K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2022

Tham khảo:

Theo thời gian, Hà Nội giờ đã là một đô thị lớn với số dân tăng gấp nhiều lần so với vài chục năm trước. Cũng từng ấy thời gian, tiếng Hà Nội biến đổi, thích nghi để phù hợp với đời sống đương đại. Hà Nội là nơi giao lưu, thông thương và hội tụ văn hóa mọi vùng miền, cũng là nơi dung nạp tiếng nói bốn phương, ngôn ngữ vì thế mà có sự gia tăng phương tiện diễn đạt, phong phú và giàu có thêm. Trong vốn liếng ngôn ngữ của mình, người Hà Nội du nhập thêm nhiều từ mới, từ mượn của nhiều địa phương khác như: Ba (bố), mập (béo), ngộ (lạ), trái cây (hoa quả), chiên (rán), ly (cốc), coi (xem), thứ thiệt (thật), nha (nhé)...

12 tháng 3 2022

.-. tui đâu phải người Hà Nội nên ai người Hà Nội trả lởi đê

22 tháng 3 2022

Tham khảo:
HS cần tránh việc làm xấu, trồng cây xanh tăng vẻ đẹp khu mình sống. giữ vệ sinh làng xóm an ninh khu phố. Tránh tệ nạn xã hội. Đấu tranh chống mê tín dị đoan

22 tháng 3 2022

Tham khảo:
HS cần tránh việc làm xấu, trồng cây xanh tăng vẻ đẹp khu mình sống. giữ vệ sinh làng xóm an ninh khu phố. Tránh tệ nạn xã hội. Đấu tranh chống mê tín dị đoan

Tham khảo:

Đặc sản Hà Nội có nhiều, Hà Nội là địa điểm nổi tiếng với ẩm thực hấp dẫn, không chỉ đối với du khách nước ngoài mà còn lôi cuốn người Việt Nam. Nhưng nhắc đến món ăn Hà Nội là người ta nhắc đầu tiên đến phở. Phở như một thứ đại diện mang tính bản sắc, đặc thù của món ăn Hà Nội. Lý do thật đơn giản phở Hà Nội khác hẳn các nơi khác, nó không thể trộn lẫn với bất cứ một thứ phở nơi nào, cho dù ở đó người ta đã cố tình trương lên cái biển Phở Hà Nội.

Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,... Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi.

Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.

Thạch Lam trong "Hà Nội ba 36 phố phường" viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, "nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả", "rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ". Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: "Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối....

Nguyễn Tuân, nhà văn của "Vang bóng một thời" đã có một tùy bút xuất sắc về phở. Ông cho phở có một "tâm hồn", phở là "một miếng ăn kỳ diệu của tất cả người Việt Nam chân chính". Cố đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa lúc sinh thời kể rằng, có lần ông cùng Nguyễn Tuân đang ăn phở, một người yêu thích nhận ra nhà văn bước lại chào nhưng Nguyễn Tuân vẫn vục đầu vào ăn. Người kia chắc chắn mình không nhầm đã kiên trì chờ đợi. Hết tô phở Nguyễn Tuân mới ngẩng mặt lên bảo "Tôi đang thưởng thức nên không trả lời, anh thứ lỗi". Nhà văn không dùng chữ ăn mà dùng chữ thưởng thức.

Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

 

Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào.

Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt...Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.

Có thể nói, phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.

Tất cả màu sắc đó như một bức họa lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tý nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ hài hòa.

Ta có thể thưởng thức nhiều hương vị phở tại Hà Nội. Có ba món phở chính: Phở nước, Phở xào, Phở áp chảo. Trong ba loại phở trên thì phở nước là phổ biến hơn cả. Phở nước gồm có: Phở Bò, phở Gà, phở Tim gan. Tuy nhiên, người sành điệu chỉ ăn phở chuộng nhất phở Bò, thứ đến là phở gà và không chấp nhận những loại phở khác.

Đối với du khách nước ngoài thì phở được coi là món ngon hấp dẫn và lạ miệng bởi sự tinh túy. Để thưởng thức phở ngon thì cần phải để phở trong bát sứ chứ không phải là bát thủy tinh hay bát nhựa. Bát đựng phở không được quá to hay quá nhỏ. Nếu bát quá nhỏ, nước dùng sẽ chóng nguội và không có đủ chỗ để thịt, rau thơm và gia vị. Nếu bát to quá thì chưa ăn hết một bát bạn đã thấy chán vì phở chỉ là một món ăn nhẹ hoặc món ăn thêm.

Khi ăn phở, một tay cầm đũa còn tay kia cầm thìa. Dùng đũa tre là thích hợp nhất vì nó giản dị và không bị trơn khi gắp bánh phở. Bàn ăn phở cần hơi thấp so với bình thường để nước dùng không vương vào quần áo bạn khi cúi xuống gắp sợi bánh phở lên ăn.

Trông bạn sẽ rất kỳ cục nếu bạn uống bia hoặc trà đá khi ăn phở. Tuy nhiên, bạn nhấm nháp một chén cuốc lủi để bát phở thêm ngon thì có thể chấp nhận được. Nhưng thường thì không dùng đồ uống hoặc các đồ ăn khác khi ăn phở, ăn như vậy mới càng thấy phở ngon.

Nếu có cơ hội đến với Hà Nội thì bạn nên thưởng thức hương vị phở đặc trưng này nhé! Phở Hà Nội là như thế, đó là cái ngon của tất thảy những chất liệu đời thường Việt Nam nhưng đã được bàn tay tài hoa của người Hà Nội làm thành tác phẩm!

14 tháng 3 2022

C

14 tháng 3 2022

C

11 tháng 4 2022

A

 Câu 1: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?A. Cãi nhau to tiếng trên đường.B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.Câu 2: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?A. Áo hai dây.B. Váy ngắn trên đầu gối.C. Áo hở vai.D. Áo cộc...
Đọc tiếp

 

Câu 1: Hành động nào sau đây thể hiện cách ứng xử thiếu văn minh khi nói, cười nơi công cộng?

A. Cãi nhau to tiếng trên đường.

B. Nói chuyện thì thầm trong rạp chiếu phim.

C. Đi nhẹ, nói khẽ trong thư viện.

D. Ra chỗ vắng người để nghe điện thoại khi đang ngồi cùng bạn.

Câu 2: Đâu là trang phục phù hợp khi vào viếng lăng Bác?

A. Áo hai dây.

B. Váy ngắn trên đầu gối.

C. Áo hở vai.

D. Áo cộc hoặc dài tay, quần hoặc váy dưới gối.

Câu 3: Khi xếp hàng vào thang máy, hành động nào sau đây là hoàn toàn không nên?

A. Đứng đúng hàng.

B. Ra vào thang máy theo thứ tự.

C. Chen hàng để được vào thang máy trước.

D. Giữ khoảng cách phù hợp với người đúng trước và đứng sau.

Câu 4: Làm thế nào để lựa chọn trang phục phù hợp khi đến nơi công cộng?

A. Thực hiện đúng yêu cầu về trang phục ở nơi mình đến.

B. Chọn trang phục phù hợp với thời tiết và mục đích hoạt động.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 5: Theo em, chúng ta sẽ nhận được gì khi có cách ứng xử đúng đắn nơi công cộng?

A. Sự tôn trọng, quý mến của mọi người xung quanh.

B. Sự dè bỉu, xa lánh của mọi người.

C. Sự khó chịu của mọi người.

D. Không nhận được gì vì nơi công cộng toàn những người chúng ta không quen biết.

Câu 6: N đi siêu thị và thấy mọi người chen lấn, xô đẩy để mua hàng giảm giá. N cũng muốn mua món hàng đó vì thế đã chen vào để tranh giành với mọi người. Em có đồng tình với hành động của N không?

A. Không đồng tình vì N làm như vậy không chỉ gây ảnh hưởng đến trật tự mà còn có thể gây thương tích cho bản thân và những người xung quanh.

B. Đồng tình vì phải làm như vậy N mới có thể mua được món đồ mình muốn.

Câu 7: K đang ngồi trên xe bus để đến trường. Khi đến điểm xuống, các bạn học sinh tranh nhau xuống xe rất đông, vô tình đẩy ngã một cụ già nhưng không ai xin lỗi hay quay lại để đỡ cụ. Thấy thế K đã nhanh chóng đến dìu cụ. Mặc dù bị lỡ điểm xuống và phải đi ngược lại một đoạn khá xa nhưng K thấy rất vui vì đã giúp được cụ. Theo em, K là một người như thế nào?

A. K rất biết cách ứng xử nơi công cộng.

B. K là một người rất tốt bụng.

C. K biết kính trọng người lớn tuổi, rất đáng để học tập.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 8: Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu văn minh?

A. Trực tiếp lên án các hành vi đó.

B. Thờ ơ, không quan tâm.

C. Giả vờ không nhìn thấy.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Theo em, việc tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè ứng xử văn minh nơi công cộng có cần thiết không?

A. Có vì nó sẽ giúp chúng ta xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, tránh xảy ra các cuộc tranh chấp, bất hoà không đáng có.

B. Không vì dù sao cũng chỉ vận động được một số ít người, không đủ để làm thay đổi ý thức của tất cả mọi người.

Câu 10: Nghề truyền thống là gì?

A. Là nghề đã được hình thành từ lâu đời.

B. Là nghề có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt.

C. Là những nghề được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ bị mai một, thất truyền.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 11: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?

 

A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.

B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.

C. Nghề làm nón ở làng Chuông.

D. Nghề dệt thổ cẩm ở Mai Châu.

Câu 12: Quan sát và cho biết hình ảnh dưới đây đại diện cho nghề và làng nghề truyền thống nào?

 

A. Nghề nặn tò he ở Phú Xuyên.

B. Nghề làm tranh khắc gỗ dân gian ở làng Đông Hồ.

C. Nghề làm nón ở làng Chuông.

Câu 13: Làng nghề ở đâu đặc trưng với các loại hoa, cây cảnh?

A. Sa Đéc, Đồng Tháp.

B. Khoái Châu, Hưng Yên.

C. Thanh Hà, Quảng Nam.

D. Phú Xuyên, Hà Nội.

Câu 14: Theo em, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò gì?

A. Góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

B. Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá.

C. Cả A và B đều đúng.

D. Cả A và B đều sai.

Câu 15: Những giá trị to lớn mà các làng nghề truyền thống đem lại cho chúng ta là gì?

A. Tạo việc làm, tăng thu nhập.

B. Phát huy các giá trị văn hoá.

C. Phát triển du lịch và xã hội.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 16: Có ý kiến cho rằng “Không chỉ các nghề truyền thống mà những nghệ nhân cũng góp phần phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.”. Em có đồng tình với ý kiến trên không?

A. Đồng tình vì nghệ nhân là những người lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc trong các sản phẩm làng nghề, luôn không ngừng sáng tạo để có thêm nhiều sản phẩm mới, vừa phát huy được truyền thống văn hóa dân tộc vừa thể hiện sức sáng tạo của họ.

B. Không đồng tình vì nghệ nhân chỉ là những người dựa theo một khuôn mẫu có sẵn để tạo ra các sản phẩm làng nghề.

Câu 17: Đâu là dụng cụ lao động cần có khi làm nghề mộc?

A. Kẹp, gắp, khuôn đúc,...

B. Kim thêu, chỉ, tơ,...

C. Bào, đục,...

D. Thét, bìa, chậu sành...

 

 

 

Câu 18: Làm thế nào để sử dụng an toàn các dụng cụ lao động khi làm nghề?

A. Sử dụng dụng cụ phù hợp với vật liệu và thao tác.

B. Có đồ bảo hộ lao động phù hợp.

C. Tuyệt đối cẩn thận, không hướng phần sắc nhọn vào mình và người khác.

D. Tất cả các phương án trên.

Câu 19: Theo em, một người nghệ nhân chân chính cần phải hội tụ đủ những phẩm chất nào? 

A. Có trách nhiệm.

B. Trung thực.

C. Chăm chỉ.

D. Tất cả các phương án trên.

0
21 tháng 4 2022

giúp nhanh mai thi r