Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đời sống vật chất:
+ Luôn cải tiến công cụ.
+ Thời Sơn Vi biết ghè đẽo các hòn cuội thành rìu.
+ Thời Hòa Bình - Bắc Sơn: dùng các loại đá khác nhau để mài thành công cụ rìu, bôn, chày,...
+ Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ.
+ Làm đồ gốm.
+ Trồng trọt và chăn nuôi.
Tổ chức xã hội:
+ Sống thành từng nhóm.
+ Định cư lâu dài một nơi ở những vùng thuận tiện.
+ Theo chế độ thị tộc mẫu hệ (chế độ của những người cùng huyết thống sống cùng nhau, tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ).
-Đời sống tinh thần:
+hình thành những mầm mống của tôn giáo, tín ngưỡng
+Con người đã biết dùng đồ trang sức như: vòng cổ chuỗi hạt xương,vòng tay ,hoa tai,...
+Con người còn biết chế tác các nhạc cụ bằng đá
người tối cổ
Hầu như có thể đi, đứng bằng hai chân.
- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước,…
- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.
Biết chế tạo công cụ: lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm.
Bầy người nguyên thủy: sống theo bầy, gồm khoảng vài chục người.
- Ban ngày: hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm: họ ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cây, lợp lá hoặc cỏ khô.
- Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ.
người tinh khôn
Dáng đứng thẳng (như người ngày nay).
- Thể tích hộp sọ lớn hơn, trán cao, hàm không nhô về phía trước như Người tối cổ.
- Lớp lông mỏng không còn.
Ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo.
- Lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên.
Sống theo từng thị tộc: các nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc.
- Biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm đồ gốm và đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ.
- Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và sống tốt hơn, vui hơn.
Điểm tiến bộ: so với thời kì trước thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của con người được cải thiện, tiến bộ hơn. Những hiểu biết khoa học đã có từ hàng nghìn năm trước từ thời cổ đại phương Đông, đến thời kì các nước cổ đại phương Tây những hiểu biết đó đã trở thành khoa học, Toán học đã vượt lê trên việc ghi chép và giải các bài riêng biệt, những thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đông và phương Tây vẫn còn tồn tại, được áp dụng trong thực tế cuộc sống hiện nay (Toán học, lịch, kiến trúc…)
- Đặc điểm Người tối cổ : vẫn còn những dấu tích của loài vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm- nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lòng bao phủ...) ; đã hoàn toàn đi bằng hai chân, hai chi trước đã biết cầm nắng, hộp sọ đã phát triển, thể tích sọ não lớn, biết sử dụng và chế tạo công cụ.
- Những dấu tích của Người tối cổ trên đất Việt Nam được tìm thấy là những chiếc răng của Người tối cổ, những mảnh đá được ghè mỏng ở nhiều chỗ có hình thù rõ ràng, dùng để chặt, đập ; có niên đại cách đây 40 - 30 vạn năm.
- Xác định trên bản đồ Việt Nam các địa điểm tình thấy dấu tích Người tối cổ : các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn) ; Núi Đọ (Thanh Hoá); Xuân Lộc (Đồng Nai).
câu 4:
Người Việt đã tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo văn hóa của Trung Quốc cho phù hợp với truyền thống nước ta, ví dụ như:
- Tiếp thu chữ Hán nhưng để sử dụng ghi âm tiếng Việt, gọi là chữ Nôm
- Tiếp thu những lễ tiết truyền thống của Trung Quốc ví dụ như Tết Nguyên đán nhưng vẫn gữ những nét truyền thống bản sắc của nhân dân ta như gói bánh chưng, bánh giày, thờ cúng tổ tiên.
- Tiếp thu hệ tư tưởng Nho giáo, theo đó thân phận người phụ nữ trong xã hội rất thấp kém, nhưng nhân dân ta đã sáng tạo giữ nguyên sự tôn trọng đối với phụ nữ.
Câu 5: Theo em tiếng nói có vai trò thế nào trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩ gì về việc học ngoại ngữ trong thời đại ngày nay?
Tiếng nói là phương tiện giao lưu, truyền bá văn hóa, trao đổi tư tưởng tình cảm của con người. Trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe, nói và truyền cho nhau bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng mẹ đẻ cũng trở thành một giá trị văn hóa của người Việt ta.
Việc học ngoại ngữ trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa như ngày nay là rất cần thiết, nhờ ngoại ngữ, người Việt có thể giao lưu văn hóa, tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới. Tuy nhiên, việc trong giao tiếp hàng ngày một số người trẻ sử dụng ngoại ngữ “pha” với tiếng Việt là không nên, không giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
câu 3 mik ko bt nha
Trả lời:
* Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Trung Quốc cổ đại:
- Đất nước Trung Quốc rộng lớn, điều kiện tự nhiên đa dạng (do con người luôn tồn tại trong mối quan hệ bền chặt với tự nhiên. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên là thích nghi và biến đổi. Trong quá trình đó, con người đã tạo ra những sản phẩm văn hóa => vì vậy, văn hóa Trung Quốc rất đa dạng, đồ sộ).
- Dân cư Trung Quốc đông đúc, cần cụ và sáng tạo.
- Nền kinh tế Trung Quốc sớm phát triển toàn diện về mọi mặt => tạo điều kiện về mặt vật chất, nền tảng cho sự phát triển của văn hóa tinh thần.
- Văn hóa Trung Quốc sớm có sự giao lưu với các nước láng giềng.
- Trong lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện nhiều người hiền tài về tư tưởng chính trị, khoa học, nghệ thuật… chính những người hiền tài đó đã góp phần làm nên sự rực rỡ của văn hóa Trung Quốc.
*Một số thành tựu của văn hóa Trung Quốc trao truyền lại đến ngày nay:
- Tứ đại phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.
- Tư tưởng, tôn giáo: Nho giáo, Đạo giáo….
- Các công trình kiến trúc lớn, đồ sộ. Ví dụ: lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Vạn lí trường thành…
~HT~
hỏi từng câu nhé
bạn giúp 1 thể đi nhắn từng câu