyển ” của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố phường Hà Nội có câu như sau :

Câu 2: Nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của lực lượng vũ trang thủ đô từ khi thành lập đến nay. Cảm nhận của em về một trong những thắng lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em biết liên quan đến lịch sử.

Câu 3: Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc, hãy khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền một cách liên tục của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc?
 Mong giúp mình nhanh mình vội lắm mai lộp rồi giúp với đọc nhiều trên mạng rồi nhưng giống nhau quá ai giúp mình làm khác đc ko
4
5 tháng 10 2016
* Ngày 19/8/1945, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô (LLVT Thủ đô) đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Từ những đội tiền thân ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nhỏ, lẻ, trình độ học vấn thấp, chưa được trang bị kiến thức quân sự, vũ khí thô sơ, nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm đi theo Đảng Cộng sản, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, LLVT Thủ đô Hà Nội qua đấu tranh cách mạng đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt: Tổ chức, quân số, trang bị vũ khí kỹ thuật, trình độ kỹ, chiến thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ lịch sử.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, LLVT Thủ đô Hà Nội cùng các tầng lớp nhân dân mưu trí, ngoan cường, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của tập đoàn đế quốc và các thế lực thù địch, phản cách mạng trong và ngoài nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc", vững bước đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, oanh liệt và vẻ vang.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu XI – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập. Chiến khu XI đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Ngày 25 tháng 7 năm 1947, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, Trung ương quyết định mở rộng địa bàn hoạt động của Chiến khu XI bao gồm: Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây. Từ kết qủa phân tích, đánh giá khách quan, khoa học sự ra đời, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, sự phát triển, trưởng thành,chiến đấu, chiến thắng của Chiến khu XI, qua các cuộc Hội thảo khoa học, ngày 31 tháng 5 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1850/QĐ-QP công nhận ngày 19 tháng 10 năm 1946 là Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.
Suốt chặng đường 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT Thủ đô Hà Nội đã kiên trì trụ vững, bám dân, bám đất, xây dựng cơ sở, dựa vào dân chiến đấu và lập nên bao chiến công hiển hách, vẻ vang. Nhiều trận đánh tiêu biểu, hiệu quả, góp phần tạo ra bước ngoặt quan trọng, để lại kinh nghiệm quý về chiến tranh nhân dân, làm phong phú nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT Thủ đô Hà Nội vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện cho các chiến trường, đồng thời dũng cảm kiên cường, mưu trí, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không - Không quân quốc gia đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là Chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội – Kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, để Hà Nội trở thành "Thủ đô lương tri và phẩm giá con người". Thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, LLVT Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, vượt mọi khó khăn, vừa tăng cường chi viện cho các mặt trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lực lượng nòng cốt góp phần cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạnlật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quá cách mạng, tham gia xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành LLVT Thủ đô Hà Nội được Đảng, Nhà nước 3 lần tuyên dương Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, 1 Huân chương Sao vàng, 3 Huân chương Hồ Chí Minh, 4 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 2.361 bà mẹ đượcphong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, 231 đơn vị và 63 cá nhân thuộc LLVT Thủ đô Hà Nội được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…
Hà Nội - Thứ 6, ngày 09/09/2016 20:54:46
Ra đời trong sự đấu tranh cách mạng, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ của thành phố Hà Nội trong các thời kỳ năm 1945 đến nay của tỉnh Hà Đông, tỉnh sơn Tây thuộc chiến khu 11 (XI) về Mặt trận Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống pháp; tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999 - T7.2008 đã kế thừa phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, truyền thống "nghìn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội", truyền thống văn hóa "Xứ Đoài" cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô viết nên trang sử hào hùng thời đại mới, làm rạng danh non song đất nước Việt Nam.

Trước và trong cách mạng Tháng Tám, các đội tiền thân của lực lượng vũ trang thủ đô như "Đội Danh dự Việt Minh", "Đoàn thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu", "Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu",... luôn xung kích đi đầu làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, chủ động, tích cực chuẩn bị mọi điều kiện, khi thời cơ đến vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền Hà Nội, góp phần quyết định thắng lợi, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang của cách mạng Tháng tám năm 1945, đập tan ách thống trị hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân, lật nhào chế độ phong kiến ngự trị mấy nghìn năm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại quyền làm chủ cho nhân dân Việt Nam.

Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội đã cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô kiên quyết đấu tranh đập tan các âm mưu, kế hoạch chống phá kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần đưa cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Để chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu 11 – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập. Bước vào cuộc khánh chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Khu ủy, Bộ chỉ huy Chiến khu 11, quân và dân Hà Nội đã vinh dự nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến, kiên cường chiến đấu giam chân địch trong suốt 60 ngày đêm, tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, Chính phủ rút lên chiến khu an toàn.

Xuất phát từ vị trí địa lý và bề dày lịch sử văn hóa truyền thống, nên lực lượng vũ trang Hà Tây luôn có quan hệ mật thiết với lực lượng vũ trang Hà Nội về tất cả tổ chức hoạt động trong suốt quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành. Tỉnh Hà Tây được thành lập tháng 4 năm 1965 trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây, với diện tích tự nhiên 2.147 km2 gồm cả núi, rừng, trung du và đồng bằng rộng lớn. Vị trí địa lý của Hà Tây có tầm quan trọng về chiến lược, là "áo giáp chở che", là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các vùng kinh tế quan trọng khác. Hà Tây có bề dày lịch sử văn hóa, nơi khởi phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và kháng chiến để giành và giữ chủ quyền quốc gia dân tộc. Hà Tây đã sinh ra, nuôi dưỡng những danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, trong đó nhiều danh nhân có vai trò quyết định tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển lịch sử dân tộc như: Thánh Tản, Phạm Tu, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi….

Trước cách mạng Tháng Tám, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Đông, Sơn Tây được xây dựng thành căn cứ của Trung ương Đảng, của Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội. Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, lực lượng vũ trang nhân dân Hà Đông tổ chức lực lượng phối hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân Hà Nội tiến hành tổng khởi nghĩa thành công. Sau đó một số lực lực vũ trang Hà Đông được điều động tăng cường cho Hà Nội, làm nhiệm vụ bảo vệ Trung ương Đảng và chính phủ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng và chiến đấu giam chân địch trong thành phố.

Sau khi Hà Nội bị tạm chiếm, Chiến khu 11 được tách khỏi chiến khu 2 và mở rộng địa bàn bao gồm cả Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây, còn gọi là Sơn Lưỡng Hà. Ngày 25 tháng 01 năm 1948, chiến khu 11 được hợp nhất với chiến khu 2 và chiến 3 thành lập liên khu 3, theo sắc lệnh 120/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến, các địa phương thuộc các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông là địa bàn hoạt động của các đơn vị lực lượng vũ trang Mặt trận Hà Nội. Nhiều địa phương thuộc các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây được xây dựng thành căn cứ kháng chiến và căn cứ của Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội, đơn vị hành chính ngoại thành Hà Nội.

Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 9 năm 1989, lực lượng vũ trang địa bàn huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây thuộc lực lượng vũ trang và địa giới hành chính quân sự Quân khu Thủ đô; sau đó từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 8 năm 1999 thuộc địa giới hành chính và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây, Quân khu 3. Trong quá trình xây dựng chiến đấu, trưởng thành dù cơ cấu tổ chức thuộc chiến khu, mặt trận, liên khu hay quân khu nào, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hà Tây cũng luôn phát huy truyền thống  cách mạng, truyền thống văn hóa vùng quê "Xứ Đoài", sát cánh quân và dân Hà Nội kiên cường, dũng cảm chiến đấu, lập nên những chiến công hiển hách, tô thắm trang sử vàng chói lọi nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô, mà tiêu biểu là các đội "Cảm tử quân", đã trở thành nhiều biểu tượng của truyền thống "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" của lực lượng vũ trang Thủ đô.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vũ trang Thủ đô vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện đắc lực cho chiến trường, vừa dũng cảm, kiên cường phối hợp với các lực lượng chiến đấu đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là cuối tháng 12 năm 1972, trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", đã làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực (máy bay B52) của lực lượng Hoa Kỳ, để Hà Nộ trở thành "thủ đô phẩm giá con người".

Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nối tiếp truyền thống cha anh, cán bộ, chiến lược lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, dũng cảm kiên cường, mưu trí sáng tạo, vượt qua khó khăn, vừa tăng cường chi viện lực lượng cho các trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lược lượng nòng cốt cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thủ, từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần bảo vệ xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, phồn vinh.

Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội kế tục và phát huy truyền thống anh hùng, kiên cường chống ngoại xâm, sáng tạo trong lao động, đoàn kết, nhân ái, bao dung trong đối nhân xử thế của dân tộc, đồng thời kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc "1000 năm Thăng Long - Hà Nội"., giá trị truyền thống văn hóa "Xứ Đoài", lập nên bao chiến công hiển hách, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sự hy sinh, cống hiến, cùng những chiến công hiển hách của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lược lực lượng vũ trang Thủ đô đã hun đúc nên giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc đúng như lời khen tặng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" đoàn kết sáng tạo; Đề cao cảnh giác; tích cực rèn luyện; sẵn sàng chiến đấu; đã đánh là thắng !"
5 tháng 10 2016

CAU 2 NHA

24 tháng 4 2021

Tiến trình đều trải qua hai giai đoạn là khởi nghĩa và kháng chiến.

Sự kiện Bạch Đằng lịch sử đã khẳng định thắng lợi hoàn toàn của nhân dân ta trong sự nghiệp giành lại độc lập cho Tổ Quốc 

ê văn chứ ko phải sử fan jack à cu

2 tháng 9 2021

sử mà văn đâu đọc hộ lại cái kết nối tri thức môn lịch sử xem có ko?-_-