K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2019

Đà Nẵng là một hải cảng sâu và rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng. Hơn nữa Đà Nẵng chỉ cách Huế khoảng 100 km, phù hợp với ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. Tại đây có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và một số gián điệp đội lốt thầy tu đã dọn đường cho cuộc chiến tranh của quân Pháp…=> Pháp quyết định chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam

Đáp án cần chọn là: D

21 tháng 1 2018

Đáp án A

21 tháng 3 2019

Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp.

Đáp án cần chọn là: A

23 tháng 2 2016

D. phái  chủ chiến không nhận được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân.

 

23 tháng 2 2016

Chiến tranh thế giới bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường khai thác, bóc lột thuộc địa Đông Dương nhằm phục vụ cho cuộc chiến tranh:

- Tăng các thứ thuế, bắt nhân dân mua công trái, vơ vét lúa gạo, kim loại đưa về nước Pháp.

- Trong nông nghiệp, Pháp ra sức cướp đoạt ruộng đất làm đồn điền. Từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.

- Trong công thương nghiệp:

+ Pháp tăng cường đầu tư khai mỏ, nhất là mỏ than để gánh đỡ thiếu hụt của chính quốc trong thời gian chiến tranh.

+ Do chính sách nới lỏng độc quyền cho tư sản người Việt kinh doanh tương đối tự do của tư bản Pháp, khiến cho công thương nghiệp, giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển hơn trước 

7 tháng 3 2016

* Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp

- Giữa thế kỉ XIX, trước khi Pháp xâm lược, Việt Nam là nước độc lập, kinh tế đã có những bước phát triển nhưng đã bộc lộ suy yếu.

- Thời nhà Nguyễn, kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Nhà Nguyễn thực hiện đường lối đối ngoại thiển cận khiến cho Việt Nam bị cô lập.

- Đời sống nhân dân gặp khó khăn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Khả năng phòng thủ sa sút, quốc phòng yếu kém đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc chống lại sự xâm lược của tư bản phương Tây.

* Hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam:

- Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, những cuộc phát kiến địa lí đã báo hiệu “buổi bình minh của thời đại tư bản chủ nghĩa”. Liền sau đó, để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tư bản các nước đã tỏa đi khắp thế giới để tìm kiếm thị trường và nhiên liệu.

- Trong cuộc chạy đua sang phương Đông, tư sản pháp đã lợi dụng đạo Thiên Chúa như là một công cụ xâm lược.

- Cuối thế kỉ XVII, khi phong trào Tây Sơn nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc đã chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam khi Nguyễn Ánh cầu cứu thế lực ngoại bang giúp ông ta giành lại quyền lợi.

- Năm 1857, Na pô lê ông III lập ra hội đồng Nam Kì để bàn cách can thiệp vào nước ta, tiếp đó, sứ thần tới Huế đòi được “tự do buôn bán và truyền đạo”. Cùng lúc đó, Bộ trưởng bộ Hải quân Thuộc địa Pháp tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương để cùng Anh – Mĩ xâm lược Trung Quốc và lệnh cho phó Đô đốc Giơ-nuy chỉ cho hạm đội Pháp đánh vào Việt nam ngay sau khi chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc).

- Sau khi liên quân Anh – Pháp chiếm được Quảng Châu (Trung Quốc) buộc triều đình Mãn Thanh kí điều ước Thiên Tân (27-6-1858), chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nhà kéo tới cửa biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

* Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiền, vì:

- Đà Nẵng lúc bấy giờ là một bộ phận tỉnh Quảng Nam, là một cảng lớn, là một đầu mối giao thông từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây, Đà Nẵng lại gần kinh thành Huế.

- Thực dân Pháp đánh Đà Nẵng đầu tiên nhằm mục đích: đánh chiếm một căn cứ quan trọng để trên cơ sở đó làm bàn đạp đánh vào Nam và đánh ra Bắc, nhanh chống tấn công kinh thành Huế, buộc triều đình phải đầu hàng, kết thúc nhanh cuộc chiến tranh xâm lược của chúng đối với nước ta.

1 tháng 5 2016

 Trước khi Pháp xâm lược
Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng của chế độ phong kiến trên tất cả các mặt :chính trị:nhà Nguyễn xây dựng một chính quyền chuyên chế độc đoán, tăng cường bảo vệ quyền lợi của dòng họ, lấy chỗ dựa là địa chủ, cường hào. kinh tế thì sa sút, công thương nghiệp bế tắc, xã hội mâu thuẫn,nhũng cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ...Những chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã đặt nước ta vào tình thế hết sức bất lợi trước sự xâm lược của tư bản phương tây:tài lực, vật lực khánh kiệt, lòng dân li tán, binh sĩ bạc nhược, kém cỏi...Những bài học về "khoan thư sức dân" "thực túc binh thường" của các thế hệ trước , thì nhà Nguyễn đều không đáp ứng được vì thế khi Pháp xân lược thì quân và dân của nhà đã hết, sức đã kiệt, nhà Nguyễn không phát động được 1 cuộc kháng chiến toàn dân. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Việt Nam rơi vào tay Pháp.
=> như vậy trách nhiệm của nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược
b.Khi Pháp vào xâm lược nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp
-Ngay từ đầu trước cuộc xâm lăng của kẻ thù, triều đình đã có ý thức chuẩn bị kháng chiến nhưng sự chuẩn bị này lại chậm trễ, bị động, thiếu tích cực và trong quá trình kháng chiến triều đình có tư tưởng ngại địch, sợ địch không chủ động tấn công nên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh giặc (dẫn chứng)
-Triều đình đã sử dụng đường lối thủ để hoà, ảo thưởng về kẻ thù, trông chờ vào lương tâm, hảo ý của địch nên đã đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác xuất phát từ những toan tính ích kỉ muốn bảo vệ quyền lợi dòng họ nên từ chỗ kháng cự yếu ớt đến đầu hàng(d/c: lần lượt kí các bản hiệp ước đầu hàng)
-Triều đình đã không biết phát huy cuộc kháng chiến toàn dân không phối hợp với nhân dân đánh giặc đến cùng mà đã từng bước bỏ rơi, ngăn cản cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp.
-Triều đình sai lầm trong chủ trương cầu viện bên ngoài.
- Triều đình tiếp tục duy trì đường lối bảo thủ, khước từ mọi đề nghị canh tân , đổi mới đất nước.

10 tháng 3 2016

Các nguyên nhân thất bại của nhà Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Thực dân Pháp có lực lượng quân sự mạnh hơn ta, lại quyết tâm xâm lược Việt nam làm thuộc địa.

+ Hoàn cảnh lịch sử Đông Nam Á: Các nước phong kiến lạc hậu bị các đế quốc phương Tây xâm lược là tất yếu.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Triều đình nhà Nguyễn không có khả năng và ý muốn tập hợp, đoàn kết, tổ chức, lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm như các triều đại phong kiến trước đó. Bởi vì, mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến và nhân dân ngày càng sâu sắc, “Triều đình sợ dân hơn sợ giặc”.

+ Triều đình luôn có tư tưởng cầu hòa, đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, thậm chí còn tìm cách ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân, cuối cùng đầu hàng hoàn toàn.

+ Vua quan triều Nguyễn bảo thủ, không chấp nhận cái mới, tiến bộ để cải cách, Duy tân đất nước làm cho sức nước sức dân suy yếu, không đủ sức chống ngoại xâm.

+ Cuộc kháng chiến chưa có sự lãnh đạo chung,thiếu đường lối, chủ trương thống nhất, lại diễn ra rời rạc phân tán, do đó không tạo nên sức mạnh toàn dân để chống giặc.

+ Quan lại triều Nguyễn thiếu quyết tâm chiến đấu, luôn do dự ở vào thế bị động trước sự tấn công của Pháp, đặc biệt là không phối hợp chặt chẽ với nhân dân chống Pháp.

+ Nền quân sự nước ta lạc hậu, quân lính không được trang bị vũ khí đầy đủ, không được tập luyện thường xuyên.

Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

- Triều Nguyễn duy trì chính sách bảo thủ, lạc hậu đối với nhân dân. Giữa thế kỉ XIX, khi Pháp đánh chiếm Việt Nam, có nhiều nhà tư tưởng đề nghị canh tân, đổi mới đất nước. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối con đường này. Nhà Nguyễn vẫn tiếp túc chính sách cai trị cũ, làm cho đất nước ngày càng suy yếu, mất dần sức đề kháng trong cuộc chiến chống Pháp. Như vậy, nhà Nguyễn vì sự ích kỉ của mình đã hy sinh quyền lợi của dân tộc.

- Trong quá trình kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn còn mắc nhiều sai lầm như từ bỏ con đường vũ trang chống pháp, đi theo con đương thương lượng đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn; không biết chớp lấy thời cơ để giành thắng lợi.

13 tháng 3 2023

Tham khảo:

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .

Diễn biến:

- Lấy cớ bênh vực đạo Gia-tô, Liên quân Pháp - Tây Ban Nha kéo đến Việt Nam.

- Ngày 1 - 9 - 1858, quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.

- Quân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến, anh dũng chống trả.

- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu thất bại.