K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2021

a) 5 danh từ: Nguyên,chị,tôi,em,bát cơm

b) 5 động từ: đi,nói,bỏ lửng,bảo,nhìn

c)5 tính từ:nóng,cảm giác,ngần ngại,khó hiểu,hay

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:Em được sống trong một gia đình đầy ắp tình thương và sự hòa thuận. Cả nhà, người được kính yêu nhất là bà. Với em, bà là cơn mưa mùa hạ tưới mát cho tuổi thơ của em.Bà đã ngoài bảy mươi tuổi, như cổ nhân thường nói, đây là tuổi “xưa nay hiếm”. Bà đã già nhưng vẫn nhanh nhẹn và dai sức lắm. Bà trông như cây mai gầy guộc,...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Em được sống trong một gia đình đầy ắp tình thương và sự hòa thuận. Cả nhà, người được kính yêu nhất là bà. Với em, bà là cơn mưa mùa hạ tưới mát cho tuổi thơ của em.

Bà đã ngoài bảy mươi tuổi, như cổ nhân thường nói, đây là tuổi “xưa nay hiếm”. Bà đã già nhưng vẫn nhanh nhẹn và dai sức lắm. Bà trông như cây mai gầy guộc, mảnh mai nhưng rắn rỏi, vững vàng. Trong dáng vóc tầm thước, trông bà thật dễ gần với trang phục gọn gàng, giản dị để tiện chăm lo việc nhà. Khuôn mặt thanh tú của bà toát lên vẻ hiền từ, ấm áp. Sống mũi cao, khóe miệng tươi tắn, hẳn thời trẻ bà tôi rất đẹp. Thỉnh thoảng, khi sán lại mà vuốt ve khuôn mặt bà, tôi ngỡ ngàng thấy những nếp nhăn trên làn da chấm đồi mồi đã mất đi màu tươi sáng. Đó là dấu tích của thời gian, của bao tháng ngày lo âu, vất vả. Mái tóc bà đã sớm bạc trắng, đôi mắt thì nheo nheo nhưng ánh mắt vẫn sáng và nhân từ. Đôi tay của bà gầy guộc, các đường gân và mạch máu nổi rõ lên, nhưng vẫn nhanh nhẹn lo toan được đủ việc trong gia đình. Mẹ vẫn thường nói với em, cả đời bà vất vả quá, khi trẻ lo toan việc nhà để chồng yên tâm đi chiến đấu, nay lại chăm sóc gia đình để các con phấn đấu vươn lên, rồi bà lại chăm chút các cháu để chúng trưởng thành. Vậy là bao nhiêu gánh nặng gia đình một mình bà gánh vác hết. Ở trong nhà, bà luôn là trung tâm hòa giải mọi chuyện, bà thường nói: “Chuyện trong nhà, cứ lớn thì coi là nhỏ, mà nhỏ thì coi như là không có thì mọi thứ sẽ êm đẹp cả thôi!”. Tôi vừa yêu quý bà lại vừa thương bà. Nhiều lúc tôi chỉ muốn ngã vào lòng bà và nói: “Bà ơi, cháu yêu bà lắm!”

Bà tôi nhiều tuổi nhưng rất chăm tập thể dục buổi sáng. Bà cứ chê lũ trẻ chúng tôi học nhiều mà lại ham ngủ, ít tập tành. Việc nhà nhiều vậy mà bà tôi vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Bà tham gia Hội phụ nữ phường, Hội hòa giải, Hội từ thiện,… Ai ai cũng quý mến bà, có việc gì mọi người thường tới hỏi và nghe bà phân tích. Bà tôi không khéo nói, nhưng bà nói lại hợp tình hợp lí nên dễ thuyết phục mọi người. Vừa rồi, nhà bác hàng xóm sơ ý bị cháy, bà kêu gọi mọi người giúp đỡ để vượt qua khó khăn buổi đầu. Tôi thật sự tự hào về bà mình.

Bà sống giản dị và khiêm nhường. Những bữa cơm của gia đình em dưới tay bà thật ấm cúng. Bà khéo chiều lòng được cả nhà với những món ăn bình dân nhưng ngon lành, sạch sẽ. Nhà có máy giặt nhưng bà vẫn động viên mọi người vò tay rồi hãy cho vào máy. Bà bảo như thế sạch hơn. Mẹ tôi kể rằng một tay bà đã giặt giũ suốt thời gian ở cữ anh em tôi. Và cũng chính bà đã tắm cho chúng tôi từ khi hai đứa còn đỏ hỏn. Khi bố mẹ tôi bận, bà chẳng bao giờ từ chối trông nom chúng tôi để bố mẹ đi công việc. Ở với bà, tôi tha hồ được vui chơi, được ăn những món ngon tuyệt mà bà nấu cho tôi bằng tất cả tình yêu.

Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần em bị sốt dịch. Trong trạng thái nóng sốt li bì, em phải đi viện một tuần. Bà luôn ở bên em, mồi lần bừng tỉnh em thấy đôi mắt lo âu của bà, những cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng, những lời động viên, an ủi của bà hình như có sức mạnh hơn thuốc. Em bình phục dần, và lúc đó mới thấy có vài ngày mà đôi má bà hõm sâu, mái tóc bà bạc thêm nhiều. Lòng xúc động sâu sắc, em nắm chặt tay bà nghẹn ngào không nói nên lời. 

Em có nhiều “mẹ” quá, mẹ ở nhà này, ở trường này và bà luôn bên cạnh em. Em tự nhủ lòng mình phải cố gắng sao cho khỏi phụ lòng những “người mẹ” của mình, phải học giỏi và ngoan để vui lòng họ. Em vô cùng yêu quý và biết ơn bà. Bà sẽ mãi mãi là người em kính yêu nhất. Em mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu. Bà ơi, bà bình thường thôi mà sao thật là vĩ đại!

a. Bài viết có mắc lỗi gì về đại từ xưng hô? Em hãy sửa lại:

 

b. Bài văn gồm có mấy đoạn? Nêu nội dung của từng đoạn: 

 

c. Người viết có tình cảm thế nào với bà? 

 
Mong mng sẽ jup mk được cả ba câu thanks mng
2
10 tháng 12 2021

Em được sống trong một gia đình đầy ắp tình thương và sự hòa thuận. Cả nhà, người được kính yêu nhất là bà. Với em, bà là cơn mưa mùa hạ tưới mát cho tuổi thơ của em.   Đoạn 1

Bà đã ngoài bảy mươi tuổi, như cổ nhân thường nói, đây là tuổi “xưa nay hiếm”. Bà đã già nhưng vẫn nhanh nhẹn và dai sức lắm. Bà trông như cây mai gầy guộc, mảnh mai nhưng rắn rỏi, vững vàng. Trong dáng vóc tầm thước, trông bà thật dễ gần với trang phục gọn gàng, giản dị để tiện chăm lo việc nhà. Khuôn mặt thanh tú của bà toát lên vẻ hiền từ, ấm áp. Sống mũi cao, khóe miệng tươi tắn, hẳn thời trẻ bà tôi rất đẹp. Thỉnh thoảng, khi sán lại mà vuốt ve khuôn mặt bà, tôi ngỡ ngàng thấy những nếp nhăn trên làn da chấm đồi mồi đã mất đi màu tươi sáng. Đó là dấu tích của thời gian, của bao tháng ngày lo âu, vất vả. Mái tóc bà đã sớm bạc trắng, đôi mắt thì nheo nheo nhưng ánh mắt vẫn sáng và nhân từ. Đôi tay của bà gầy guộc, các đường gân và mạch máu nổi rõ lên, nhưng vẫn nhanh nhẹn lo toan được đủ việc trong gia đình. Mẹ vẫn thường nói với em, cả đời bà vất vả quá, khi trẻ lo toan việc nhà để chồng yên tâm đi chiến đấu, nay lại chăm sóc gia đình để các con phấn đấu vươn lên, rồi bà lại chăm chút các cháu để chúng trưởng thành. Vậy là bao nhiêu gánh nặng gia đình một mình bà gánh vác hết. Ở trong nhà, bà luôn là trung tâm hòa giải mọi chuyện, bà thường nói: “Chuyện trong nhà, cứ lớn thì coi là nhỏ, mà nhỏ thì coi như là không có thì mọi thứ sẽ êm đẹp cả thôi!”. Tôi vừa yêu quý bà lại vừa thương bà. Nhiều lúc tôi chỉ muốn ngã vào lòng bà và nói: “Bà ơi, cháu yêu bà lắm!”    Đoạn 2

Bà tôi nhiều tuổi nhưng rất chăm tập thể dục buổi sáng. Bà cứ chê lũ trẻ chúng tôi học nhiều mà lại ham ngủ, ít tập tành. Việc nhà nhiều vậy mà bà tôi vẫn tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Bà tham gia Hội phụ nữ phường, Hội hòa giải, Hội từ thiện,… Ai ai cũng quý mến bà, có việc gì mọi người thường tới hỏi và nghe bà phân tích. Bà tôi không khéo nói, nhưng bà nói lại hợp tình hợp lí nên dễ thuyết phục mọi người. Vừa rồi, nhà bác hàng xóm sơ ý bị cháy, bà kêu gọi mọi người giúp đỡ để vượt qua khó khăn buổi đầu. Tôi thật sự tự hào về bà mình.   Đoạn 3

Bà sống giản dị và khiêm nhường. Những bữa cơm của gia đình em dưới tay bà thật ấm cúng. Bà khéo chiều lòng được cả nhà với những món ăn bình dân nhưng ngon lành, sạch sẽ. Nhà có máy giặt nhưng bà vẫn động viên mọi người vò tay rồi hãy cho vào máy. Bà bảo như thế sạch hơn. Mẹ tôi kể rằng một tay bà đã giặt giũ suốt thời gian ở cữ anh em tôi. Và cũng chính bà đã tắm cho chúng tôi từ khi hai đứa còn đỏ hỏn. Khi bố mẹ tôi bận, bà chẳng bao giờ từ chối trông nom chúng tôi để bố mẹ đi công việc. Ở với bà, tôi tha hồ được vui chơi, được ăn những món ngon tuyệt mà bà nấu cho tôi bằng tất cả tình yêu.               Đoạn 4

Kỉ niệm sâu sắc nhất là lần em bị sốt dịch. Trong trạng thái nóng sốt li bì, em phải đi viện một tuần. Bà luôn ở bên em, mồi lần bừng tỉnh em thấy đôi mắt lo âu của bà, những cử chỉ âu yếm, nhẹ nhàng, những lời động viên, an ủi của bà hình như có sức mạnh hơn thuốc. Em bình phục dần, và lúc đó mới thấy có vài ngày mà đôi má bà hõm sâu, mái tóc bà bạc thêm nhiều. Lòng xúc động sâu sắc, em nắm chặt tay bà nghẹn ngào không nói nên lời.   Đoạn 5

Em có nhiều “mẹ” quá, mẹ ở nhà này, ở trường này và bà luôn bên cạnh em. Em tự nhủ lòng mình phải cố gắng sao cho khỏi phụ lòng những “người mẹ” của mình, phải học giỏi và ngoan để vui lòng họ. Em vô cùng yêu quý và biết ơn bà. Bà sẽ mãi mãi là người em kính yêu nhất. Em mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu. Bà ơi, bà bình thường thôi mà sao thật là vĩ đại!  Đoạn 6

Tổng cộng là 6 đoạn

HT

10 tháng 12 2021

mk cần cả 3 câu pạn giang à mà cũng cảm ơn pạn nha

tuy k nhìu lắm nhưng mà thui, có hơn là k 

mng tiếp tục giải hộ mình cái 

Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua đường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi và mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để...
Đọc tiếp

Hồi tôi đã học đến lớp Bốn, lớp bán trú, bà nội vẫn cứ đi đón tôi. Có hôm buổi trưa, bà cũng rẽ qua đường. Bà xem tôi có bị đói không, có ăn hết suất cơm không, và bà chờ đến lúc trống xếp hàng lên lớp, không nhìn thấy tôi nữa bà mới chịu quay về.

Bà rẽ qua trường cũng vui. Hôm thì bà mang mận, hôm thì mang táo. Tôi mấy đứa bạn xúm xít chia nhau. Có đứa cất vào túi để giờ ra chơi nhấm nháp cho tỉnh ngủ. Nhưng tôi không muốn bà vào sân trường, lớp tôi trông thấy, chúng nó lại trêu:

- Hoàng sướng thật. Bà chiều cậu thế?

Trống xếp hàng, bà vẫn chưa chịu về. Tôi nhăn nhó:

- Bà ơi, bà về đi, bà về đi. Và đưa tay vẫy vẫy bà.

Chiều bà đến đón tôi. Trên đường đi, bà hỏi tôi, giọng đượm buồn:

- Này con, con sợ xấu hổ vì các bạn trông thấy bà gầy gò, hốc hác quá à?

Tôi vội vàng lắc đầu:

- Không phải thế, nhưng các bạn bảo “Hoàng lớn rồi cứ để cho bà phải lo lắng”.

Tôi nhăn nhó:

- Cháu cứ nói mãi mà bà không chịu nghe cơ. Có hôm cô giáo bảo cháu: “Chắc bà sợ nhà trường cho con ăn đói đấy. hôm còn thấy cầm đầy một túi bỏng ngô” mặc dù cô vừa nói vừa cười.

Từ hôm đó, buổi trưa, bà tôi không ra nữa. Mấy hôm đầu tôi cũng thấy buồn

buồn.

Chiều đón tôi về nhà, bà có bao việc phải làm nhưng bà cứ tắm gội cho tôi, lại

còn tắm gội rất kĩ, kì cọ từ cái răng, cái tai. “Trời ạ!”. Nhiều lúc tôi kêu lên như thế.

Rồi một hôm, tôi cương quyết với bà:

- Bà ơi, hôm nay, bà để cháu tắm lấy bà ạ. Cháu sẽ tắm sạch sẽ như bà tắm cho cháu. Cháu lớn rồi mà bà cứ coi như trẻ con.

Bà tôi cười:

- Lớn rồi ư? Chưa đầy mười tuổi thì lớn với ai cơ chứ?

Nhưng rồi dần dần bà cũng để tôi tự tắm lấy khi bà thấy tôi tắm gội rất cẩn thận, sạch sẽ. Mấy lần đầu ra khỏi buồng tắm, bà cúi xuống ngửi tóc tôi và khen:

- Được rồi, sạch đấy, thơm đấy. Tôi nhớ mãi có lần bà nói:

- Khi con lớn, là một thanh niên, biết đi xe máy, biết phóng vù vù, thì chắc lúc ấy bà cũng không còn nữa.

Thời gian trôi đi nhanh quá. Tôi đã trưởng thành, đã là một thanh niên, đã công ăn việc làm, đã có xe máy, đã phóng vù vù qua khắp phố phường, thì tôi vẫn cứ nhớ mãi những kỉ niệm thời ấu thơ. Tôi cứ nhớ mãi về bà, về sự thương yêu của bà, và lòng tôi cứ ngậm ngùi thương nhớ…

1.   Em hãy viết hộ Hoàng những lời thương yêu đó gửi đến bà.

0
I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).Đọc bài văn sau:Cho và nhận   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

1
1 tháng 1 2022

1D

2C

3C

4B

5.cÂU CHUYỆN MUỐN NÓI VỚI EM LÀ NẾU NGƯỜI KHÁC TẠNG MK MỘT THỨ J ĐÓ VÀ CHUYỂN TIẾP CHO NGƯỜI KẾ THỪA SAU cũng như câu chuyện cho và nhận .

6.Câu chuyện cho em học một bài học làNẾU NGƯỜI KHÁC TẠNG MK MỘT THỨ J ĐÓ VÀ CHUYỂN TIẾP CHO NGƯỜI KẾ THỪA SAU cũng như câu chuyện cho và nhận .

7.A

8.B

9.LÂU LẮM VÀ DÀI LẮM ĐÓ

10.đang và liền

Phân các câu sau thành hai loại: câu đơn và câu ghép.a. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.b. Một vài giọt mưa loáng toáng rơi chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa...
Đọc tiếp

Phân các câu sau thành hai loại: câu đơn và câu ghép.

a. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, ta có thể nghe tiếng vù vù bất tận của hàng nghìn loại côn trùng có cánh không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới sặc sỡ.

b. Một vài giọt mưa loáng toáng rơi chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm cho bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh.

c. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng.

d. Trong im ắng, hương vườn thơm thoang thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy trên cỏ, trườn theo những cành cây.

e. Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

g. Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

h. Khi ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

i. Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi.

k. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa.

l. Vì trời hạn hán nên ruộng đồng nứt nẻ. 

0
                                     CẦM LẤY TAY NHAUĐếm ấy, dù đã rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên códáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh vàkhẽ khàng gọi : " Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây !"Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàngthanh niên nắm chặt...
Đọc tiếp

                                     CẦM LẤY TAY NHAU
Đếm ấy, dù đã rất khuya nhưng cô y tá vẫn cố gắng để đưa một thanh niên có
dáng vẻ mệt mỏi đến bên giường của một bệnh nhân già. Cô cúi xuống người bệnh và
khẽ khàng gọi : " Cụ ơi, con trai cụ đã đến rồi đây !"
Đôi mắt lạc thần của ông cụ cố gắng mở ra, rồi ánh lung linh vội khép lại. Chàng
thanh niên nắm chặt bàn tay nhăn nheo của người bệnh và ngồi xuống bên cụ. Suốt
đêm hôm đó, anh cứ ngồi như thế, chẳng thiết gì đến nghỉ ngơi, vừa cầm lấy tay cụ già
vừa thì thầm những lời vỗ về, an ủi bên tai cụ.
Đến rạng sáng thì cụ qua đời. Các nhân viên y tế đến làm những thủ tục cần thiết.
Cô y tá đêm qua cũng trở lại và đang nói lời chia buồn với chàng lính trẻ thì anh chợt
ngắt ngang hỏi : " Ông cụ ấy là ai vậy ?"
Cô y tá sửng sốt : " Tôi tưởng ông cụ là cha anh chứ !"
- Ồ không, ông ấy không phải là cha tôi. - Chàng thanh niên nhẹ nhàng đáp. – Tôi chưa
gặp ông cụ lần nào cả.
- Thế sao anh không nói cho tôi biết lúc tôi đưa anh đến gặp cụ ?
- Tôi nghĩ là người ta nhầm giữa tôi và con trai cụ khi cấp phép, có thể do tôi và anh
ấy trùng tên hay trùng quê quán gì đó. Ông cụ đang rất mong mỏi gặp được con trai
mà anh ấy lại không có mặt ở đây, khi đến bên cụ tôi đã nhận thấy cụ đã yếu đến nỗi
không thể nhận ra tôi không phải là con trai cụ. Tôi nghĩ cụ rất cần có ai đó ở bên nên
tôi mới quyết định ở lại.
Mẹ Tê-rê-sa * đã nhắc nhở chúng ta rằng trong thế giới này lẽ ra không nên có ai
phải chết trong nỗi đơn côi, không ai phải buồn khổ, đớn đau hay lặng lẽ khóc một
mình trong những bất hạnh của đời mình.
Chúng ta sinh ra và cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của
cuộc sống. Lúc nào cũng có một ai đó sẵn lòng chìa cho ta bàn tay thân ái. Và luôn có
một ai đó, quanh đây, đang mong mỏi được ta dắt dìu.

(Theo Xti-vơ-Gu-đi-ơ)
*Mẹ Tê-rê-sa (1910 – 1997), vốn là người An-ba-ni, được phái làm giáo sĩ thừa sai
công giáo La Mã tại Ấn Độ. Mẹ đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm giúp đỡ người
nghèo, được giải Nô-ben hòa bình năm 1979.

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Người ta đã đưa ai đến bên một cụ già đang hấp hối ?
a. Một thanh niên là bạn con trai cụ.
b. Người con trai cụ.
c. Một thanh niên xa lạ.

2. Điều gì làm cô y tá ngạc nhiên ?
a. Cụ già qua đời.
b. Cậu thanh niên không phải là con cụ già.
c. Cậu thanh niên đã ngồi bên cụ già suốt đêm.

3. Tại sao anh thanh niên đã ngồi suốt đêm bên cụ già ?
a. Vì anh không biết đi đâu.
b. Vì anh nghĩ cụ đang rất cần có ai đó ở bên cạnh vào lúc này.
c. Vì các bác sĩ yêu cầu như vậy.

4. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
a. Hãy cùng nắm tay nhau đi qua những chặng đường muôn vẻ của cuộc sống và
sẵn lòng chìa bàn tay thân ái ra sưởi ấm giúp đỡ mọi người chung quanh.
b. Hãy biết sống chan hòa với mọi người.
c. Hãy biết kiên trì làm việc.                           

            Giup minh voi  

2

hoa mắt trả nhìn thấy gì

15 tháng 12 2021

nó bị lỗi, tớ copy lúc đầu vẫn theo thứ tự thế mà bây giờ lại bị liền nhau

Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: “Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào...
Đọc tiếp

Nếu có ai hỏi: “Người thầy, cô giáo em quý mến nhất trong suốt năm năm học tiểu học của em là ai?” Thì em sẽ không ngần ngại mà trả lời ngay: “Đó là thầy Nha”. Người thầy giáo đã tận tình dạy dỗ em năm lớp một. Và với em đó cũng là người cha thứ hai của mình.

Mặc dù bấy giờ thầy trò đã xa nhau. Nhưng những kỉ niệm sâu sắc năm em còn học lớp 1C của thầy thì không thể nào quên được. Ở lớp, em là đứa duy nhất viết tay trái nên thầy vẫn phải thường cầm bàn tay em nắn nót từng nét chữ. Và mặc dù thầy hết lòng dạy dỗ mà các ngón tay của em cứ nhất quyết không chịu nghe lời. Các chữ cái a, ă, â,… chẳng bao giờ ngay hàng thẳng lối và lúc nào cũng méo mó như bị ai nện một cây gậy vào. Ấy vậy mà bàn tay trái tuy không có ai dạy dỗ cả mà lại viết đẹp hơn nhiều. Khiến cho thầy phải thốt lên: “Thật là ngược đời”. Một hôm, khi tới giờ tập viết – tiết học căng thẳng nhất của em lúc ấy khi thấy thầy ra ngoài lớp nghe điện thoại. Thầy vừa bước ra khỏi cửa là em vội vàng đổi sang viết tay trái. Đến cuối giờ, thầy bảo em đưa vở lên chấm. Em hồi hộp đưa mắt nhìn thầy, bỗng thầy ngồi dậy, xoa đầu em:
- Hôm nay Thăng giỏi quá! Viết đẹp ghê ta! Có sự tiến bộ vượt bậc đấy.
Rồi thầy quay xuống lớp kêu to:
- Để mừng sự tiến bộ của bạn, các em cho một tràng pháo tay nào!

Nhìn sự mừng rỡ không một chút nghi ngờ trong đôi mắt thầy mà trong lòng em thấy hổ thẹn vô cùng. Tối hôm đó, em trằn trọc không ngủ. Đến sáng hôm sau, em quyết định sẽ nói hết sự thật với thầy. Nhưng ngồi trong lớp, em không đủ can đảm để nói ra sự thật với tất cả các bạn và thầy. Mãi đến lúc tan trường, khi các bạn đã về hết và thầy cũng định đi về thì em mới nói với thầy:
- Thầy ơi, em có chuyện muốn nói.
Thầy đưa mắt nhìn em, hỏi:
- Thăng em, em có chuyện gì thế?
Nghe thầy hỏi, mặc dù đã chuẩn bị kĩ cho giờ phút này nhưng em vẫn thấy chột dạ. Ấp a, ấp úng mãi, em mới nói được một câu:
- Thưa th…â…ầy, chuyện ngày hôm qua em…
- Chuyện ngày hôm qua nó làm sao?
Em bật khóc:
- Thưa thầy, hôm qua em đã nói dối thầy. Bài tập viết đó không phải do em nắn nót bàn tay phải như thầy đã dạy mà đó là thành quả của … bàn tay trái ạ.
Nghe em nói, khuôn mặt thầy lộ vẻ buồn phiền và hơi giận dữ, nhưng chỉ một lát sau, khuôn mặt ấy là trở về vẻ hiền từ. Thầy lấy tay gạt nước mắt của em bảo:
- Nín đi, con trai mà khóc nhè thì xấu lắm đấy. Chuyện lầm lỗi ai chẳng có một lần mắc phải. Nhưng quan trọng là người đó có biết nhận lỗi như em hay không? Thôi, em về đi, chuyện lần này thầy có thể bỏ qua, nhưng lần sau không được phạm phải nữa đâu nhé! Về đi.

Em mừng rỡ cảm ơn thầy rồi ôm cặp, nhanh chân bước về nhà và thầm hứa với lòng mình từ nay sẽ chuyên tâm học hành nghiêm chỉnh để không phụ lòng thầy.

Bấy giờ, khi đã rời xa mái trường tiểu học mến yêu, thời gian có thể trôi qua, mọi thứ có thể phai nhoà theo năm tháng. Nhưng hình ảnh người thầy đáng kính sẽ mãi mãi theo em đến suốt cuộc đời

0
20 tháng 9 2019

Trả lời

1. Bạn đã ở đâu thứ 5 tuần trước ? 

Tôi đã ở nhà.

=> Where were you last Thursday ?

=> I was at home.

2. Bạn đã làm gì ở nhà ?

Tôi đã xem ti vi.

=> What did you do at home?

=> I watched TV.

3. Bạn đã đi dã ngoại phải không ?

Đúng vậy.

=> Did you go on a picnic?

=> Yes, I did.

4. Bạn đã đi đến bữa tiệc phải không ?

Không có.

=> Did you go to the party?

=> No, I didn't

5. Bạn đã tham gia hội chợ phải không ? (funfair)

Đúng vậy.

=>

 Did you attend the fun fair?

=> yes, I did.

       Không biết có giúp được bạn không nhưng nếu không giúp được thì cho mik xin lỗi nha!!!

Tôi

Ông

@Bảo

#Cafe

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

625
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D