K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 3 2023

Các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận là:

– Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề.

– Trong cuộc sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận

– Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình:

Lí lẽ: cơ sở cho ý kiến, quan điểm của người viếtBằng chứng: những minh chứng làm rõ cho lí lẽ, có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu từ thực tế

→ Trong văn nghị luận, ý kiến, lí lẽ, bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

D
datcoder
CTVVIP
30 tháng 12 2023

- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.

- Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mỗi áng văn nghị luận không chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyết phục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận. Chính vì vậy, việc nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận là điều cần thiết để từ đó hình thành, thiết kế xây dựng các phương pháp học tập đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưng thể loại.

28 tháng 4 2024

- Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh những đặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.

6 tháng 9 2016

(1) Tự sự → (e) trình bày diễn biến sự việc 

(2) Miêu tả → (d) tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người

(3) Biểu cảm → (a) bày tỏ cảm xúc

(4) Nghị luận → (b) nêu ý kiến đánh giá, bàn luận

(5) Thuyết minh → (c) giới thiệu đặc điểm, tính chất

(6) Hành chính, công vụ → (g) trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiệm giữa người và người.

 

 

6 tháng 9 2016

 

Nối tên mỗi kiểu văn bản, phương thức biểu đạt ở cột trái với mục đích giao tiếp thích hợp ở cột bên phải

Kiểu văn bản , phương thức biểu đạt

Mục đích giao tiếp
(1) tự sự(a) bày tỏ cảm xúc
(2) miêu tả (b) nêu ý kiến đánh giá bàn luận
(3) biểu cảm(c) giới thiệu đặc điểm tính chất
(4) nghị luận(d)tái hiện trạng thái sự vật, hiện tượng, con người
(5) thuyết minh(e) trình bày diễn biến sự việc
(6) hành chính, công vụ(g) trình bày ý muốn, quyết định nào đó, thể hiện quyền hạn, trách nhiễm giữa người và người

1 - e

2 - c

3 - a

4 - b

5 - d

6 - g

26 tháng 11 2021

TK

 

Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội

 

 

Nguyên Hồng là một nhà văn đặc biệt - nhà văn của những người cùng khổ. Có lẽ chính bởi hoàn cảnh khó khăn, chân lấm tay bùn và thiếu thốn tình thương nên ông có những thấu hiểu, đồng cảm cho những kiếp người khố rách áo ôm của xã hội. Cha mất, mẹ đi thêm bước nữa, tuổi thơ ông đầu đường xó chợ, bươn chải làm đủ mọi nghề. Chính vì thế chất nghèo, chất lao động đã thấm sâu vào văn chương và vào thế giới nghệ thuật của tác giả. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên. Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc

 

 

 

16 tháng 1 2023

- thường nội dung truyện luôn hướng về cái kết đẹp, người tốt thắng kẻ xấu, thể hiện khát vọng của nhân dân, luôn có nhân vật và sự việc.

- là loại thơ một câu 6 chữ và một câu 8 chữ xen kẽ nhau, âm cuối của câu 6 trùng với âm của từ thứ 6 trong câu 8 và âm cuối trong câu 8 trùng với âm của từ cuối trong câu 6.

-

+ Hồi kí: là những trải nghiệm mà tác giả đã trải qua được tác giả hồi tưởng lại và tạo ra tác phẩm.

+ Du kí: là những trải nghiệm mà tác giả đang được cảm nhận và người trực tiếp ghi lại.

- là những bài, đoạn văn bàn luận về một tác phẩm nào đó.

- là những văn bản cung cấp những thông tin chính xác, khách quan cho người đọc.

Bạn tham khảo nha: 

1. Truyện cổ tích: 

- Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu.

- Truyện cổ tích là câu chuyện đã trọn vẹn về cốt truyện nhưng đồng thời mang tính mở đặc trưng của văn bản văn học dân gian ở cấp độ chi tiết, môtip.

- Truyện cổ tích mang tính giáo dục cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, lẽ công bằng,..

2. Thơ lục bát

Thứ nhất: Về cố câu, số tiếng của thơ lục bát

+ Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

+ Số câu:. Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

– Thứ hai: Về cách gieo vần

+ Thông thường âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

+ Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

– Thứ ba: Về nhịp và đối trong thơ lục bát

+ Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển tùy thuộc nhịp bài thơ: Với câu lục thường là nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3, nhịp 2/2/2. Câu bát có thể ngắt nhịp 4/4.

– Thứ tư: Về thanh điệu của bài thơ Lục bát

Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. Chữ thữ thứ hai và chữ thứ sáu của câu bát thì đều là vần bằng, nhưng yêu cầu đặt ra ở đây là chúng không được cùng một thanh. Nếu thứ thứ sáu là thanh không có dấu, hay còn gọi là phù bình thì chữ thứ tám phải thuộc thanh trầm bình.

3. Hồi kí, du kí

- Chủ yếu kể lại những sự việc mà người viết đã từng tham dự hoặc chứng kiến trong quá khứ. Các sự việc trong hồi kí thường được kể theo trình tự thời gian, gắn với một hoặc nhiều giai đoạn trong cuộc đời tác giả. Nhân vật xưng “tôi” trong hồi kí là hình ảnh của tác giả.

- Thường xưng “tôi”, “chúng tôi”, là hình ảnh của tác giả, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. Bởi vì giữa tác giả và người kể chuyện ngôi thứ nhất trong hồi kí luôn có những khoảng cách về tuổi tác, thời gian hay những sự khác biệt trong nhận thức, quan niệm…

- “Ghi chép” hiểu theo cách thông thường là việc chuẩn bị nguồn tư liệu về những điều có thật, đã xảy ra để viết nên tác phẩm. Tư liệu được “ghi chép”, hiểu cách khác, cũng chính là viết, kể, sáng tác. Theo nghĩa này, người viết hồi kí không thể bê nguyên cái có thật, từng xảy ra ngoài đời vào văn bản mà phải ghi sao cho thành chuyện và kể sao cho hấp dẫn, sâu sắc.

4. Nghị luận văn học: 

- Nghị luận văn học là dạng văn bản dùng để bày tỏ sự cảm thụ tác phẩm văn học theo suy nghĩ của cá nhân, là những lý lẽ để đánh giá, phân tích, bàn bạc về vấn đề thuộc lĩnh vực văn học để khám phá thế giới nội tâm của tác giả

-  Tìm ra những giá trị thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình.

5. Văn bản thông tin: 

- Loại văn bản này thường trình bày một cách khách quan, trung thực, không có yếu tố hư cấu, tưởng tượng.

- Qua văn bản thông tin, người đọc, người nghe hiểu chính xác những gì được mô tả, giới thiệu....