K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2017

●   Thời thơ ấu là tiểu thuyết đầu tiên trong ba tiểu thuyết tự thuật của Go-rơ-ki được sáng tác vào năm 1913-1914, tiểu thuyết gồm 13 chương

●   Văn bản Những đứa trẻ trích ở chương 9 của tác phẩm này

1 tháng 1 2020

Hoàn cảnh đáng thương của những đứa trẻ

●   Ba anh em con nhà ông đại tá và Aliosa là những đứa trẻ thuộc những gia đình có địa vị xã hội khác nhau:

●   Aliosa ở với ông bà, cậu thường hay bị ông đánh, niềm an ủi duy nhất là người bà

●   Ba đứa trẻ con ông đại tá tuy sống trong gia đình giàu có nhưng lại thiếu tình yêu thương khi mẹ chúng mất, bố chúng đi lấy một người khác

⇒   Những đứa trẻ có hoàn cảnh đáng thương

2 tháng 7 2016

Mk nhầm . Đây mới đúng

Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể là:

- Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em;

-  Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

2 tháng 7 2016

Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều  điều kiện thuận lợi:

- Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ và chăm lo cho trẻ em

- Công ươcs về quyền của trẻ em ra đời đã tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới

- Những cải thiện gần đây của bầu không khí chính trị quốc tế cũng tạo điều kiẹn dễ dàng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó 

17 tháng 1 2019

●   Truyện “Những ngôi sao xa xôi” ở trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. Văn bản đưa vào sách giáo khoa có lược bớt một số đoạn.

●   Truyện ngắn được đưa vào tuyển tập “Nghệ thuật truyện ngắn thế giới” xuất bản ở Mĩ.

9 tháng 4 2020
Để cảm nhận cần lưu ý tình đồng đội keo sơn gắn bó với nhau,cho dù 2 người cách xa nhau một người ở Bắc,còn người kia ở Nam
9 tháng 4 2020

Đồng chí

--------------------------------------------------------------------------------------------Chính Hữu.

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

Tác giả

- Chính Hữu,tên khai sinh Trần Đình Đắc(1926-2007), quê:Can Lộc,Hà Tĩnh.

- 1946,ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và tham gia hai cuộc k/c chống Pháp và chống Mỹ.

- 1947,ông bắt đầu sáng tác thơ và thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén,ngôn ngữ cô đọng.

- 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.

- Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo(1966), Ngọn đèn đứng gác….

Tác phẩm

- Sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy, bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn.

- Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).

II. Đọc – hiểu văn bản

  • Tìm hiểu chung:
  • - Thể thơ: Tự do – câu ngắn dài đan xen (20 câu thơ)
  • - Cảm xúc bao trùm: “Đồng chí” là bài ca về tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng và hình ảnh người lính Cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
  • - Bố cục: 3 phần

+ Bảy câu thơ đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính

+ Mười câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.

+ Ba câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng cao cả của cuộc đời người chiến sĩ.

  • Tìm hiểu chi tiết:

1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:

a,Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:

- Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:

“Quê hương tôi nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”

+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”

+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện

ð     Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.

- Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:

“Anh với tôi đôi người xa lạ

 Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.

ð     Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.

b. Cùng chung mục đích,lí tưởng chiến đấu:

“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

-         Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.

=> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng  của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.

c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:

- Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:

“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.

ð     Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.

*Câu hỏi 1: Dòng thứ bảy  của bài thơ có gì đặc biệt?Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

Trả lời: - Dòng thơ thứ bảy  trong bài thơ “Đồng chí” là một điểm sáng tạo, một nét độc đáo qua ngòi bút của Chính Hữu. Dòng thơ được tác riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, ngân vang như tiếng gọi tha thiết, tạo một nút nhấn, lắng lại. Hai tiếng “Đống chí” thật giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn,tình người trong chiến tranh. Dòng thơ thứ bảy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài. Có thể nói, hai tiếng “Đồng chí” vang lên thật giản dị và mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong thơ ca kháng chiến.

2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:

a. Tình đồng chí của người lính Cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:

- Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.

- Hai chữ “mặc kệ” => Thái độ dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa:

“Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”.

- Hình ảnh “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.

“Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước.

b. Là đồng chí của nhau, họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:

- Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật. Anh với tôi cùng chia nhau sự thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ:

“Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày”.

ð     Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng…Chính tình đồng đội đã giúp họ lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.

-         Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.

3. Biểu tượng của tình đồng chí:

*Câu hỏi: Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về ba câu thơ cuối trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu.

Trả lời:

Đoạn văn:

 Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                                                        Đầu súng trăng treo”.

Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ. Đêm khuya,nơi rừng hoang,dưới làn sương muối, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ;đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu. “Đầu súng trăng treo”  là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ. Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.

  • Câu hỏi:Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

Trả lời: Qua bài thơ về tình đồng chí, ta thấy hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính Cách mạng – anh vệ quốc Đoàn năm xưa:

- Họ xuất thân từ nông dân…

- Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.

- Ở họ đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí keo sơn, gắn bó…

=> Tình đồng chí là tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp người lính CM trong k/c chống Pháp “khoét nui,ngủ hầm,mưa dầm,cơm vắt” làm nên chiến thắng “lẫy lừng năm châu,chấn động địa cầu”. Tình đồng chí ấy được phát huy và thể hiện sức mạnh qua hình ảnh anh giải phóng quân trong cuộc k/c chống Mỹ làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Các anh – những người lính cách mạng – anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí cao đẹp mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

III. Tổng kết:

Nghệ thuật

-Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.

- Hình ảnh thơ cụ thể,xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm.

2 tháng 7 2016

Dựa trên tình hình thực tế, trong phần Nhiệm vụ, bản Tuyên bố đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Những nội dung này thể hiện tính toàn diện trong việc định hướng hành động. Mỗi một mục tương ứng với một phương diện cần quan tâm: từ việc chăm sóc sức khoẻ, chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong, quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bình đẳng trai - gái, xoá mù chữ, quan tâm đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, kế hoạch sinh nở đến việc chú ý tạo môi trường văn hoá xã hội lành mạnh, phát triển kinh tế…

2 tháng 7 2016

Thực thế cuộc sống của trẻ em trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ làm kìm hãm sự tăng trưởng. Các em phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bạo lực, chiến tranh, phân biệt chủng tộc...

Mỗi ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu những thảm hoạ của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường bị xuống cấp.

Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

2 tháng 6 2021

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

Nhan đề dùng từ viếng theo đúng nghĩa đen khẳng định một sự thật: Bác đã đi xa.

Tham khảo :

Hoàn cảnh sáng tác :

- Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978 .

- Bài thơ thể hiện một niềm tôn kính lớn lao của tác giả với Bác Hồ đồng thời cũng thể hiện sự đau thương, mất mát khi Bác đã ra đi cùng những cảm xúc mãnh liệt trong tim tác giả.

19 tháng 5 2022

refer

●   Sáng tác năm 1963, khi nhà thơ đang là sinh viên theo học ngành Luật tại nước Nga

●   In trong tập “Hương cây – bếp lửa” – tập thơ đầu tay của Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ.

●   Nhà thơ kể lại: “Những năm đầu theo học luật tại đây tôi nhớ nhà kinh khủng. Tháng 9 ở bên đó trời se se lạnh, buổi sáng sương khói thường bay mờ mờ mặt đất, ngoài cửa sổ, trên các vòm cây, gợi nhớ cảnh mùa đông ở quê nhà. Mỗi buổi dạy sớm đi học, tôi hay nhớ đến khung cảnh một bếp lửa thân quen, nhớ lại hình ảnh bà nội lụi cụi dạy sớm nấu nồi xôi, luộc củ khoai, củ sắn cho cả nhà”.

 

19 tháng 5 2022

refer

https://doctailieu.com/phan-tich-cam-xuc-chan-thanh-cua-tac-gia-qua-kho-tho-trong-bai-vieng-lang-bac-vien-phuong

8 tháng 12 2018

Bài thơ được in trong tập “Đất và khát vọng” (1984). Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn. Ở những chiến khu sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.