Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Tác giả quan sát và miêu tả sinh động trạng thái, hoạt động của cây cối, loài vật trước và trong cơn mưa:
- Các con vật trước cơn mưa: mối trẻ, mối già bay, gà con ẩn nấp, kiến hành quân đầy đường
- Cây cối trước khi mưa: mía múa gươm, cỏ gà rung tai nghe, bụi tre gỡ tóc, cây dừa sải tay bơi, ngọn mùng tơi nhảy múa.
- Trong cơn mưa: cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá hả hê…
- Những động từ được sử dụng: hành quân, múa, rung tai, đu đưa… kết hợp với các tính từ: rối rít, trọc lốc, mù trắng, chốc chốc
→ Góp phần diễn tả sinh động cảnh vật lúc trời mưa
b, Phép nhân hóa được sử dụng rộng rãi, phổ biến
+ Ông trời mặc áo
+ Mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
+ Cỏ gà rung tai nghe
+ Bụi tre tần ngần gỡ tóc
+ Cây dừa sải tay bơi
...
→ Phép nhân hóa khiến thế giới cây cỏ, loài vật cũng hoạt động đa dạng giống như con người. Điều này thể hiện óc quan sát, liên tưởng thú vị của tác giả.
- Bố cục bài thơ:
+ Phần 1 (Từ đầu đến ngọn mùng tơi nhảy múa): Khung cảnh trời sắp mưa
+ Phần 2 (tiếp đến cây lá hả hê): Khung cảnh khi mưa
+ Phần 3 ( Còn lại): Hình ảnh người nông dân trong mưa
Câu 1:
Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả. Trong không khí tang thương và chết chóc của những ngày đổ máu ở Huế, người chú tình cờ gặp cháu - chú bé Lượm nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.
- Lượm đã vượt bao khó khăn, nguy hiểm để làm nhiệm vụ và đã hi sinh trên cánh đồng lúa quê hương.
* Bố cục của bài thơ: ba đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” -> Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.
- Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” -» Câu chuyện vể chuyến liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
- Đoạn 3: Còn lại -> Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi
Câu 2:
Hình ảnh Lượm được thể hiện từ khổ hai đến khổ năm được miêu tả sinh động và rõ nét qua các chi tiết nghệ thuật:
- Hình dáng: Cái sắc xinh xinh, Ca lô đội lệch. Trang phục của Lượm giống như trang phục của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến chống thực dân Pháp. Nhưng Lượm còn rất bé nên cái sắc bên mình chỉ “ xinh xinh Còn chiếc mũ ca lô thì đội lệch thể hiện một dáng vẻ hiên ngang và hiếu động của tuổi trẻ.
- Dáng điệu: loắt choắt nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và tinh nghịch (Cái chân thoăn thoắt, Cái đầu nghênh nghênh).
- Cử chỉ: rất nhanh nhẹn {Như con chim chích), hồn nhiên, yêu đời (huýt sáo, cười híp mí).
- Lời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc, Vui lổm chú à, ở đồ/ì Mang c Thích hơn ở nhà!).
* Các yêu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh... vần gieo (choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...), nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh (Nhưcon chim chích...) góp phần thể hiện hình ảnh Lượm - một em bé liên hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu. Câu 3: Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
Trá lời:
Nhà thơ đã hình dung ra sự hi sinh của Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng cũng như bao lần làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề ‘Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?
Nhưng rồi:
Bỗng loè chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú bé đã hi sinh dũng cảm giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, đầy hứa hẹn của một cuộc đời đã được chắp cánh cùng cách mạng. Nhưng nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót, ông cảm nhận được sự hi sinh của Lượm có một vẻ thiêng liêng cao cả như một thiên thần bé nhỏ yên nghi giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao phủ quanh em và linh hồn nhỏ bé ấy đã hoá thân vào với thiên nhiên đất nước (Cháu nằm trên lúa, Tay nắm chặt bông, Lúa thơm mùi sữa, Hồn bay giữa đồng).
Những câu thơ, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
Ra thế Lượm ơi ...
Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
- Thôi rồi, Lượtn ơi!
Hình dung lại sự việc mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kìm lòng được, lại thốt lên lời đau đớn.
- Lượm ơi, còn không?
Câu thơ được tách ra thành một khổ thể hiện tiếng gọi vừa thân thương vừa thống thiết kết hợp với câu hỏi tu từ như muốn nhấn mạnh, hướng người đọc suy nghĩ về sự còn hay mất của Lượm.
Câu 4:
Trong bài thơ, người kể đã gọi Lượm bằng nhiểu đại từ xưng hô khác nhau:
- Chú bé: cách gọi của một người lớn tuổi với một em trai nhỏ, thể hiện sự thân mật nhưng chưa phải là gần gũi, thân thiết.
- Cháu: cách gọi biểu lộ tình cảm gần gũi, thân thiết như quan hệ ruột thịt của người lớn với một em nhỏ.
- Chú đồng chí nhỏ. cách gọi vừa thân thiết, trìu mến vừa trang trọng đối với một chiến sĩ nhỏ tuổi.
- Lượtn ơi: dùng khi tình cảm, cảm xúc của người kể lên đến cao độ, thể hiện ra trong cách gọi tên kèm theo những từ cảm thán: Thôi rồi, Lượm ơi và Lượm ơi, còn không?
Câu 5:
Sau câu thơ: Lượm ơi, còn không? nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi là để trả lời cho câu hỏi tu từ này. Nhà thơ khẳng định Lượm sẽ và vẫn sống mãi cùng thời gian, trong lòng nhà thơ, trong tình thương nhớ, cảm phục của đồng bào Huế, trong chúng ta và các thế hệ mai sau.
Bài thơ được làm theo thể tự do, cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt
- Nhịp 1, 2, 3, 4 và chủ yếu là nhịp 2
→ Tạo nhịp điệu nhanh, dồn dập, sự ngắt quãng phóng khoáng như những hạt mưa rơi tự do.
References:
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do, câu ngắn, ngắt nhịp nhanh kết hợp với sự quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế và độc đáo cùng với việc sử dụng các phép nhân hóa khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang một ý nghĩa biểu trưng độc đáo
→ Thể hiện sự phong phú của thiên nhiên, tư thế vững chãi của con người. Con người và thiên nhiên hiện lên vui tươi, hòa quyện đồng đều thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của tác giả.
Study well <33
Câu 1:
a. Trong khi tả số rất nhiều loại chim, tác giả lựa chọn để sắp xếp theo trình tự từng nhóm loài gần nhau.
b. Đầu tiên là nhóm những loài chim "đều có họ với nhau. Họ của chúng đều hiền cả" (bồ các, chim ri, sáo sậu, sáo đen, tu hú), tiếp đó đến bước trung gian là các loài chim nhạn, bìm bịp, chim ngói…, sau cùng là nhóm những loài chim ác (diều hâu, chèo bẻo, quạ đen, quạ khoang, cắt,…).
c. Lời kể rất tự nhiên
- Cách tả mỗi con vật đều độc đáo, rất đặc trưng cho hoạt động của mỗi loài. Nhờ nhân hóa mà thế giới chim như thế giới con người rất sinh động.
- Cách xâu chuỗi các hình ảnh chi tiết rất hợp lí và bất ngờ. Thí dụ: Ai nghe tiếng bìm bịp kêu
– Nghĩ tới ông sư hổ mang lừa bịp chết mà hóa nen loài chim này.
--> Ông ta tự nhận mình là bịp nên tiếng chim là "bìm bịp". --> Ông khoác áo nâu bởi nhà sư mặc đồ nâu --> Chim rúc trong các bụi cây vì là kẻ ác --> Chim kêu thì chim ác, chim xấu mới ra mặt.
Câu 2:
a. Về các loài chim, tác giả sử dụng cách kể như không phải bằng văn mà là lời nói thường, cũng không phải do ai gợi ra mà bắt đầu từ tiếng kêu của loài bồ các để dẫn dắt lời kể; tiếp sau đó vận dụng cấu trúc của đồng dao dân gian để phát triển mạch kể. Mạch kể giữa các loài chim hiền với các loài chim ác được tiếp nối bởi sự xuất hiện của các loài chim ngói, chim nhạn và chim bìm bịp. Đặc biệt, sự xuất hiện của chim bìm bịp như là "cầu nối" (khi nó kêu thì một loạt chim ác, chim xấu mới ra mặt). Đồng thời, trong từng nhóm loài, tác giả dùng các hình ảnh sinh hoạt, tập tính của chúng để xâu chuỗi thành mạch văn phát triển hợp lí và sinh động.
b. Kết hợp tả và kể: Ví dụ: Chim bìm bịp.
- Giời khoác cho nó bộ cánh nâu (tả).
- Những câu còn lại là kể.
c. Trong từng loài chim tác giả đã quan sát và nhấn mạnh các đặc điểm riêng biệt. Thế giới chim liên kết thành một xã hội như loài người: có hiền, có dữ, có mâu thuẫn giải quyết bằng bạo lực… Cũng như vậy, kết hợp tả và kể về các loài chim, tác giả vừa thể hiện khả năng quan sát rất tinh tế, vừa thay đổi được giọng văn làm cho mạch văn uyển chuyển, sinh động; đồng thời qua đó cũng thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết giữa tác giả và thiên nhiên.
Câu 3: Chất liệu văn hóa dân gian.
- Thành ngữ: Kẻ cắp gặp bà già (xem chú thích (7) trang 113).
- Đồng dao: Bồ các là bác chim ri - Chim ri là dì sáo sậu ...
- Kể chuyện: Câu chuyện ông sư lừa bịp chết thành chim bìm bịp. Cách cảm nhận này tạo cho chúng ta hình dung thế giới loài chim như loài người, tính cách ứng xử giống người nhưng nó có thể làm ta ác cảm với những con chim theo tác giả là "ác" mà thực tế không như vậy.
Câu 4:
Bài văn đã đem đến những hiểu biết thú vị về đặc điểm, tập tính, hình dáng của một số loài chim, điều đó giúp chúng ta yêu mến hơn và có tinh thần trân trọng giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
1.
Bài văn Cô Tô có thể chia làm ba đoạn:
- Đoạn một: từ đầu đến “theo mùa sóng ở đây". Toàn cảnh Cô Tô với vẻ đẹp trong sáng sau khi trận bão đã qua đi.
- Đoạn hai: tiếp theo đến “là là nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc trên biển quan sát được từ đảo Cô Tô - một cảnh tượng tráng lộ, hùng vĩ và tuyệt đẹp.
- Đoạn ba: từ “Khi mặt trời đã lên” đến hết: Cảnh sinh hoạt buổi sớm trên đảo bên một cái giếng nước ngọt và hình ảnh những người lao động chuẩn bị cho chuyến ra khơi.
2.
Vẻ đẹp trong sáng của đảo Cô Tô sau trận bão:
- Không gian trong trẻo, sáng sủa.
- Cây cối trên đảo thêm xanh mượt.
- Nước biển lam biếc, đậm đà.
- Cát lại vàng giòn.
- Lưới càng thêm nặng mẻ.
Những từ ngữ chủ yếu là tính từ đó cho thấy màu trắng trong sáng, khung cảnh bao la, vẻ đẹp tươi sáng của đảo Cô Tô.
3.Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh tuyệt đẹp, rực rỡ tráng lệ. Cảnh mặt trời mọc đặt trong một khung cảnh rộng lớn bao la và hết sức trong trẻo, tinh khôi: "Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi”. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh đặc sắc “Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả ttrứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mám bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửtig hồng ". Những so sánh thật bất ngờ, thật thú vị. Nhưng đến liên tưởng sau đây thì mới thực sự tài hoa ‘Y như một mâm lễ tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông,m. Màu sắc hài hoà rực rỡ “đò hồng, bạc, ngọc trai”; chi tiết hình ảnh độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo, hùng vĩ, đường bệ, tráng lệ của biển trời Cô Tô.
4.
Cảnh sinh hoạt và lao động trên đảo trong buổi sáng được tác giả miêu tả tập trung vào một địa điểm quanh cái giếng nước ở ria đảo và những người dân chài gánh nước ngọt từ giếng xuống thuyền. Cảnh bình dị lao động khẩn trương nhưng lại thanh bình được bộc lộ rõ qua các chi tiết “ cái giếng nước ngọt đảo Thanh Luân sớm nay có không biết bao nhiêu là người đến gánh và múc... Từ đoàn thuyền sắp ra khơi đêh cái giếng ngọt, thùng và cong gánh nối tiếp đi đi về về”.
- Cảnh tác giả và mọi người tắm quanh giếng.
Cảnh chị Châu Hoà Mẫn địu con dịu dàng, yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
a. Cảnh vật quen thuộc trong đời sống hằng ngày được tác giả đưa vào bài thơ trở nên rất sinh động thông qua nghệ thuật miêu tả hình dáng, trạng thái, hoạt động của mỗi loài.
Đây là khung cảnh lúc trời sắp mưa: Những con mối-Bay ra-Mối trẻ-Bay cao - Mối già- Bay thấp - Gà con - Rối rít tìm nơi - Ân nấp. Nhịp điệu thơ khẩn trương, gấp gáp như báo hiệu một cơn mưa lớn đang kéo đến gần. Động từ bay được lặp lại nhiều lần, các tính từ trẻ, già, cao, thấp, rối rít có tác dụng gợi tả, gợi hình đặc biệt. Người đọc như được chứng kiến tận mắt khung cảnh sinh động đó.
Từ hình ảnh cây cỏ gà lay động trước gió, tác giả hình dung ra: cỏ gà rung tai nghe; còn những cành tre bị gió thổi mạnh thì được nhân hoá: Bụi tre tần ngần gỡ tóc.
Trời chuyển mưa giông, mây đen vần vũ, gió thổi ù ù như tiếng cối xay lúa. Trời bắt đầu mưa. Mưa rơi Lộp bộp trên tàu cau, tàu chuối. Mưa nặng hạt hơn. Đất trời trắng xoá. Mưa to, gió lớn. Sau những ngày tháng khô hạn, đất gặp nước sủi bọt, bong bóng nổi đầy sân. Chú Cóc sung sướng nhảy chồm chồm, sấm chớp đì đùng, chó sợ hãi sủa inh ỏi. Cây bưởi, cây na trong vườn hả hê đón những hạt mưa đầu mùa mát rượi.
b. Nét nổi bật nhất trong nghệ thuật miêu tả của bài thơ là phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và tài tình: ông trời, Mặc áo giáp đen, Ra trận, Muôn nghìn cây mía, Múa gươm, Kiến, Hành quân, Đầy đường... Những đám mây đen che phủ bầu trời trông giống như lớp áo giáp uy nghi của một dũng tướng khi ra trận. Còn Muôn nghìn cây mía lá nhọn sắc quay cuồng trong cơn gió mạnh được nhà thơ hình dung như những lưỡi gươm đang múa loang loáng trong tay các chiến binh. Kiến nối đuôi nhau đi thành từng đàn như một đoàn quân đang hành quân ra trận.
Cách miêu tả của Trần Đăng Khoa thật lạ lùng, đặc sắc. Từ cây bưởi trĩu quả: Hàng bưởi đu đưa, Bế lũ con, Đầu tròn, Trọc lốc... đến cảnh: Chớp, Rạch ngang trời, Khô khốc, Sấm, Ghé xuống sân, Khanh khách, Cười, Cây dừa, Sải tay, Bơi, Ngọn mùng tơi, Nhảy múa... đều được miêu tả bằng trí tưởng tượng phong phú, bay bổng của trẻ thơ.
Bài thơ không chỉ miêu tả cơn mưa với sấm chớp, gió mưa... mà còn miêu tả hoạt động của vạn vật và con người. Thông qua đó, người đọc hình dung ra đầy đủ cảnh tượng một cơn mưa rào mùa hạ và tác động của nó đối với vạn vật trên mặt đất.
Câu 1: Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian:
– Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;
– Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;
– Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ.
Theo trình tự trên, có thể chia bố cục của bài văn như sau:
– Đoạn 1: Từ đầu đến "Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước".
– Đoạn 2: Từ "Đến Phường Rạnh" đến "thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò".
– Đoạn 3: Còn lại.
Câu 2: Cảnh dòng sông và hai bên bờ theo từng chặng đường của con thuyền.
Chẳng hạn:
– Tả cảnh sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, thơ mộng, thuyền rẽ sóng lướt bon bon, tầm nhìn mở ra phóng khoáng: "chung quanh là những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít" …
– Tả cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì kéo đối tượng vào cận cảnh: "Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt" …
– Đến đoạn sông có thác dữ thì đặc tả: "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" …
Câu 3:
a. Cảnh con thuyền vượt thác được miêu tả qua các yếu tố:
– Tinh thần chuẩn bị của con người: nấu cơm ăn để được chắc bụng, ba chiếc sào bằng tre đầu bịt sắt đã sẵn sàng, ...
– Dòng nước hung hãn: nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.
b. Nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả:
- Ngoại hình:
-
như pho tượng đồng đúc.
-
các bắp thịt cuồn cuộn.
-
hai hàm răng cắn chặt.
-
quai hàm bạnh ra.
- Hành động:
-
Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.
-
Ghì chặt lấy sào, lấy thế trụ lại giúp chiếc sào kia phóng xuống.
-
Thả sào, rút sào, rập ràng nhanh như cắt.
c. Miêu tả dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ, tác giả đã dùng các cách so sánh:
– Dùng thành ngữ dân gian, so sánh ngang bằng: động tác thả sào và rút sào nhanh như cắt; hình ảnh con người như một pho tượng đồng đúc ...
– Dùng hình ảnh cường điệu: dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc, nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" – qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công viêc, trong khó khăn, thử thách.
Câu 4:
- Hai hình ảnh:
-
Đoạn đầu: "Dọc sông, những chòm cô thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước".
-
Đoạn cuối: "Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước".
+ Đoạn đầu, hình ảnh cầy cổ thụ dễ liên hệ tới hình tượng dượng Hương Thư chuẩn bị vượt thác.
+ Đoạn sau, hình ảnh cây to dễ liên tưởng tới "Chú Hai vượt sào, ngồi thở không ra hơi".
+ Cả hai hình ảnh đều muốn nói rằng nơi sông núi, đất nước quê hương đầy hùng vĩ hiểm trở, các thế hệ người Việt Nam đều thể hiện bản lĩnh vững vàng để sống trên mảnh đất của mình.
Câu 5:
Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, đoạn từ trước địa phận Phường Rạnh đến Trung Phước. Bằng các biện pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người thông qua các hình ảnh nhân hoá và so sánh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp quả cảm của con người trên khung cảnh thiên nhiên vừa thơ mộng vừa dữ dội; đồng thời ca ngợi phẩm chất của con người lao động Việt Nam dũng cảm mà khiêm nhường, giản dị.
1.
Bố cục bài văn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “ Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ Thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò
- Đoạn 3: Phần còn lại.
1.
- Bài thơ tả cơn mưa ở vùng nông thôn Bắc Bộ vào mùa hè.
- Bố cục: 2 phần:
+ Từ đầu đến “ Đầu tròn- trọc lốc quang cảnh lúc sắp mưa. .
+ Phần còn lại: cảnh trong cơn mưa.
2.
Trong bài thơ, tác giả đã sử dụng thể thơ tự do với những câu thơ ngắn chỉ từ một đến bốn chữ, nhịp điệu nhanh, dồn dập cùng với cách gieo vần linh hoạt (vần chân - vần cách: ra - già, thấp - nấp; vần liền: con - trộn, nghe - tre...) đã góp phần quan trọng nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập và mạnh của cơn mưa rào mùa hè.
3.
a) Tác giả đã sử dụng hàng loạt các động từ, tính từ miêu tả các sự vật rất độc đáo, thể hiện sự quan sát tinh tế:
- Mối trẻ bay cao; Mối già bay thấp
- Ông trời và kiến như chuẩn bị tham gia trận đánh nên mặc áo giáp đen, hành quân đầy đường.
- Mỗi sự vật đều đón chờ cơn mưa với niém vui riêng thể hiện những tình cảm riêng, tính cách riêng:
+ Cỏ gà rung tai nghe + Bụi tre tần ngần gỡ tóc +Hàng bưởi đu đưa bế lũ con + Chớp khô khốc + Sấm khanh kliách cười + Cây dừa sải tay bơi + Ngọn mồng tơi nliáy múa.
Việc sử dụng các động từ, tính từ như trên đã làm cho thế giới cây cối, loài vật trở nên phong phú, sinh động về tâm hồn như con người,
b) Phép nhân hoá được sử dụng rộng rãi và rất chính xác, ví dụ:
“Ồng trời mặc áo giáp đen - Ra trận - Muôn nghìn cây mía - Múa gươm - Kiến - Hành quân - Đầy dường...” - những hình ảnh nhân hoá đã tạo nên cảnh tượng một cuộc ra trận với khí thế mạnh mẽ, khẩn trương. “Ông trời - Mặc áo giáp đen” là cảnh những đám mây đen che phủ cả bầu trời như một lớp áo giáp của một dũng tướng ra trận. Còn “ Muôn nghìn cây mía ” lá nhọn, sắc quay cuồng trong gió được hình dung như những lưỡi gươm khua lên trong tay các chiến sĩ của một đội quân đông đảo; kiến đi từng đàn vội vã có hàng lối như một hàng quân đang hành quân khẩn trương.
- Cỏ gà rung tai - Nghe - Bụi tre - Tần ngấn - Gỡ tóc: từ hình dáng của cây cỏ gà và động tác rung rinh của nó trong cơn gió mà tác giả hình dung ra như cái tai cỏ gà rung lên để nghe; còn những cành tre và lá tre bị gió thổi mạnh thì được hình dung như mớ tóc của bụi tre đang gỡ rối.
4.
Ở cuối bài thơ con người mới xuất hiện trên cái nền thiên nhiên dữ dội, hùng vĩ tạo nên ý nghĩa biểu tượng: Ca ngợi vẻ đẹp lao động cần cù của con người nông dân bình dị chống chọi, vượt qua và chiến thắng những trở ngại của thiên nhiênỀ Hình ảnh này được xây dựng theo lối ẩn dụ khoa trương. Người cha đi cày vể dưới trời mưa đã được tác giả nhìn như là: Đội sấm - Đội chớp - Đội cả trời mưa... Nhờ thế, các câu thơ này đã dựng lên được hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.