K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 7 2017

Con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần.

– Các hành động:

+ Gõ cửa cổng bà đỡ

+ Cầm tay bà, nhìn hổ cái nhỏ nước mắt.

+ Mừng rỡ, đùa giỡn với con.

+ Đào cục bạc tặng bà đỡ.

+ Vẫy đuôi, vẻ tiễn biệt, rất chu đáo, có lễ nghi. Con hổ hết lòng yêu thương vợ con, đền ơn và cư xử thắm tình ân nhân với bà đỡ.

– Con hổ thứ hai với bác tiều phu:

+ Mắc xương, lấy tay móc họng.

+ Nằm ngục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu cầu cứu.

+ Tạ ơn một con nai.

+ Hơn mười năm sau, khi bác tiều chết. Hổ đến trước mộ nhảy nhót, đầu dụi vào quan tài, gầm lên ai oán và chạy quanh quan tài.

– Đây là con hổ có tầm lòng chung thủy sâu sắc với ân nhân, người cứu mạng mình thuở nào.

– Những chi tiết thú vị : Hổ đực cầm tay bà đỡ nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt.

– Đây là hành động của người chồng rất yêu thương vợ, rất lo lắng đến mạng sống của vợ trong cuộc sinh nở bất trắc. Hổ không nói được nhưng cử chỉ cầm tay bà đỡ rồi nhìn hổ cái là cách nói hay nhất mà nếu có lẽ là con người thì cách biểu hiện đó vẫn là hay nhất.

+ Con hổ thứ hai có hành động rất lễ nghĩa của người con với người cha mới mất. Nói dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài vừa biểu lộ sự đau đớn thương tiếc vừa biểu hiện nghĩa cử của con đối với cha. Nên nhớ rằng hành động này sau 10 năm. Con hổ đã coi hành động cứu mình ngày đó là ơn cứu mạng nó, nó không trả ơn mà không quên cái ngày quan trọng : ân nhân nó đã chết.

+ Con hổ thứ nhất đáp nghĩa hậu hình người mà nó chịu ơn.

+ Con hổ thứ hai ngoài hành động đáp nghĩa nó luôn luôn nhớ đến ơn nghĩa. Nó sống có thủy chung, có đầu có cuối.

Trong mẩu chuyện thứ hai, con hổ trán trắng bị mắc xương và trong phút nguy khốn, nó được bác tiều giúp đỡ. Nhớ ơn bác tiều, nó đền ơn lâu dài. Truyện miêu tả hai lần đền ơn một cách chân thực và cảm động: lần bác tiều phu còn sống và khi bác đã chết. Khi bác còn sống, nó đưa thức ăn đến. Khi bác tiều mất, nó đến khóc thương bằng cách riêng của nó: nhảy nhót, dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài,... Cách đền ơn của con hổ trán trắng này cho thấy nó thực sự là kẻ chí tình, chí nghĩa. Ở đây, cần chú ý đến các tín hiệu thời gian. Lần nó được bác tiều cứu đến khi bác mất là hơn mười năm. Trong suốt thời gian ấy, nó chu đáo báo đền công ơn của bác. Nhưng ngay cả khi bác đã mất, nó vẫ không quên đến ngày giỗ bác. Quả là một tình cảm hiếm có.

Truyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay. Truyện nhiều khi gần với kể, với sử và thường mang tính giáo huấn. Tuy vậy cũng có loại truyện hư câu, tưởng tượng nghệ thuật, các nhà văn mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, đạo đức nhân sinh... Truyện con hổ có nghĩa là một thí dụ điển hình.

Ngay sau khi bà trần cứu được hổ cái qua cơn hoạn nạn mà tưởng chừng không thể vượt qua. Hổ cái được mẹ tròn con vuông, gia đình nhà hổ vô cùng hạnh phúc và sung sướng mừng rỡ đùa giỡn với con. Cảm động trước ơn cứu mạng của bà Trần, Hổ đực quỳ xuống bên cạnh một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc, tặng ngay cho bà Trần giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hành động trả ơn của hổ đực để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc. Việc trả ơn diễn ra tức thì, không đắn đo suy nghĩ, mà số bạc đâu có ít những “hơn mười lạng bạc”.

Hình ảnh hổ đực được khắc họa sinh động, ấn tượng qua thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, nhờ đó chúng ta thấy rằng con hổ đực mang trong mình những hành động, suy nghĩ như một con người. Trong gia đình, nó hết lòng với vợ con lúc bụng mang dạ chửa, luôn biết quan tâm, chăm sóc yêu thương hổ cái lúc sắp sinh con..., hổ đực vui mừng, sung sướng đến tột độ khi được làm cha, lưu luyến cảm động nghẹn ngào khi chia tayân nhân cứu mạng vợ mình.

Hổ đực nhận thức được rằng nó sẽ chẳng bao giờ thấy vợ và con trên cõi đời này nữa nếu như không có bà đỡ Trần. Nó hiểu rằng hạnh phúc hôm nay với gia đình nó là do bà đỡ Trần đem lại. Từ những suy nghĩ mang đậm chất nhân văn, chất Con người như vậy giúp hổ đực hành động thật cao đẹp và cảm động nhường nào - ân nghĩa vẹn tròn. Hành động trả ơn được diễn ra tự nhiên như một bản năng, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nó như hiểu vô đạo lí ở đời rằng ơn ai một chút chẳng quên, chịu ơn cứu mạng thì phải Khắc cốt ghi xương. Trong đôi mắt hổ đực, bàn tay của bà Trần như đôi bàn tay tiên tri, nhẹ nhàng cứu vợ nó qua cơn vật lộn với tử thần. Và trong tâm khảm hổ đực ơn cứu mạng này phải ghi lòng tạc dạ và đền đáp ân sinh. Khi tiễn bà Trần - vị ân nhân đáng kính ra về, hổ vẫn cúi dầu vẫy đuôi, khi bà Trần đã rời xa nó vẫn Gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.

Tiếng gầm của hổ đực phải chăng cảm phục đến nghẹn ngào mà không cất được nên lời? Hay chính là lời chào tiễn biệt vị ân nhân, mà cả đời mang ơn cứu mạng. Trong đôi mắt hổ đực hình ảnh bà Trần như một vị tiên, và chính trong đôi mắt ấy hiện lên lòng biết ơn vô hạn với người đã cứu sống vợ con mình. Và để rồi hổ đực, hổ cái ngày ngày bên con và cũng ngày ngày nhớ đến bà Trần, dẫu rằng đã hậu tạ chút bạc. Nó hiểu rằng chút bạc ấy không thể so sánh, mua bán ơn cứu mạng. Cả gia đình nó, cha truyền cho con ghi nhớ đời đời.

Cũng là lối sông có nhân nghĩa nhưng cách báo đáp ân nghĩa của hổ trán trắng lại khác. Nó được cứu sống sau lần hóc xương. Và nó cũng hiểu rằng, nó sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy thiên nhiên cuộc sống, chốn rừng thiêng kia nếu như không có bác tiều. Vị ân nhân ấy như một vị thánh xuất hiện trước mặt nó, ân cần, hết lòng giúp nó trước khi nó từ giã cuộc sống. Nó cũng san xẻ miếng ngon cho ân nhân của mình. Nhưng cảm động hơn khi biết rằng vị ân nhân đã chết, nó đau xót vô chừng bởi nó không thế làm gì giúp bác được. Nén chặt đau thương, tình cảm dâng trào, hổ trán trắng đã đến đưa tang bác tiều. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhẩy nhót... Từ xa, nhìn thấy hổ dụi dầu vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Và đâu phải chỉ ngày bác mất, mà từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều hổ lại đưa Dê hoặc Lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.


26 tháng 7 2017

Con hổ có nghĩa nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều thu gặp hổ, và đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí ân nghĩa thuỷ chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà z, gợi cảm.

Ở đây ta nói về mẩu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hố lao tới cõng bà đi. Bị hổ bắt làm sao mà sống được? Bà đỡ, ban đầu sợ đến chết khiếp. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu. Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ?. Nhưng cái cử chỉ một chân ôm lấy bà, một tay rẽ lối của hố thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hố’ cái đang lăn lộn cào đất, bà đỡ run sợ không dám nhúc nhích. Bà sợ lắm vì tưởng là hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay lời nói. Nó nhỏ nước mắt, thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất cần mẫn, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái như có cái gì động đậy, thế là bà biết ngay hổ cái sắp đẻ. Thật nhân đức, bà đỡ hoà thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dán xoa bụng cho hổ. Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiện hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ, cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiễn bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng đùa giỡn với con. Nó quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc để tặng bà đỡ. Nó đứng dậy đi, quay nhìn bà để ra hiệu đưa tiến bà về. Nghe bà đỡ nói: Xin chúa rừng quay về, nó cúi đầu vẫy đuôi, rồi gầm lên một tiếng. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!.

Câu chuyện thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ, giúp hồ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc, nhờ món quà ấy mà bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kỳ thú, gợi cảm.

Trong mẩu chuyện thứ nhất, con hổ gặp khó khăn: Hổ cái người giúp đỡ vì sắp đẻ. Nó lao tới cõng bà đỡ Trần, ôm bà chạy như bay. Nhờ có bà, hổ cái vượt cạn thành công. Niềm vui của nó lên tới cực điểm: mừng rỡ đùa giỡn với con. Sau giây phút vui mừng, nó quyết định đền ơn bà đỡ Trần món quà hơn mười lạng bạc.

Cách đền ơn của hổ được miêu tả chính xác và cảm động:

- Thứ nhất, hổ quyết định đền ơn và ngay lập tức, nó hành động trả ơn.

- Thứ hai, chu đáo dẫn bà ra khỏi rừng, cúi đầu vãy đuôi, chứng tỏ lòng biết ơn sâu sắc.

- Thứ ba, khi bà đỡ Trần đã đi xa, hổ gầm tiếng rồi bỏ đi. Gầm là ngôn ngữ của hổ, là cách tỏ bày lòng biết ơn sâu sắc của hổ.

26 tháng 7 2017

Truyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay. Truyện nhiều khi gần với kể, với sử và thường mang tính giáo huấn. Tuy vậy cũng có loại truyện hư câu, tưởng tượng nghệ thuật, các nhà văn mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, đạo đức nhân sinh... Truyện con hổ có nghĩa là một thí dụ điển hình.

Ngay sau khi bà trần cứu được hổ cái qua cơn hoạn nạn mà tưởng chừng không thể vượt qua. Hổ cái được mẹ tròn con vuông, gia đình nhà hổ vô cùng hạnh phúc và sung sướng mừng rỡ đùa giỡn với con. Cảm động trước ơn cứu mạng của bà Trần, Hổ đực quỳ xuống bên cạnh một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc, tặng ngay cho bà Trần giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hành động trả ơn của hổ đực để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc. Việc trả ơn diễn ra tức thì, không đắn đo suy nghĩ, mà số bạc đâu có ít những “hơn mười lạng bạc”.

Hình ảnh hổ đực được khắc họa sinh động, ấn tượng qua thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, nhờ đó chúng ta thấy rằng con hổ đực mang trong mình những hành động, suy nghĩ như một con người. Trong gia đình, nó hết lòng với vợ con lúc bụng mang dạ chửa, luôn biết quan tâm, chăm sóc yêu thương hổ cái lúc sắp sinh con..., hổ đực vui mừng, sung sướng đến tột độ khi được làm cha, lưu luyến cảm động nghẹn ngào khi chia tayân nhân cứu mạng vợ mình.

Hổ đực nhận thức được rằng nó sẽ chẳng bao giờ thấy vợ và con trên cõi đời này nữa nếu như không có bà đỡ Trần. Nó hiểu rằng hạnh phúc hôm nay với gia đình nó là do bà đỡ Trần đem lại. Từ những suy nghĩ mang đậm chất nhân văn, chất Con người như vậy giúp hổ đực hành động thật cao đẹp và cảm động nhường nào - ân nghĩa vẹn tròn. Hành động trả ơn được diễn ra tự nhiên như một bản năng, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nó như hiểu vô đạo lí ở đời rằng ơn ai một chút chẳng quên, chịu ơn cứu mạng thì phải Khắc cốt ghi xương. Trong đôi mắt hổ đực, bàn tay của bà Trần như đôi bàn tay tiên tri, nhẹ nhàng cứu vợ nó qua cơn vật lộn với tử thần. Và trong tâm khảm hổ đực ơn cứu mạng này phải ghi lòng tạc dạ và đền đáp ân sinh. Khi tiễn bà Trần - vị ân nhân đáng kính ra về, hổ vẫn cúi dầu vẫy đuôi, khi bà Trần đã rời xa nó vẫn Gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.

Tiếng gầm của hổ đực phải chăng cảm phục đến nghẹn ngào mà không cất được nên lời? Hay chính là lời chào tiễn biệt vị ân nhân, mà cả đời mang ơn cứu mạng. Trong đôi mắt hổ đực hình ảnh bà Trần như một vị tiên, và chính trong đôi mắt ấy hiện lên lòng biết ơn vô hạn với người đã cứu sống vợ con mình. Và để rồi hổ đực, hổ cái ngày ngày bên con và cũng ngày ngày nhớ đến bà Trần, dẫu rằng đã hậu tạ chút bạc. Nó hiểu rằng chút bạc ấy không thể so sánh, mua bán ơn cứu mạng. Cả gia đình nó, cha truyền cho con ghi nhớ đời đời.

23 tháng 8 2016
Đầy là câu hỏi và lời đáp (đố – giải đố) về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội, đình đám, vui Tết, vui xuân… hay lúc nông nhàn. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử, các nhân vật nổi tiếng hoặc phong tục xã hội… Điều thú vị là người hỏi biết chọn ra những đặc điểm tiêu biểu của từng địa danh để đánh đố:
 
–    Ở đâu năm cửa nàng ơi ?
Sông nào sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?
Ở đâu mà lại có thành tiên xây?
 
Người đáp trả lời rất đúng:
 
–    Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi!
Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng.
Nước sông Thương bên đục, bên trong.
Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.
Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.
 
Hỏi – đáp là hình thức thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Qua lời hỏi và lời đáp, ta thấy chàng trai và cô gái đều có hiểu biết sâu rộng, thái độ lịch lãm và tế nhị. Thử thách đầu tiên này là cơ sở để tiến xa hờn trong sự kết giao về mặt tình cảm.
8 tháng 12 2018

Bạn tham khảo bài này:

Ta là chúa sơn lâm của chốn rừng xanh. Bây giờ, ta đã già rồi, nhưng ta vẫn không sao quên được ân nhân đã cứu sống ta. Đó là bác tiều tốt bụng tên Mỗ.Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn.

Hôm đó, ta rất đói bụng, may mắn thay, ta vớ bẫm được một con bò lớn. Ta lao vào bắt nó, sau một hồi vật lộn, ta lôi con bò ra gần gốc cây rồi vui vẻ đánh chén. Đang ăn thì chợt có một chiếc xương to bị mắc ngang cổ họng khiến ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta cho tay vào cổ họng móc xương ra. Nhưng dường như, ta không thích hợp để làm việc này. Ta loay hoay mãi mà chiếc xương vẫn không ra. Bàn tay ta to quá nên càng móc, chiếc xương lại càng vào sâu. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cho cổ họng ta thêm đau đớn. Ta lãn lộn trên đất khiến cát bụi bay mù mịt, những cành cây xung quanh giập nát. Chốc chốc, ta lại cho tay vào họng móc thử mong là nó sẽ ra, nhưng đều bất lực. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì có một bác tiều từ xa tới. Bác ta bước đi lảo đảo, mặt đỏ gay. Chắc bác ta đang say rượu. Thấy ta móc họng, máu me trào ra, bác tiều liền trèo lên cây, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho." Hiểu ý của bác, ta nằm phục xuống, há to miệng nhìn bác tiều với vẻ mặt cầu cứu. Bác tiều trèo xuống, tiến lại gần rồi lấy tay thò vào cổ họng ta, móc ra chiếc xương bò to bằng cánh tay. Ta cảm thấy nhẹ nhàng như trút được một gánh nước. Sau đó, bác tiều bỏ đi và chỉ nói lại một câu: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé.". Sáng hôm sau, ta khoẻ mạnh như thường, và lại tiếp tục đi kiếm mồi. Săn được một con nai to, nhớ lời bác tiều, ta đem đặt nai trước cửa nhà bác. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại mang mồi ngon đến với bác. Mười năm thấm thoắt trôi qua. Rồi một hôm, khi ta mang lợn đến nhà mới hay bác đã qua đời. Hôm sau, từ xa, ta thấy rất nhiều người đứng quanh chiếc quan tài, bên cạnh một hố sâu. Ta chạy lại, đứng trên hai chân sau và gầm thét. Mọi người sợ hãi bỏ chạy. Ta ngồi rất lâu cạnh quan tài, dụi đầu vào nó để tỏ lòng thương tiếc. Sau đó, ta đi quanh quan tài vài vòng rồi bỏ vào rừng sâu, lòng đầy thương cảm. Từ đó về sau, cứ đến ngày giỗ bác tiều, ta lại đem lợn hoặc dê đặt trước cửa nhà bác.

PROMOTED CONTENT Mgid Bí quyết dứt điểm hôi miệng chỉ với 2 phút mỗi ngày. Đọc ngay Kiếm 16 triệu mỗi 60 phút từ máy tính của bạn Mỗi đêm, bạn sẽ bị mất 1kg, nếu bạn làm điều này trước khi ngủ Cách chữa hôi miệng nhanh nhất không phải ai cũng biết

Giờ đây ta đã già nua ốm yếu lắm rồi. Ta kể lại chuyện này cho các cháu nghe. Các cháu phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khản, hoạn nạn. Có như vậy, sống ở đời mới giữ được tình cảm lâu bền.



9 tháng 12 2018

Một buổi chiều, khi mặt trời đã nấp sau dãy núi cao, trong khu rừng chỉ còn lại ánh sáng yếu ớt, đôi vợ chồng chim cú mèo lần ra khỏi tổ, đậu trên đầu cành khô đế chuẩn bị đi tìm mồi. Chúng rúc lên những tiếng gọi nhau sang đến bờ suối bên kia.

Tiếng vọng đó làm con hổ đực thức dậy. Nó mon men đến chỗ đàn con mới đẻ, nhìn con hổ cái cho con bú, trong lòng vui vẻ. Nó định bụng sẽ kiếm con bò, hay con lợn rừng thật to đem về bồi dưỡng cho hố cái.

Nhưng ra đến bìa rừng nó gặp một con hố đực khác đang lễ mễ vác cái đùi nai thật to định nhảy qua suối. Những con hổ đực gặp nhau thường hay gây sự về chuyện lãnh địa sống của mình. Nhưng lần này thì hai con trong lòng đang hân hoan, hoặc suy nghĩ nên bật ra tiếng chào nhau:

– Chào bạn, đi đâu mà mang cả bữa ăn thịnh soạn như thế?

– Ơ, không, đây là lễ vật đem đi cúng tế một ân nhân đã cứu tôi…

Câu chuyện bắt đầu thấy hay hay, con hố kia liền gợi chuyện.

– Bạn có thế kế cho mình nghe được không? Mình cũng có một chuyện về tấm lòng của con người đối với dã thú.

Thế là hai con ngồi gần lại nhau. Một con kể:

“Hôm đó mình đang đói, đuối bắt được một con hoẵng liền ăn ngấu nghiến. Không ngờ, đang ăn bị hóc một cái xương ở họng. Loay hoay, vất vả mãi không làm sao lấy ra được, thò móng vuốt vào mồm móc xương thì chỉ làm cho mồm vãi máu đỏ lòm. Gục đầu vào gốc cây, mình đành nằm chờ chết.

Giữa lúc ấy có bác tiều phu đi đến, trông thấy tôi sợ quá vội leo lên cây, tôi nhìn bác rồi nằm phục xuống như lạy van. Hiểu ý, bác tiều phu tụt xuống, đi lại gần ra hiệu cho tôi há mồm cho xem. Tôi há thật to, nên bác thò tay vào lấy được khúc xương bị hóc ra. Ngồi dậy, tôi sung sướng và quỳ xuống nói.

– Xin cảm ơn người, không bao giờ tôi quên ơn nghĩa này…

– Có gì đâu, giúp nhau một tí thôi…

Nói rồi bác gánh củi quay đi.

Từ đó, thỉnh thoảng kiếm được mồi ngon như bò, dê, lợn rừng tôi thường mang biếu bác ấy một miếng thật ngon. Nhưng chiều hôm qua tôi đến thì bác ấy đã qua đời. Hôm nay tôi mang lễ vật đến để cúng bác ấy. Nhớ ơn người đã cứu mình, tôi tự nguyện từ nay hàng năm đến ngày giỗ bác ấy là tôi phải đến để giữ mãi tấm lòng biết ơn người đã cứu mình”.

Con hổ kia nghe xong cũng cảm động nhớ lại ơn nghĩa của con người đối với vợ chồng nó. Nó kể lại cho bạn nghe:

“Lần này vợ tôi trở dạ đau đớn mấy ngày liền. Thấy vợ đau đớn quằn quại tôi đứng ngồi không yên. Tôi nhớ lại trong xóm gần đây có bà Trần, người đỡ đẻ thường đi qua cửa rừng. Mấy lần gặp tôi, bà sợ hãi rú lên. Tôi vội ngồi xuống rất hiền từ để bà yên tâm… Tôi lần tìm vào được nhà bà thì trời đã tối. Tôi liền chạy lại cõng bà lên lưng rồi chạy một mạch về rừng.

Đến nơi, vợ tôi đang trở dạ, tôi đặt bà xuống và phục xuống nhìn bà, sau bà hiểu ý, đến gần vợ tôi sờ vào bụng rồi đỡ cho những hổ con ra đời.

Xong việc, vợ tôi mệt lả nằm nghỉ, ôm lấy lũ con vào lòng. Bà Trần đứng lên có ý muốn đi, tôi gật đầu cảm ơn bà rồi lấy tay đập lên lưng ra hiệu cho bà ômcổ tôi, để tôi cõng về.

Ra gần đến cửa rừng, tôi đặt bà xuống chỗ cất giấu kho của cải của người xưa, lấy một gói bạc, hai tay nâng lên trước mặt bà. Bà hiểu ý, đỡ lấy rồi nói lẩm bẩm câu gì đó. Tôi lại cõng bà về đến đầu làng, bà ra hiệu đặt bà xuống. Bà nói: “Xin chúa rừng hãy quay về, tôi về nhà một mình được”. Tôi cúi đầu chào bà rồi quay vào rừng. Nghe nói, năm ấy mất mùa đói kém lắm, bà Trần nhờ có gói bạc tôi biếu nên đã qua được cơn đói rét.

Nghe xong, con hổ kia nói:

– “Bạn thấy không, loài hổ chúng ta tuy mang tiếng là hung bạo, nhưng cũng có con lành và tốt như chúng ta. Con người cũng vậy, phần lớn là những người tốt, có tấm lòng rộng mở, cứu nhân độ thế. Sống ở đời phải ăn ở với nhau sao cho có tình nghĩa thì mới tốt đẹp.”


14 tháng 12 2016

Phân tích câu chuyện bà đỡ Trần gặp hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

Vũ Trinh (1759-1828) đỗ Hương Cống (cử nhân), từng làm quan dưới thời Lê - Trịnh, sau làm quan cho triều Nguyễn. Ông để lại nhiều thơ văn chữ Hán, trong đó có cuốn "Lan trì kiến văn lục". Gọi tắt là "Kiến vân lục" gồm 45truyện ngắn, đó là những truyện truyền kì lưu hành trong dân gian mà ông đã ghi chép lại. Truyện "Con hổ có nghĩa" rút trong cuốn "Lan trì kiến văn lục".

"Con hổ có nghĩa"nói về chuyện bà đỡ Trần và bác tiều phu gặp hổ, họ đã được hổ đền ơn đáp nghĩa. Truyện đề cao đạo lí nhân nghĩa thủy chung ở đời. Truyện gồm có hai phần, phần nào cũng tinh giản mà kì thú, gợi cảm.

Mẩu chuyện thứ nhất nói về bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Tình huống li kì hồi hộp: đêm, nghe có tiếng gõ cửa, bà đỡ ra mở cửa, rồi bị con hổ "lao tới cõng bà đi". Bị hổ bắt thì làm sao sống được? Bà đỡ, ban đầu "sợ chết khiếp". Hổ "dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay", hễ gặp bụi rậm, gai góc thì "dùng tay rẽ lối chạy vào rừng sâu". Phải chăng hổ bắt được mồi, nên vội vã tha mồi về hang ổ? Nhưng cái cử chỉ "một chân ôm lấy bà", "một tay rẽ lối" của hổ thì có vẻ như nương nhẹ, cẩn trọng? Một tình tiết hồi hộp, hấp dẫn.

Cảnh thứ hai cũng đầy kịch tính. Bà đỡ nhìn thấy hổ cái "đang lăn lộn cào đất", bà đỡ "run sợ không dám nhúc nhích". Bà sợ lắm vì tưởng hổ định ăn thịt mình. Hổ đực dùng cử chỉ để thay cho lời nói. Nó "nhỏ nước mắt", thương hổ cái lắm. Nó "cầm tay bà nhìn hổ cái" như kêu van, như xin được cứu giúp. Người và hổ đã tương tri, đã biết cảnh ngộ nhau, biết tấm lòng của nhau. Bà đỡ rất mẫn cảm, có tay nghề giỏi, bà chỉ nhìn bụng hổ cái "như có cái gì động đậy" thế là bà "biết ngay hổ cái sắp đẻ". Thật nhân đức, bà đỡ hòa thuốc với nước suối cho hổ cái uống, bà còn dám "xoa bụng cho hổ". Cử chỉ của bà đầy tình thương. Đã mấy ai trong thiên hạ dám đưa tay xoa bóp bụng hổ. Với bà đỡ Trần thì hổ cái là một sản phụ, đang đau đẻ cần giúp đỡ để cứu cả mẹ lẫn con.

Cảnh thứ ba, là cảnh hổ cái đẻ con và hổ đực đưa tiền bà đỡ. Hổ đực rất tình cảm và có nghĩa. Nó vui mừng "đùa giỡn với con". Nó "quỳ xuống" bên một gốc cây, "lấy tay đào lên một cục bạc" để tặng cho bà đỡ. Nó “đứng dậy đi, quay nhìn bà” để ra hiệu đưa tiễn bà về. Nghe bà đỡ nói; "Xin chúa rừng quay về", nó "cúi đầu vẫy đuôi", rồi “gầm lên một tiếng”. Cảnh tiễn biệt đầy lưu luyến và sâu nặng tình nghĩa biết bao!

Câu chuyên thật hay, thật hồi hộp cảm động. Người đỡ đẻ giúp hổ cái mẹ tròn con vuông. Hổ đền ơn người một cục bạc (về nhà cân được hơn mười lạng); nhờ món quà ấy mà gia đình bà đỡ sống qua được năm mất mùa đói kém. Chuyện hổ cũng là chuyện người. Bài học đền ơn đáp nghĩa thật kì thú, gợi cảm.

Kể lại câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ.

 

Ngày xưa ở huyện Lạng Giang có người kiếm củi tên Mỗ. Một hôm, bác ta đang hì hục bổ củi ở sườn núi, bỗng nhìn thấy dưới thung lũng phía xa, cây cỏ lay động không ngớt. Thấy lạ, bác tiều vác búa đi đến xem thì thấy một con hổ rất to, trán trắng đang cúi đầu đào bới đất. Hổ quằn quại nhảy lên, vật xuống,Thỉnh thoảng lại lấy tay móc họng. Hổ nhe nanh, máu me đầm đìa, nhớt dãi trào ra. Tiếng hổ rên nghe thật thảm thiết. Bác tiều nhìn kĩ miệng hổ, thấy một khúc xương dài mắc ngang họng; bàn chân hổ thì to, càng móc khúc xương càng vào sâu. Bác thầm nghĩ: “Chúa sơn lâm khó mà sống sót...”. Bác tiều uống rượu say, mạnh bạo trèo lên cây cao, kêu lên: "Cổ họng ngươi đau lắm phải không? Đừng cắn ta, ta sẽ lấy xươtng ra cho...". Nghe tiếng người gọi, hổ nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều phu ra dáng cầu cứu. Bác tiều phu trèo xuống, đi thẳng đến chỗ hổ nằm. Bác thò tay vào cổ họng hổ, lấy ra một chiếc xương bò, to và dài như cánh tay. Hổ liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi vẫy đuôi bỏ đi. Bác tiều nhìn theo hổ, nói to: "Nhà ta ở thôn Mỗ, hễ được miếnggìlạ thì nhớ nhau nhé!".Sau đó, bác tiều gánh củi ra về.

Một đêm nọ, nghe ngoài cửa có tiếng gầm dài và sắc. Sáng ra, có một con nai to chết ở đó. Hơn mười năm sau, bác tiều già rồi chết. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhảy nhót. Những người đưa ma hoảng hốt bỏ chạy. Từ xa, thấy con hổ trán trắng dùng đầu dụi vào quan tài, gầm lên thảm thiết, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Từ đó về sau năm nào cũng vậy, trước ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn về để ở ngoài cửa nhà bác tiều.

 

Đề 5. Cảm nhận của em về câu chuyện bác tiều phu ở Lạng Giang cứu hổ trong truyện "Con hổ có nghĩa".

Ở đời, có lúc có nơi, ta thấy những kẻ mặt người dạ thú mà ghô tởm. Chuyện con chó, con ngựa chí tình thì hầu như ai cũng thấy. Nhưng truyện "Con hổ có nghĩa" thì thật vồ cùng kì lạ đối với số đông trong chúng ta. Vũ Trinh, nhà văn trung đại đã ghi lại hai mẩu chuyện lạ lưu truyền trong dân gian, đọc lên thật vô cùng xúc động.

Mẩu chuyện thứ nhất nói về chuyện bà đỡ Trần ở Đông Triều gặp hổ. Mẩu chuyện thứ hai kể lại sự việc bác tiều phu ở Lạng Giang cứu con hổ thoát nạn, và con hổ đã mang nặng ơn sâu. Câu chuyện xảy ra trong rừng, khi bác tiều phu đang bổ củi. Rất hấp dẫn đầy kịch tính thú vị. Cá ba cảnh đều hay. Nhìn thấy con hổ trán trắng đang mắc nạn "nhảy lên vụt xuống", "mở miệng nhe cái răng, máu me nhớt dãi trào ra"; một khúc xương to "mắc ngang họng", hổ càng móc "khúc xương càngvào sâu".Thương con hổ mắc nạn như thương con người gặp tai ương, vì “đã uống rượu say”mà bác tiều phu dám cả gan cất tiếng gọi hổ: “cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho”. Sự kì lạ ở đây là con hổ cũng nghe được và hiểu được tiếng người. Cử chỉ hổ "nằm phục xuống, há miệng nhìn bác tiều" cho thấy hổ nghe được, hiểu được tiếng người. Nó chờ đợi và cầu cứu bác tiều phu.

Cảnh thứ hai ghi lại hình ảnh bác tiều phu cứu hổ thoát nạn. Bác đã "lấy tay thò vào cổ họng hổ lấy ra một chiếc xương bò, to như cánh tay". Sau khi hổđược cứu thoát, nó "liếm mép, nhìn bác tiều phu rồi bỏ đi". Cái "liếm mép" ấy, cái "nhìn" ấy của hổ chứa đầy tình cảm biết ơn. Hành động của bác tiều phu rất dũng cám, dám "lấy tay thò vào cổ họnghổ...".Vì thương con hổ bị nạn, vì tin mình và tin hổ nên bác tiều phu mới dám làm như thế! Tình huống bác tiều phu móc họng hổ lấy khúc xương bò... rất hấp dẫn. Câu nói của bác tiều phu với con hổ thể hiện sự chất phác, chân thật và hồn nhiên: "Nhà ta ở thôn mộ, hễ được miếng gì lạ thì nhớ nhau nhé". "Miếng lạ"là miếng ngon, "nhớ nhau nhé" vì hoạn nạn có nhau, ngọt bùi có nhau.

Cảnh thứ ba là cảnh đền ơn của con hổ. Nó mang đến nhà bác tiều phu một con nai để làm quà... Mười năm sau, khi bác tiều chết, nó về đưa tiễn "đầu dụi vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi". Đó là cử chỉ thương tiếc đau xót của hổ đối với ân nhân mình. Từ đó về sau, hổ vẫn mang lễ vật - dê rừng, lợn rừng- về giỗ bác. Con hổ đã sống đầy tình người, rất ân nghĩa thủy chung.

Tóm lại, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện rất hay. Tác giả đã lấy chuyện loài vật để nêu lên bài học đạo lí: Ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người. Nhân vật, ngôn ngữ, hành động cử chỉ, chi tiết... đều toát lên ý nghĩa ấy, bài học ấy. Một cách viết rất ngắn, tinh tế, tình huống giàu kịch tính nên câu chuyện kể càng hay, càng hấp dẫn thú vị. Có thể nói, truyện "Con hổ có nghĩa" là một truyện ngắn mi-ni trong văn xuôi trung đại vậy!

Bn tham khảo nha !!!! hihi

14 tháng 12 2016

bn à, bài này ko phải làm như thế đâu nhưng cảm ơn bn đã giúp đỡvui

 

1 tháng 12 2017
Trong nền văn học nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới, song song với các tác phẩm dân gian truyền miệng, có các tác phẩm do những trí thức tài danh sáng tác bằng chữ viết. Ở Việt Nam, văn học viết xuất hiện sớm nhất trong thời kì trung đại, thời kì lịch sử tính từ thế kỷ X đến cuối thế kỉ XIX. Do đó, cùng với một số áng văn xuôi dân gian đặc sắc như truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười,... chúng ta được thưởng thức một số truyện trung đại cũng khá đặc sắc. Truyện trung đại Việt Nam thường được viết bằng chữ Hán, có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, có cách viết gọn gàng, đơn giản hơn truyện hiện đại. Tuy vậy, mỗi truyện đều có cốt truyện, có lời kể của tác giả, có nhân vật hành động và nói năng theo những tình huống, chi tiết khá hấp dẫn. Truyện Con hổ có nghĩa của Vũ Trinh trong tập Lan Trì kiến văn lục do Hoàng Hưng dịch là một áng văn xuôi như thế.
Điều thú vị của truyện này là tác giả không kể chuyện con người mà kể về hai con hổ, hai chúa sơn lâm. Nhà văn đã dùng nghệ thuật nhân cách hoá với ngòi bút vừa hiện thực vừa pha chút lãng mạn, cường điệu. Kể chuyện hổ, nhưng để nói chuyện người. Nói chính xác, đây là câu chuyên về những con ác thú nhưng không độc ác, trái lại rất hiền lành và mang những đức tính tốt đẹp của con người.

1. Chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều
Vị chúa rừng - ông hổ, ông ba mươi, con cọp này xuất hiện ở đầu truyện khiến người đọc sửng sốt, hãi hùng giống sự hãi hùng của bà đỡ Trần khi bị "hổ lao tới cõng đi... ôm lấy... chạy như bay... vào rừng ...". Ta tưởng hổ sẽ ăn thịt bà đỡ. Hoá ra không phải thế. Đó là cách "ông chồng" đi đón thầy thuốc về nhà đỡ đẻ cho "vợ". Đây là "ông chồng" hổ nên đã hành động theo kiểu hổ... như thế. Song "ông" hổ này rất giàu tình cảm và có tấm lòng nhân nghĩa đáng khen.
"Ông ta" biết "cầm tay" bà đỡ, rồi "nhìn hổ cái nhỏ nước mắt" vừa muốn cầu cứu bà đỡ vừa cảm thông thương xót "bà vợ" hổ đang "lăn lộn, cào đất", đau đẻ. Sau khi bà Trần đã đỡ cho hổ vợ, hổ con ra đời, hổ đực biết "mừng rỡ, đùa giỡn với con" như một người đàn ông hạnh phúc nhất. Ngòi bút kể chuyện của tác giả khá tinh tế. Con ác thú bỗng trở thành một người hiền lành, mang tính cách của con người. Tính người của hổ biểu hiện rõ nhất, đẹp nhất là khi thấy vợ được mẹ tròn con vuông, đã "quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc" tặng bà đỡ Trần. Khi dẫn bà đỡ - ân nhân của gia đình, vị chúa rừng ấy còn biết "cúi đầu, vẫy đuôi làm ra vẻ tiễn biệt". Nhờ số bạc hổ cho, bà đỡ Trần đã vượt qua được năm đói kém, mất mùa. Từ đầu đến cuối truyện, con hổ không nói một câu, một lời nào, là hổ thì sao nói được tiếng người ! Nhưng qua cử chỉ, nét mặt, chúng ta thấy con hổ ấy đã mang nhiều tính cách của người, ứng xử với bà đỡ Trần y như cách con người ứng xử với nhau. Là ác thú, vị chúa rừng Đông Triều có trái tim con người, biết thương vợ, biết đền ơn, đáp nghĩa người giúp đỡ mình qua khỏi việc khó khăn.
2. Chuyện về con hổ trán trắng ở Lạng Giang
Câu chuyện này mở đầu khác hẳn với chuyện về vị chúa rừng ở Đông Triều. Không phải là việc hổ cõng người mà là người nhìn thấy hổ. Bác tiều phu ở Lạng Giang nhìn thấy một con hổ trán trắng đang "cào bới đất, nhảy lên, vật xuống, thỉnh thoảng lấy chân móc họng, mở miệng nhe cái răng, máu me, nhớt dãi trào ra". Cảnh tượng thật đáng kinh sợ. Nếu là người nhút nhát, chắc bác tiều phu sẽ bỏ chạy. Vậy mà bác lại nhanh nhẹn trèo, lên cây kêu lên : "Cổ họng ngươi đau phải không, đừng cắn ta, ta sẽ lấy xương ra cho". Kết quả là bác tiều phu dã lấy được một chiếc xương bò to ra khỏi họng con hổ, cứu con hổ thoát một tai nạn nguy hiểm. Hành động ấy của bác mang tình người đẹp đẽ. Đáp lại, con hổ thoát nạn đã đối xử với bác cũng đậm chất... người. Hổ mãi ghi nhớ ơn cứu mạng của bác. Nó mang thịt nai tới cửa nhà bác, tặng bác, Khi bác tiều phu qua đời, hổ tới "dụi đầu vào quan tài, gầm lên, chạy quanh quan tài..." như khóc thương, nghiêng mình vĩnh biệt người thân, hay bè bạn. Không chỉ có thế, hằng năm "mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác" như tỏ tấm lòng tưởng nhớ, biện chút lễ mọn cúng tế người quá cố. Cách cư xử ấy của con hổ đúng là của một người chịu ơn và không bao giờ quên ơn, tìm mọi cách đền ơn, đáp nghĩa với ân nhân. Tuy là một ác thú, con hổ trán trắng ở Lạng Giang, mang suy nghĩ và đã hành động như con người, ác thú... mang tính người. Thật kì lạ ! Kể chuyện con hổ thứ hai này, tác giả đã xây dựng được những chi tiết nghệ thuật khác với chuyên con hổ thứ nhất. Đó là việc hổ vùng vẫy, quằn quại khi hóc xương, việc bác tiều thông minh, nhanh nhẹn cứu hổ, viộc hổ đền ơn đáp nghĩa ân nhân,... Do đó, càng về cuối, tác phẩm càng hấp dẫn.
So sánh mức độ thể hiện cái "nghĩa" của hai con hổ, ta thấy rõ cái nghĩa ấy tuy giống nhau nhưng không trùng lặp mà được nâng cấp. Vị chúa rừng ở Đông Triều trả ơn một lần là xong. Còn con hổ trán trắng ở Lạng Giang đền ơn mãi, lúc ân nhân sống và cả lúc ân nhân qua đời. Câu chuyên ơn nghĩa thật đa dạng, kể mãi cũng không cùng. Chủ đề của tác phẩm càng về cuối càng rõ nét, tình huống truyện càng về cuối càng hấp dẫn.
Tóm lại, Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện hư cấu, trong đó dùng một biện pháp nghệ thuật quen thuộc là mượn truyện loài vật để nói chuyện con người, nhằm đề cao ân nghĩa trong đạo làm người. Nếu suy ngẫm sâu hơn chút nữa, ta còn thấy một hàm ý khá tinh tế của tác giả. Nhà nho Vũ Trinh không trực tiếp viết về chuyện con người trả nghĩa cho nhau mà viết chuyện hổ đáp nghĩa đối với người. Trong thực tế, chúng ta vẫn thấy có những con vật rất gắn bó với con người. Vì vậy, cụ Phan Bội Châu - một chí sĩ cách mạng đầu thế kỷ XX đã sáng tác mấy câu văn độc đáo ca ngợi một con chó có nghĩa. Ta hãy đọc những câu văn ấy trong Bia con Vá : "Vì có dũng, nên liều chết phấn đấu ; vì có nghĩa, nên trung thành với chủ. Nói thời dễ, làm thiột khó, người còn vậy huống gì chó. Ôi con Vá này, đủ hai đức đó. Há như ai kia, mặt người lòng thú. Nghĩ thế mà đau, dựng bia mộ chó". Trở lại với truyện Con hổ có nghĩa, chúng ta hiểu rõ sau những lời kể chuyện vé hai con hổ, như thì thầm tiếng nói của tác giả : con vật, con ác thú còn có nghĩa như thế, huống nữa là con người. Tuy là ác thú, nhưng hổ vẫn có lúc gặp nạn cần người khác giúp đỡ. Trong trái tim hổ có tình người. Người độc ác vẫn có thể và có lúc trở nên hiền lành, giàu lòng nhân nghĩa... Biết bao ý hàm ẩn, bóng bẩy, sâu sắc thấp thoáng sau những từ, ngữ, câu văn của tác phẩm, đánh thức trí tuệ, lay động tâm hồn chúng ta.
1 tháng 12 2017

Truyện trung đại Việt Nam từ thế kỷ X đến cuối thế kỷ XIX là loại truyện văn xuôi chữ hán, có cách viết không giống với truyện hiện đại ngày nay. Truyện nhiều khi gần với kể, với sử và thường mang tính giáo huấn. Tuy vậy cũng có loại truyện hư câu, tưởng tượng nghệ thuật, các nhà văn mượn hình ảnh của loài vật để nói về con người, đạo đức nhân sinh... Truyện con hổ có nghĩa là một thí dụ điển hình.

Ngay sau khi bà trần cứu được hổ cái qua cơn hoạn nạn mà tưởng chừng không thể vượt qua. Hổ cái được mẹ tròn con vuông, gia đình nhà hổ vô cùng hạnh phúc và sung sướng mừng rỡ đùa giỡn với con. Cảm động trước ơn cứu mạng của bà Trần, Hổ đực quỳ xuống bên cạnh một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc, tặng ngay cho bà Trần giúp bà sống qua năm mất mùa đói kém. Hành động trả ơn của hổ đực để lại trong em bao ấn tượng sâu sắc. Việc trả ơn diễn ra tức thì, không đắn đo suy nghĩ, mà số bạc đâu có ít những “hơn mười lạng bạc”.

Hình ảnh hổ đực được khắc họa sinh động, ấn tượng qua thủ pháp nghệ thuật nhân hoá, nhờ đó chúng ta thấy rằng con hổ đực mang trong mình những hành động, suy nghĩ như một con người. Trong gia đình, nó hết lòng với vợ con lúc bụng mang dạ chửa, luôn biết quan tâm, chăm sóc yêu thương hổ cái lúc sắp sinh con..., hổ đực vui mừng, sung sướng đến tột độ khi được làm cha, lưu luyến cảm động nghẹn ngào khi chia tayân nhân cứu mạng vợ mình.

Hổ đực nhận thức được rằng nó sẽ chẳng bao giờ thấy vợ và con trên cõi đời này nữa nếu như không có bà đỡ Trần. Nó hiểu rằng hạnh phúc hôm nay với gia đình nó là do bà đỡ Trần đem lại. Từ những suy nghĩ mang đậm chất nhân văn, chất Con người như vậy giúp hổ đực hành động thật cao đẹp và cảm động nhường nào - ân nghĩa vẹn tròn. Hành động trả ơn được diễn ra tự nhiên như một bản năng, một thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức. Nó như hiểu vô đạo lí ở đời rằng ơn ai một chút chẳng quên, chịu ơn cứu mạng thì phải Khắc cốt ghi xương. Trong đôi mắt hổ đực, bàn tay của bà Trần như đôi bàn tay tiên tri, nhẹ nhàng cứu vợ nó qua cơn vật lộn với tử thần. Và trong tâm khảm hổ đực ơn cứu mạng này phải ghi lòng tạc dạ và đền đáp ân sinh. Khi tiễn bà Trần - vị ân nhân đáng kính ra về, hổ vẫn cúi dầu vẫy đuôi, khi bà Trần đã rời xa nó vẫn Gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.

Tiếng gầm của hổ đực phải chăng cảm phục đến nghẹn ngào mà không cất được nên lời? Hay chính là lời chào tiễn biệt vị ân nhân, mà cả đời mang ơn cứu mạng. Trong đôi mắt hổ đực hình ảnh bà Trần như một vị tiên, và chính trong đôi mắt ấy hiện lên lòng biết ơn vô hạn với người đã cứu sống vợ con mình. Và để rồi hổ đực, hổ cái ngày ngày bên con và cũng ngày ngày nhớ đến bà Trần, dẫu rằng đã hậu tạ chút bạc. Nó hiểu rằng chút bạc ấy không thể so sánh, mua bán ơn cứu mạng. Cả gia đình nó, cha truyền cho con ghi nhớ đời đời.

Cũng là lối sông có nhân nghĩa nhưng cách báo đáp ân nghĩa của hổ trán trắng lại khác. Nó được cứu sống sau lần hóc xương. Và nó cũng hiểu rằng, nó sẽ chẳng bao giờ được nhìn thấy thiên nhiên cuộc sống, chốn rừng thiêng kia nếu như không có bác tiều. Vị ân nhân ấy như một vị thánh xuất hiện trước mặt nó, ân cần, hết lòng giúp nó trước khi nó từ giã cuộc sống. Nó cũng san xẻ miếng ngon cho ân nhân của mình. Nhưng cảm động hơn khi biết rằng vị ân nhân đã chết, nó đau xót vô chừng bởi nó không thế làm gì giúp bác được. Nén chặt đau thương, tình cảm dâng trào, hổ trán trắng đã đến đưa tang bác tiều. Khi chôn cất, hổ bỗng nhiên đến trước mộ nhẩy nhót... Từ xa, nhìn thấy hổ dụi dầu vào quan tài gầm lên, chạy quanh quan tài vài vòng rồi đi. Và đâu phải chỉ ngày bác mất, mà từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều hổ lại đưa Dê hoặc Lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều.

Thật cảm động và đáng khâm phục biết bao trước hành động của hổ trán trắng. Nhớ ơn cứu mạng, trong tâm khảm hồ trán trắng, hình ảnh vị ân nhân đã cứu sống mình không bao giờ phai nhạt. Lúc sống hổ quan tâm, chăm sóc, có miếng ngon đều mang biếu bác tiều, và khi qua đời nó vẫn giữ trong lòng biết ơn như ngày nào, dân gian có câu Sông tết chết giỗ, tỏ lòng biết ơn, ngày giỗ lần nào hổ trán trắng đều có lễ vật cúng, tê ân nhân ân nghĩa ấy được kết tụ trong hai tiếng ngầm của nó; một tiếng ngầm Đền ơn khi đem nai đến cho ân nhân khi còn sống, mà một tiếng gầm đau thương khi ân nhân sang thế giới bên kia. Trong những tiếng gầm ấy hằn lên niềm tiếc thương vô hạn với người đã cứu mình. Đồng thời nó cũng khẳng định với cuộc đời và chính bản thân nó phải ghi lòng tạc dạ với lời hứa, với ân nhân cứu mạng cả khi sống cũng như đã khuất.

Chúng ta thấy rằng trên thực tế có những con hổ có nghĩa nhưng hẳn không thế cao đẹp như con hổ trong truyện .

Mục đích của các nhà nho phong kiến dựng lên câu chuyện này nhằm mục đích giáo huấn, răn dạy con người, hay nói theo cách khác là mượn chuyện hổ nói chuyện người. Quan niệm nho giáo phong kiến ngày xưa luôn đề cao lối sống nhân nghĩa, vì vậy các tác giả xây dựng hai con hổ trong câu chuyện là tiêu biểu cho suy nghĩ, hành động của người đền ơn đáp nghĩa. Nhưng từ xưa đến nay trong tiềm thức nhân dân ta hổ là loài hung tợn nhất vậy sao lại có nghĩa và ân tình đến thế. Con hổ đực và hổ trán trắng đã được tác giả thổi vào suy nghĩ và hành động của con người, và nó hành động như con người. Loài vật dữ tợn như vậy mà trong lòng ẩn chứa bao tình cảm con người, ân nghĩa vẹn tròn, có tình có nghĩa. Vậy con người thì sao. Câu chuyện mượn hình ảnh hai con hổ trả ơn đáp nghĩa để răn dạy con người phải sống có nghĩa. Khi người khác gặp hoạn nạn phải sẵn lòng giúp đỡ không nề hà, nguy hiểm. Bà đỡ Trần và bác tiều phu có sợ hổ ăn thịt không? Họ sợ chứ, nhưng nhờ lòng yêu thương của một con người, tình cảm con người họ vượt qua sợ hãi cứu hai con hổ thoát chết.

Và khi mang ơn, chịu ơn phải biết nhớ ơn và tìm cách trả ơn. Sự trả ơn phải xuất phát từ sự ngưỡng mộ, khâm phục và lòng biết ơn chân thành, từ suy nghĩ và hành động, từ sự nhận thức về đạo lí, cuộc sống ở đời. Người làm ơn không so đo tính toán, giúp đỡ kẻ khác gặp hoạn nạn là bổn phận, trách nhiệm, đồng thời kẻ chịu ơn phải khắc cốt ghi xương, ở đây ta nhận thấy điều đáng quý, đáng khâm phục của hình ảnh hai người làm việc nghĩa là bác Tiều và bà Trần là: Họ không hề đòi hỏi gì sau khi cứu hổ mẹ và hổ trán trắng. Và dường như họ sinh ra là để làm việc thiện. Và cũng rất tự nhiên, hai con hổ trả ơn, đáp nghĩa như một thói quen, bản năng có sẵn.

Câu chuyện hết sức sâu sắc, nó không chỉ dừng lại ở góc độ một con vật, một giai đoạn lịch sử mà nó mang yếu tố thời đại. Bất kì một xã hội nào mà con người sông với nhau nhân nghĩa, yêu thương đều phải ca ngợi, và có như vậy xã hội mới tốt đẹp. Từ xưa cho đến nay dân tộc ta luôn có truyền thống đẹp “sống có ân nghĩa”. Đặc biệt qua câu chuyện này chúng ta càng hiểu thêm rằng “ân nghĩa” là sợi dây nối kết con người gần nhau hơn, giúp họ vượt qua rào cản của tiền bạc, công danh, giúp họ quên đi sự sòng phẳng mua bán bằng tiền. Câu chuyện mang tính triết lí sâu sắc, mang một lối sống đáng khâm phục, cảm động xiết bao. Đã bao câu chuyện, đã bao lần con người nói đến “có nghĩa”. Cái nghĩa chính là cái gốc làm nên giá trị đích thực trong nhân cách sống của con người. Và hơn thế cái nghĩa trong mỗi người phải luôn tự tu dưỡng, hoàn chỉnh. Đó cũng chính là đạo đức sống. Câu chuyện khuyên dạy chúng ta hãy sống tốt đẹp hơn, yêu thương nhau hơn. Đồng thời câu chuyện đề cao lối sống ân nghĩa vẹn tròn sau trước. Các tác giả viết câu chuyện này cũng thầm gửi tới cho chúng ta một thông điệp: Mọi người hãy biết quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, sống nhân nghĩa với nhau sống đúng với đạo lý làm người để nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn. Câu chuyện có giá trị nhân văn sâu sắc, có giá trị thời đại to lớn.

Khi học xong câu chuyện, em như lớn lên trước đạo lý trong cuộc sống, chịu ơn thì phải trả ơn, ơn nghĩa ấy trả đến bao giờ cũng không hết, và phải lấy đó làm phương châm sống, lẽ sống. Em thầm mơ ước xã hội này, thế giới này, ai ai cũng hiểu và làm được như vậy

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.          Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

          Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Một đêm nọ nghe tiếng gõ cửa, bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai, một lát, có con hổ chợt lao tới cõng bà đi. Ban đầu, bà sợ đến chết khiếp, khi tỉnh, thấy hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay, hễ gặp bụi rậm, gai góc thì dùng chân trước rẽ lối chạy vào rừng sâu. Tới nơi, hổ thả bà xuống. Thấy một con hổ cái đang lăn lộn, cào đất, bà cho là hổ định ăn thịt mình, run sợ không dám nhúc nhích. Lúc sau hổ đực cầm tay bà nhìn hổ cái, nhỏ nước mắt. Bà nhìn kĩ bụng hổ cái như có cái gì động đậy, biết ngay là hổ sắp đẻ. Sẵn có thuốc mạng theo trong túi, bà liền hòa với nước suối cho uống, lại xoa bóp bụng hổ. Lát sau, hổ đẻ được. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống, dáng mệt mỏi lắm. Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy chân đào lên một cục bạc. Bà đỡ biết hổ tặng mình, cầm lấy. Hổ đực đứng dậy đi, quay nhìn bà, bà theo hổ ra khỏi rừng. Được mấy bước, trời sắp sáng, bà giơ tay nói:" Xin chúa rừng quay về". Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt. Bà đi khá xa, hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi.

                                                                   ( Con hổ có nghĩa)

1. Phương thức biểu đạt chính của truyện Con hổ có nghĩa là:

A. Tự sự

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Miêu tả

 

2. Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất số ít

B. Ngôi thứ nhất số nhiều

C. Ngôi thứ hai

D. Ngôi thứ ba

 

3. Dòng nào dưới đây cho biết truyện Con hổ có nghĩa thuộc loại truyện giáo huấn đạo đức?

A. Truyện kể về tấm gương trung nghĩa

B. Truyện nêu bài học về đạo đức, lối sống

C. Truyện kể lại một sự thật lịch sử

D. Truyện kể về một tấm gương nhân hậu

 

4. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:

A. Bà đỡ Trần

B.Con hổ đực

C. Con hổ đực và con hổ cái

D. Bà đỡ Trần và con hổ đực

 

5. Lúc bị hổ cõng đi, bà đỡ Trần cảm thấy như thế nào?

A. Sợ đến chết khiếp

B. Run sợ không dám bước đi

C. Ngạc nhiên không hiểu nổi

D. Bình tĩnh nhìn xung quanh

 

6. Nếu liệt kê những chi tiết nói về ân nghĩa của con hổ với bà đỡ Trần thì chi tiết nào sau đây là không phù hợp?

A. Hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con, còn hổ cái thì nằm phục xuống

B. Hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, lấy tay đào lên một cục bạc

C. Hổ vẫn cúi đầu vẫy đuôi, làm ra vẻ tiễn biệt

D. Bà đi khá xa, hổ gầm lên một tiếng rồi bỏ đi

 

7. Dòng nào dưới đây không đúng với ý nghĩa câu chuyện về con hổ đáp nghĩa bà đỡ Trần?

A. Biết ơn khi được giúp đỡ

B. Trả ơn ngay người đã giúp mình

C. Trả ơn khi người đã giúp mình còn sống

D. Trả ơn khi người giúp mình đã qua đời

 

8.Câu chuyện về con hổ đáp nghĩa bà đỡ Trần gần gũi với thành ngữ nào sau đây:

A. Cứu vật vật trả ơn

B. Thương người như thể thương thân

C. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

D. Ở hiền gặp lành

 

9. Câu nào sau đây có sử dụng phép so sánh?

A. Bà mở cửa nhìn thì chẳng thấy ai

B.Bà sợ đến chết khiếp

C. Hổ dùng một chân ôm lấy bà chạy như bay

D. Hổ liền gầm lên một tiếng rồi bỏ đi

 

10. Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?

A. gai góc

B. nhúc nhích

C. động đậy

D. sắp sáng

 

11. Xét về cấu tạo, cụm động từ nào dưới đây có đủ cả 3 thành phần?

A. Nghe tiếng gõ cửa

B. Chẳng nhìn thấy một ai( Chẳng thấy ai)

C. Sợ đến chết khiếp

D. Mừng rỡ đùa giỡn với con

 

12. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?

A. Một con hổ cái

B. Nằm phục xuống

C. Mệt mỏi lắm

D. Gầm lên một tiếng

 

II. Tự luận(7,0 điểm)

1. Đọc câu văn sau thực hiện yêu cầu ở dưới  (1,0 điểm):

" Trong vườn nhà em có một cây to là cây mít rất to."

a. Hãy cho biết câu văn trên mắc lỗi gì?

b. Hãy viết lại câu văn cho đúng.

2. Đặt một câu có từ chân được dùng với nghĩa chuyển. ( 1,0 điểm)

3. Hãy kể về một người em yêu thương nhất.  ( 5,0 điểm)

0
Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng chomỗi câu hỏi:Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bébán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có nhữngước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trởnên năng động một...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và ghi vào vở chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho
mỗi câu hỏi:

Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé
bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những
ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates. Mơ ước khiến chúng ta trở
nên năng động một cách sáng tạo. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ. Ước mơ chỉ trở thành hiện
thực khi đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước … Tất cả chúng ta đều phải hành
động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.
[…] Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý nghĩa. Những người biết mơ ước
là những người đang sống cuộc sống của các thiên thần. Ngay cả khi giấc mơ của bạn không
bao giờ trọn vẹn, bạn cũng sẽ không phải hối tiếc vì nó. Như Đôn-ki-hô-tê đã nói: “Việc mơ
những giấc mơ diệu kì là điều tốt nhất một người có thể làm”.
Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp. Vì lẽ đó, hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.

(Quà tặng cuộc sống – Thu Quỳnh, Hạnh Nguyên dịch NXB Tổng hợp thành phố HCM, 2016)
Câu 1: Câu nào sau đây nêu đúng vấn đề chính của văn bản?
A. Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết ý
B. Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình.
C. Mơ ước khiến chúng ta trở nên năng động một cách sáng tạo
D. Tất cả chúng ta đều phải hành động nhằm biến mơ ước của mình thành hiện thực.

Câu 2: Tại sao văn bản trên được coi là văn bản nghị luận?
A. Vì nêu được ý kiến và làm sáng tỏ ý kiến bởi lí lẽ và bằng chứng.
B. Vì nêu được tầm quan trọng của mơ ước với mỗi người.
C. Vì nêu được hậu quả của việc sống mà không có ước mơ.
D. Vì đã khuyến khích mọi người sống có ước mơ.

Câu 3: Câu văn nào nêu bằng chứng cụ thể của người viết?
A. Những người biết mơ ước là những người đang sống cuộc
B. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp.
C. Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện cổ An-đéc-xen: một mái
nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay đổi cả thế giới như của
tỷ phú Bill Gates.

Trường THCS Đoàn Thị Điểm Bổ trợ kiến thức – Ngữ văn 6- Tri thức và Kết nối
Tài liệu lưu hành nội bộ - Tổ Ngữ văn – Đoàn Thị Điểm

D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Theo tác giả ước mơ chỉ có thể trở thành hiện thực khi:
A. con người có khao khát mãnh liệt thực hiện mơ ước.
B. con người có niềm tin vào những mơ ước của bản thân.
C. ước mơ đi kèm với hành động và nỗ lực thực hiện mơ ước
D. Cả A và B, C đều sai

Câu 5: Theo em tại sao tác giả cho rằng “Ngày bạn thôi mơ mộng là ngày cuộc đời bạn mất hết
ý nghĩa.”?
A. Vì mơ ước sẽ khiến bạn có động lực để cố gắng mỗi ngày.
B. Vì mơ ước sẽ giúp bạn có niềm tin và hi vọng tốt đẹp vào cuộc đời
C. Vì có mơ ước sẽ là nền tảng để bạn luôn kiếm tìm cơ hội và đạt được thành công
D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 6: Ý nghĩa của câu văn “Có những ước mơ nhỏ nhoi như của cô bé bán diêm trong truyện
cổ An-đéc-xen: một mái nhà trong đêm đông giá buốt. Cũng có những ước mơ lớn lao làm thay
đổi cả thế giới như của tỷ phú Bill Gates
” là gì?
A. Ước mơ dù nhỏ bé hay lớn lao thì đều có ý nghĩa với bản thân người nuôi dưỡng ước mơ.
B. Có những ước mơ thành hiện thực, có những ước mơ thì vĩnh viễn không thành.
C. Ước mơ sẽ làm cho con người trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh khi đối mặt với khó khăn.
D. Ai cũng có ước mơ của riêng mình, quan trọng là ước mơ của bạn có thành hiện thực không
mà thôi.

Câu 7: Câu văn nào sau đây chứa từ Hán Việt?
A. Mỗi người đều có một mơ ước riêng cho mình.
B. Nhưng chỉ mơ thôi thì chưa đủ.
C. Hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn
D. Tôi vẫn tin vào những câu chuyện cổ tích – nơi mà lòng kiên nhẫn, ý chí bền bỉ sẽ được đền
đáp.

Câu 8: Nhận xét đúng với câu “Vì lẽ đó, hãy tự tin tiến bước trên con đường mơ ước của bạn.”
là:
A. Câu văn có trạng ngữ “Vì lẽ đó”, đây vừa là trạng ngữ chỉnguyên nhân, vừa để liên kết với
câu trước.
B. Câu văn không sử dụng trạng ngữ.
C. Câu văn sử dụng trạng ngữ chỉ cách thức “Vì lẽ đó”.
D. Cả A, B, C đều sai

 

P/s: Mọi người làm được câu nào thì làm giúp mình với

0