đặt 10 câu hỏi phản biện lại  quan điểm " học thầy không tày học bạn "

">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 5 2023

- Thầy cô là những người có kinh nghiệm, bằng cấp hơn cả bạn bè trang lứa, tại sao học hỏi từ thầy cô lại không bằng bạn bè.
 - Tại sao không học từ người có hiểu biết hơn
- Bạn bè có chắc phương pháp học tập cũng như quan điểm đúng đắn
- Vai trò của giáo viên là gì?
- Nếu không có thầy cô thì liệu rằng học từ bạn có hiệu quả?

23 tháng 5 2018

Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao tục ngữ thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy...

   Trong nhà trường, người thầy giữ vai trò rất quan trọng, vì thế dân gian đã khẳng định: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng bên cạch đó lại có quan điểm cho rằng: Học thầy không tày học bạn. Như vậy, xét về mặt ý nghĩa , hai câu trên có mâu thuân với nhau hay không?

   Nếu mới đọc qua, chưa suy nghĩ sâu sắc, chắc chắn có người cho rằng hai câu tục ngữ trên chứa đựng hai quan điểm trái ngược nhau. Thực tế không phải như vậy. Cả hai câu đều nói đến vai trò của người dẫn dắt là thầy giáo và bạn bè trong học tập.

   Câu thứ nhất: Không thầy đố mày làm nên đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh. Trong khi đó câu thứ hai: Học thầy không tày học bạn lại đề cao vai trò của bạn bè. Chúng ta nên hiểu nội dung hai câu tục ngữ này như thế nào cho đúng?

   Trong nhà trường, vai trò của người thầy vô cùng quan trọng. Thầy dạy cho trò những tri thức cần thiết thông qua bài giảng trên lớp. Thầy là người dẫn đường, chỉ lối, mở rộng, nâng cao hiểu biết cho học sinh. Đồng thời với việc dạy chữ là dạy người. Người thầy dạy bảo những điều hay lẽ phải, quan tâm giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em sống theo đạo lí làm người. Đối với việc trưởng thành và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, công lao người thầy quả là to lớn.

   Nhưng không phải người thầy thay thế được tất cả. Thầy hết lòng giảng dạy trò phải hết sức nỗ lực trong học tập, tiếp thu thì mới mong đạt được kết quả tốt. Như vậy, cố gắng của học sinh cũng là một phần đáng kể. Nếu phủ nhận mặt này, ý nghĩa của câu tục ngữ trên sẽ là nhận xét phiến diện.

   Vai trò của người thầy quan trọng như vậy nhưng trong quá trình học tập, vai trò bạn bè cũng quan trọng không kém nên người xưa cho rằng: Học thầy không tày học bạn (không tày ở đây có nghĩa là không bằng). Đánh giá như vậy sợ có thiên lệch chăng? Ở đây, mục đích của người xưa là dùng cách nói cường điệu để nhấn mạnh tác động của bạn bè đối với sự tiến bộ và hiểu biết của mối người. Kiến thức thầy giảng trên lớp, có gì chưa hiểu, ta đem hỏi lại bạn bè. Bạn tận tình hướng dẫn cho mình, tức là bạn cũng đóng vai trò của người thầy cô trong chốc lát.

   Thực tế cho thấy bạn bè tốt giúp đỡ, hỗ trợ nhau rất nhiều điều có ích trong quá trình học tập, làm việc và xây dựng sự nghiệp. Bạn bè cũng trang lứa tạo ra sự thông cảm , gần gũi nên việc học hỏi cũng dễ dàng tiếp thu hơn.

   Vậy ta nên hiểu quan niệm học thầy, học bạn như thế nào cho đúng?

   Mỗi học sinh phải chăm chỉ, cố gắng tiếp thu những điều hay lẽ phải do thầy dạy bảo , kết hợp với óc suy nghĩ, sáng tạo của bản thân để không ngừng nâng cao kiến thức. Luôn ghi nhớ truyền thống Tôn sư trọng đạo của dân tộc. Có kính trọng thầy thật sự thì mới có tâm thế trong sáng, nghiêm túc đón nhận lời thầy dạy bảo. Có điều gì chưa hiểu hoặc hiểu chưa kĩ, ta mạnh dạn hỏi lại bạn bè, tránh thái đọ tự ti, giấu dốt, bởi đó là điều hoàn toàn bất lợi cho việc học hành. Học thầy, học bạn không chỉ về kiến thức mà còn học ở tác phong, đạo đức để trở thành con người hữu ích cho xã hội.

   Hai câu tục ngữ trên bổ sung ý nghĩa cho nhau để phản ánh quan niệm của người xưa về việc học. Ngày nay, cách học tốt nhất là học ở thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Muốn nên người, chúng ta phải có thái độ tôn kính thầy cô, quý mến, tôn trọng bạn bè và khiêm tốn trong học tập. Con đường đến với tri thức là còn đường gập ghềnh, gian nan. Trên con đường ấy, thầy và bạn vừa là người chỉ lối , vừa là người đồng hành quan trọng biết bao đối với mỗi chúng ta.

16 tháng 6 2018

 Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu:

“Không thầy đố mày làm nên”

      Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng:

“Học thầy không tày học bạn’’

       Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

        Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh của mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

      Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết quả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật... thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

      Bây giờ đã lớn khôn thế này

    Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

                     Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

      Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

     Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.

       Tuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỉ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội...

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

      Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:

“Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

        Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

       Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

      Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 - 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.

“Trọng thầy mới được làm thầy”

      Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

       Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:    Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"    Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
   Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"
   Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"
   Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
   Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Tại sao là "Hạnh phúc" chứ không phải là "Thịnh vượng" hay "Văn minh"? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả".
[...] Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và thấy người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tế kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thế vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Qua đoạn trích trên, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?
Câu 3: Tìm 01 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên và nêu khái niệm về lời dẫn trực tiếp?

1

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính: Tự sự 

Câu 2: 

Qua đoạn trích trên, tác giả mong muốn chúng ta hướng đến sự hạnh phúc cho bản thân mình đầu tiên. Bởi chỉ khi chúng ta hạnh phúc và yêu thương bản thân mình ta mới có thể truyền đi những năng lượng tích cực và giá trị tốt đẹp tới cộng đồng. Sự giàu sang, phú quý có thể là nhất thời nhưng hạnh phúc sẽ luôn là điều ở lại che chở tâm hồn qua mọi nỗi đau. 

Câu 3: 

Lời dẫn trực tiếp "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ... suy nghĩ về điều đó cả". 

Khái niệm lời dẫn trực tiếp: Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói, suy nghĩ của nhân vật hoặc một người nào đó. Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. 

29 tháng 10 2021

Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng có trong mình một khoảnh khắc, một kỉ niệm khó quên nào đó. Tôi cũng vậy, trong ngày đầu tiên đi học cấp hai, được gặp thầy cô và các bạn mới tôi đã có một kỉ niệm không thể nào quên với Kiên – người bạn mới của tôi.

    Hôm ấy là hôm đầu tiên tôi lên trường mới nên tôi rất hào hứng. Tôi chuẩn bị kĩ lưỡng mọi thứ, đi học từ sớm. Đến trường, tất cả học sinh đều xuống xe và để xe ngăn nắp, bạn nào chưa biết để xe ở đâu sẽ được bác bảo vệ hướng dẫn. Cũng vì thế tôi cảm thấy đây là ngôi trường có nề nếp tốt, kỉ luật tốt. Trường tôi học tuy không phải trường điểm nhưng lại đạt rất nhiều thành tích trong huyện. Sân trường được trồng nhiều cây xanh, các bồn hoa đều nở rực rỡ. Khi vào lớp, lớp sạch sẽ, gọn gàng, bảng được lau sạch. Tôi thấy bạn nào cũng háo hức, một vài bạn có đôi chút e dè. Trong vào lớp được năm phút thì có một bạn tất tả chạy vào, bạn đi học muộn ngay từ buổi học đầu tiên. Người bạn nhỏ con hơn tôi, cao chừng bằng tôi nhưng có vẻ khỏe mạnh. Da bạn đen, người mảnh khảnh gầy, đôi bàn tay có chút lấm bẩn. Tôi chỉ thấy ấn tượng bởi giọng nói bạn thưa cô vào lớp rất ấm áp, nghe như con gái. Đôi mắt sáng của bạn cũng là điểm đáng chú ý. Lúc đi học về tôi thấy Kiên – người bạn đi học muộn lúc sáng đang loay hoay lắp xích xe đạp. Dưới cái nắng chang chang bạn cũng không đội mũ. Tôi đi qua, làm ngơ như không biết, không thấy vì tôi cho rằng bạn đi học muộn là bạn ý thức kém. Tôi không thích những bạn như vậy. Đi được một đoạn thì xe tôi hết hơi, tôi vội dắt xe vào quán sửa xe gần đó. Xe tôi bị dính đinh, mà săm xe bị mòn hết rồi nên cần thay. Tôi lo lắng bởi tôi không mang nhiều tiền, mà nhà thì xa, giờ cũng muộn rồi. Đúng lúc ấy Kiên ghé vào:

    – Xe bạn làm sao vậy?

    – Xe tớ hỏng săm rồi, mà tớ không mang tiền.

    – Tớ cũng không mang, nhưng mà tớ chở cậu về cho, mai đi học cậu ghé qua lấy xe cũng được.

    – Nhà tớ xa lắm.

    – Không sao, tớ chở về cho, tớ không chở cậu đi bộ về à?

Lúc ấy trong lòng tôi nhen lên nhiều cảm xúc khó tả, tôi vừa ân hận, xấu hổ, vừa xúc động lại cảm phục bạn. Vừa rồi tôi còn mặc kệ Kiên mà giờ Kiên lại giúp tôi như thế. Tôi vừa ngồi lên xe thì thấy một bạn gái lớp bên cạnh đến quán lấy xe, bạn ấy cảm ơn Kiên vì sáng nay giúp bạn ý mang xe đi sửa. Lúc này tôi mới hiểu, hóa ra lí do đi học muộn của Kiên là vì Kiên quá tốt bụng. Tay Kiên bẩn cũng là vì thế. Vậy mà, tôi chưa kịp tìm hiểu đã vội cho rằng bạn là học sinh không tốt… Ngồi sau xe Kiên tôi mới kịp để ý rõ hơn về bạn, bạn ăn mặc rất gọn gàng, chiếc cặp sách tuy cũ nhưng lại vô cùng sạch sẽ. Kiên cũng kể qua cho tôi về hoàn cảnh gia đình, Kiên chỉ ở với bà, bố mẹ đi làm ăn xa nên nhiều việc Kiên cần tự làm. Tôi với Kiên đã làm quen với nhau, trở thành đôi bạn cùng tiến từ đó. Chúng tôi hay xưng hô mày tao với nhau chứ cũng không xưng hô cậu tớ như lúc đầu. Hai đứa chúng tôi giúp đỡ nhau trong học tập, rủ nhau đi học, đi chơi và thường xuyên sang nhà nhau ăn cơm. Bố mẹ chúng tôi rất mừng vì điều đó.

    Thời gian có qua đi, giờ đây, chúng tôi đã có thêm không biết bao nhiêu kỉ niệm đẹp của tuổi học trò nhưng kỉ niệm về lần đầu tiên gặp gỡ giữa tôi với Kiên luôn là kỉ niệm sâu sắc nhất, ấn tượng nhất. Cảm ơn cuộc đời vì đã cho chúng tôi gặp nhau, được làm bạn của nhau.

29 tháng 10 2021

Dẫu biết rằng…
Những viên phấn tròn rồi cũng hóa thành bụi bay đi
Và vết hằn thời gian sẽ rẽ phân hai…màu tóc
Nhưng…
điều lớn lao mà Cô giữ được
Là niềm tin lặng lẽ lớn từng ngày
Là ước mơ khiêm nhường như...hạt giống vậy...!

Mái trường – ngôi nhà thứ hai luôn là nơi lưu lại nhưng dấu ấn đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Nhưng ký ức tuổi thanh xuân, kỷ niệm đẹp đẽ và trang hoành nhất của tuổi học trò lại ùa về cùng ba năm bậc Trung học phổ thông. Ở đó, thầy cô là cha, là mẹ; bạn bè là anh em gắn bó mật thiết với nhau và cùng tạo nên những kỷ niệm khó phai mờ. Suốt những năm tháng cắp sách đến trường chắc chắn ai cũng có ấn tượng với một thầy, một cô giáo nào đó – những người để lại cho ta kinh nghiệm suốt đời, nâng đỡ ta đứng dậy từ những noi tối tăm, họ truyền dạy không chỉ kiến thức mà còn là cách sống, đạo lí làm người.

Tôi cũng vậy, suốt hơn một chặng đường đã đi qua, cô Bích Hồng – người mẹ thứ hai đã và đang chắp cánh cho chúng em trên bước đường đời chỉ vỏn vẹn ba năm học. Thời gian thật vội vã trôi nhanh như thoi đưa đúng không cô? Không dài, nhưng cũng không quá ngắn, khoảng thời gian đủ để chúng ta gắn kết, yêu thương...Mới ngày nào em là học sinh lớp 10, được nhà trường phân vào lớp cô chủ nhiệm và trở thành thành viên của lớp A3, vậy mà hôm nay em đã là học sinh lớp 11 rồi. Ngồi viết lời tri ân với cô lòng em dâng trào cảm xúc. Em còn nhớ ngày nhận lớp, em được phân vào lớp 10A3.

A3 - một cái tên không mấy thiện cảm với em bởi trong suy nghĩ của em nói riêng và các bạn trong lớp nói chung, thế mà giờ đây chúng ta đã là một gia đình thật gắn bó dựng nên một ngôi nhà lớn - A3K31 . Và em biết nhờ cô mà tập thế lớp chúng ta được đoàn kết và quý trọng nhau hơn rất nhiều. Chúng em thực sự thấy mình thật may mắn khi được học với cô có được một giáo viên chủ nhiệm tận tình và chu toàn với học trò của mình đến vậy.

Chỉ với một năm thôi nhưng cô trò chúng ta đã có biết bao kỉ niệm thật đáng nhớ cô nhỉ. Những lúc cô lên lớp muộn giờ, nói chuyện phiếm “buôn dưa lê” một số tiết học, hay là những buổi tổ chức sinh nhật, phụ nữ Việt Nam,… Nhưng cô ơi! Chúng em biết rằng cô đưa ra những “phần thưởng” đó chỉ đơn giản với mong muốn chúng em biết nhận thức , hoàn thiện bản thân mình hơn. Còn chưa đầy hai năm còn lại, chúng em sẽ bay vào đời với hành trang là những bài học mà cô dạy hay là những lời chỉ bảo tận tình của cô. Có thể đôi lúc chúng em thật có lỗi, thật lười và nhiều vi phạm nội quy khác như: không học bài cũ, không chú ý nghe giảng, không chịu nhận khuyết điểm của bản thân, và những lúc ấy chúng em đâu nhận ra cô buồn đến nhường nào nhưng có một điều chắc chắn rằng cô vẫn luôn sẵn sàng tha thứ, bỏ qua một số lỗi cho những bồng bột đó.

Nhắc đến cô giáo, người ta luôn mường tượng ra sự ân cần, nhẹ nhàng, dạy dỗ chỉ bảo tận tình, sự nhiệt huyết và yêu trẻ. Riêng cô cũng không phải ngoại lệ, nhưng điều đặc biệt hơn cả, cô là người rất cá tính và hiện đại. Cô luôn có cách lôi kéo chúng em không thể dời khỏi lời giảng dạy của cô một giây phút nào. Cô vẫn giữ những nét truyền thống của một nhà giáo, không sai lệch về tư tưởng, đạo đức nhưng cô cũng không quên bỏ vào đó một chút “cái tôi” cá nhân riêng để học sinh có thể nhớ về cô mãi.

Cô ơi! Em biết lớp có được thành tích xuất sắc trong suốt một năm qua chính là công lao to lớn của cô. Bởi em biết cô coi lớp là gia đình thứ hai của mình. Cô là chủ gia đình, là người mẹ tần tảo, dãi nắng dầm mưa còn chúng em là đàn con thơ dại, hiếu động được cô nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ nên người. Cô không ngại khó, không ngại khổ mà ngày ngày, tháng tháng luôn ở bên chúng em, chăm chút, nhào nặn chúng em từ những bước đi, dáng đứng, cho đến lời nói, cách ăn mặc...

Trong cảm nhận của riêng em, cô là người rất khác. Cô khác rất nhiều so với các thầy cô giáo khác ở trong trường. Vì lý do mỗi ngày lên lớp thì cô không ăn mặc cầu kì, cũng không tô son, điểm phấn nhưng em vẫn thấy cô đẹp, vẫn tươi vui. Cô đẹp với một vẻ giản dị mà thanh cao của người phụ nữ Việt Nam. Trong những buổi lao động vất vả, mệt nhọc, nóng bức nhưng cô vẫn đứng một chỗ chỉ tay cho chúng em. Điều đó không có nghĩa là cô ngại khổ, ngại bẩn mà mục đích ở đây là tạo sự tự giác, siêng năng, chịu khó đối với chúng em. Những lúc đó thì chúng em phải cảm ơn cô vì đã làm được điều đó thật tốt.

Hơn một năm qua được học cô chủ nhiệm là một may mắn đối với em nói riêng và các bạn trong lớp nói chung bởi cô không chỉ trang bị cho chúng em tri thức mà cô còn dạy cho chúng em cách làm người, cách nhìn nhận cuộc sống. Cô luôn hướng chúng em đến những điều hay lẽ phải. Cô nói: “Muốn có một tập thể vững chắc thì phải biết đoàn kết, biết yêu thương đùm bọc, chia sẻ cho nhau khi người khác khó khăn, hoạn nạn…” Những điều cô dạy khiến chúng em không chỉ lớn về thể xác mà còn phong phú về tâm hồn. Và những điều cô đã dạy đó em sẽ mãi khắc ghi, đồng thời coi đó là hành trang để em vững bước vào đời.

Em biết trong khoảng thời gian qua, nhiều lúc cô cũng buồn vì chúng em lắm. Bởi có lúc chúng em còn chểnh mảng trong học tập, có bạn còn chưa chấp hành luật an toàn giao thông, có bạn còn vắng học không phép, bỏ giờ, vi phạm nội quy quy định của Nhà trường...

Em kính mong cô hãy quan tâm đến lớp như hơn một năm qua cô đã quan tâm để chúng em có chỗ dựa vững chắc, để chúng em tự tin vững bước vào đời. Và em mạn phép thay mặt các bạn trong lớp xin hứa với cô sẽ hết mình nỗ lực phấn đấu để đạt được thành tích tốt trong học tập và rèn luyện. Cảm ơn cô đã tận tụy hết mình vì chúng em. Cảm ơn cô đã cho chúng em những khoảng thời gian thật tuyệt vời. Cảm ơn cô vì đã là người mẹ thứ hai của 39 đứa con thơ dại A3K31, là người gieo trong chúng em những ước mơ hoài bão bởi “một cây lớn khỏi đầu từ cái mầm nhỏ, cuộc đời mỗi con người không có thầy cô thì không thể trưởng thành”.

Cô Bích Hồng yêu quý! Khi em ngồi viết những lời tri ân này với cô cũng là lúc Kỷ niệm 63 năm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo (20/11/1958 –20/11/2021) đang đến gần. Vậy nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay em xin được gửi đến cô những lời tri ân tốt đẹp, thân thương nhất. Em kính chúc cô luôn mạnh khỏe, vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và bên chúng em. Chúc cô mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Chúc cô có nhiều lứa học trò chăm ngoan, học giỏi. Qua lời tri ân này em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành nhất, cảm ơn cô đã quan tâm, giúp đỡ, dìu dắt chúng em nên người; cảm ơn cô đã đem đến cho chúng em những hồi ức đẹp nhất của tuổi học trò dù mới chỉ là hơn một Và từ đó, em cũng thay mặt cả lớp xin được cảm ơn các thấy cô giáo bộ môn giảng dạy ở lớp 11A3 đã đồng hành cùng chúng em, đã đồng cam cộng khổ vì chúng em trong suốt hơn một năm qua. Vậy nhân ngày lễ tết cổ truyền của thầy cô em cũng xin gửi đến thầy cô những lời tri ân tốt đẹp nhất. Em chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường mình đã chọn.

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:    Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"    Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa...
Đọc tiếp

Từ nội dung của đoạn trích sau đây, em hãy viết một đoạn văn tự sự (khoảng 10-15 dòng) kể lại tâm trạng của em khi gặp lại thầy (cô) giáo cũ:
   Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: "Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?"
   Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: "Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong chờ ở tụi em có điều đó thôi sao?"
   Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đóng góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?
   Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: "Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc"? Tại sao là "Hạnh phúc" chứ không phải là "Thịnh vượng" hay "Văn minh"? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả".
[...] Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và thấy người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa.Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tế kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thế vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

0
2 tháng 1 2019

Chắc đang dạy thầy đoá :) 

Mak tớ cx không hiểu 

2 tháng 1 2019

thik thì đáp lại như thế

cái nay trên mạng có chuyện cừoi

hok tót

chọn 1 trong những đề sau và làmBình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"Bình luận về thói ăn chơi đua đòiBình luận câu tục ngữ: "Có chí thì nên"Bình luận câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng ..."Hãy bàn luận câu: "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. ..."Bàn luận ý kiến sau: "Đúng giờ là một cử chỉ...
Đọc tiếp

chọn 1 trong những đề sau và làm

Bình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"

Bình luận về thói ăn chơi đua đòi
Bình luận câu tục ngữ: "Có chí thì nên"
Bình luận câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn"
Bình luận câu: "Bầu ơi thương lấy bí cùng ..."
Hãy bàn luận câu: "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. ..."
Bàn luận ý kiến sau: "Đúng giờ là một cử chỉ đẹp"
Bàn về đức tính siêng năng cần cù
Bình luận câu cổ ngữ: Ngọc vô cùng quý giá, nhưng ngọc tâm hồn ...
Bàn luận ý kiến sau: "Học, quý ở sự kiên trì"
Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" (1)
Bình luận câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim" (2)
Bình luận câu tục ngữ "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn"
Bình luận câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách"
Bình luận "Không thầy đố mày làm nên" vs "Học thầy không tày học bạn"

33

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

Đó là một trong những kinh nghiệm sống thực tế mà người đời truyền lại cho con cháu đời sau. Khi đánh giá sự vật, chúng ta chú ý đến chất liệu tạo ra đồ vật. Còn khi nhận xét một con người, ông cha ta cho rằng: Cái nết đánh chết cái đẹp.

Chúng ta nhìn nhận lời nhắn nhủ này như thế nào và có ý kiến ra sao, giữa hai vấn đề “cái nết” và “cái đẹp”?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ ý nghĩa của câu tục ngữ qua hai hình ảnh mang nội dung đối lập: “Cái nết” là nết na, phẩm cách, đức hạnh của con người, là nét đẹp về nhân cách, về tâm hồn. Nét đẹp đó không phơi bày một cách hào nhoáng, mà ẩn kín bên trong. Còn “cái đẹp” là vẻ rực rỡ hấp dẫn quyến rũ bề ngoài. Chúng ta có thể hiếu đó là vẻ bóng bẩy bên ngoài.

Câu tục ngữ cho rằng: tư cách, phẩm chất đạo đức có sức mạnh “đánh chết”, tiêu diệt hình thức lòe loẹt phô trương bên ngoài. Tư cách của con người có giá trị bền vững, dài lâu hơn vẻ đẹp son phấn, màu mè bên ngoài. Cũng như chất liệu tạo ra đồ vật có giá trị cao hơn lớp nước sơn, bao bì che bọc bên ngoài. Như vậy, lời tục ngữ ấy đề cao, coi trọng tư cách, phẩm chất hơn dáng vẻ bảnh bao bên ngoài. Cũng ca ngợi đức độ con người, ca dao xưa có câu:

Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để dời về sau.

Người xưa khuyên chúng ta “trồng cây đức” có nghĩa là ra công, cố sức rèn luyện tư cách luôn đàng hoàng, đứng đắn.

Trở lại vấn đề, câu tục ngữ khẳng định phẩm giá con người tồn tại vĩnh viễn còn vẻ hào nhoáng bóng bẩy bề ngoài sẽ bị tiêu diệt. Đó là suy nghĩ đúng. Bởi vì con người được quý mến là do họ có tư cách. Họ quan hệ đối xử hòa nhã với người chung quanh. Họ không làm điều gì có hại đến tính mạng, tài sản của kẻ khác. Ngược lại, những kẻ mất tư cách, kém đạo đức, thường gây tai họa cho người lân cận. Khi câu tục ngữ khẳng định “cái nết đánh chết cái đẹp” thì cái đẹp đang hấp hối kia chính là cái xấu đội lốt cái đẹp. Cái đẹp giả tạo phù du không thề tồn tại mãi với thời gian. Cái đẹp hình thức đó không thể chống chọi lại cái nết cao cả, vĩnh cửu. Vì muốn có được cái nết cao đẹp, con người phải khổ luyện, tập tành bền lâu, dai dẳng, kiên trì mới có được. Còn cái đẹp bề ngoài chỉ cần vật chất, tiền tài, trong phút chốc có thể tạo nên. Muốn có mái tốc uốn cong, trang sức đẹp dẽ phục vụ dạ hội, người ta vào tiệm uốn tóc trong thời gian ngắn. Nhưng muôn có được mái tóc dài óng ả mượt mà, ta phải dưỡng mái tóc mấy năm trời. Bảo vệ cái nết, tôn vinh đạo đức, tục ngữ có câu:

Có đức mặc sức mà ăn.

Cái đức vĩnh viễn “ăn” mãi vẫn còn, đó là cái “nết” quý báu cua con người. Tuy nhiên, coi trọng cái nết mà loại trừ, lánh xa cái đẹp là điều làm chúng ta cảm thấy băn khoăn, vì chưa thỏa đáng. Một người hoàn thiện phải hội đủ hai phần: phẩm chất, tư cách, đạo đức và dáng vẻ hình thức bên ngoài. Cái đẹp bên trong và dáng dấp bề ngoài phải hài hòa, gắn bó nhau. Người có tư cách đàng hoàng không thể ăn mặc xốc xếch, nói năng cộc cằn. Cũng như một món hàng chất lượng cao thì phải được chế tạo bởi chất liệu tốt và được đóng gói trong bao bì có màu sắc đẹp, kiểu dáng tinh tế. Vì vậy, con người mới dùng kem, phấn làm đẹp dung nhan, trang trí nội thất làm đẹp phòng họp, phòng khách. Những chậu hoa, bức màn màu sắc rực rở để làm đẹp mỏi trường sống. Như vậy con người cũng nên để cho “cái đẹp” được sống mãi với thời gian. Khi người đời nói: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” thì họ cũng công nhận cái đẹp cũng cần thiết cho con người lắm. Hình thức cũng góp phần làm hoàn chinh nội dung. Cái đẹp cũng làm cho cái nết tồn tại dài lâu, lại có giá trị cao.

Câu tục ngữ có tác dụng giáo dục người đời cố công rèn luyện tư cách phẩm chất. Đó là căn bản, nguồn gốc hình thành con người toàn diện. Do vậy, khi còn nhỏ được cắp sách đến trường lớp, được ở bên cạnh mẹ cha, chúng ta kiên trì rèn luyện tư cách phẩm chất. Trước hết chúng ta phải là trò ngoan, con thảo hiền, bạn thân thiết hòa nhã. Trong lớp, chúng ta chăm chỉ học tập, sẵn sàng giúp bạn, đoàn kết trong học tập, công tác. Quan hệ chân thành với các bạn trong lớp, trong trường. Ở nhà, chúng ta luôn vâng lời dạy bảo của mẹ cha, anh, chị. Đối với hàng xóm, láng giềng thì thật thà, trung thực. Chúng ta có ý thức và thực hiện đúng câu:

Tiên học lễ, hậu học văn.

Nghĩa là chúng ta luôn lắng nghe lời khuyên dạy về đạo đức, nhân cách của các bậc thầy cô. Mai sau trưởng thành được gia nhập cuộc sống cộng đồng, chúng ta sẽ là người có phẩm chất đạo đức tốt. Chúng ta sẽ được xã hội phân công công việc hợp khả năng, góp phần làm giàu cuộc sống chung. Bác Hồ có nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”. Để không bị rơi vào loại người “vô dụng”, chúng ta cần bồi dưỡng, rèn luyện tư cách đạo đức đế trở thành con người vừa có tài, vừa có đức. Con người là vậy. Còn đồ vật cũng thế. Nếu một món hàng được chế tạo bằng chất liệu tốt thì phải được dặt trong bao bì đẹp mới đủ sức hấp dẫn khách hàng.

Câu tục ngữ cô đọng, chỉ có sáu tiếng, nhưng đằng sau nó là một kinh nghiệm sống thực tế. Phẩm chất tư cách là cái gốc hình thành một con người, và dáng vẻ bề ngoài cũng góp phần cấu tạo hoàn chỉnh một con người. Người xưa nói “cái nết na” tiêu diệt “cái đẹp” khi cái đẹp đó là cái đẹp phù phiếm, giả tạo. Cái đẹp chân chính, cái đẹp đích thực hỗ trợ cho cái nết được hoàn chỉnh, thì cái đẹp ấy rất đáng nâng niu, gìn giữ. Tuy nhiên, con người cũng đừng bao giờ để cái vẻ hào nhoáng rực rỡ bên ngoài cám dỗ rồi đánh mất cái giá trị đạo đức làm người.

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp"

Bài làm

Nói về nhan sắc và đức hạnh trong mối quan hệ của con người, nhân dân ta có câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Chúng ta cần hiểu và quan niệm thế nào cho đúng về câu tục ngữ trên? Bằng hình thức nhân hóa, câu lục ngữ khẳng định "Cái nết đánh chết cái đẹp". "Cái nết" là tính nết, đức hạnh, tư tưởng, tình cảm của con người. "Nết" ở đây là nết xấu, tính xấu cho nên có thể "đánh chết" làm hại đến nhan sắc, cái đẹp hình thức bên ngoài cửa mỗi người. Câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức là cái gốc của con người. Người vô đạo đức là con người không có nhân cách. Đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc. Nội dung là cơ bản, nội dung quyết định hình thức. Câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Con người được biểu hiện ở hai mặt: tâm hồn và dung nhan. Dung nhan là ngoại hình, diện mạo, thể chất, nhan sắc,… Có người đẹp tâm hồn. Có người nhan sắc đẹp. Có người vừa đẹp nết vừa đẹp người. Con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu, nghĩa là lười biếng, thô lỗ, tục tằn trong giao tiếp, ích kỉ, tham lam, bất hiếu với cha mẹ, bất nghĩa với nhân dân, v.v… thì tất sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh. Sắc đẹp của hạng người ấy chẳng mang lại danh giá vì ác thay "Cái nết đánh chết cái đẹp". Ngược lại, nếu một người không có sắc đẹp nhưng lại có đạo đức tốt, nhan cách đẹp tất sẽ được mọi người yêu mến, tin cậy. Đồ vật cũng vậy, hình thức choáng lộn bên ngoài không thể nào che đậy được thực chất bên trong. Giá trị sử dụng của đồ vật là ở sự lâu bền, tiện lợi, tính hiệu quả của nó đối với cuộc sống của con người, đâu phải ở chỗ nước sơn, nước mạ bóng lộn. Qua đó ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ: "Cái nết đánh chết cái đẹp". Câu tục ngữ trên còn chứa đựng một triết lí sâu sắc: Nội dung quyết định hình thức, nội dung quan trọng hơn hình thức. Vì thế nhân dân ta mới có câu tục ngữ tương tự: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người" hoặc: "Tốt danh hơn lành áo" Điều đó nói lên đầu óc thực tế của con người Việt Nam. Nhân dân ta rất biết thưởng thức cái đẹp, nhưng nếu chỉ là cái đẹp bề ngoài mà nội dung không ra gì thì họ rất ghét, chẳng ưa chuộng gì. Tuy nhiên, chúng ta cần phải hiểu câu tục ngữ trên một cách biện chứng: trong "cái đẹp" đã bao hàm "cái nết", bao hàm tư tưởng, tình cảm, trí tuệ "đẹp" của con người Các cuộc thi hoa hậu ở nước ta trong những năm qua, những hoa hậu, á hậu, những hoa khôi "nổi danh tài sắc" Bắc Nam là những cô gái có hình thể đẹp, nhan sắc đẹp, trí tuệ và đức hạnh đẹp, tiêu biểu cho sắc đẹp Việt Nam: kiều diễm, duyên dáng. Vì thế, một thanh niên điển trai đức độ, một thiếu nữ sắc nước hương trời nết na ... là mẫu người lí tưởng của xã hội. Cái nết, cái đẹp của người học sinh là vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, là đức trí, thể, mĩ được biểu hiện ở gương mặt sáng ngời, thể lực tốt, chăm học, chăm làm ngoan ngoãn, Lễ phép, biết kính thầy mến bạn, giàu tình thương và nhiều mơ ước. Tâm hồn đẹp, trí tuệ đẹp, nhan sắc đẹp là cái đẹp hoàn thiện đáng yêu và trân trọng. Câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp" cho ta một bài học sâu sắc về trau dồi đạo đức, nhân cách. Nó chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Gia đình ta, mái trường ta, đất nước ta cần có nhiều người đẹp như Bác Hồ đã nói: "Mỗi người tổt là một bông hoa đẹp. Đất nước ta là cả một vườn hoa đẹp"