Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Những chính sách Mĩ thực hiện ở khu vực Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là:
+ Mĩ âm mưu biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ.
+ Để thực hiện được âm mưu của mình, Mĩ đã đưa ra thủ đoạn tuyên truyền học thuyết: “Châu Mĩ của người châu Mĩ” (1823), thành lập “Liên minh dân tộc các nước cộng hòa châu Mĩ” (Liên Mĩ )dưới sự chỉ huy của Oa-sinh-tơn.
+ Năm 1898 Mĩ hất cẳng Tây Ban Nha (người châu Âu) khởi châu Mĩ.
+ Đầu thế kỉ XX, dùng chính sách “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đô la” để khống chế khu vực này.
=> Từ những chính sách trên, Mĩ Latinh trở thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.
- Vậy, chủ nghĩa thực dân kiểu mới là gì?
+ Về bản chất, so với chủ nghĩa thự dân cũ thì chủ nghĩa thực dân mới không có gì khác nhau. Cả hai đều nhằm mục đích duy trì ách áp bức, bóc lột các nước chậm phát triển. Tuy nhiên về mục tiêu mang tính chiến lược và hình thức biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới có những điểm dị biệt.
+ Về mục tiêu chiến lược, chủ nghĩa thực dân mới đưa ra hai điểm chủ yếu:
Duy trì sự bóc lột ở các nước thuộc địa, phụ thuộc, chậm phát triển (về tài nguyên thiên nhiên, nhân công rẻ mạt), biến các nước này thành nơi đầu tư và tiêu thụ hàng hóa cho các công ty tư bản và tiếp theo là các nước này hòa nhập vào hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Ngăn chặn các nước mới giải phóng tiến vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội.
=> Hai mục tiêu chiến lược này thể hiện hai mặt chính trị và kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và có liên quan mật thiết với nhau, đạt được mục tiêu này tất yếu phải đạt được mục tiêu còn lại.
Như vậy, những chính sách mà Mĩ thực hiện ở Mĩ Latinh từ đầu thế kỉ XX là biểu hiện của chủ nghĩa thực dân mới.
Đáp án cần chọn là: A
Từ đầu thế kỉ XX, Mĩ đã áp dụng chính sách ngoại giao “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô la”. “Cái gậy lớn” là một kiểu chính sách ngoại giao trong quan hệ quốc tế nhằm làm thay đổi hành vi của các nước nhỏ hơn. “'Cây gậy” tượng trưng cho sự đe dọa trừng phạt. Kiểu chính sách này phải luôn hội tụ đủ ba yếu tố: yêu cầu thay đổi, quyền lợi nếu thay đổi, biện pháp trừng phạt. Còn bản chất của “Ngoại giao bằng đồng đô la” là thông qua viện trợ kinh tế, tiền tệ và đầu tư để bành trướng ra bên ngoài, lôi kéo các nước vào quỹ đạo của mình.
Đáp án cần chọn là: D
Sự khác biệt cơ bản của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh so với các nước Á, Phi là :
D. một số nước đã giành được độc lập ngay từ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó phải tiếp tục đấu tranh chống lại sự bành trướng của Mĩ.
Trào lưu dân tộc chủ nghĩa đầu thế kỉ XX ở nước ta là sự kế tục phong trào Cần vương yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX đồng thời đánh dấu bước phát triển mới của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở nước ta, vì :
-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến.
-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.
-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”.
-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.
-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng.
-Trong nửa sau thế kỷ XIX trước sự xâm lược của thực dân Pháp, phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra liên tục. Lúc đầu là phong trào kháng chiến của quần chúng kết hợp với lực lượng quân đội chính quy của triều đình, tiếp theo là phong trào yêu nước khởi nghĩa vũ trang Cần Vương còn chịu ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến. Thực chất đây là phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân nhằm đánh đổ Pháp và tay sai khôi phục lại nền độc lập dưới chế độ phong kiến
-Đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một chủ nghĩa quốc gia dân tộc với những cuộc vận động dân tộc- dân chủ của những tầng lớp xã hội mới. Tiêu biểu là Phan Bội châu, Phan Châu Trinh với các phong trào Đông Du, phong cải cách xã hội ở Bắc kỳ và Trung kỳ (như việc thành lập Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy Tân ở Trung kỳ), phong trào chống thuế ở Trung kỳ 1908.... Đây là phong trào giải phóng dân tộc theo con đường dân chủ tư sản, nó kế tục phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX nhưng đồng thời cũng mang nhiều nét mới khác trước.
-Tầng lớp khởi xưởng trào lưu này là những sĩ phu yêu nước tiến bộ. Họ là những nho sĩ được đào tạo trong nền khoa cử cũ nhưng đã chuyển biến theo tư tưởng mới của thời đại, tư tưởng " Duy tân”
-Chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu văn thân thuộc phong trào Cần Vương trước kia nay đã chuyển thành chủ nghĩa dân tộc gắn liền với những tư tưởng dân chủ và mong muốn nước nhà đuổi kịp các quốc gia văn minh trên thế giới.
-Về hình thức và phương pháp đấu tranh: Không chỉ hạn chế trong những hình thức đấu tranh vũ trang như trước đây mà còn kết hợp cả với nhiều biện pháp mới về chính trị, ngoại giao, tiến hành một phong trào cải cách sâu rộng trong đông đảo quần chúng
Đáp án: A
Giải thích: Mục…2….Trang…30…..SGK Lịch sử 11 cơ bản